Thể thao

Loại bỏ Fan Page là chìa khóa giúp Facebook trở lại 'kết nối con người'

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-04-18 19:28:20 我要评论(0)

Nếu một ai đó vẫn chưa hình dung ra được sức mạnh khổng lồ của Facebook thì vào tuần này,ạibỏFanPagelịch c1lịch c1、、

Nếu một ai đó vẫn chưa hình dung ra được sức mạnh khổng lồ của Facebook thì vào tuần này,ạibỏFanPagelàchìakhóagiúpFacebooktrởlạikếtnốiconngườlịch c1 "anh Mark" đã có câu trả lời dành cho họ. Khi Facebook đem thử nghiệm tách đôi News Feed thành 2 luồng tin cho gia đình/bạn bè và luồng tin cho các Fan Page (không trả phí) vào tuần trước, nhiều Page tại các quốc gia bị thử nghiệm đã nhanh chóng chứng kiến lượng tương tác giảm còn... 1/3 đến 1/4 trước đây.

Tuyên bố của vị phó chủ tịch phụ trách News Feed tại Facebook chỉ khẳng định: "Chúng tôi đang thử nghiệm cung cấp 1 không gian riêng để mọi người theo dõi gia đình và bạn bè, một không gian riêng tên gọi Explore dành cho các Page... Hiện tại, không có kế hoạch nào để mở rộng thử nghiệm này ra ngoài các quốc gia đang tham gia và cũng không có kế hoạch ép các Page phải trả tiền cho toàn bộ nội dung phân phối trên News Feed hay Explore".

Tâm thư của Facebook về vấn đề News Feed mới cho thấy nguyện vọng kết nối của người dùng là nguyên nhân cốt lõi.

Dĩ nhiên, bất chấp những lời trấn an này, các Fan Page, các trang tin, các thương hiệu, các nhà sản xuất nội dung vẫn nên xác định tìm cách lo "hậu sự" cho sự hiện diện miễn phí của mình trên Facebook. Trong lịch sử tồn tại suốt bao nhiêu năm qua của Facebook: gần như không có mấy thử nghiệm trên Facebook lại bị đảo ngược, ngay cả khi chúng gây khó khăn cho người dùng.

Với động thái tách đôi News Feed, Facebook lại càng có lý do để làm như vậy. Rõ ràng là một trải nghiệm News Feed tập trung vào gia đình và bạn bè sẽ làm hài lòng rất nhiều người: khi người dùng Facebook có thói quen nhấn Like "vô tội vạ" trên các shop, các page "nhảm nhí", chắc chắn sẽ có lúc nào đó họ cảm thấy rối loạn vì bài viết từ bạn bè bị đan xen với quá nhiều những sản phẩm mỹ phẩm, những đơn hàng xách tay hay đủ các thể loại "deep" từ Em+ đến Her Plus và Anh Tâm Sự. Dĩ nhiên, không phải lúc nào các Fan Page cũng chỉ đưa ra các nội dung không nhiều ý nghĩa tới người dùng, song rõ ràng hiện tượng "loạn" Page sẽ làm giảm mức độ kết nối giữa người thật với người thật – vốn là chìa khóa tạo ra sự khác biệt của Facebook.

3_3e573

Nhìn vào News Feed ngày nay, ít ai nhớ được rằng sự trỗi dậy mạnh mẽ của Facebook không hề đi kèm với quảng cáo: phải đến khi Facebook vài năm tuổi đời, các nội dung "Sponsored" mới xuất hiện. Để xây dựng đế chế, đầu tiên và trên hết, Facebook là công cụ để bạn thể hiện bản thân mình một cách dễ dàng tới bạn bè và nhận được phản hồi cho sự "thể hiện" ấy. Giữa Facebook và Yahoo 360/MySpace, rõ ràng là những câu status ngắn, trọng tâm vào ảnh cùng cơ chế bình luận trực quan đã giúp mạng xã hội của Mark Zuckerberg lên ngôi.

Nói cách khác, Facebook đã có thời dùng để kết nối con người thật trên mạng ảo. Còn Facebook ngày nay "loạn" quá nhiều Page cho đến các biện pháp "hack" Like hoặc những lời chèo kéo Like/Inbox, khiến cho khâu kết nối người-người bị xen với quá nhiều nội dung không liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày.

Hiện tượng mất tầm nhìn này sẽ khiến chính Facebook phải chịu thiệt. Thành công của Snapchat là ví dụ rõ rệt nhất: với trọng tâm đặt vào những bức ảnh có caption ngắn, Snapchat tạo ra phương pháp liên lạc/thể hiện rất dễ dàng cho giới trẻ. Snapchat cũng có kênh bạn bè/gia đình tách riêng với kênh dành cho nhãn hàng.

Tách rời nội dung cá nhân và nội dung do bên thứ 3 phát hành là chìa khóa giúp Snapchat trở thành mối đe dọa tới Facebook.

Không gì có thể lấy lại được những người dùng đã mất lòng tin vào Facebook và chuyển sang Snapchat, ngoại trừ một động thái... copy nữa. Một bảng tin chỉ toàn các bài đăng chủ động từ gia đình và bạn bè sẽ là cách để Facebook trở lại thành một công cụ kết nối hiệu quả giữa người dùng và người dùng - ngay cả việc bạn đăng tải tin có caption do bạn tự nghĩ cũng vẫn mang nhiều ý nghĩa tới bạn bè hơn là bài chia sẻ từ một "admin" xa lạ đằng sau một Page nào đó.

Và hiển nhiên, việc tách News Feed ra làm 2 nửa theo cùng một cách của Snapchat cũng sẽ giúp Facebook kiếm thêm tiền: nếu muốn chen chân vào News Feed cũ, các Page phải trả tiền mua bài Sponsored. Dần dần, Explore sẽ trở thành một "bãi hoang" không mấy ai muốn sử dụng (vì không có tính kết nối rõ rệt), còn Sponsored trên News Feed cũ sẽ trở thành luồng tin duy nhất cho phép các nhãn hàng, các trang tin tiếp xúc với người dùng Facebook.

Một mũi tên trúng 2 con nhạn. Facebook thu nhiều tiền hơn, người dùng cũng vừa lòng hơn. Hãy ngay lập tức chuẩn bị cho sự trở lại của Facebook.

Theo GenK

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Là cảm giác và tâm trạng của bất cứ bà mẹ nào khi buộc phải phá bỏ khúc ruột của mình. Không chỉ họ, những người trực tiếp làm công việc này cũng không thoát khỏi sự giày vò và cắn rứt lương tâm…

"Mình giết quá nhiều người mình mới khổ thế?”

Bác sỹ (BS) sản phụ khoa nổi tiếng ở đất Hà Thành Lê Thị Kim Dung, Trưởng phòng khám sản phụ khoa, Trung tâm Y tế Thái Hà, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn luôn cho là như thế mỗi khi gặp chuyện không may mắn. Tận đáy lòng mình, bà không hề muốn làm việc đó nhưng vì trách nhiệm bà buộc phải làm, BS Dung chia sẻ.

Rồi bà kể, ngày còn công tác tại Bệnh viện (BV) Phụ sản Hà Nội bà được mệnh danh là “thần trùng” về phá thai to. Trong quá trình thực hiện chuyên môn, vì áp lực công việc bà không thấy lăn tăn gì, mà chỉ tập trung vào việc chuyên môn. Nhưng khi có chuyện buồn, hoặc những vướng mắc trong cuộc sống, bà lại nghi ngại tự hỏi: “Hay là vì mình giết nhiều người quá nên mình mới khổ thế?”.

Những day dứt đó khiến bà bắt đầu cảm thấy “ghê tay” mỗi khi gặp những ca phá thai lớn tuổi. Và có lúc bà đã phản kháng lại khi lãnh đạo BV chỉ định bà phải nạo những thai nhi đã quá to.

Theo bác sỹ Dung, mỗi ca phá thai là một câu chuyện buồn, và bà cảm thương cho những người mẹ vì mong mỏi có con trai “nối dõi tông đường” mà buộc phải bỏ đi những khúc ruột của mình. Cũng có những người mẹ trẻ con nạo hút thai vì lỡ dại và chưa đủ trưởng thành để sinh con, nhưng “đừng nên trách các con vì lỗi ở đây là do người lớn, chúng ta chưa biết giáo dục con tránh những cạm bẫy đó, cũng như quá lơ là trong việc dạy con dẫn đến những hậu quả đáng tiếc đó”, bà Kim Dung chia sẻ.

Câu chuyện buồn nhất, xót xa nhất và đáng nhớ nhất đối với bà Dung có lẽ là trường hợp của chị T. (Ba Đình, Hà Nội). Chị này đi phá thai khi cái thai đã được trên 7 tháng tuổi. Ca này bà Dung không trực tiếp làm mà một đồng nghiệp của bà thực hiện. Sau khi phẫu thuật vị bác sỹ này kể lại với bà Dung chuyện đứa bé khi cho ra khỏi bụng mẹ vẫn sống nên cô đã phải cho vào tủ lạnh để cho nó chết.

Ngay lập tức bà Dung đã chạy vào phòng, mở tủ lạnh và lấy đứa trẻ ra đưa lên phòng cấp cứu vì khi mở tủ lạnh ra đứa trẻ vẫn còn thoi thóp thở. Mặc dù đứa bé không cứu được nhưng đến tận bây giờ mọi người trong khoa, BV vẫn mang chuyện này ra kể với một sự thán phục và trân trọng…

Ái ngại nhưng vẫn phải làm vì… “miếng cơm, manh áo”

“Trót làm nghề này nên tôi mới phải làm, nhưng chưa bao giờ tôi làm việc đó vì tiền” – BS Kim Dung khẳng định. Nhưng những con người có trái tim bao dung và có điều kiện kinh tế như bà Dung không có nhiều. Đa số BS sản khoa cho biết, họ làm một phần là vì công việc nhưng phần lớn là vì “miếng cơm, manh áo”. Đây là một thực tế. Hơn nữa, có “cầu” thì mới có “cung”.

Cũng theo bà Dung, phần lớn những người nạo phá thai là những người mong muốn kiếm "mụn" con trai hoặc những người có thai “ngoài luồng”. Cũng chính vì lý do này, họ bí mật tìm đến các cơ sở y tế tư nhân để phá thai để khỏi bị mang tiếng và lộ tung tích...

Đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng này của khách hàng, các dịch vụ khám thai, nạo hút thai “chui” mọc ra như nấm. Một BS sản khoa cho biết, vẫn biết phá thai to là vô cùng nguy hiểm, nhưng vì kinh tế, chả nhà chuyên môn nào từ chối cả. Hơn nữa, với quan niệm mình là nhà cung cấp dịch vụ mình phải chiều lòng khách hàng, phải coi “khách hàng là thượng đế”.

Với những trường hợp phá thai to, vị BS này cho biết, trừ một số BS vô cảm, còn hầu hết đều thấy áy náy khi phải làm công việc này. Thế nên mới có chuyện, có nữ hộ sinh đã phải bỏ nghề sau một thời gian gắn bó với công việc này.

Có người sau mỗi ca phá thai, nhất là những thai nhi đã lớn về nhà lo lắng đến mất ăn, mất ngủ. Dẫu có ngủ được thì lại mê man, mộng mị thấy rất nhiều trẻ con đến quấy quả, đòi mạng… Thậm chí có người lập cả bát hương ở nhà và cơ quan chỉ để thờ các vong linh mà mình đã phá bỏ, để chúng đỡ oán hận…

“Mỗi khi phá bỏ những thai nhi đã thành hình người, tôi cũng day dứt và ái ngại lắm nhưng vì công việc và thu nhập vẫn phải làm”, BS Đ.H (một BS đã gắn bó với lĩnh vực sản khoa lâu năm) tâm sự. Nhưng ám ảnh về mặt tâm linh ít hơn nhiều so với áp lực về trách nhiệm.

“Rõ ràng mình làm vượt quá thẩm quyền và sai quy định chuyên môn, nhưng vẫn làm với hy vọng đừng có chuyện gì xảy ra”, vị này chia sẻ.

Để giải quyết khâu áy náy về mặt tâm linh và đạo đức, BS Đ.H cho biết, mỗi khi tiến hành thủ thuật xong, ông gói ghém cẩn thận cái thai vừa phá rồi thuê xe ôm mang ra nghĩa địa chôn cất và hương khói tử tế. Không chỉ có vậy, ông cũng đã từng làm phúc bằng cách cố gắng khuyên nhủ, động viên khách hàng giữ cái thai lại, trong trường hợp có thể.

Điển hình là trường hợp một cô gái lỡ dại có bầu với bạn trai nhưng cậu bạn này lại không muốn cưới. Trong khi đó, cái thai đã hơn 7 tháng tuổi. Vừa sợ tai biến xảy ra, vừa không muốn giết thêm một sinh linh vô tội, BS H. đã khuyên cô bé tìm cách nói dối gia đình đi một nơi thật xa để sinh con. Nếu không có điều kiện nuôi dưỡng thì cho đứa bé cho những gia đình hiếm muộn đang muốn xin con nuôi. Thế là trọn vẹn cả đôi đường…

Sự việc diễn ra suôn sẻ, BS H. cảm thấy vui vui trong dạ, còn người mẹ trẻ kia cũng tránh được nỗi ám ảnh trong suốt phần đời còn lại.

(Theo Pháp luật Việt Nam)

" alt="Ám ảnh chuyện 'tước' quyền làm người của thai nhi" width="90" height="59"/>

Ám ảnh chuyện 'tước' quyền làm người của thai nhi