当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Wolves vs Aston Villa, 0h30 ngày 2/2: Nỗ lực thoát hiểm 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo St. Pauli vs Augsburg, 21h30 ngày 1/2: Đứt mạch toàn thắng
"Trước khi quay, tôi không nghĩ sẽ ảnh hưởng khi ra mắt. Hơn nữa, tôi tin tưởng hoàn toàn vào ê-kíp của anh Hồ Quang Hiếu", Hoàng Kim nói thêm về việc có cảnh quay nhạy cảm.
Cảnh quay bị cho là lộ ngực của Hoàng Kim trong MV Vụn vỡ. Ảnh: CMH. |
Theo nữ diễn viên, cô được tập trước một ngày, xem kịch bản chi tiết và nắm tâm lý nhân vật mới bấm máy. Bởi thế, Hoàng Kim không thấy ngại khi đóng cảnh bị cho là lộ ngực.
Lần đầu đóng MV nhưng nhận về nhiều tranh cãi vì có cảnh nhạy cảm, Hoàng Kim tâm sự đây sẽ là bài học để cô rút kinh nghiệm cho các dự án sau.
Trước đó, Hồ Quang Hiếu chia sẻ với Zing, ngay khi nhận được ý kiến có cảnh diễn viên nữ lộ ngực phản cảm, anh cùng ê-kíp đã họp và kiểm tra.
"Sự thật là bạn nữ có mặc áo lót bên trong, không lộ da thịt. Cảnh quay đó chỉ 1-2 giây. Nếu lộ thật, video của chúng tôi sẽ bị xóa khỏi nền tảng ngay lập tức", nam ca sĩ nói.
Anh cho biết thêm: "Chúng tôi chú trọng về thông điệp gửi đến khán giả và cân nhắc những nội dung nhạy cảm. Quá trình ghi hình, chúng tôi chọn những bối cảnh vừa phải, cảnh máu me cũng chừng mực. Trước khi MV lên sóng, ê-kíp cũng kiểm duyệt lại nhiều lần, cắt bỏ những cảnh không cần thiết".
Trong MV Vụn vỡ, Hồ Quang Hiếu vào vai một bác sĩ có người yêu là y tá. Khi phát hiện người mình yêu thích người khác, cô y tá tìm mọi cách để giữ chân, thậm chí tiêm thuốc để dày vò từ tinh thần đến thể xác.
(Theo Zing)
" alt="Nữ diễn viên nói về cảnh lộ ngực bị phản ứng trong MV Hồ Quang Hiếu"/>Nữ diễn viên nói về cảnh lộ ngực bị phản ứng trong MV Hồ Quang Hiếu
Zhang Jiayi, 31 tuổi, làm "con gái toàn thời gian" của bố mẹ ở quê nhà. Cô chia sẻ rằng một ngày làm việc điển hình của mình là buổi sáng đi dạo, nói chuyện cùng bố mẹ. Sau đó, họ đi chợ mua đồ, chuẩn bị bữa trưa. Nghỉ ngơi một chút rồi bắt đầu chuẩn bị cho bữa tối. Cha mẹ trả cô 1.500 USD/tháng.
"Không chỉ được nhận lương từ bố mẹ, tôi thực sự tận hưởng quá trình được ở bên họ và mong muốn ở bên gia đình. Gia đình tôi vẫn tin rằng những gì tôi đạt được về mặt cảm xúc là điều quan trọng hơn cả", cô chia sẻ.
Cô từng có một cửa hàng bán quần áo cho đến khi ngành kinh doanh này sụp đổ vì đại dịch. Sau đó, cô tiếp tục gặp khó khăn trong việc khôi phục lại từ đầu. Mặc dù cô đã đi tìm việc nhiều nơi nhưng không thành công.
Cô cho biết, ban đầu, những công việc như nấu ăn, lái xe và đi chợ mua đồ là những khái niệm hoàn toàn xa lạ. Cô thậm chí còn không phân biệt được các loại rau. Nhưng giờ đây, cô đã hiểu rõ và "những nhiệm vụ này không khó như cô tưởng tượng".
Nền văn hóa làm việc khốc liệt và mệt mỏi, có nơi đòi hỏi làm 72 giờ/tuần, cùng tình trạng khó tìm việc làm, là những nguyên nhân chính làm gia tăng người trẻ lựa chọn về sống với bố mẹ.
Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp ở người dưới 24 tuổi khu vực thành thị đã tăng lên 21,3% trong tháng 6; 4,1% ở người từ 25 đến 59 tuổi.
Tuy nhiên, chuyện ăn bám bố mẹ của một số bộ phận giới trẻ còn có nguyên nhân khác, xuất phát từ chính bản thân họ.
Zhang Xinyang trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ Toán ứng dụng tại một trường đại học hàng đầu Trung Quốc năm 16 tuổi. Anh được kỳ vọng sẽ có một tương lai tươi sáng, công việc tốt, lương cao, báo hiếu cha mẹ.
Nhưng giờ đây, anh đã 28 tuổi, làm tự do và vẫn phụ thuộc tài chính vào bố mẹ. Anh từng nổi tiếng là "sinh viên đại học trẻ nhất Trung Quốc", "sinh viên mới tốt nghiệp trẻ nhất Trung Quốc".
Điều kiện kinh tế gia đình chỉ ở mức tầm trung nhưng anh từng đòi bố mẹ mua cho căn hộ ở Bắc Kinh trị giá 275.000 USD. Khi ấy, anh nói với bố mẹ rằng nếu không có nhà, anh sẽ bỏ ngang thạc sĩ, cũng như không học lên tiến sĩ. Chiều theo ý anh, bố mẹ anh đã thuê một căn hộ và nói dối rằng họ mua cho anh.
Anh hoàn thành bằng tiến sĩ vào năm 2019 và sau đó trở thành giảng viên tại Đại học Sư phạm Ninh Hạ. Tuy nhiên, anh đã nghỉ dạy vào tháng 8/2021. Hiện tại, anh không làm công việc toàn thời gian, chỉ có vài nghìn tệ trong tài khoản ngân hàng. Anh thuê một căn hộ ở Thượng Hải và vẫn phụ thuộc tài chính vào bố mẹ.
Chia sẻ trong 1 cuộc phỏng vấn, anh nói: "Cha mẹ nợ tôi điều này. Căn hộ mà họ chưa bao giờ mua cho tôi, hiện có giá trị lên đến 1,4 triệu USD".
Một số người mô tả trường hợp của Zhang Xinyang là "sự sụp đổ của một thần đồng", theo SCMP.
Những đứa con ăn bám bố mẹ có thể là "sản phẩm" của sự nuông chiều. Cha mẹ chiều con quá mức có thể hại cuộc đời đứa trẻ.
Yang Suo sinh tại Tín Dương, Hà Nam (Trung Quốc), được nuông chiều từ bé dẫn đến thói quen ỷ lại, bị động. Năm 8 tuổi, cậu vẫn được cha mẹ bế hoặc khiêng trên một chiếc giỏ tre vì không muốn con đi bộ mỏi chân.
Cha mẹ vì làm việc quá sức mà sức khoẻ ngày càng giảm sút và rồi qua đời. Tưởng như bi kịch giúp cậu trở thành con người mới nhưng với bản tính ương bướng, không có chí tiến thủ, cuộc đời cậu lao dốc. Cậu qua đời vì đói và lạnh, khi còn rất trẻ, chỉ mới ngoài 20 tuổi.
Tổng hợp
Gần mười năm sau, như mọi thanh niên bước ra khỏi cánh cổng trường phổ thông, tôi đứng trước nhiều lựa chọn nghề nghiệp. Khi ấy, thày giáo dạy văn khuyên tôi nên theo học văn; người quen của gia đình thì lại giới thiệu tôi học ngoại giao; và có cả lựa chọn học ngành ngoại ngữ.
Nhưng rồi chính ký ức về màu áo trắng tinh khiết của cô bác sĩ bệnh viện huyện năm nào đã khiến tôi chọn đăng ký nguyện vọng vào Đại học Y Hà Nội - một lựa chọn rất khó.
Đến hôm nay, sau đúng 50 năm, màu áo ấy với tôi vẫn luôn là biểu tượng của sự thanh cao và trí tuệ.
Ngày Thầy thuốc Việt Nam năm nay, có một nhà báo hỏi tôi: Những tiêu cực xuất hiện trong ngành y, là bởi vì cái tâm của các cán bộ y tế, hay là bởi vì chế độ đãi ngộ dành cho họ chưa tương xứng? Các vấn đề của ngành y tế, là từ chủ quan các y bác sĩ, hay là từ khách quan của nền kinh tế thị trường?
Tôi không suy nghĩ, mà trả lời luôn: Tất nhiên, cả hai nguyên nhân đều quan trọng. Nhưng gốc rễ của nghề y, vẫn phải là ý thức cống hiến của người thầy thuốc.
Đó không phải một nghề để làm giàu. Ngay từ lúc đăng ký nguyện vọng vào trường y, anh đã lựa chọn một sứ mệnh, chữa bệnh cứu người. Để kiếm tiền, người ta có thể lựa chọn trở thành thương nhân, nhà sản xuất hay thậm chí là nghệ sĩ. Nhưng trong nghề y, thì sức khỏe của bệnh nhân phải được đặt lên trước hết. Người thầy thuốc, phải luôn tâm niệm điều đó. Nó không thể là một nghề nghiệp của những phép toán thiệt - hơn. Anh sẽ phải cứu người bệnh - ngay cả khi đó có là một kẻ thù trong chiến tranh.
Đúng là nền kinh tế thị trường đặt ra những đòi hỏi mới về sự đãi ngộ với cán bộ y tế. Bây giờ, chúng ta không thể sống như thời bao cấp, được làm việc và cống hiến đã là một hạnh phúc. Đòi hỏi sự cống hiến vô điều kiện trong thời đại này là phi lý. Các chính sách vĩ mô, cũng như là các cơ chế đãi ngộ của xã hội đối với nghề nghiệp đặc biệt này, sẽ còn cần phải hoàn thiện.
Nhưng trên hết, tôi vẫn tin rằng trong nghề y, tinh thần cống hiến vẫn là đòi hỏi đầu tiên. Nếu phải đi tìm một nguyên nhân cho bất kỳ vấn đề nào của ngành, phải hỏi đến thái độ và lương tâm của người thầy thuốc trước nhất.
Nghề y mang những đòi hỏi rất đặc thù. Thi đầu vào khó, học rất dài, và người thầy thuốc phải không ngừng tự trau dồi trong suốt cuộc đời. Những kiến thức y học mới liên tục được cập nhật. Họ còn phải làm việc trực tiếp với những nỗi đau và những trạng thái mẫn cảm nhất của con người, nên còn phải trang bị sự tinh tế trong ứng xử và biết đồng cảm trong tâm hồn.
Để có được sự phấn đấu liên tục đó, thì người thầy thuốc phải yêu nghề của mình một cách vô điều kiện. Người ta sẽ không thể trở thành một thầy thuốc đúng nghĩa, nếu làm việc theo phản xạ “có điều kiện”.
Sự cao quý của chiếc áo blouse trắng, phải được bảo vệ bởi chính những người đang khoác nó lên mình, trước khi hỏi đến đãi ngộ của xã hội.
Bất kỳ ai đã đọc 9 điều căn dặn của Hải Thượng Lãn Ông, thì sẽ nhận ra rằng: từ thời xa xưa, khi chưa có nền kinh tế thị trường hay chủ nghĩa vật chất, cụ đã phải dặn người làm thuốc “không nên cầu lợi, kể công”; “chớ mưu cầu quà cáp”; cầu cạnh người giàu mà khinh rẻ người nghèo. Bản chất của con người là sân si, và nếu không thể tự chiến thắng điều đó, thì cho dù có ở thời đại nào, có được đãi ngộ ra sao, người ta vẫn sẽ mưu cầu, đòi hỏi.
Hơn 40 năm gắn bó với ngành y, tôi quan sát và nghiệm ra: những người đặt các phép tính thiệt - hơn cao hơn sứ mệnh với bệnh nhân cũng sẽ chẳng thể trở thành thầy thuốc giỏi. Không có tình yêu, anh không thể tìm tòi và nghiên cứu liên tục.
Tôi vẫn gặp rất nhiều những người như thế, họ yêu và cống hiến vô điều kiện cho sự thanh cao của màu áo trắng. Mặc dù những tiêu cực vẫn tồn tại, tôi tin rằng cái tốt đã và sẽ lấn át cái xấu. Tôi cũng tin rằng người dân và các bệnh nhân cũng hiểu được điều đó.
Mỗi dịp 27/2, tôi luôn cố gắng tìm cho mình một khoảng tĩnh lặng để nghĩ về nghề của mình. Dù còn nhiều việc phải làm, nhiều tình thế phải đương đầu, nhưng tôi tin nhiều đồng nghiệp của tôi vẫn đang nỗ lực vì một niềm tin áo trắng.
Nguyễn Thị Kim Tiến
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt="Blouse trắng"/>Đơn cử một chiếc xe ô tô tô cá nhân dưới 9 chỗ ngồi Việt Nam sẽ phải kiểm định lần đầu ngay từ lúc chưa lăn bánh với thời hạn 2,5 năm (30 tháng); mỗi kỳ sau đó cách nhau 1,5 năm (18 tháng) cho đến năm thứ 7. Từ năm thứ 7-12, chu kỳ đăng kiểm là 1 năm (12 tháng); và sau năm thứ 12, chu kỳ này rút xuống còn 6 tháng/lần.
Với chu kỳ trên, nếu một ô tô con cá nhân sau 15 năm sử dụng sẽ phải kiểm định 16 lần; còn nếu sử dụng liên tục trong 20 năm thì chiếc xe đó phải cần tới 26 lần đến cửa đăng kiểm. Con số này đối với các loại xe kinh doanh vận tải, ô tô chở người trên 9 chỗ ngồi, xe tải hoặc xe có cải tạo còn lớn hơn rất nhiều.
Vậy, các nước trên thế giới có chu kỳ đăng kiểm ô tô như thế nào, có dày như ở Việt Nam không? Thống kê dưới đây (dựa trên số lần đăng kiểm của ô tô cá nhân dưới 9 chỗ ngồi với cùng quãng thời gian là 20 năm)sẽ phần nào cho biết điều đó.
Nhật Bản, các nước EU: 9 lần/20 năm
Tại các quốc gia hàng đầu về sản xuất ô tô như Nhật Bản hay Liên minh châu Âu (EU), ô tô chỉ phải kiểm định lần đầu sau khi sử dụng đến 3 năm, sau đó chu kỳ đăng kiểm là 2 năm/lần. Như vậy, với 1 chiếc xe sử dụng 20 năm ở các nước này sẽ đưa đi kiểm định tổng cộng là 9 lần.
Hàn Quốc: 9 lần/20 năm và thêm 10 lần kiểm tra khí thải
Tại xứ sở kim chi, ô tô con sẽ cần kiểm định về an toàn kỹ thuật lần đầu không quá 4 năm kể từ sau khi đăng ký mới, sau đó là mỗi 2 năm/lần. Ngoài ra, Hàn Quốc quy định riêng đối với những xe con sử dụng quá 10 năm phải đi kiểm định khí thải hàng năm.
Như vậy, một chiếc xe con 20 năm tuổi tại Hàn Quốc sẽ phải kiểm định tổng cộng 9 lần về an toàn kỹ thuật cùng với 10 lần kiểm định về chất lượng khí thải.
Singapore: 15 lần/20 năm
Giống như ở Nhật Bản và châu Âu, ô tô tại Singapore cũng chỉ phải đi kiểm định lần đầu sau 3 năm lăn bánh. Chu kỳ tiếp theo là 2 năm/lần và từ năm thứ 10 trở đi là đăng kiểm hàng năm. Một chiếc xe con sử dụng 20 năm ở Singapore sẽ phải kiểm định tổng cộng 15 lần.
Australia (bang New South Wales): 16 lần/20 năm
Mỗi bang của Australia (Úc) có thẩm quyền ban hành luật riêng liên quan đến đăng kiểm, đồng thời có các quy định pháp lý để kiểm tra an toàn của xe cũng như khí thải khác nhau.
Ở New South Wales - tiểu bang đông dân nhất nước Úc, xe ô tô trên 5 năm tuổi mới bắt buộc phải kiểm định hàng năm. Có nghĩa là để lăn bánh được 20 năm, một chiếc ô tô con ở New South Wales phải đăng kiểm 16 lần.
Anh: 18 lần/20 năm
Tại Anh quy định các phương tiện từ 3 năm sử dụng trở lên phải kiểm tra định kỳ hàng năm về an toàn và khí thải. Như vậy, ở Anh sẽ phải mất 18 lần kiểm định cho một chiếc xe lăn bánh 20 năm.
Mỹ: Thậm chí không có khái niệm "đăng kiểm"
Ở Mỹ, không có khải niệm rõ ràng về việc đăng kiểm phương tiện mà được chia thành các quy định riêng, phụ thuộc vào luật của từng bang. Về cơ bản, các quy định này được phân chia theo 4 tiêu chí gồm: kiểm tra an toàn định kỳ; kiểm tra khí thải định kỳ; kiểm tra an toàn trước khi bán xe, sang tên và kiểm tra an toàn tại thời điểm đưa phương tiện từ nơi khác đến địa phương.
Các tiểu bang của Mỹ đều có luật cấm thay đổi cấu trúc xe cộ - Vehicle modifications (cấm việc thay đổi độ cao gầm xe, không thay đèn pha quá sáng, không lắp đèn lên nóc xe tải...), kiểm soát việc này do cảnh sát thực hiện. Ngoài ra, trước khi bán xe hoặc chuyển sang một bang khác, chủ xe phải đăng ký lại, kèm theo chứng nhận kiểm tra an toàn.
Hiện có 15 bang ở Mỹ yêu cầu kiểm tra an toàn định kỳ hàng năm hoặc 2 năm một lần. 31 bang yêu cầu kiểm tra khí thải định kỳ và mức độ khí thải có thể thực hiện tại các cơ sở tư nhân được cấp phép. Một số bang như Iowa, Florida hay Kansas không bắt buộc điều này.
Dựa vào chu kỳ đăng kiểm ở các nước nói trên, có thể thấy tại Việt Nam đang có chu kỳ thuộc loại dày "khủng khiếp", gấp từ 2-3 lần so với nhiều nước trên thế giới. Điều đáng nói là ở các quốc gia nói trên, xe mới lăn bánh hầu như không phải thông qua bước kiểm định.
Việc chu kỳ kiểm định quá dày như ở Việt Nam hiện nay đã và đang dẫn đến rất nhiều bất cập, tốn kém, mất thời gian, công sức và cả chi phí cơ hội của hàng triệu người mỗi năm.
Do vậy, dư luận nhân dân cho rằng, bộ GTVT cần khẩn trương nghiên cứu, điều chỉnh chu kỳ kiểm định cho phù hợp với thực tế, trong đó nên tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Đề xuất không phạt ô tô quá hạn đăng kiểm 15 ngày, cánh tài xế vẫn 'kêu ít'Ô tô quá hạn đăng kiểm 15 ngày có thể được phép di chuyển đến các đơn vị đăng kiểm để thực hiện kiểm định mà không bị phạt với điều kiện không được chở thêm người, hàng hóa, kinh doanh vận tải." alt="Chu kỳ đăng kiểm ô tô ở Việt Nam dày gấp 3 lần Nhật Bản"/>Cụ thể, công văn ghi: ‘Nhiều người cao tuổi đang sống tại trung tâm chúng tôi luôn ao ước được một lần trải nghiệm ngồi trên máy bay, trong khi hiện tại sức khoẻ không cho phép để di chuyển bằng máy bay thực sự.
Trong lúc đang tìm cách để hiện thực hoá ước mơ của các cụ, chúng tôi biết rằng sân bay Nội Bài đang giữ một chiếc máy bay Boeing 727 của hãng hàng không Campuchia bị bỏ quên 12 năm’.
Chính vì vậy, đại diện trung tâm quyết định gửi công văn đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cho trung tâm xin chiếc máy bay này để phục vụ cho các cụ đang sống tại trung tâm và những người cao tuổi khác có mong muốn tương tự.
Chia sẻ với phóng viên, bà Hoàng Thị Thu Ngân, Phó Giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cho biết, sau khi gửi công văn, họ đang chờ phản hồi từ phía Cục Hàng không.
‘Đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã liên lạc, xác thực thông tin. Họ chia sẻ rằng, nếu phía Cục Hàng không đồng ý thì sẽ cùng chúng tôi lên phương án hỗ trợ đưa máy bay về’, bà Ngân nói.
Đại diện trung tâm này cũng cho biết, hầu hết người cao tuổi trong viện dưỡng lão đều là những người đã cống hiến, dành trọn thanh xuân của mình cho đất nước.
Các cụ già trong hoạt động chụp ảnh tập thể tại viện dưỡng lão. |
Hầu như các cụ đều đã yếu, răng đã rụng, mắt đã mờ, nhưng vẫn ao ước được một lần đi máy bay. Vì vậy, phía trung tâm hy vọng ước mơ của các cụ sẽ sớm trở thành hiện thực.
Được biết, máy bay Boeing 727-200 mang số hiệu đăng ký XU-RKJ bị bỏ lại sân bay Nội Bài từng thuộc sở hữu của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines (Campuchia) từ ngày 1/5/2007.
Sau 12 năm, Cục Hàng không vẫn chưa quyết định phương án xử lý tàu bay bỏ quên này.
Kết hôn từ năm 21 tuổi nhưng chỉ sau 9 năm chung sống, người phụ nữ sinh năm 1954 ly hôn vì cho rằng chồng thiếu sự quan tâm đến gia đình.
" alt="Xúc động lý do viện dưỡng lão 'đánh liều' xin máy bay Boeing của Cục Hàng không"/>Xúc động lý do viện dưỡng lão 'đánh liều' xin máy bay Boeing của Cục Hàng không