您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
Chân dung nhà thiết kế logo gây tranh cãi của Xiaomi
Ngoại Hạng Anh9人已围观
简介Trong sự kiện ra mắt sản phẩm ngày 30/3,ândungnhàthiếtkếlogogâytranhcãicủbóng đá mới nhất Xiaomi đã ...
Trong sự kiện ra mắt sản phẩm ngày 30/3,ândungnhàthiếtkếlogogâytranhcãicủbóng đá mới nhất Xiaomi đã giới thiệu logo mới. Về mặt hình ảnh, 4 góc của logo được bo tròn mạnh hơn, chữ "Mi" và màu nền cam đặc trưng không thay đổi. Trên một số sản phẩm cao cấp, màu của logo là đen và bạc. Ảnh: Xiaomi. |
Theo CEO Lei Jun, logo mới được Xiaomi tạo nên sau khi hợp tác với nhà thiết kế Kenya Hara. Sinh năm 1958 tại Nhật, Kenya Hara được mệnh danh là một trong những nhà thiết kế hàng đầu, góp phần thay đổi nền thiết kế đương đại Nhật Bản. Ảnh: Yatzer. |
Hara tốt nghiệp bằng thạc sĩ, khoa thiết kế tại Đại học Musashino vào năm 1983. Sau đó, ông gia nhập Trung tâm Thiết kế Nippon tại Tokyo. Đến năm 1992, ông thành lập Học viện Thiết kế Hara, tham gia trong mọi lĩnh vực thiết kế như quảng cáo, nhận diện thương hiệu, triển lãm và sách. Ảnh: Divisare. |
Theo DesignCulture, thiết kế của Hara dựa trên bản chất: mang đến ý nghĩa sâu sắc về thực tại thông qua hình ảnh thị giác, bắt nguồn từ văn hóa truyền thống Nhật Bản. Ảnh: Japan House. |
Trong sự nghiệp thiết kế, Hara từng làm việc cho nhiều đối tác, sự kiện lớn như Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Setouchi, Bảo tàng Nghệ thuật Nagasaki hay nhà sách Tsutaya. Năm 1998, Hara tham gia thiết kế lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội mùa đông tại Nagano. Ảnh: NDC. |
Đến năm 2001, Hara trở thành Giám đốc nghệ thuật của Muji, một trong những nhà bán lẻ đồ dùng gia đình, văn phòng phẩm nổi tiếng của Nhật. Ảnh: SurfaceMag. |
Dưới vai trò giám đốc nghệ thuật, Hara giúp Muji trở thành biểu tượng về sự thẩm mỹ. Ông tham gia thiết kế, giám sát những hoạt động quảng cáo, truyền thông, các triển lãm và thiết kế tạp chí của Muji với quan điểm "đôi khi sự đơn giản nổi bật hơn nét lộng lẫy". Ảnh: DesignCulture. |
Hara cũng tổ chức nhiều triển lãm như Re-Design (2000), Haptic (2004), Senseware (2007 và 2009), Architecture for Dogs (2012), House of Vision (2013) và Subtle (2014). Các triển lãm của ông tập trung vào hiệu ứng thị giác, dùng hình ảnh khơi dậy giác quan người xem. Ảnh: NDC. |
Trong các triển lãm, Hara thường hợp tác với một số nghệ nhân, nhà thiết kế nổi tiếng và các công ty như Honda, Panasonic, Sony... Ông cũng tham gia một số triển lãm với tư cách chọn lọc nội dung. Ảnh: Japan Times. |
Năm 2012, Hara trở thành Phó chủ tịch Hiệp hội Thiết kế Đồ họa Nhật Bản (JAGDA). 2 năm sau, Hara được bầu làm Chủ tịch Trung tâm Thiết kế Nippon. Ông cũng là thành viên Ủy ban Thiết kế Nhật Bản, thành viên ủy ban khoa học triển lãm Triennale năm 2016. Ảnh: DesignApplause. |
"Tôi thấy vai trò của nhà thiết kế đã thay đổi trong những năm gần đây, từ tạo ra hình ảnh đẹp mắt, nhận diện thương hiệu rõ ràng sang việc hình dung khả năng của một ngành công nghiệp", Hara chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Japan Times. Ảnh: Japan Times. |
Hara từng nhận nhiều giải thưởng danh giá như Giải thưởng Nhà thiết kế triển vọng của JAGDA năm 1990, Giải thưởng thiết kế Mainichi năm 2000, Giải thưởng Thiết kế Yusaku Kamekura năm 2001, Giải thưởng JAGDA vào các năm 2013, 2014 và 2015. Ảnh: Branding Agency London. |
Ông cũng xuất bản nhiều cuốn sách thiết kế được giới phê bình đánh giá cao, tập trung vào "sự trống rỗng" của thiết kế và triết học Nhật Bản. Một số đầu sách nổi tiếng của ông như Designing Design (2007) và White (2008), được dịch sang nhiều ngôn ngữ. Ảnh: David Perklin. |
Năm 2021, Hara hợp tác với Xiaomi cho logo mới. Sử dụng công thức toán học siêu hình elip (superellipse), ông đã tìm ra biến số thích hợp để tạo nên sự cân bằng giữa hình vuông và tròn trong logo mới nhưng vẫn đảm bảo yếu tố hiệu ứng thị giác. Ảnh: Xiaomi. |
"Không chỉ đơn thuần thay đổi hình ảnh, logo mới còn thể hiện tinh thần của Xiaomi, xoay quanh khái niệm 'sống động' (Alive)", Hara chia sẻ. Ảnh: Xiaomi. |
Theo Zing/DesignCulture
Facebook khiến logo tốn kém của Xiaomi trở thành hình tròn
Logo mới Xiaomi trông vẫn như cũ khi đăng tải lên Facebook.
Tags:
相关文章
Soi kèo góc Brisbane Roar vs Western Sydney, 15h35 ngày 31/1
Ngoại Hạng AnhPhạm Xuân Hải - 31/01/2025 06:57 Kèo phạt góc ...
阅读更多Tôi chạnh lòng vì làm giáo viên 21 năm lương không bằng công nhân trẻ
Ngoại Hạng AnhĐọc bài viết "Tôi dạy học 20 năm lương 14 triệu đồng" tôi thấy đồng cảm với những trăn trở làm nghề của tác giả. Tuy nhiên, theo dõi những ý kiến bình luận có cái nhìn khá tiêu cực về câu chuyện lương giáo viên, tôi lại thấy có chút chạnh lòng. Bản thân tôi hiện cũng đang là một nhà giáo. Từ khi ra trường tới nay, tôi đã công tác trong lĩnh vực giáo dục suốt 21 năm, trong đó có 15 năm được vào biên chế. Là giáo viên chủ nhiệm, cùng với số năm kinh nghiệm đi dạy như trên, tôi đang nhận mức lương vỏn vẹn 11 triệu đồng, đã bao gồm cả phụ cấp ngành, phụ cấp thâm niên, và hoàn toàn không có thêm bất cứ khoản trợ cấp nào thêm nữa.
Tất nhiên, nếu so với mức sống khi tôi ở nông thôn, xung quanh chủ yếu là công nhân, viên chức, mức lương ấy không phải quá thấp. Ít nhất, nó cũng giúp tôi đủ chi phí sinh hoạt hàng tháng và nuôi con ăn học. Vì thế, tôi cũng chưa bao giờ lên tiếng phàn nàn câu nào về chế độ lương bổng của mình. Tất cả những gì tôi làm là cống hiến hết mình cho công việc dạy dỗ các thế hệ học sinh nên người.
Thế nhưng, khi tôi đưa con lên thành phố, môi trường sống và chi phí sinh hoạt thay đổi hoàn toàn, tôi mới nhận ra số tiền lương mình nhận được chẳng thấm vào đâu, nhất là khi so với nhiều ngành nghề khác trong xã hội.
>> Giáo viên 'chạy sô'
Lấy ví dụ, có những em công nhân trẻ, kém tôi tới hơn chục tuổi, làm trong các khu công nghiệp, nhưng lương nhận về cũng cao hơn tôi, dù công việc của học không yêu cầu bằng cấp, không mất công, tốn sức học hành nhiều năm như giáo viên chúng tôi.
Và rồi, gia đình tôi mang tiếng là viên chức, thuộc tầng lớp trí thức, nhưng dần dần trở thành nghèo nhất trong khu chung cư sinh sống, cho dù xét cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề, tôi hơn tất cả. Dù chẳng có ý so sánh gì nhưng tôi cũng tự hỏi: liệu giáo viên đã được đối xử, trả lương một cách xứng đáng với vị trí và những công sức họ bỏ ra?
Để trang trải cho cuộc sống hằng ngày, tất nhiên tôi hoàn toàn có thể mở lớp dạy thêm chính học sinh của mình. Thậm chí, phụ huynh trong lớp cũng đề nghị tôi dạy thêm cho con họ. Nhưng vì lòng tự trọng nghề nghiệp, vì sợ mang tiếng xấu nên tôi nhất quyết không nhận dạy thêm.
Có lẽ cũng vì sự khác biệt đó mà giờ tôi vẫn phải sống rất chật vật, thỉnh thoảng đi dạy gia sư bên ngoài, hoặc tìm đủ thứ việc lặt vặt để làm thêm, kiếm thêm chút thu nhập để trả góp mua nhà, và để cuộc sống gia đình, con cái ở mức tối giản nhất. Tôi thật sự không biết, khi hai con tôi tới đây vào đại học, với sức khỏe và tuổi tác của mình, tôi không thể làm thêm nhiều công việc nữa, thì mình sẽ lấy tiền đâu để lo cho con và trang trải cuộc sống?