当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Everton vs Leicester, 22h00 ngày 1/2: Tự tin gia tăng cách biệt 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Hermannstadt vs UTA Arad, 22h00 ngày 31/1:
Thay vì sắm cả món hàng hiệu đắt tiền, nhiều người mua chuyển sang mua những thứ vốn đi kèm với chúng như túi đựng, vỏ hộp đồ hiệu. Ảnh: Pinterest.
Bán lại kiếm lời
Theo Money, một công ty môi giới tín dụng ở Anh, việc bán loại mặt hàng này sinh lời đáng kể. Vào tháng 4, Money đưa ra phân tích về xu hướng này sau khi đánh giá những món đồ từ nhiều nhãn hiệu cao cấp được rao bán trên trang eBay.
Những thứ được rao bán phổ biến có thể kể đến là lọ nến đã cháy hết từ thương hiệu nến đắt đỏ Diptyque hay chiếc hộp đựng màu xanh "huyền thoại" của hãng trang sức Tiffany.
Theo báo cáo của công ty, hộp đồng hồ từ các thương hiệu như Rolex, Omega, Tag Heuer và Seiko có giá bán lại trung bình là 178 USD.
Để so sánh, một chiếc đồng hồ Tag Heuer thường có giá từ 1.300 USD đổ lên, còn hộp đồng hồ của hãng này có một mức giá chung là 200 USD và hầu như không thay đổi.
Bán lại các mẫu hộp đựng cũng là cách thu về một phần khoản tiền đầu tư vào hàng hiệu trước đó, vì bất kể món đồ nào khi mua về cũng được đặt trong chiếc hộp đặc trưng của hãng đó.
Các mẫu vỏ hộp đồng hồ, hộp đựng trang sức từ những thương hiệu nổi tiếng được bán lại trên mạng. Ảnh: eBay. |
Ví dụ, nếu người mua bỏ 1.170 USD để mua đôi slipper boots từ Louis Vuitton giống với đôi nữ diễn viên Sophie Turner từng diện, họ có thể bán lại phần box với giá 104 USD, theo Money.
Trên các trang web như eBay hay Poshmark, mua sắm box túi xách và hộp đựng giày từ các nhà mốt cao cấp như Louis Vuitton, Gucci, Dior và Chanel cũng sôi nổi không kém.
Công ty Money còn liệt kê ra các nhãn hàng khác có phần packaging được nhiều tín đồ mua sắm lùng mua như Nike, Christian Louboutin, Saint Laurent, Fendi.
Tạo cảm giác đang dùng đồ hiệu
Christian Bendsten, một sinh viên ngành Toán - Kinh tế tại Đan Mạch, cho biết xu hướng mua sắm này vốn không phải chuyện hiếm gặp với những ai thích đồ hiệu và càng phổ biến hơn trong thời buổi dịch bệnh.
Bản thân Christian cũng bán một chiếc túi tote từ Rick Owens, vốn được tặng miễn phí khi mua bất kỳ sản phẩm nào từ thương hiệu, với giá 97 USD trên Grailed.
"Tôi chứng kiến xu hướng này bắt đầu với những chiếc móc áo in biểu tượng hai chữ C lồng vào nhau của Chanel được rao bán trên mạng. Những thứ khác liên quan cũng xuất hiện từ đó", Christian nói với Refinery29.
Nam sinh viên này cho hay anh thấy móc khóa đi kèm với túi Dior hay Louis Vuitton hay túi đựng quần áo của Carol Christian Poell, nhãn dán của Supreme là những món đồ được chào bán nhiều nhất.
Một số mặt hàng có thể sử dụng được hàng ngày, chẳng hạn như túi tote Rick Owens của Christian, trong khi nhãn dán hay móc khóa không thực sự nhiều công dụng, vốn chỉ để cho đẹp.
Nhu cầu sắm những thứ vốn thuộc về packaging của một món đồ hiệu phần lớn để lôi kéo sự chú ý của người khác. Ảnh: Insider. |
Christian Bendsten lý giải những món đồ này vẫn có giá trị trên thị trường đồ cũ vì chúng gắn với tên tuổi thương hiệu nổi tiếng.
"Bạn vẫn có thể thể hiện mình dùng đồ hiệu dù thực tế không cần phải chi quá nhiều tiền. Mang theo một chiếc túi tote của Rick Owens hoặc có một chiếc túi mua sắm lớn của Chanel xuất hiện trong ảnh sẽ tự động tạo ra cảm giác rằng bạn đã mua hàng từ các nhà mốt cao cấp đó", anh nói.
Người bán Poshmark Stephanie đồng ý với Christian, cho rằng nhu cầu mua sắm này xuất phát từ làn sóng người có ảnh hưởng trên mạng xã hội.
"Việc để những chiếc hộp và túi đựng đặc trưng làm nền đằng sau giúp bức ảnh của họ hợp thời trang, ngay cả khi họ chưa bao giờ thực sự mua sắm món đồ hàng hiệu đó", cô nói.
Theo cô, những món đồ này nhằm phục vụ mục đích sống ảo, thu hút người xem là chính.
Với Christian, anh coi những mẫu túi đựng, vỏ hộp sang trọng này là một tín hiệu về thời trang cao cấp. "Những thương hiệu này rất dễ nhận biết, đập vào mắt người xem. Số tiền bỏ ra để đổi lại sự chú ý chỉ bằng một phần rất nhỏ so với việc mua toàn bộ cả món đồ hiệu".
Anh cho rằng điều này cũng tương tự với việc mua các sản phẩm làm đẹp từ nhãn hàng cao cấp. Mỹ phẩm của Chanel, Dior có giá thành rẻ hơn nhiều nếu xét chúng với các mẫu giày, túi, quần áo của hãng.
"Bạn có thể bắt đầu với nước hoa Gucci trước khi bỏ tiền bạc đầu tư vào một chiếc túi Jackie hay một đôi giày lười. Chi tiêu 85 USD dễ dàng hơn rất nhiều so với 850 USD. Ngoài ra, bạn có thể kiếm được 22 USD bằng cách bán lại chai nước hoa khi đã dùng hết".
Theo Zing
Giá để sửa những chiếc túi là 5-10 triệu đồng nhưng những vị khách quen đều hài lòng rút ví.
" alt="Không đủ tiền, người trẻ mua vỏ hộp hàng hiệu để sống ảo"/>Trao đổi với phóng viên Dân trí, đại biểu Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, cho biết, cử tri và nhiều người cao tuổi rất phấn khởi khi Tổng Bí thư Tô Lâm nói sẽ tinh gọn bộ máy, tiếp tục giảm biên chế, giảm chi tiêu thường xuyên để dành nguồn lực đầu tư, phát triển.
Theo ông Cừ, tinh giản biên chế gắn với sắp xếp lại bộ máy hành chính Nhà nước, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Điều này sẽ có tác động lớn tới việc cân đối lại tình hình chi ngân sách theo hướng giảm chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển.
Ông Cừ cho rằng, muốn tiết kiệm chi ngân sách thì phải thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên.
Đồng thời, cần đổi mới khu vực sự nghiệp công, nâng cao năng lực tự chủ, giảm phần chi trực tiếp từ ngân sách cho các đơn vị này, qua đó dành nguồn lực thực hiện cho nhiều ưu tiên cấp bách khác, nhất là chi cho đầu tư phát triển, chi an sinh xã hội.
Việc giảm tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp, giảm biên chế để cải cách hệ thống tổ chức bộ máy sẽ tạo điều kiện nâng lương, tiết kiệm được nguồn kinh phí lớn để tạo nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương, theo ông Cừ.
Vị đại biểu đoàn Hà Nội cũng cho biết, người dân rất tin tưởng khi tinh gọn được bộ máy cồng kềnh hiện nay, đất nước sẽ có thêm những nguồn lực để đầu tư phát triển, đầu tư cho an sinh xã hội. Người dân cũng kỳ vọng Trung ương sẽ dành nguồn lực để tăng lương cho cán bộ công chức, đặc biệt là lương hưu.
"Việc tăng lương cho cán bộ công chức, đặc biệt là lương hưu sẽ giúp cán bộ yên tâm công tác, cống hiến và cũng sẽ nâng chất lượng sống của người dân, bảo đảm an sinh xã hội", Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi kỳ vọng.
Nhiều đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, hiện nay chi thường xuyên và chi cho lương chiếm tỷ lệ lớn trong tổng ngân sách chi hàng năm của Việt Nam, cao hơn so với nhiều quốc gia trên thế giới. Chỉ còn 30% chi cho đầu tư phát triển, chi cho an sinh xã hội, như vậy đất nước sẽ khó phát triển được.
Do vậy, các đại biểu cho rằng, tinh giản phải đảm bảo hiệu quả, hiệu lực, gần gũi với người dân, tạo niềm tin của người dân và mục đích cuối cùng là giảm chi thường xuyên, giảm chi lương và những khoản kèm theo lương để chi cho đầu tư phát triển, chi cho an sinh xã hội.
Vấn đề tăng lương nhận được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên cả nước.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, cho rằng, tăng lương là điều mà cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đều mong đợi. Việc tăng lương cơ sở từ 1/7 vừa qua là điều rất đáng mừng.
Về tăng lương trong thời gian tới, theo bà Nga, còn phải phụ thuộc vào nguồn ngân sách và tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Để thực hiện được tăng lương cần đi đôi với việc sắp xếp lại bộ máy và tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả.
"Với một bộ máy cồng kềnh tôi tin chắc rằng phần tiền lương chúng ta bỏ ra để chi trả rất tốn kém. Hiện tại, chúng ta đang nỗ lực để sắp xếp lại bộ máy sao cho tinh gọn và hiệu quả hơn", bà Nga nói.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, cho biết, việc thực hiện cải cách hành chính, tinh giản bộ máy hiệu lực, hiệu quả tác động lớn tới chính sách tiền lương. Đây là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình cải cách tiền lương.
Theo ông Dĩnh, việc cải cách hành chính gắn với tinh gọn bộ máy có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính quyền vì dân. Tuy nhiên, bộ máy hành chính còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc đầu mối, nên nếu không tiếp tục tinh giản bộ máy, sắp xếp cho hiệu quả sẽ không thể tinh giản biên chế cũng như tạo ra bộ máy hiệu lực, hiệu quả như mong đợi.
"Sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả hơn. Điều này giúp giảm thời gian và chi phí liên quan đến quản lý tiền lương, đồng thời tăng tính linh hoạt, đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của người lao động và doanh nghiệp", nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhìn nhận.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) cho hay, hiện nay nếu nhìn số lượng biên chế công chức của nước ta so với GDP, dân số là rất cao so với thế giới. Có tình trạng "giảm chỗ nọ lại phình chỗ kia và chỗ cần tăng lại giảm và chỗ cần giảm, báo cáo giảm nhưng thực chất lại tăng".
Ông Huân cho rằng, chính vì tinh giản biên chế chưa đạt yêu cầu dẫn đến việc chi trả lương chiếm tỷ lệ rất lớn trong chi thường xuyên.
"Lương cán bộ, công chức phải tăng để đảm bảo với xu thế, không khác biệt giữa khu vực công, tư. Đây là vấn đề đặt ra và điều quan trọng nhất cần làm là phải tinh giản biên chế thực chất, với số lượng đáng kể, để quỹ lương giảm và lương phải tăng cho những người ở lại", ông Huân nêu ý kiến.
Đồng thời, ông Huân cũng cho rằng phải cân đối lại để xem những nội dung chi thường xuyên nào đáng cắt thì phải cắt giảm.
Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho rằng, tiền lương luôn là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Theo ông Huân, khu vực công là khu vực còn nhiều bất cập, cơ chế trả lương còn những hạn chế nhất định. Trung ương đã nhấn mạnh để thay đổi cần phải sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đánh giá cán bộ công chức, tăng nguồn, tăng ngân sách… để cải cách lương cho công nhân, viên chức.
"Cần tính toán kỹ việc cải cách lương hưu, để đảm bảo cho mọi người đều hưởng lợi từ việc tăng lương và không ai bị bỏ lại phía sau", ông Huân nêu ý kiến.
Đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) khẳng định, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta tinh giản bộ máy, giảm biên chế là hoàn toàn đúng đắn và đã triển khai thực hiện trong thời gian qua. Tuy nhiên, hiệu quả của công việc này vẫn chưa như mong đợi.
Theo ông Thân, có thể hiểu bộ máy tinh gọn, biên chế giảm, tiền lương người thi hành công vụ sẽ tăng; mỗi nhiệm vụ chỉ giao một cơ quan, một tổ chức sẽ tránh tình trạng trùng lắp, chồng chéo; chế độ trách nhiệm cũng sẽ rất rõ ràng, hiệu lực, hiệu quả.
Từ đó, ông Thân cho rằng hoạt động của bộ máy sẽ dần được cải thiện và tăng lên không ngừng.
"Đó là điều mong đợi của cử tri đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Phải làm sao điều tiết các mặt của đời sống xã hội tốt hơn, giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp nhanh hơn, hiệu quả hơn", ông Thân cho biết.
" alt="Tinh gọn bộ máy để có nguồn lực đầu tư an sinh xã hội, tăng lương"/>Tinh gọn bộ máy để có nguồn lực đầu tư an sinh xã hội, tăng lương
Việc đi tắt giúp Dương tốn hai, ba phút để lên cầu thay vì 10-15 phút nếu theo đúng trục chính từ Thượng Đình rẽ sang Trường Chinh và quay đầu. Ngày mưa, đi theo đường chính này có thể mất đến 30 phút.
Có điều các ngõ để đi tắt này đều hạ barie từ 7h đến 8h30 mỗi sáng, buộc Dương đi làm sớm hơn. "Đường chung mà người dân trong ngõ coi như tài sản riêng, dựng cả barie kiên cố gây khó dễ cho người tham gia giao thông", Dương nói vẻ bức xúc.
Sau khi bài viết của độc giả N.K: "Chồng đánh tôi vì không hủy chuyến đi chơi dịp lễ", nhiều độc giả đã gửi phản hồi với VietNamNet bày tỏ quan điểm. Đa số độc giả đều khuyên nếu có thể thì nên hoãn chuyến du lịch lại, do tình hình dịch Covid-19 đang phức tạp.
Độc giả Song Hà đưa ra lời khuyên: “Dịp này không đi thì còn dịp khác. Chồng bạn nói đúng, nếu chẳng may có người nhiễm, mình lại ở trong khu vực đó thì phải cách ly cả nhà, lỡ dở nhiều việc sau này. Mình nên cân nhắc vì an toàn của gia đình, đừng tiếc số tiền đã đặt cọc. Có những việc xảy ra rồi, hối hận cũng không cứu vãn được”.
Đồng quan điểm, anh Trần Nghị cho rằng: “Chồng bạn suy nghĩ khá thấu đáo. Khi mắc Covid-19, bạn có nghĩ gia đình mình sẽ như thế nào không? Bạn nên xem lại mình”.
“Phú Quốc giáp Campuchia - quốc gia có tình hình dịch căng thằng mà còn đòi đi du lịch. Đi về, nhiễm dịch bệnh lại làm khổ người khác”, độc giả Lê Hoa phân tích.
“Cuộc sống còn dài, thiếu gì cơ hội để đi. Nếu suôn sẻ thì không sao, còn chẳng may xuất hiện ca bệnh, mình lại tiếp xúc gần, cả gia đình phải cách ly 28 ngày. Thời gian đó, chúng ta không có thu nhập, con cái phải nghỉ học, lại bị dư luận lên án thì hối hận cũng đã muộn”, một độc giả khác nhấn mạnh.
Không chỉ vì lý do tình hình dịch Covid-19 trên thế giới đang căng thẳng, độc giả Ngọc Dung nhấn mạnh rằng, đi chơi vào dịp lễ thường xuyên quá tải, chen lấn, không khác gì “hành xác”.
“Ngày lễ bao giờ cũng đông đúc và chi phí đắt đỏ. Đi du lịch vào dịp này không phải là ý hay”, một độc giả nhấn mạnh.
Bạn đọc Peter Cao cũng khuyên gia đình chị N.K nên dành thời gian nghỉ lễ ở nhà hay ở quê sẽ an toàn hơn. Ở trong trường hợp tương tự, độc giả Hoàng Anh chia sẻ câu chuyện của chính gia đình mình: “Không đi thì tiếc, đi thì sợ. Nhà tôi cũng quyết định hủy chuyến đi Hà Giang vào 4 ngày nghỉ sắp tới vì lo lắng vì dịch bệnh".
Đàn ông tử tế không ai đánh vợ
Mặc dù ủng hộ quan điểm, lập luận của người chồng nhưng nhiều độc giả không đồng tình với hành vi đánh vợ của anh chồng trong bài viết.
Độc giả Thanh Hải viết: “Về lý, tôi thấy chồng đánh vợ là sai và sau cái tát đó, vợ chồng khó mà bình thường như trước”.
Bạn đọc Anh Hà cũng đồng tình, chuyện không có gì to tát mà hai vợ chồng đã căng thẳng. “Anh ấy nghĩ cho gia đình, nhưng lại nóng tính quá. Bạn khéo léo nhẹ nhàng một chút, không đi chuyến này thì đi chuyến khác, còn lỡ bị sao thì ân hận cả đời”, Anh Hà khuyên.
“Chồng bạn khuyên đúng, nhưng tát vợ là sai, đàn ông không ai tát vợ cả. Theo tôi thì dịp lễ này cả nhà tạm hoãn, vẫn hoãn được vé và phòng khách sạn mà bạn. Ở nhà cho lành, khéo léo góp ý với chồng, động chân động tay với phụ nữ là không đáng mặt đàn ông”, người đọc Phương Phương tỏ ra bất bình với hành vi đánh vợ.
Độc giả Giang cũng cho rằng hành động của ông chồng là thái quá. Theo chị, anh phải xem xét tình hình dịch bệnh đến đâu, nhà nước có lệnh cấm như thế nào rồi phân tích lại cho vợ.
Đây là thói xấu của các ông chồng ở Việt Nam - hay nóng giận lên là đánh vợ”, độc giả này nhấn mạnh.
Một bạn đọc khác ký tên Hưng cũng phân tích, hai vợ chồng chị N.K mới có chuyện nhỏ như vậy mà đã quá căng thẳng. Cuộc đời này còn nhiều việc phức tạp, khó quyết định hơn và lúc đó không biết họ sẽ cư xử như thế nào.
"Mất 30 triệu đồng mà không khí vui vẻ thì vẫn tốt hơn là tiết kiệm 30 triệu mà không khí luôn căng thẳng”, anh Hưng đưa ra lời khuyên.
Một độc giả khác cũng bày tỏ: "Sau khi xảy ra xung đột thì tốt nhất nên nghỉ lễ ở nhà. Hai vợ chồng cùng nhìn nhận lại mình để khắc phục. Đặc biệt anh chồng, hy vọng đây là lần cuối anh đánh vợ".
Nam Phương(tổng hợp)
Bạn có thể gửi ý kiến cho chúng tôi về địa chỉ: [email protected] hoặc dưới phần bình luận. Ý kiến của bạn không nhất thiết phải trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn.
Kế hoạch cho chuyến đi Phú Quốc đã xong thì chồng tôi muốn hủy vì lo dịch Covid đang phức tạp. Tôi phản đối cho rằng anh lo lắng thái quá và bị cái tát trời giáng.
Cô vợ nhận được rất ít lời khuyên chân tình mà chỉ thấy các anh vào bảo "cho thêm cái tát nữa", "chị đáng bị đánh". Thật đáng sợ khi thói vũ phu của đàn ông được cổ vũ nhiệt tình.
" alt="'Nghỉ lễ ở nhà và ngừng thói vũ phu'"/>Hằng Ngân và Oinam sống, làm việc tại Nhật Bản. Năm 2020, họ quen nhau qua một ứng dụng hẹn hò, đúng vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.
Trong thời gian tìm hiểu nhau, Ngân nảy ra ý tưởng “thử lòng” bạn trai. Chị nhờ người bạn cùng phòng kết bạn với Oinam qua mạng. Kết quả, anh chàng đã ấn nút “chấp nhận”, thậm chí còn nhắn tin cho cô gái đó.
Cảm thấy bị đối phương lừa dối, Ngân chủ động đề nghị dừng lại. Oinam quýnh quáng giải thích "anh thấy bạn ấy là người Việt Nam, lại cùng quê với em nên muốn kết bạn để nhờ họ chăm sóc em nhiều hơn”.
Ngay sau đó, anh xóa ứng dụng hẹn hò và khẳng định bản thân nghiêm túc với mối quan hệ này.
Ngoại trừ rắc rối đó, tình yêu của Ngân và chàng trai Ấn Độ rất suôn sẻ. Đôi bên dành cho nhau tình cảm chân thành, luôn cố gắng xóa nhòa khoảng cách văn hóa, ngôn ngữ để đi sâu vào cuộc sống của nhau.
Vì dịch Covid-19, cặp đôi không có cơ hội ra mắt gia đình hai bên. Lần đầu tiên hai gia đình gặp mặt cũng là vào ngày cưới của họ.
Hằng Ngân “ra mắt” nhà chồng qua điện thoại. Dù chỉ là những cuộc gọi ngắn, đôi khi phải trò chuyện với nhau bằng ngôn ngữ cơ thể nhưng chị vẫn cảm nhận được sự niềm nở, chân thành của họ.
“Hồi sắp cưới, mẹ chồng muốn đặt cho mình một cái tên thân mật theo người Ấn Độ nhưng vẫn giữ lại họ của mình. Chỉ một việc đó thôi, mình cũng thấy được nhà chồng tôn trọng”, Ngân nói.
Hơn nữa, Oinam luôn khẳng định, chuyện kết hôn do anh làm chủ. Về phía gia đình, anh chỉ thông báo chứ không xin phép. Điều này giúp Ngân có thêm niềm tin vào mối quan hệ này.
Ngược lại, gia đình Ngân rất bối rối khi biết con gái yêu một chàng trai Ấn Độ.
“Nhiều thông tin về cuộc sống ở Ấn Độ khiến gia đình mình lo lắng. Tuy nhiên, qua thời gian, anh Oinam chứng minh được bản thân tử tế, có trách nhiệm, luôn yêu thương, chăm sóc mình nên ba mẹ tin tưởng trao mình cho anh”, Ngân kể.
Đám cưới nhiều điều kỳ lạ
Đám cưới của Hằng Ngân và Oinam được tổ chức tại Ấn Độ vào năm 2022 và tại Việt Nam năm 2023.
Tại Ấn Độ, đám cưới của Ngân có nhiều điều đặc biệt. Cô dâu mặc trang phục cưới truyền thống, không lộng lẫy mà đơn giản, mang đậm nét văn hóa của bang Manipur.
Không khí ngày cưới nghiêm túc một cách lạ kỳ. Người dân bang Manipur quan niệm, đám cưới là ngày trọng đại, mọi người phải giữ thái độ nghiêm túc. Cô dâu chỉ được cười mỉm, không được cười lớn. Ngân phải giữ vẻ mặt nghiêm chỉnh suốt buổi lễ.
“Thức ăn trong đám cưới rất phong phú, có nhiều món ăn mình chưa từng thử trước đó. Nhìn chung, đó là một trải nghiệm khó quên”, Ngân chia sẻ.
Sau đám cưới, Ngân có 3 tháng sống cùng gia đình chồng. Trong 3 tháng đó, chị hiểu hơn về phong tục, tập quán của Ấn Độ và học được cách gắn kết với nhà chồng.
“Về đây làm dâu, mình nhận ra mọi thứ không giống những gì mình từng đọc và nghe về Ấn Độ. Có nhiều điều đẹp đẽ trong văn hóa Ấn Độ mình muốn giới thiệu với mọi người”, Ngân nói.
Ở Manipur, vai trò của phụ nữ được đánh giá cao. Ví như khu chợ Ima Keithel - nơi chỉ phụ nữ buôn bán, là biểu tượng của sự độc lập và quyền lực của phụ nữ Manipuri.
Bản thân Hằng Ngân cũng cảm nhận được sự tôn trọng của chồng và gia đình chồng dành cho mình.
Tuy vậy, Ngân cũng có lúc bị “hẫng” trong việc thích nghi với văn hóa nhà chồng, đặc biệt là về ăn mặc. Chị thấy không thoải mái khi phải quấn mình trong một tấm vải – cách mặc truyền thống của phụ nữ Ấn. Dần dần, Ngân đã quen hơn với việc này.
“Ba mẹ chồng rất cởi mở và kiên nhẫn với mình. Họ sẵn sàng thay đổi một chút trong thói quen gia đình để mình thấy thoải mái hơn, ví dụ như nấu đồ ăn bớt cay nồng. Họ cũng chủ động tìm hiểu văn hóa Việt Nam để dễ dàng kết nối với mình”, Ngân kể.
Điều tốt đẹp nhất Hằng Ngân nhận được khi làm dâu Ấn Độ là sự gắn kết gia đình. “Ở Ấn Độ, gia đình đóng vai trò rất quan trọng và sự hỗ trợ, yêu thương giữa các thành viên luôn được đặt lên hàng đầu.
Điều này khiến mình cảm thấy, mình không chỉ là vợ của chồng mà còn là một phần của đại gia đình, nơi mọi người luôn quan tâm và cùng nhau chia sẻ niềm vui, khó khăn trong cuộc sống”, Ngân tâm sự.
Ảnh: NVCC
Mẹ đơn thân TPHCM lấy chồng kém 15 tuổi: Đi quá nửa cuộc đời mới gặp đúng ngườiSự hòa hợp về tâm hồn khiến họ bỏ qua khoảng cách tuổi tác. Lấy chồng kém 15 tuổi, mẹ đơn thân khẳng định: “Tuổi tác không thể ngăn cản tình yêu chân thành”." alt="Cô gái Đắk Lắk lấy chồng Ấn Độ, ngày cưới không được cười to"/>Cô gái Đắk Lắk lấy chồng Ấn Độ, ngày cưới không được cười to