当前位置:首页 > Kinh doanh > Soi kèo góc Ipswich vs Southampton, 22h00 ngày 1/2 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Kapaz vs Sabah Baku, 19h00 ngày 31/1: Cơ hội của đội khách
Tôi và anh ấy quen nhau được 1 năm 7 tháng. Tôi yêu anh ấy bằng tất cả tình yêu đầu đời của mình, một tình yêu đẹp mà tôi đã mơ mộng về một cái kết đầy viên mãn như trong phim. Nhưng cuộc đời này chẳng hề giống phim ảnh, tình yêu đầu đời của tôi nhanh chóng tàn lụi vì một người ở đâu xuất hiện, cướp anh ấy đi. Tôi hơn cô gái ấy ở nhiều mặt, chỉ thua một bào thai.
Tôi nhớ như in ngày anh gọi tôi ra nói chuyện, ánh mắt đỏ hoe và tay chân run rẩy khi mở lời về mọi chuyện đột ngột xảy ra. Khoảnh khắc ấy, trời đất như sụp đổ, tôi hoàn toàn đờ đẫn, nước mắt tuôn như mưa khi anh thông báo tháng sau phải cưới vợ. Anh xin lỗi tôi bằng giọng chân thành nhất tôi từng nghe nhưng điều đó có nghĩa lý gì khi tôi đã mất anh rồi.
Ảnh: wikipedia.org |
Những ngày sau đó, tôi tránh mặt anh triệt để. Đám cưới của anh vẫn diễn ra, vui vẻ, huyên náo. Tôi không thể chịu đựng được cú sốc này. Bạn bè liên tục hỏi tôi mọi chuyện tại sao lại vậy. Tôi chỉ biết nói rằng, đó không phải là lỗi của tôi, mọi chuyện ngoài ý muốn. Ngày anh lấy vợ, tôi bắt chuyến xe buýt từ sáng sớm và đi đến một vùng đất mới để thư giãn, quyết tâm bỏ lại tất cả quá khứ. Tôi hy vọng rằng, sau chuyến đi này tôi sẽ cân bằng lại cuộc sống và cố gắng quên người đó đi.
Bạn bè nói với tôi, chỉ có cách vùi đầu vào công việc hoặc kiếm người mới thì mới quên được người cũ. Tôi chọn cách làm việc điên cuồng chứ không muốn để tình cảm tan vỡ lần nào nữa. Dần dần, tôi lấy lại được sự cân bằng thì đúng lúc ấy anh ấy lại liên lạc với tôi. Ban đầu, chúng tôi chỉ đi cà phê nói chuyện nhưng rồi mọi thứ phát triển theo một chiều hướng khác.
Một buổi chiều tan làm muộn, tôi mở điện thoại thì thấy cuộc gọi lỡ của anh. Tôi gọi lại thì anh bảo đang ngồi tại một quán pub nhỏ gần đấy và muốn gặp tôi. Tôi đến gặp anh mà không nghĩ ngợi nhiều.
- Sao anh vẫn còn liên lạc với em?
- Vì anh nhớ em.
- Anh nhớ em sao? Liệu em có thể tin không? Vợ con của anh sao rồi?
- Anh xin em, đừng nhắc tới người vợ ấy lúc này được không?
- Thôi được rồi!
- Anh muốn nói chuyện với em, được ôm em như ngày xưa. Từ ngày cưới cô ấy, không đêm nào anh ngừng nghĩ về em.
- Anh không nên như vậy...
- Anh biết, nhưng lỗi của anh nên anh phải có trách nhiệm hoàn toàn trong chuyện này. Anh chỉ biết trách bản thân mình thôi.
Tôi ngồi đó, nghe những lời anh ấy nói cảm thấy có chút vui trong lòng nhưng rồi lại tê tái. Tôi biết anh yêu tôi nhiều như tôi yêu anh vậy. Tôi thấy anh khóc khi nhắc lại cuộc tình của chúng tôi và những tổn thương mà tôi phải gánh chịu. Tôi chẳng kìm lòng được mà ôm anh vào lòng. Trong quán pub nhỏ, tiếng nhạc du dương, hai con người với trái tim đầy tổn thương gục đầu vào nhau nức nở. Trớ trêu thật, nhiều lần tôi đã tự hỏi, tại sao 2 người yêu nhau mà lại không đến được với nhau.
Và chuyện gì đến cũng đến, chúng tôi hôn nhau say đắm, nỗi nhớ nhung chất chứa bao ngày, nỗi phẫn uất, thù hận kìm nén, sự đau đớn như chảy máu trong tim, ngay vào lúc ấy, mọi thứ dường như tan biến và trở nên ngọt ngào như thuở ban đầu.
Chúng tôi không thể xa nhau trong đêm nay được, sự khao khát như bùng cháy, cả 2 vồ vập, quấn lấy nhau trong khách sạn. Mọi thứ như vỡ òa, hai trái tim lại hòa cùng nhịp thở. Mệt nhoài trên chiếc ga giường trắng tinh, anh vẫn nhẹ nhàng ôm tôi vào lòng như ngày xưa, mùi hương quen thuộc ấy khiến tôi đê mê bất chấp sự thật hiện tại rằng ,anh đã là chồng của người ta. Tôi đắm chìm trong cảm xúc ngọt ngào ấy, đã lâu lắm rồi tôi mới có được một giấc ngủ ngon.
Sáng thức dậy, anh vẫn âu yếm không nỡ lìa xa tôi. Tôi xoay người, ôm chặt anh như sợ mất đi lần nữa.
- Chúng ta sẽ gặp lại nhau đúng không em?
- Em không biết nữa...Việc này... Em nghĩ là không nên.
- Em không cần lo lắng, chuyện này chỉ có 2 chúng ta biết thôi.
Chúng tôi chia tay nhau và sau đó gặp lại, lần nào cũng là trong khách sạn. Mỗi lần như thế, tôi không thể nào cưỡng lại sự hấp dẫn của anh. Tôi vẫn còn yêu anh rất nhiều, đó thật sự là một tình yêu mà tôi hoàn toàn không nghĩ bản thân đã phải chịu bao tổn thương.
Tôi cứ mãi đắm chìm trong cảm xúc ngọt ngào của da thịt, của lời nói ấm áp từ anh, để rồi nhiều lúc tôi cảm thấy mình như một "món đồ chơi".
Anh bây giờ là người đã có vợ con, tôi không muốn phá vỡ hạnh phúc của một gia đình, để một đứa trẻ sinh ra không có bố. Tôi âm thầm chấp nhận "sự ban ơn" tình yêu của anh và ngày càng lún sâu vào mối quan hệ không có lối thoát này... Tôi có đang dại dột quá không?
'Tôi thực tình không tin một người đàn ông bình thường lại có ý nghĩ cài phần mềm kết nối với cộng đồng những người đồng tính vào máy mình, chứ đừng nói là giao tiếp, trò chuyện với họ và tỏ ra hứng thú đến không dứt ra được...'
" alt="Tâm sự của cô gái luôn nhớ về người cũ dù anh đã có vợ"/>Đoạn phim dài gần 6 phút cũng là cái nhìn hài hước về một hiện tượng phổ biến của giới trẻ hiện đại. Clip kể về một cô gái xinh đẹp có thói quen “check-in” liên tục các hoạt động trong ngày của mình.
Từ lúc mới mở mắt dậy cô gái đã chộp ngay lấy chiếc điện thoại, chụp lại gương mặt đang ngái ngủ trên giường.
Trên đường tới chỗ hẹn với bạn trai, chỉ vì muốn chụp lại cảnh cho ăn mày 100 nghìn mà cô gái bị trộm mất chiếc xe đạp. Không chỉ thế, cô liên tục chụp lại những hình ảnh mà mình gặp trên đường.
Kết quả là cô gái bị xe tông khi đang mải chụp ảnh “tự sướng” nhưng vẫn không quên chụp một tấm ảnh trong tư thế ngã lăn ra đường.
Được biết tác giả và diễn viên chính trong clip hài hước này là Nguyễn Lê Diệu Linh, sinh năm 1993, biệt danh Bông So Kiu. Cô từng được biết đến với một số clip khác như bản cover “Anh không đòi quà” hay “Thảm họa Valentine”…
Ông Lê Đắc Kiên - Phó Tổng Giám đốc VNPT VinaPhone cho biết: “Khi tắt sóng 2G, một số người dân sẽ bị ảnh hưởng - những người chỉ có nhu cầu nhắn tin, gọi điện là chủ yếu. Vì vậy, chúng tôi cũng đã có sự chuẩn bị về mạng lưới và mua sắm máy điện thoại hỗ trợ 4G để phục vụ nhu cầu chuyển đổi máy điện thoại của người dân. Bên cạnh các thiết bị Smartphone 4G, VinaPhone cũng cung cấp các máy 4G cơ bản (Featured-phone) với giá 0 đồng để các khách hàng chỉ có nhu cầu sử dụng các dịch vụ cơ bản trên mạng 4G dễ dàng sử dụng máy, đảm bảo liên lạc thông suốt”.
Loạt ưu đãi dành riêng cho khách hàng VinaPhone thực hiện chuyển đổi lên 4G
Bên cạnh chương trình ưu đãi tặng máy, các khách hàng nâng cấp điện thoại 4G còn được tặng 30GB data, được quyền đăng ký các gói cước ưu đãi với giá hấp dẫn, được tặng gói truyền hình MyTV dùng cho điện thoại di động SmartPhone với 125 kênh truyền hình, miễn phí data khi truy cập và xem ứng dụng MyTV…
Để gia tăng trải nghiệm số cho khách hàng, người dân, VinaPhone còn tặng thêm dịch vụ Chữ ký số điện tử để sử dụng trong các giao dịch trực tuyến như kê khai giao dịch cá nhân, giao dịch qua mobile banking,…
Khách hàng đang sử dụng thiết bị 2G có thể đến các Điểm giao dịch VinaPhone, gọi hotline 18001091 để được tư vấn cụ thể về chính sách tặng máy, các gói cước đi kèm và các ưu đãi dành riêng.
Hướng dẫn đăng ký các ưu đãi:
Ưu đãi | Cách nhận ưu đãi |
Để nhận được 30GB miễn phí, sau khi đổi máy 4G, hệ thống sẽ gửi tin thông báo Quý khách nhận được ưu đãi kèm hướng dẫn nhắn tin: Soạn CD gửi 888 | Soạn CD2G gửi 888 |
Gói MyTV mobile trải nghiệm miễn phí trọn đời | + Bước 1: Tải app MyTV trên app Store hoặc CH Play + Bước 2: Đăng ký tài khoản + Bước 3: Đăng nhập và sử dụng gói “MyTV Trải nghiệm” |
Gói cước ưu đãi khủng | + Bước 1: Soạn CTKM gửi 900 để kiểm tra gói cước ưu đãi dành riêng cho quý khách + Bước 2: Hệ thống trả tin nhắn gồm danh sách các gói ưu đãi quý khách có thể đăng ký + Bước 3: Soạn DK (tên gói muốn đăng ký) gửi 900 + Khách hàng cũng có thể kiểm tra cụ thể 1 gói cước xem mình có đủ điều kiện đăng ký hay không bằng cách soạn CTKM (tên gói) gửi 900 |
Dịch vụ chữ ký điện tử | + Bước 1: Tải và cài đặt ứng dụng VNPT SmartCA + Bước 2: Nhập thông tin đăng ký tài khoản + Bước 3: Xác thực người dùng theo hướng dẫn + Bước 4: Chọn gói chứng thư số + Bước 5: Nộp hồ sơ và kích hoạt |
Ngọc Minh
" alt="VinaPhone hỗ trợ khách hàng nâng cấp điện thoại 4G miễn phí"/>Biết tôi trượt không phải vì lười học nên bố mẹ và anh trai tôi an ủi hết lời, bố mẹ còn bảo sẽ nuôi tôi thêm năm nữa để tôi yên tâm đèn sách, kiếm lấy cái bằng Đại học mà ngẩng mặt với đời, nhưng tôi từ chối, phần nản chí, phần không muốn bám mãi vào thu nhập còm của bố mẹ, vì thật ra cả nhà tôi chỉ trông mong vào mấy sào ruộng mà được mùa hay thất thoát phần lớn là do quyết định của ông trời!
Thế rồi cái vận đen của tôi bỗng chấm hết, khi tôi may mắn nằm trong số thành viên của làng được một doanh nghiệp tận trên thành phố về tuyển đi lao động xuất khẩu. Học nghề xong tôi háo hức chia tay làng quê, tạm biệt bố mẹ, anh trai lên đường sang xứ người tìm cơ hội đổi đời. Vốn sáng dạ, chịu khó học hỏi và cũng quen với việc phụ giúp bố mẹ khi còn ở làng nên tôi thích nghi nhanh với cường độ lao động của nhà máy, do đó kỳ tổng kết khen thưởng nào tôi cũng đứng top, được biểu dương.
Sự nỗ lực cống hiến của tôi được lãnh đạo nhà máy quyết định ký tiếp hợp đồng với tôi để tôi có thêm ba năm quý giá tích lũy kinh nghiệm trong công việc và kinh tế nhằm lo cho cuộc sống của bản thân cũng như phụ giúp bố mẹ khi trở về nước.
25 tuổi, đặt chân trên mảnh đất quê hương, tôi tự hào rằng mình đã đủ lớn khôn, đủ vốn liếng để hùn lại với bạn bè cùng lứa đi lao động với tôi mở một xưởng may công nghiệp mà sản phẩm làm ra đã có một doanh nghiệp bao tiêu thụ trọn gói. Đúng là thời gian chẳng chờ đợi ai, nên mải làm, mải lo kho xưởng may ngày càng phát đạt, tôi quên mất mình đã sắp qua thời tuổi trẻ để cán mốc toan về già của tuổi 30.
Không phải bố mẹ và anh trai không giục giã, nhắc nhở chuyện mãi tôi chưa chồng con gì khiến gia đình buồn bã, phiền trách, còn tôi cũng không sắt đá đến độ thì bố mẹ than ngắn thở dài, rồi anh trai lo giới thiệu hết mối này đến mối kia cho tôi mà tôi không chạnh lòng, nhưng quả thật chuyện chồng con là chuyện cái duyên, cái số.
Rồi một lần nữa ông trời lại mở cửa cho tôi khi gặp tình yêu của đời mình. Anh là kỹ sư kiểm tra chất lượng hàng của doanh nghiệp bao thầu sản phẩm cho xưởng may của tôi. Anh mới đi du học ở nước ngoài về, anh hơn tôi 6 tuổi, vóc dáng cao lớn, vạm vỡ, phong thái đĩnh đạc, lịch lãm, nhất là nụ cười thân thiện và đôi mắt như biết nói của anh khiến tôi không sao từ chối được lời mời cùng anh đi cà phê khi anh biết tôi đã có nhiều năm lao động ở đất nước mà anh vừa từ đó trở về.
Hợp tính rồi hợp tình chỉ là một bước đệm nhỏ để tôi và anh thành người một nhà, để vợ chồng sớm tối hạnh phúc bên nhau, tôi không tiếc dốc hết tiền dành dụng bấy lâu nay để mua ngay một ngôi nhà sát mặt đường rộng rãi khang trang với nội thất có chất lượng tốt nhất.
29 tuổi đã quá đủ để tính được chuyện làm mẹ nên tôi mừng còn hơn bắt được vàng khi biết mình mang bầu. Chồng tôi cũng vui lắm, anh nâng niu, chiều chuộng tôi như trứng mỏng, mọi việc trong nhà anh chẳng để tôi phải động tay động chân.
Con gái đầu lòng của vợ chồng tôi lớn nhanh như thổi, chẳng mấy chốc mà chúng tôi phấn khởi tổ chức sinh nhật lần thứ 3 cho cháu. Tưởng rằng cuộc sống an lành thì hôm qua ông giám đốc doanh nghiệp là đối tác làm ăn với xí nghiệp may gặp riêng tôi cho biết chồng tôi lợi dụng công việc quản lý, thông đồng với một số nhân viên xấu tuồn hàng của doanh nghiệp ra ngoài, làm thất thoát quỹ công đến mức báo động. Vì muốn giữ uy tín cho doanh nghiệp, cho xí nghiệp nên ông bảo cho tôi để tôi liệu tìm cách trả nợ!
Choáng váng, tôi cương quyết truy chồng đến cùng, biết không thể qua mặt tôi chồng đành thú nhận anh tìm vui với gái quán từ khi tôi bầu bí nuôi con mọn, nhưng anh giấu nhẹm vì hiểu nếu lộ ra anh sẽ mất cả vợ con, lẫn nguồn kinh tế của tôi mà anh đang hưởng.
Bây giờ thì quá mù hoá mưa, số tiền chồng tham ô công quĩ để bao gái đến hết đời anh cũng không trả nổi. Anh quỳ gối van tôi bán nhà cứu anh nếu không muốn nhìn thấy cảnh anh phải đối diện với pháp luật và thanh danh gia đình bị bôi đen! Bán nhà đồng nghĩa với việc mẹ con tôi phải ra đường....
Tôi đau đớn phát hiện chuyện ngoại tình của vợ sau chuyến công tác dài ngày ở Hàn Quốc của cô ấy.
" alt="Ngoại tình: 'Vay tình' gái quán, chàng kỹ sư quỳ gối van xin vợ cứu nguy"/>Ngoại tình: 'Vay tình' gái quán, chàng kỹ sư quỳ gối van xin vợ cứu nguy
Đó là một trong những nhận định của PGS Trần Hữu Quang và nhóm nghiên cứu sau khi thực hiện đề tài "Từ phụ huynh đến nhà giáo: Những vấn đề kinh tế - xã hội trong nền giáo dục phổ thông" vào cuối năm 2007 và vừa được xuất bản vào tháng 11-2018 bởi Nxb Văn hóa Văn nghệ và Viện Social Life.
PGS Trần Hữu Quang |
Trao đổi với VietNamNet, PGS Trần Hữu Quang cho biết: Qua nội dung các cuộc phỏng vấn nhóm đối với giáo viên tại 5 tỉnh thành phía Nam được khảo sát vào cuối năm 2007, các áp lực công việc cũng như áp lực tâm lý xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Chương trình, SGK "nặng", không thích hợp với từng lứa tuổi học sinh; thi cử áp đặt; áp lực hoàn thành chỉ tiêu phổ cập giáo dục ở địa phương, áp lực của các phong trào thi đua, áp lực của các đợt thanh tra, kiểm tra và dự giờ…
Tựu trung, đấy đều là những áp lực từ “bên trên” (Ban giám hiệu, Phòng, Sở và Bộ Giáo dục) áp đặt xuống người gánh chịu cuối cùng là giáo viên.
Hệ quả là ràng buộc và trói tay người giáo viên, không cho phép và không tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tính chủ động của mình trong lớp học, ảnh hưởng nặng nề tới mối quan hệ sư phạm giữa nhà giáo và học trò…
Từ kết quả thu thập được, nhóm nghiên cứu kiến nghị “bãi bỏ các chỉ tiêu thi đua và khôi phục quyền tự chủ sư phạm cho nhà giáo”.
Hiện tượng "xuất huyết nội"
Phóng viên: Tại sao lại phải bỏ các chỉ tiêu thi đua, thưa ông?
PGS Trần Hữu Quang: Xu hướng chạy theo thành tích thực sự đã trở thành một hiện tượng đang làm tê liệt cả người thầy lẫn người trò.
Lâu nay, người giáo viên luôn phải làm việc dưới một sức ép tâm lý nặng nề làm làm sao đạt cho bằng được nhiều thứ “chỉ tiêu” mà các cấp quản lý giáo dục ấn xuống… để đem lại thành tích cao cho trường, nếu không sẽ bị trừ điểm thi đua.
Áp lực này dẫn tới hệ quả là người thầy chỉ còn có cách lo nhồi nhét kiến thức, còn học sinh thì buộc phải học vẹt, dạy cũng khổ mà học cũng khổ.
Một giáo viên trong mẫu điều tra ở Vĩnh Long cuối năm 2007 đề đạt nguyện vọng như sau: “Nếu có thể được, tôi mong ngành giáo dục mạnh dạn bỏ các cuộc thi giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh”. Một giáo viên khác nói “Các cấp quản lý giáo dục nên thiết thực hơn, tránh hô hào, phát động hết phong trào này, phong trào nọ để chúng tôi lại “chạy” theo thành tích”.
Căn bệnh chạy theo thành tích và kèm theo nó là bệnh hình thức đã vắt kiệt sinh lực các thầy cô giáo, đến mức người có tâm huyết với nghề giáo đến đâu cũng đành bó tay vì khó lòng làm khác được.
Do bị bão hòa cả về thời gian lẫn khối lượng công việc, khả năng sư phạm và năng lực sáng tạo của người giáo viên không còn chỗ để thi thố.
Và đáng lo ngại hơn là trong không ít trường hợp, lương tâm và đạo đức nghề nghiệp dần dà bị bào mòn khi, chẳng hạn, buộc phải cho điểm 5 khi bài làm của học sinh chỉ đáng điểm 2, hoặc ép học sinh phải học thêm một cách quá đáng để mong đạt được thành tích thi đua.
Khả năng phát triển tư duy và tính trung thực của cả thầy lẫn trò đang bị thử thách nghiêm trọng.
Có thể nói những hiện tượng trên chính là những dấu hiệu bộc lộ tình trạng chảy máu chất xám trong giới nhà giáo, không phải cháy máu ra bên ngoài (như bỏ nghề chẳng hạn), mà là một thứ xuất huyết nội đáng ngại ngay ở bên trong lớp học và nhà trường.
Cùng đó, áp lực nặng nề không phải chỉ xảy ra đối với giáo viên mà kể cả với học sinh...
Lớp 6.2, Trường THCD Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình - nơi xảy ra vụ việc "231 cái tát" |
Nhưng bỏ tiêu chí thi đua có phải là chuyển từ trạng thái cực đoan này sang trạng thái cực đoan khác? Liệu có trường học ở đâu không bị áp lực thành tích? Và nếu không hướng đến thành tích, các trường phổ thông và đại học tinh hoa trên thế giới liệu có còn được ngưỡng mộ?
PGS Trần Hữu Quang: Một câu hỏi có thể được đặt ra ở đây: Có đúng thi đua là “động lực” trong giáo dục như nhiều nhà lãnh đạo giáo dục thường khẳng định?
Có thể định nghĩa vắn tắt “động lực” là cái lực thúc đẩy người ta đi đến một hành động hay một ứng xử nào đó. Người ta thường phân biệt hai loại động lực – ngoại lai và nội tại.
Động lực ngoại lai (hay “ngoại trị”) là loại động lực đến từ bên ngoài: Đó là khi người ta làm một việc gì đó nhằm đạt được một điều nằm bên ngoài nội dung công việc này, chẳng hạn như để được phần thưởng, để khỏi bị chê trách, hay để được người khác khen ngợi.
Đối với học sinh, đó là học để đạt điểm cao, đạt danh hiệu học sinh giỏi, để được thầy cô và cha mẹ khen, hoặc để bị khỏi la mắng…
Đối với giáo viên, đó là dạy sao cho đạt “chỉ tiêu” số học sinh lên lớp, để được tuyên dương, hoặc chỉ để tránh bị phê bình…
Còn với những động lực nội tại (hay “tự trị”), người ta làm một việc gì đó vì quan tâm đến chính công việc này (do động cơ đạo đức, do lương tâm chức nghiệp…), hay vì sự hứng thú mà người ta tìm thấy ngay trong bản thân công việc, chứ không trông chờ một phần thưởng nào đó từ bên ngoài công việc, và cũng không quan tâm đến lời chê trách của người khác, nếu có.
Đối với học sinh, đó chẳng hạn là việc học môn Văn hay môn Toán vì thấy yêu thích những môn này.
Đối với giáo viên, đó là dạy học vì sự thôi thúc của lương tâm giáo chức hay nghĩa vụ sư phạm của mình, hoặc vì sự say mê với môn mà mình dạy, hoặc vì một thứ tình cảm tự nhiên đối với những mái đầu xanh.
Nếu hiểu động lực theo ý nghĩa như trên, tức là chú trọng tới chiều kích “tự quyết” hay “tự trị” của những động lực nội tại (chứ không phải những động lực “ngoại trị”), thì chủ trương coi thi đua là động lực trong giáo dục, theo thiển ý của chúng tôi, là một quan điểm sai lầm.
“Thi đua” thực chất chỉ là một trong những biện pháp hay đòn bẩy nhằm mục tiêu góp phần động viên tinh thần trong lao động, học tập… Do đó, không thể coi nó như yếu tố duy nhất hay quyết định đối với động lực lao động và học tập của con người. Đây càng không phải là yếu tố có thể làm khôi phục hay giúp nâng cao chất lượng giáo dục vốn đang xuống cấp nghiêm trọng.
Coi thi đua là động lực để giáo viên và học sinh hoàn thành tốt nghiệm vụ thì cũng không khác gì đặt lộn đầu ý nghĩa của động lực, đó là quan niệm chỉ coi trọng những động lực bên ngoài (chỉ tiêu, thành tích, khen thưởng…) hơn là các động lực thực chất bên trong, tức là các động lực tinh thần và đạo đức.
Mặt khác, biến những biện pháp thi đua thành những điều áp đặt, vô hình trung ngay từ đầu đã là mầm mống triệt tiêu những hứng thú có thể có nơi giáo viên và học sinh.
Chính vì đảo lộn thang bậc giá trị như vậy nên mới ngày càng sinh sôi nảy nở các tệ học vẹt, dạy chay, chạy theo thành tích và báo cáo thành tích ảo, mua bằng bán điểm, chạy trường…
Theo lời một nhà giáo, chính vì “thi nhau chạy theo các chỉ tiêu duy ý chí” do cấp trên ấn định, mà điều này lại “phù hợp với ý muốn và lợi ích của lãnh đạo trường và các cấp trên trong ngành, có khi của cả chính quyền và cấp ủy địa phương”, cho nên “vô tình sự gian dối được cả trên và dưới đồng tình chấp nhận”.
Ông có cho rằng vấn đề chính không phải do áp lực thành tích, mà là cách thức đặt ra mục tiêu và hiện thực hóa thành tích? Doanh nghiệp giờ còn ứng dụng chỉ số KPI, các đơn vị sự nghiệp công, phục vụ dân cũng có những chỉ số đánh giá công việc. Vậy cách cần làm ở đây là gì?
PGS Trần Hữu Quang: Suy cho cùng, quan điểm coi thi đua là động lực thực chất phản ánh thái độ “tầm thường hóa” hoạt động giáo dục, và không thực sự tôn trọng nhân cách của nhà giáo cũng như học sinh.
Ở Liên Xô, vốn là nơi xuất xứ của chuyện thi đua, người ta đã bãi bỏ thi đua trong giáo dục từ thập niên 1930.
Các nhà quản lý hay đổ lỗi cho giáo viên, nhưng suy cho cùng giáo viên thực ra cũng chỉ là “nạn nhân” của bộ máy. Trên bảo sao thì các thầy cô phải làm như vậy, không thể làm khác hơn được.
Ngoài việc dạy trong lớp học, giáo viên còn phải làm vô số công việc khác trong nhà trường như làm đủ loại sổ sách, họp hành và rất nhiều thứ việc không thuộc chức trách của mình (như thu tiền ủng hộ nhà trường, tiền học thêm, tiền bảo hiểm…), trong khi có những phần việc thuộc về trách nhiệm của mình như ra đề thi học kỳ thì lại không được làm.
Người thầy vừa bị trói tay, vừa chịu quá nhiều áp lực do những quy định quá chi li từ các cấp quản lý Nhà nước về giáo dục.
Vì vậy, chúng tôi kiến nghị Nhà nước cần sớm bãi bỏ các chỉ tiêu thi đua buộc giáo viên phải hoàn thành, cũng như bãi bỏ nhiều phong trào vô bổ, hình thức và cải tổ để trao trả quyền tự chủ sư phạm cho nhà giáo và nhà trường.
(còn tiếp)
Ngân Anh Thực hiện
Thực tế giáo dục của nước ta cho thấy tính sáng tạo trong dạy học chưa được khuyến khích, thậm chí còn bị cản trở do những quan niệm và cách hành xử không phù hợp với bản chất của hoạt động dạy học.
" alt="Bệnh thành tích đang vắt kiệt sinh lực cả thầy lẫn trò"/>