Khảo sát về hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp tại Việt Nam được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) thực hiện trong 3 tháng từ tháng 9 - 11/2017 tại gần hơn 4.100 doanh nghiệp trên cả nước. Trong đó, xét về loại hình doanh nghiệp, nhóm Công ty TNHH có tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát lớn nhất, chiếm 50% tổng số doanh nghiệp được khảo sát và nhiều hơn so với năm 2016 là 5%; tiếp đến là nhóm Công ty cổ phần, chiếm 29%; doanh nghiệp tư nhân chiếm 11%; doanh nghiệp nhà nước chiếm 4%; 3% Công ty có vốn đầu tư nước ngoài; và các loại hình khác chiếm 3%.
Còn xét theo lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số doanh nghiệp được khảo sát, chiếm 24%; tiếp đó là nhóm doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (19%) và nhóm doanh nghiệp xây dựng (chiếm 18%).
Kết quả khảo sát của VECOM cho thấy, trong giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với người dùng (B2C), có 43% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đã xây dựng website. Tỷ lệ này giảm nhẹ so với con số 45% của cuộc khảo sát năm 2016. Tuy nhiên, khảo sát mới của VECOM chỉ ra rằng, năm 2017 các doanh nghiệp đã chú trong hơn đến việc cập nhật thông tin thường xuyên trên website, với 49% doanh nghiệp cập nhật thông tin lên website hàng ngày và 25% doanh nghiệp cập nhật hàng tuần.
Cùng với đó, theo kết quả khảo sát, tên miền “.VN” được doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn hàng đầu khi xây dựng website với tỷ lệ 47% doanh nghiệp lựa chọn, tiếp đến là tên miền “.COM” với tỷ lệ 42%. Các tên miền quốc tế khác được doanh nghiệp lựa chọn sử dụng thấp hơn nhiều.
![]() |
Đáng chú ý, về hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội, khảo sát thực hiện cuối năm 2017 của VECOM cho thấy, kinh doanh trên mạng xã hội đang là một xu hướng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể và cá nhân trong vài năm trở lại đây. Cụ thể, 32% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ đang tiến hành kinh doanh trên mạng xã hội, cao hơn so với tỷ lệ 28% của năm 2015 nhưng lại giảm nhẹ (2%) so với kết quả khảo sát năm 2016.
Bên cạnh mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử là một công cụ hữu ích với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên xu hướng sử dụng các sàn giao dịch tỏng vài năm trở lại đây chưa có dấu hiệu thay đổi: năm 2017 có 11% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã triển khai kinh doanh các sàn thương mại điện tử, giảm một chút so với năm 2016 (tỷ lệ này trong cả 2 năm trước đều là 13%).
![]() |
Trong thời gian gần đây, những nhà chính trị, nhà làm chính sách, hoặc những người trong ngành chế tạo ô tô ở Mỹ đã liên tục phát biểu tán dương sự an toàn của thế hệ xe tự lái. Những phát biểu này cùng với con số hơn 40 nghìn người chết vì tai nạn giao thông ở Mỹ trong năm vừa qua đã khiến xe tự lái trở thành một sản phẩm công nghệ đầy hứa hẹn.
Tuy vậy, xe tự lái hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm phát triển, và bên cạnh vấn đề an toàn thì một thứ khác mà giao thông trong tương lai cần phải giải quyết là chuyện tắc đường. Một nhà nghiên cứu ở trường đại học Clemson, bang Bắc Carolina đang tiến hành phát triển mô hình “ngã tư thông minh” có thể tự điều hành mọi phương tiện di chuyển nhịp nhàng mà không cần tới đèn giao thông.
“Ngã tư thông minh” của Fayazi được vận hành bởi một bộ điều khiển, có chức năng theo dõi các phương tiện, qua đó tính toán và điều chỉnh tốc độ của chúng để vượt qua ngã tư mà ít phải giảm tốc nhất. Và điều thú vị là bộ điều khiển này có thể tác động đến các phương tiện không phải xe tự lái. Fayazi đã tiến hành thử nghiệm điều này bằng việc đưa chiếc xe của mình “chạy thử” trong dòng giao thông được mô phỏng, lần đầu tiên áp dụng công nghệ “mô phỏng xe trong vòng lặp” (vehicle-in-the-loop simulator) để giải quyết tình huống tắc đường.
Màn thử nghiệm đã được tiến hành tại Trung tâm Sáng tạo Giao thông Thế giới ở Greenville, bang Nam Carolina, với ngã tư được mô phỏng lắp đặt trong một khu vực được rào kín. Chiếc xe của Fayazi được bộ điều khiển nhận diện cùng lúc với nhiều chiếc xe “ảo” khác, và vẫn vận hành đúng như đã lập trình bằng việc gửi cho nhà nghiên cứu tốc độ cần lái để đi qua ngã tư mà không phải dừng chờ.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi có sự xuất hiện của đèn giao thông, 1100 phương tiện phải dừng đèn đỏ trong thời gian là 1 tiếng. Con số đó cao gấp 100 lần so với kết quả khi đèn giao thông bị loại bỏ. Nếu Fayazi sử dụng một chiếc xe tự lái, kết quả sẽ còn hiệu quả hơn.
Mô hình “ngã tư thông minh” của Fayazi, dù vậy, vẫn chỉ là mô hình mang tính thử nghiệm. Theo anh, nghiên cứu chỉ thực sự hiệu quả và áp dụng vào đời sống khi toàn bộ các phương tiện đều được điều khiển tự động. Mô hình này cũng chưa tính toán đến sự xuất hiện của người đi bộ.
Fayazi cho biết mục tiêu của anh ấy là áp dụng ý tưởng này cho những “thành phố thông minh” với môi trường giao thông hỗn hợp, đan xen xe tự lái với những chiếc xe ô tô truyền thống hiện nay.
Hữu Đức(theo Ars Technica)
" alt=""/>Ngã tư thông minh sẽ không cần đến đèn giao thông?Sự chuyển đổi từ Internet của mọi người thành Internet của vạn vật (IoT) khởi nguồn cho một sự đổi mới. Tuy nhiên, điều này cũng làm tăng khả năng lộ lọt dữ liệu cá nhân nhạy cảm trên mạng mà ai cũng có thể truy cập được. Từ hồ sơ y tế đến thông tin gia đình hoặc thậm chí các hoạt động hàng ngày của chúng ta, tất cả đều kết nối với IoT.
Tin xấu là, theo một cuộc khảo sát của McKinsey, thiệt hại do mất an ninh sẽ lên tới 3 nghìn tỷ USD vào năm 2020. Khi các thiết bị kết nối với con người đạt tới con số 20,8 tỷ vào năm 2020, sẽ có những rủi ro mất an ninh thông tin khổng lồ kèm theo đó.
Suốt những năm 90, mọi người tập trung vào dữ liệu luân chuyển – là phương tiện kết nối giữa các bên. Tuy nhiên, các công ty đã nhận thấy rằng với sự phát triển của dữ liệu, khả năng xảy ra các vụ xâm nhập dữ liệu doanh nghiệp càng lớn.
Điều mà chúng ta cần là đảm bảo an toàn dữ liệu mãi mãi chứ không chỉ khi chuyển qua lại giữa các thiết bị bởi việc đảm bảo an toàn dữ liệu khi chuyển qua lại không có ý nghĩa gì khi chính thiết bị đó bị tấn công.
Dữ liệu hiện nay không chỉ của một ngày hoặc một thập kỷ, mà là cả đời. Những thứ mà bạn lưu trữ qua Internet vẫn ở đó mãi mãi, từ dữ liệu khách hàng, thông tin cá nhân hay thậm chí cả bí mật kinh doanh.
Cân nhắc các điều trên, bạn cần thực hiện những thay đổi cần thiết bởi cùng với sự tiến bộ của công nghệ thì những hacker cũng ngày càng tinh vi hơn để có thể lấy cắp dữ liệu của người dùng.
Sẽ là một nhận định sai lầm khi cho rằng các thiết bị chứa dữ liệu thì an toàn trên Internet. An ninh thông tin gồm 3 yếu tố:
• Tính bảo mật:Tại đây dữ liệu được giới hạn và bảo vệ.
• Tính toàn vẹn: Đảm bảo rằng không có sự xâm nhập về dữ liệu và thông tin.
• Tính sẵn sàng:Những người được cấp quyền truy cập vào thông tin có thể làm bất cứ điều gì với dữ liệu.
Có một số giao thức bảo mật chính có thể áp dụng để tăng cường an ninh đó là mã hóa, tường lửa, token và xác thực hai bước. Chúng ta cần phải nhắm mục tiêu bảo mật dữ liệu, ngăn chặn truy cập trái phép và phát triển bảng thông tin kinh doanh (business dashboard) hiệu quả.
Tuy nhiên, các thiết bị cũng có các giao thức, phần mềm, quy tắc và các API riêng tiềm tàng những lỗ hổng.
Điều gì sẽ xảy ra khi dữ liệu tồn tại cùng những lỗ hổng này? Những điểm yếu cho phép xâm nhập chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến an ninh.
Không may là, không một chuyên gia an ninh nào cho rằng chúng ta có thể xây dựng mạng lưới IoT hoàn toàn không có lỗ hổng. Do đó, chúng ta cần một cách tiếp cận mới, cần phải biết cách thức mà dữ liệu đang chuyển đổi và những gì có thể làm để ngăn chặn các vụ xâm nhập.
Đây được gọi là vấn đề về toàn vẹn - và nó tập trung vào an ninh hiện đại, nơi mọi thứ đều liên quan đến nhau.
Tính toàn vẹn dữ liệu là một yếu tố khác. Những công nghệ như SPDP (scalable provable data possession), blockchain (công nghệ truyền dữ liệu an toàn), cây Merkle và DPDP (dynamic provable data possession) là những lựa chọn tốt cho bạn.
Chúng ta có thể sử dụng những công nghệ này cho các mạng lớn và cần đào tạo đội ngũ kỹ thuật cách xử lý các vấn đề.
Internet của vạn vật (IoT) không còn là một khái niệm mới mẻ. Dữ liệu ngày càng nhiều đi kèm trách nhiệm ngày càng lớn để mã hóa dữ liệu và đảm bảo an toàn trước hacker.
Dù bạn là người dùng cá nhân hay doanh nghiệp đang trên đà thành công thì đều cần đảm bảo an toàn cho dữ liệu, xây dựng các chiến lược ngăn cản các rủi ro mất mát lớn.
Theo Readwrite
" alt=""/>Internet of Things: Tương lai của bạn có an toàn?