- Trong hai ngày 7 và 10/10/2016,ậtsưcủaBộGiáodụcnóigìvềvụôngHoàngXuânQuếkiệltd mu TAND TP Hà Nội đã xét xử sơ thẩm vụ ông Hoàng Xuân Quế kiện nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT (bản án dự kiến được tuyên vào ngày 17/10/2016).
Trước đó, năm 2013, sau khi xác minh nội dung đơn thư tố cáo, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã quyết định thu hồi bằng tiến sỹ của ông Quế, với lý do ông đã chép luận án tiến sỹ của người khác.
Dưới đây là trao đổi với luật sư Đinh Anh Tuấn - người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Bộ GD-ĐT tại Tòa.
Không cần thiết chấm lại luận án?
Thưa luật sư, việc ông Hoàng Xuân Quế kiện nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đang gây chú ý dư luận. Có ý kiến cho rằng Hội đồng Xác minh luận án tiến sỹ do Bộ GD-ĐT lập ra trong quá trình giải quyết tố cáo đối với ông Quế sai về thành phần, sử dụng con dấu không đúng, liệu một hội đồng như vậy có thể chấm lại chính xác cuốn luận án tiến sỹ của ông Hoàng Xuân Quế?
Thành phần của Hội đồng Xác minh luận án tiến sỹ (do Hội đồng Chức danh giáo sư ngành kinh tế thành lập theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT) gồm những ai do ông Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư ngành kinh tế quyết định, vì thế không có căn cứ để nói là phải có người này, không được có người kia.
Ngành kinh tế là một lĩnh vực rất rộng, trên thực tế ông Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư ngành kinh tế đã mời những chuyên gia chuyên sâu về tài chính - tiền tệ tham gia đánh giá cuốn luận án tiến sỹ của ông Hoàng Xuân Quế, theo tôi là hoàn toàn hợp lý.
Điều quan trọng và tại phiên tòa tôi đã khẳng định, đó là kết luận của Hội đồng Xác minh luận án tiến sỹ trong vụ việc này chỉ được Bộ GD&ĐT dùng để tham khảo.
Ông có thể nói rõ hơn vì sao kết luận của Hội đồng Xác minh luận án tiến sỹ không phải là căn cứ để Bộ GD&ĐT ra kết luận nội dung tố cáo?
Trong vụ việc này, Hội đồng Xác minh luận án tiến sỹ đưa ra ý kiến trong giai đoạn Bộ GD-ĐT xác minh nội dung báo chí phản ánh, không phải trong giai đoạn chính thức giải quyết đơn tố cáo.
Thứ hai, mặc dù Hội đồng Xác minh luận án tiến sỹ đã tổ chức đối chiếu 02 cuốn luận án tiến sỹ của ông Hoàng Xuân Quế và ông Mai Thanh Quế, nhưng khi đi vào giải quyết tố cáo chính thức, Tổ xác minh của Bộ GD-ĐT vẫn tổ chức đối chiếu lại giữa 02 cuốn luận án tiến sỹ này. Kết quả đối chiếu của Tổ xác minh Bộ GD-ĐT mới là căn cứ để Bộ GD-ĐT ra kết luận.
Nhưng việc lập một Hội đồng Xác minh luận án tiến sỹ để đánh giá cuốn luận án tiến sỹ bị tố cáo là sao chép vẫn cần thiết?
Theo Luật Tố cáo, Quy chế Đào tạo sau đại học, Quy chế Văn bằng chứng chỉ, không bắt buộc phải thành lập Hội đồng Xác minh luận án tiến sỹ khi giải quyết tố cáo liên quan đến hành vi sao chép luận án tiến sỹ.
Phát biểu tranh luận tại tòa, tôi đã nhấn mạnh nhiều lần: Để quyết định thu hồi bằng tiến sỹ của ông Hoàng Xuân Quế, Bộ GD-ĐT phải làm rõ có hay không có hành vi sao chép gian lận (và đây là nhiệm vụ của Tổ xác minh Bộ GD-ĐT), chứ Bộ GD-ĐT không đi chấm lại luận án tiến sỹ của ông Hoàng Xuân Quế.