Bài “Dân đầu cơ BĐS bán tháo,ùđạigiaBĐSbántháodânvẫnkhómuađượcnhàpsg chủ đầu tư xanh mặt” thu hút đông đảo bạn đọc. Nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.
Cầu nguyện đi, không kip nữa rồi?
Lời khen của bạn Trần Kẽm (email [email protected]): “Trong tất cả các bài viết về bất động sản trên các mạng truyền thông nói chung và trên VEF nói riêng, có lẽ đây là bài viết có những đánh giá chuẩn nhất về bộ mặt thị trường bất động sản hiện nay. Qua đó, cho thấy tác giả là người hiểu biết và trung thực. Tất cả những gì mà các nhà ‘bình luận’ nghiệp dư như chúng tôi muốn nói, tác giả đã nói rồi.Vì vậy, chỉ nói một câu: Hoan hô tác giả bài viết!”
Ý kiến của email [email protected] cũng tương tự: “Bài viết rất hay, chính xác. Thế mới thấy rằng BĐS ở VN đa phần là đầu cơ. Thực ra nhu cầu của người dân vẫn còn cao lắm nhưng do giá của CĐT đưa ra đang ở trên mây nên họ không thể với tới được. Đã đến lúc các CĐT cần điều chỉnh lại chiến lược bán hàng của mình.”
Một bạn đọc khác cũng tán đồng: “Rất đồng ý và cảm ơn tác giả của bài viết đã cho mọi người hiểu và thấy được một sự thật rất tàn nhẫn nhưng vô cùng hữu ích cho những ai vẫn còn mơ về cách kiếm tiền qua một đêm trở thành tỉ phú.”
Email [email protected] đẫn ra nhiều số liệu: “Năm năm trước thì 10 người bán ngàn người, vạn người sắp hàng (nhà nhà,người người buôn BĐS). Đến giờ, vào trang mua bán BĐS TP. HCM có1,8 triệu sản phẩm cần bán; Hà nội 1,2 triệu sản phẩm; các tỉnh thành khác như Bình Dương, Đồng Nai. Cần Thơ, Đà Nẵng …1,5 triệu-2 triệu BĐS cần giao dịch. Vậy là có khoảng 5 triệu sản phẩm BĐS. Bình quân 1 tỷ /1 SP BĐS, cần có 5 triệu tỷ đồng mới mua hết. Tổng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng theo báo cáo chỉ có hơn 2 triệu tỷ đồng. Vậy nhà nước, hoặc ngân hàng phải hỗ trợ khoảng 3 triệu tỷ đồng nữa mới dùng hết những SP BĐS này, một nhiệm vụ bất khả thi của nhà nước và hệ thống ngân hàng. Nếu không muốn lạm phát phi mã quay lại, bây giờ sách hay nhất là ‘chạy càng sớm càng tốt’. Nhưng tôi nghĩ là muộn rồi, giống như là thời điểm 11h30 đêm ngày 14./4/1912. Tàu chìm lúc 11h40. Cầu nguyện đi. Không kip nữa rồi.”
Bạn Minh Tế (email [email protected]) phụ họa: “Tới đây còn phải cạnh tranh với ngân hàng. Sau khi mua được BĐS gán nợ bèo bọt, NH cũng bán BĐS khi có lợi chút ít để trả tiền cho khách hàng gửi tiền, Đây là cơ hội giảm giá lần hai khi chủ ban đầu của nó không làm được. Chưa nói Nhà nước chắc chắn sẽ siết đầu tư BĐS đối với ngành ngân hàng để an toàn hệ thống. Vì vậy nên hạ giá ‘chạy’ trước là thượng sách, để khỏi bị thiệt hại hơn.”
Bạn Thanh Long (email [email protected]) cho rằng: “Khi bất động sản đang lên thì cho là để thị trường định giá. Giờ giá xuống cũng nên như thế mới công bằng. Để giảm hơn nữa đến khi chạm được tới người có nhu cầu thực. Có những đại gia xuất hiện nhờ những cơn sốt của thị trường thì phải có những đại gia phải phá sản khi thị trường hạ nhiệt. Cho dù thế, đối với đa số người làm công ăn lương, mơ ước về một ngôi nhà vẫn còn xa lắm...”
Nỗi buồn của emailmail [email protected]: “Các bác cứ nghĩ là mua được BĐS sao? Nếu có giảm đến 50% giá trị thì người dân cũng không có tiền để mua. Ăn còn không đủ, lạm phát leo thang, chi phí ngày càng nhiều, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao thì lấy đâu ra tiền mà mua đây?”
Bạn Phan Bảo Lâm (email [email protected]) chia sẻ: “Bây giờ nhà đất có giảm sâu hơn nữa, thậm chí về mức ban đầu tại giá gốc cũng không có người mua. Kinh tế đình đốn, người thất nghiệp tăng, thu nhập giảm sút, tiền đâu mà mua nhà. Vàng giảm giá mà còn không có tiền để mua thì huống gì nhà. Ngay từ khi có ‘khói’ đã bảo chạy rồi, thúc giục nhiều lần rồi không chịu chạy, đến khi có ‘lửa’ rồi thì chạy sao kịp nữa.”
Email [email protected] cảnh báo: “Các bác nên cẩn thận đừng ham rẻ mà mua BĐS của các dự án đang phá sản.”
Dân ‘tham’, cơ quan hữu trách không làm đúng trách nhiệm?
Email [email protected] viết: “Làm dân tham thì phải chịu. Nhưng nói thật: Lỗi có phần từ cơ quan hữu trách đã không làm đúng trách nhiệm quản lý. Sinh ra bộ máy ăn lương của dân thì phải quản lý sao cho thị trường ổn định, chứ cứ vuốt đuôi theo thị trường như thời gian qua làm cho bao nhiêu người khổ. Tôi có mấy người bạn, cũng chẳng dư dả gì, thấy phong trào lướt sóng BĐS ghê quá, tỉnh mắt ra đã lãi hàng trăm triệu nên vay mượn tứ tung để ‘đánh quả’. Thắng đâu chả thấy giờ khốn khổ khốn nạn. BĐS trót ôm thì toàn trên giấy, ở không được, sang nhượng cũng không xong. Đã thế chủ đầu tư còn trốn biệt, nghe đâu nợ ngân hàng đầm đìa. Nếu bị ngân hàng xiết nợ thì mất trắng vì hợp đồng ghi là cùng góp vốn. Giờ mỗi tháng phải trả dăm bảy chục triệu đồng tiền lãi thì sống làm sao được? Suốt ngày chỉ nghĩ đến trả nợ nên có khi phải vào bệnh viện tâm thần.”
Bạn đọc Nguyễn (email [email protected]) phân tích: “ Đúng là điều tiết kinh tế vĩ mô có vấn đề. Việt Nam không phải là nước giàu tại sao đất đai nhà cửa lại đắt nhất nhì trên thế giới. Từ đó, chúng ta cũng có thể thấy một tiềm ẩn rủi trong đó. Giá bất động sản tăng cao nhưng thực tế là giá cao trên giấy tờ, từ người này bán cho người khác, khoản tiền chênh lệch đó lại rút ra từ ngân hàng, rồi đưa tiền đó vào chi tiêu trong xã hội. Điều đó, tạo sự phát triển kinh tế ảo. Đến khi kinh tế thế giới khủng hoảng, ngân hàng thiết chặt cho vay thì cũng giống như cháy nhà mới ra mặt chuột. Một đống giấy tờ, sổ đỏ đang được các ngân hàng lưu trữ trong kho thay vào đó là tiền của ngân hàng bị rút ra để chi tiêu phung phí bên ngoài. Tiền thì đã tiêu hết, ngân hàng nhiều nợ xấu. Giải pháp bây giờ là gì? In thêm tiền để bơm vào BĐS, cứu thị trường sẽ làm lạm phát tăng trở lại. Nhưng nếu không bơm tiền vào, thị trường BĐS sẽ ‘rơi tự do’, dẫn đến khủng khoảng kinh tế.”
Suy ngẫm của email [email protected]: “Bỏ qua những yếu tố chính sách, thị trường, thì những người buôn bán BĐS chẳng đáng bị gọi là tham này nọ. Khi có thời cơ, anh lanh thì anh nhảy vào, có thắng có thua. Chỉ có những anh suốt đời hoặc là quá nhút nhát hoặc theo trường phái an phận thủ thường thì thấy hả hê khi nhìn thấy người khác thất bại. Tất nhiên, chẳng ai ủng hộ những dự án hay những tay lừa đảo, nhưng phải suy nghĩ khác hơn thì nhìn vấn đề mới thấy đủ các mặt của nó.”
Bạn đọc Tùng (email [email protected]) cho rằng: “Đại gia BĐS lũng đoạn, thổi giá nhà đất tới trời, hàng năm các địa phương định giá đất xứ mình làm sao chủ động được. Vì vậy mới có chuyện Hà Nội một mét vuông đất giá 1 tỷ đồng, TPHCM rẻ hơn cũng trên dưới trăm triệu/m2. Tiền đầu tư vào một dự án thì 2/3 thậm chí 3/4 để đền bù đất. Giờ có chết thì hậu quả nó để lại là hàng chục ngàn vụ khiếu kiện liên quan đến đất.”
“Thực sự tôi cũng không hiểu nổi tại sao giá chung cư nước mình cao vậy mà chất lượng thì ngược lại. Xu hướng của các đô thị văn minh là các tòa nhà trọc trời. Nhưng ở Việt Nam thì tôi rất sợ ở nhà cao tầng. Đến tòa nhà cao và hiện đại nhất hiện nay mà cư dân ở đó (toàn là những gia đình giàu có) mà phải tìm đủ mọi cách để đối phó với Ban quản lý, rồi những vụ mâu thuẫn giữa cư dân với chủ đầu tư các khu đô thị liên tiếp diễn ra. Tóm lại, nếu có tiền tôi thà mua đất thổ cư chấp nhận ở chật nhưng có cả vùng đất và vùng trời riêng còn hơn ở chung cư để phấp phỏm lo âu”, đó là ý kiến của email [email protected].
Ban Bạn đọc