Tối 13/6,ầntượngBolerotậpNàngthơPhươngÝđượcNgọcSơncưngchiềukhihátNgàyemtuổtỷ giá usd hôm nay Thần tượng Bolero 2019 tập 11 chính thức lên với đêm thi đầu tiên của vòng loại trực tiếp. Ở vòng này, 9 thí sinh đến từ 3 đội cùng nhau tranh tài với nhau qua những tiết mục được dàn dựng và đầu tư công phu.
Phương Ý, cô gái đến từ đội Ngọc Sơn - Giang Hồng Ngọc và thể hiện ở vòng loại với ca khúc "Ngày em 20 tuổi". Sở hữu giọng hát ngọt ngào, cô luôn được kỳ vọng sẽ mang đến những tiết mục hấp dẫn. Xuất hiện trên sân khấu trong chiếc váy trắng tinh khôi cùng giọng hát mùi mẫn, Phương Ý tiếp tục chinh phục HLV và khán giả bằng lợi thế giọng hát và ngoại hình dịu dàng của mình. HLV Ngọc Sơn đứng lên nhận xét các thí sinh và đặc biệt khen ngợi Phương Ý về màn biểu diễn.
Trước đó, mở màn đêm thi là Trọng Hải đến từ đội Quang Lê - Tố My với ca khúc "Tôi vẫn cô đơn". Trọng Hải từng chia sẻ mình là một người không có kinh nghiệm trong âm nhạc và đến với cuộc thi giống như một sự trải nghiệm để học hỏi thêm kinh nghiệm. Nhưng qua từng vòng thi, anh đã chứng minh được năng lực và chinh phục các HLV bằng giọng hát truyền cảm, chạm đến trái tim khán giả bằng cảm xúc chân thật.
Thí sinh Tô Ngọc Hà đến từ đội HLV Đình Văn - Giao Linh mang đến chương trình liên khúc "Trăm nhớ ngàn thương” và “Hai vì sao lạc". Cô được nhận xét là thí sinh có chất giọng lạ khi hội tụ đủ thanh - sắc. Chính vì thế, cô là chiến binh chiến lược của đội 2 vị HLV này. Tại đêm thi này, Tô Ngọc Hà tiếp tục ru hồn người nghe với liên khúc "Trăm nhớ ngàn thương - Hai vì sao lạc". Kết thúc phần thi, HLV Đình Văn đã lên sân khấu ôm học trò trong tiếng vỗ tay của khán giả.
Trương Lynh, thí sinh đội Ngọc Sơn - Giang Hồng Ngọc thể hiện bản lĩnh của mình khoe chất giọng lạ với ca khúc "Không bao giờ quên anh". Trong mỗi vòng thi, cô luôn tạo được ấn tượng bằng cá tính âm nhạc không bị hòa trộn. Ở vòng loại này, học trò Ngọc Sơn tiếp tục chinh phục người nghe bằng giọng hát và cảm xúc của mình thông qua ca khúc ngọt ngào của nhạc sĩ Hoàng Trang.
Thí sinh Ngô Thoại Nhân đến từ đội Quang Lê - Tố My tiếp tục lôi cuốn các vị HLV và khán giả. Ở vòng sản phẩm đầu tiên, Thoại Nhân đã hóa thân thành một chàng trai yêu đơn phương và đã nhận được nhiều lời khen từ các HLV. Ở vòng này, anh hòa mình vào bài hát để kể về mối tình tan vỡ qua ca khúc "Ngày buồn".
Hồ Đông Thuyên - "liều thuốc độc" của đội Đình Văn - Giao Linh mang đến một câu chuyện tình yêu không hạnh phúc qua ca khúc “Nếu một ngày”. Anh được nhận xét là sở hữu giọng hát nam tính, ấm áp và một ngoại hình chuẩn "soái ca".
Một thí sinh khác cũng là học trò cuối cùng đến từ đội Đình Văn - Giao Linh là Nguyễn Gia Nhật. Anh nhận được nhiều tình cảm của khán giả khi sở hữu ngoại hình sáng sân khấu và giọng ca mang màu sắc riêng trong ca khúc "Duyên kiếp".
Hồng Linh, cô gái nhỏ nhắn đến từ đội Quang Lê - Tố My từng tạo ấn tượng ở những vòng thi trước khi sở hữu giọng hát đậm màu Bolero. Với ca khúc "Siết chặt bàn tay", khán giả tiếp tục được thưởng thức một màn trình diễn mang nhiều cảm xúc.
Cặp thí sinh Minh Dũng - Thái Ngân đến từ đội Ngọc Sơn - Giang Hồng Ngọc mang đến chương trình ca khúc "Tình bơ vơ". Đây là cặp đôi đẹp trong âm nhạc khi được Ngọc Sơn xin phép giữ lại và ghép đôi với nhau từ vòng sản phẩm đầu tiên. Cả hai đã thật sự hòa quyện khi có sự kết hợp ngọt ngào của hai giọng hát đậm màu Bolero. HLV Quang Lê chia sẻ, cặp đôi Minh Dũng - Thái Ngân sẽ khiến khán giả khó quên và khẳng định cả hai còn đẹp hơn diễn viên Hàn Quốc.
Cuối cùng, các thí sinh cùng nhau bước ra sân khấu để lắng nghe bình chọn từ khán giả có mặt tại trường quay. Và lần lượt các thí sinh được đi tiếp là Phương Ý, Gia Nhật, Trọng Hải, Trương Lynh, Tô Ngọc Hà, Minh Dũng - Thái Ngân và Hồng Linh. Chương trình nói lời chia tay với hai thí sinh nam là Hồ Đông Thuyên và Thoại Nhân.
Nguyễn Hằng
Dương Yến Ngọc phản pháo 'Vua cà phê' về phát ngôn 'phối ngẫu cùng tầng'
– Cựu người mẫu viết dòng trạng thái dài phản biện lại quan điểm chọn vợ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ gây tranh cãi những ngày qua.
Các loại quấy rối tình dục các em gặp phải ở nơi công cộng. Số liệu Plan cung cấp
Theo bà Lê Quỳnh Lan, kết quả chỉ ra rằng nguy cơ các em gái trong độ tuổi vị thành niên bị quấy rối ở nơi công cộng là có thật với tần suất khá cao. Chỉ có 13% em gái và 8% em trai cho rằng các em gái luôn luôn cảm thấy an toàn nơi công cộng.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy 31,2% trong số 1128 các em gái được hỏi đã từng bị quấy rối tình dục khi đi xe buýt.
Quấy rối tình dục làm cho em gái cảm thấy không được an toàn khi đi lại và bị mất tự tin. Điều này có thể sẽ hạn chế các cơ hội học tập, tiếp cận thông tin bên ngoài của các em gái và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội phát triển hết tiềm năng của các em.
“Đây là con số đó nói lên rằng, em gái và phụ nữ là nhóm dễ bị tổn thương ở nơi công cộng và trên các phương tiện giao thông công cộng.
Tuy nhiên, con số này không phải là cao so với khu vực và trên thế giới. Theo một khảo sát của tổ chức Stop Harassment (Chấm dứt quấy rối) thực hiện tại Mỹ vào đầu năm 2014 thì có đến 65% phụ nữ tham gia khảo sát đã từng bị quấy rối tình dục trên đường phố.
Ở London thì con số là 4/10 phụ nữ đã từng bị quấy rối trên đường phố. Ở Brazil, có khoảng 44% phụ nữ đã từng bị quấy rối tình dục khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Tỷ lệ 20% người chứng kiến không có thái độ hỗ trợ khi chứng kiến các hành vi sàm sỡ, quấy rối trên xe buýt cho thấy nhận thức về vấn đề quấy rối, sự tổn thương của các em gái vẫn còn chưa cao và thái độ thờ ơ với khó khăn của người khác của một bộ phận người dân”, bà Lan cho biết.
Nạn nhân bị quấy rối tình dục không nên im lặng
Theo bà Lan, trong số 70% người trả lời đã từng chứng kiến các vụ quấy rối, chỉ có 35% người đã giúp đỡ nạn nhân. Đáng báo động là 45% trong số người đã chứng kiến không giúp đỡ. Lý do không giúp đỡ là do sợ bị trả thù hoặc bị đánh hoặc "không phải việc của tôi".
Bảng mô tả khảo sát hành động của người chứng kiến khi gặp em gái bị quấy rối tình dục nới công cộng.
Quấy rối tình dục trên xe buýt hay tại những nơi công cộng là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Thậm chí có lúc các cơ quan chức năng tại Hà Nội và Tp HCM từng nghĩ tới việc phải xây dựng tuyến xe buýt dành riêng cho giới nữ. Tuy nhiên, để phòng ngừa và hạn chế tình trạng này vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn.
Bà Lan kể: “Tôi từng chứng kiến một em gái kể rằng không ai giúp em khi em bị quấy rối tình dục bằng cách sờ mó và bằng lời nói trên phố. Không ai nói hoặc làm một điều gì để giúp em.
Bên cạnh đó, đa số các nạn nhân khi bị lạm dụng thường giữ im lặng, lảng tránh ra chỗ khác hoặc xuống xe ở bến tiếp theo để thoát khỏi hành vi quấy rối. Các em rất sợ hãi, xấu hổ nên không dám lên tiếng phản ứng trước những hành vi đó.
Điều này thực ra không giúp chấm dứt hành vi quấy rối mà vô hình chung khiến cho kẻ quấy rối không sợ hãi, tiếp tục thực hiện hành vi đó với nạn nhân khác”.
Bà Lê Quỳnh Lan, quản lý Plan vùng Hà Nội, Tổ chức Plan tại Việt Nam
“Do vậy các em gái cần lên tiếng, hô to để người xung quanh chú ý đến, kẻ quấy rối sẽ phải dừng hành vi bắt chúng phải xuống xe ngay lập tức”.
Các em cũng có thể báo với lái/phụ xe buýt hoặc gọi điện thoại cho đường dây nóng của công ty xe buýt hoặc của công an (có dán ngay trên kính xe hoặc thân xe). Chỉ khi các em nữ hiểu được các hành vi quấy rối là sai trái, vi phạm pháp luật, làm tổn thương các em gái và sẵn sàng hành động khi chứng kiến thì vấn đề sẽ được giải quyết”.
Vai trò của gia đình cũng rất quan trọng. Trong khảo sát 24 em gái về lý do tại sao không chia sẻ. Nhiều em cho biết chính bố mẹ, người thân khi biết câu chuyện không chia sẻ hoặc khi nghe chia sẻ bố mẹ em hay đổ lỗi, không tin con cái mình. Ngày trong gia đình các em còn không tìm thấy sự đồng cảm, hỗ trợ thì làm sao các em có thể tự tin ở nơi công cộng có sự bảo vệ, giúp đỡ”, bà Lan nói.
Hạnh Thúy
Tin liên quan:
Hồi ức đau đớn của cậu bé từng bị lạm dụng tình dục ở bờ hồ" alt="31% trẻ em gái bị lạm dụng tình dục"/>