Thế giới

Cổ phiếu nhà Cường "Đô La" trở lại đường đua; thị trường giảm điểm

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-02-07 22:52:23 我要评论(0)

Cổ phiếu nhà Cường "Đô La" trở lại đường đua; thị trường giảm điểmMai ChiThứ tư, 30/10/202ty gia usd hom nayty gia usd hom nay、、

Cổ phiếu nhà Cường "Đô La" trở lại đường đua; thị trường giảm điểm

Mai ChiMai Chi

(Dân trí) - Sau 3 phiên liên tục điều chỉnh giá, QCG hôm nay tăng trần trở lại dù Quốc Cường Gia Lai vẫn chưa công bố báo cáo tài chính quý III. Giữa lúc đó, thị trường chung điều chỉnh, thanh khoản tụt.

Độ rộng thị trường vẫn nghiêng về phía các mã giảm giá trong phiên chiều 30/10. Có tổng cộng 415 mã giảm, 19 mã giảm sàn so với 359 mã tăng, 24 mã tăng trần trên toàn thị trường, trong đó, sàn HoSE có 210 mã giảm, 163 mã tăng.

VN-Index theo đó đóng cửa với mức giảm 3,15 điểm tương ứng 0,25% còn 1.258,63 điểm. HNX-Index tăng nhẹ 0,32 điểm tương ứng 0,14% bất chấp sàn HNX có 87 mã giảm so với 65 mã tăng. UPCoM-Index cũng tăng nhẹ 0,14 điểm tương ứng 0,15%.

Cổ phiếu nhà Cường Đô La trở lại đường đua; thị trường giảm điểm  - 1

Top cổ phiếu ảnh hưởng mạnh nhất đến VN-Index (Ảnh chụp màn hình).

VHM là mã có ảnh hưởng đáng kể nhất đến VN-Index khi kéo lùi chỉ số 1,69 điểm. Trong phiên này, cổ phiếu Vinhomes điều chỉnh mạnh 3,7% còn 41.150 đồng với khớp lệnh lớn, đạt 31,8 triệu đơn vị. Mã cổ phiếu này suy giảm dù Vinhomes đang trong thời gian mua vào 370 triệu cổ phiếu quỹ.

Trong khi đó, một số mã cổ phiếu lại cho thấy đà tăng mạnh. TDH và QCG cùng tăng kịch trần và không hề còn dư bán. TDH tăng trần lên 2.760 đồng, khớp lệnh 401.900 đơn vị và dư mua giá trần 128.200 cổ phiếu.

QCG tăng trần 11.200 cổ phiếu, khớp lệnh 988.700 đơn vị, dư mua giá trần 340.000 đơn vị. Cổ phiếu QCG thời gian qua có những phiên biến động mạnh mặc dù Quốc Cường Gia Lai chưa công bố báo cáo tài chính quý III.

Các mã cổ phiếu bất động sản khác như FDC tăng 6,7%, SIP tăng 4,5%; NVL tăng 3,4%; VRC tăng 2,5%; DXG tăng 1,2%; SZC tăng 1%.

Trong nhóm ngành xây dựng và vật liệu, các mã CIG, DC4 và DC2 ghi nhận tăng trần, TCD tăng 2,5%; TCR tăng 2,4%; CTI tăng 2,2%, LCG tăng 1,4%; HHV tăng 1,3%. Chiều ngược lại, DPG giảm sàn và trắng bên mua; CTR, CTD, HVH, EVG, HVX, CII, VGC điều chỉnh nhẹ.

Nhóm ngân hàng phân hóa nhẹ song vẫn có một số mã góp công "kéo" chỉ số, giúp VN-Index không điều chỉnh sâu hơn. STB tăng 22,%; NAB tăng 1,6%; VIB tăng 1,3%; TCB tăng 1,1%; TPB tăng 0,9%; BID tăng 0,3%. Theo đó, TCB đóng góp cho VN-Index 0,43 điểm, STB đóng góp 0,34 điểm và BID đóng góp 0,21 điểm. VCB tuy chỉ điều chỉnh nhẹ 0,3% song lại là mã vốn hóa lớn nhất toàn thị trường, do đó vẫn lấy đi của chỉ số 0,41 điểm.

Trong bối cảnh VN-Index điều chỉnh, hầu hết cổ phiếu ngành chứng khoán cũng ghi nhận tình trạng giảm giá. DSC, VND, VIX, SSI, VDS, HCM giảm từ 1% trở lên, còn lại VCI, TVS, BSI, CTS, DSE, AGR, FTS, TVB, TCI điều chỉnh dưới mức 1%.

Nhìn đồ thị chỉ số thì hầu như trong suốt phiên chiều, chỉ số VN-Index đều vận động dưới đường tham chiếu. Tuy vậy, thanh khoản thị trường không cải thiện và thậm chí thấp hơn phiên trước. Điều này cho thấy mức chiết khấu của cổ phiếu chưa đủ hấp dẫn đối với những người đang cầm tiền mặt.

Khối lượng giao dịch toàn phiên trên HoSE dừng ở mức 536,84 triệu đơn vị tương ứng 12.700,12 tỷ đồng. Các con số này trên HNX là 40,53 triệu cổ phiếu tương ứng 643,53 tỷ đồng và trên UPCoM là 24,91 triệu cổ phiếu tương ứng 355,35 tỷ đồng.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
 
Quyết định 09 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 4/4 (Ảnh minh họa)

Trong năm học 2021 - 2022 vừa qua, trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, gần 20 triệu học sinh, sinh viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp.

Với mục tiêu hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến và thúc đẩy phát triển xã hội số, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, từ giữa tháng 9/2021, Bộ TT&TT và Bộ GD&ĐT đã phối hợp triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Thời gian qua, chương trình “Sóng và máy tính cho em” đã hỗ trợ thiết bị học trực tuyến, dịch vụ viễn thông cho nhiều cơ sở giáo dục, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Theo số liệu thống kê của Bộ TT&TT, từ tháng 9/2021 đến tháng 6/2022, số điểm “lõm sóng” di động trên toàn quốc gia đã giảm từ hơn 2.200 điểm xuống còn khoảng hơn 350 điểm. Cùng với đó, trong nửa đầu năm 2022, đã có 457.249 máy tính theo chương trình “Sóng và máy tính cho em” đã được bàn giao cho học sinh, sinh viên.

Cũng trong giai đoạn việc học tập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngành Giáo dục đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam (kênh VTV1, VTV2, VTV7) tổ chức sản xuất bài giảng và phát sóng trên truyền hình, trong đó ưu tiên cho lớp 1, lớp 2 là những đối tượng khó thực hiện việc học trực tuyến. Các đài truyền hình tỉnh, thành phố thực hiện tiếp sóng hoặc phát lại các chương trình này trong các khung giờ phù hợp trên sóng truyền hình địa phương.

Bên cạnh đó, thời gian ảnh hưởng dịch Covid, Bộ GD&ĐT đã kịp thời có hướng dẫn việc tinh giản chương trình, chuẩn bị các điều kiện dạy học trực tuyến nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh, kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng; đồng thời cung cấp nguồn học liệu điện tử hỗ trợ dạy học trực tuyến nhằm kịp thời giúp giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh được tiếp cận nguồn học liệu chính thống phục vụ hiệu quả quá trình dạy và học trực tuyến.

Kho bài giảng điện tử phục vụ dạy học trực tuyến và chuyển đổi số trong giáo dục đã được xây dựng. Đến nay, kho học liệu số đặt tại địa chỉ igiaoduc.vn đã tiếp nhận 41.670 bài giảng, trong đó có 26.374 bài giảng e-learning và 15.296 video bài giảng.

Tại hội nghị tổng kết năm học 2021 - 2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 được tổ chức ngày 12/8 vừa qua, 1 trong 10 đầu việc cụ thể Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ GD&ĐT tập trung thực hiện thời gian tới là đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý nhà nước, quản trị nhà trường, thúc đẩy học liệu điện tử, học trực tuyến như hoạt động bổ trợ lâu dài; đẩy mạnh giáo dục STEM; ứng dụng mạnh mẽ CNTT để đổi mới căn bản từ yêu cầu, hướng dẫn đến sản xuất, phân phối thiết bị, đồ dùng dạy học.

Chuyển đổi số trong toàn ngành cũng đã được Bộ GD&ĐT xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2022 - 2023.Theo đó, ngành Giáo dục sẽ tiếp tục xây dựng hạ tầng học tập quốc gia, kho học liệu số chia sẻ dùng chung toàn ngành gồm bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác; phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho các môn học; đồng thời triển khai nền tảng cung cấp các khóa học trực tuyến…

Vân Anh

" alt="Đã có hơn 17.300 học sinh, sinh viên được vay tiền mua thiết bị học trực tuyến" width="90" height="59"/>

Đã có hơn 17.300 học sinh, sinh viên được vay tiền mua thiết bị học trực tuyến