Trong một lần tình cờ, con gái tôi đọc được tin nhắn trên điện thoại của người yêu. Nó sững người khi trước mắt là những dòng tin qua lại của gia đình cậu ấy, đặc biệt người chị gái, một cô gái 30 tuổi, đang sống không hôn thú với người đàn ông Hàn Quốc (đã có vợ) và đang làm việc tại Việt Nam. Con gái tôi chụp màn hình những tin nhắn đó và chia sẻ tâm sự với tôi.
Hàng chục tin nhắn, nhưng tôi chỉ nhớ nội dung một số tin. Đại loại là: “Nhà nó có hai con gái, lại giàu có thế, cậu phải khéo léo thì mình đỡ vất vả. Với nó (con gái tôi), cậu phải lạnh lùng. Mình đẹp trai, mình có quyền. Việc cưới xin, nhà cửa, nhà nó phải có trách nhiệm lo hết”.
Bà mẹ cậu ấy thì nhắn cho con trai rằng: “Mẹ thấy nhà nó giàu, nhưng bố mẹ nó không dễ đâu. Con phải làm cho con gái họ thích mình, bị phụ thuộc vào mình, chính nó sẽ phải gây sức ép với bố mẹ nó thì mình mới có thể có được cái này, cái khác, chứ chỉ lấy vợ thì con lấy đâu chẳng được”.
Quả thực, hai mẹ con tôi quá sốc, nhưng con gái tôi thì đã rất nặng tình, nó buồn, nhưng chỉ im lặng, không dám thể hiện, chỉ sợ cậu kia biết, sẽ bỏ nó.
Tháng trước, con gái báo với tôi là cháu có thai. Tôi gọi hai đứa lại nói chuyện. Cậu bạn cháu bảo sẽ báo gia đình lo đám cưới. Đồng thời cậu ấy cũng xin phép tôi dọn về ở chung với mấy mẹ con tôi để tiện chăm sóc người yêu và đứa con. Tôi đồng ý, thu dọn bớt hàng hóa, dành cho hai đứa một tầng nhà. Nhưng đợi mãi, không thấy gia đình cậu ấy có ý kiến, bản thân cậu ấy với bản tính cục cằn, thô lỗ khi ở chung lại càng thể hiện rõ, luôn gây sự, xích mích với con gái tôi hàng ngày, khiến cháu khóc lóc, bỏ ăn. Có hôm, cậu ấy bỏ đi ngủ ở ngoài, con gái tôi gọi điện cậu ấy không nghe máy.
Những tưởng, con gái tôi sẽ hưởng cuộc sống hạnh phúc khi công ăn việc làm đầy đủ, cha mẹ kinh tế không đến nỗi khó khăn, lại có người chồng tương lai sáng sủa rồi lại sắp được chào đón đứa con chào đời, ấy vậy mà ở cùng với con, tôi thấy con tôi khổ quá.
Tôi hỏi con gái về lý do các cháu cãi nhau, con gái tâm sự rằng cậu kia chưa muốn cưới vì chưa có nhà, chưa có ô tô, kể cả chưa có tiền cưới. Cậu ấy bảo hai đứa có ở đây với mẹ thì cũng chỉ là “ở nhờ”. Cậu ấy xui con gái tôi bảo bố mẹ bán cái nhà và cửa hàng ở quê, ra Hà Nội kinh doanh, số tiền có được, chia đều cho hai con gái, để chúng mua xe, mua nhà sống riêng. Còn nếu không, sẽ không cưới xin gì nữa. Cậu ấy sẽ dọn ra ngoài ở, con gái tôi cứ sinh con, cứ ở với mẹ, mẹ chăm sóc, thỉnh thoảng cậu ấy qua chơi.
Tôi chủ động liên hệ với bố mẹ cậu “con rể hờ”, họ nói đã biết các cháu sắp có con, nhưng cũng chẳng biết giúp gì cho các cháu. Đi xem bói thì thầy nói cuối năm mới cưới được, mà thời gian đó chắc con gái tôi sinh con rồi. Qua cách nói chuyện thì tôi thấy họ không thiết tha chuyện cưới xin gì.
Kể đến đây, người phụ nữ bỗng thở dài rồi tiếp: “Với kinh tế khá giả hiện nay, việc tổ chức một đám cưới hay lấy được chồng không quá khó, nhưng để có một gia đình hạnh phúc, cần người chồng, người đàn ông yêu thương vợ con, có tinh thần trách nhiệm, có ý chí vươn lên, có lòng tự trọng, tự tin trong cuộc sống… Đấy là điều tôi suy nghĩ, đắn đo. Đành rằng, con tôi khát khao có một đám cưới, để sinh con ra có cha có mẹ, nhưng không vì thế mà tôi nhắm mắt thực hiện những điều chàng rể tương lai ngã giá”.
“Tôi cứ nghĩ, thà con tôi làm mẹ đơn thân rồi sau này gặp người tử tế vẫn chưa muộn. Chứ nhìn vào chàng rể hám của hiện nay, tôi biết sẽ có một tương lai mịt mù cho con mình”…
Vâng, người phụ nữ từng trải đã có thể tự đưa ra quyết định. Quan trọng là con gái bà có chấp nhận quyết định đó không?./.
Trong căn nhà ở ngoại thành, em chồng năn nỉ điều khiến tôi khó nghĩ
40 tuổi, vợ chồng tôi mới có căn nhà của riêng mình. Nhưng niềm vui tới chưa được bao lâu thì tôi lại đứng trước một quyết định khó khăn.
" alt="Làm mẹ đơn thân hay cung phụng một người tham vật chất"/>
Bộ túi y tế PhanoSafe - Trợ thủ phòng dịch virus Corona gồm các sản phẩm: Khẩu trang, túi đựng, chai xịt mũi, dung dịch súc miệng, nước muối, cồn 70 độ, thuốc giảm đau, hạ sốt và Vitamin C. Bộ túi y tế PhanoSafe tích hợp đầy đủ thuốc và vật tư y tế cần thiết cho cá nhân và gia đình, tiện lợi, nhỏ gọn, có thể thường xuyên mang theo bên mình.
Hình ảnh khách hàng đang được tư vấn về túi y tế PhanoSafe tại nhà thuốc Phano.
Dòng túi y tế Phanosafe còn có nhiều sản phẩm, các danh mục thuốc và dụng cụ y tế được tinh gọn phù hợp và hỗ trợ người sử dụng trong nhiều tình huống:
- Bộ Túi Y tế Công tác: Đáp ứng được sự tiện dụng, nhỏ gọn khi đi công tác ngắn ngày, có thể mua dễ dàng tại bất kỳ nhà thuốc Phano nào trên toàn quốc.
- Bộ Túi Y tế Rừng núi: Các sản phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khoẻ cho các hoạt động ngoài trời dễ bị xây xát, ngoại cảnh tác động...
- Bộ Túi Y tế Sông nước (Biển): Các sản phẩm hỗ trợ cho các hoạt động dưới nước hoặc say sóng trong những chuyến đi dài trên biển, giúp khách hàng trải nghiệm một kỳ nghỉ đầy năng lượng và vui vẻ nhất.
- Bộ Túi Y tế Gia đình (hay Văn phòng): Với tính sơ cứu đa dụng trong rất nhiều trường hợp, bộ kít với kích thước lớn, tích hợp danh mục thuốc và dụng cụ đa dạng sẽ hỗ trợ tối đa, linh hoạt cho người sử dụng trong những tình huống khẩn cấp nhất.
Túi y tế PhanoSafe là dòng sản phẩm sơ cứu tiện lợi, năng động
• Vì số lượng sản phẩm có hạn, khách hàng có thể liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí: 18006768, hoặc đặt hàng ngay tại Phanolink - Kênh mua hàng trực tuyến của hệ thống nhà thuốc Phano.
• Website: https://phanolink.com/
• Theo dõi trên Zalo: PHANOLINK
• Email: [email protected]
• Tổng đài: 18006768 (miễn phí)
Lệ Thanh
" alt="Ra mắt bộ túi y tế hỗ trợ phòng dịch Covid"/>
Đến giờ thầy cũng đã có thời gian khoảng 30 năm xuất gia. Trong suốt câu chuyện kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ trong sân chùa của buổi chiều hôm ấy, mình vẫn nhớ mãi một câu nói của thầy: 'Thầy cũng không lý giải được tại sao ngày đó thầy nhất quyết chỉ có vào chùa sống thì mới thấy vui. Dù là phải cách xa bố mẹ, anh chị em và cả những người thân yêu. Có lẽ, lựa chọn đó chỉ đơn giản là dẫn lối cho bước chân thầy trở về… nhà! Nhà trong một ý niệm rất khác'.
2. Thuở bé, ai chắc cũng không ít lần nghịch ngợm. Ba má có khi giận quá phải dùng đòn roi ngay chốn đông người, hoặc có khi chỉ là một tiếng nạt lớn: 'Đi về nhà, rồi biết tay…'. Hoặc đôi lần đối diện với lỗi lầm quá lớn của con cái trong cuộc đời, lòng người sinh thành trĩu xuống như một giọt nước mưa vít cong chiếc lá bên vệ đường, mà cất lời: 'Thôi, không sao là được rồi, về nhà đi con…'.
Ảnh: Đức Liên
Thậm chí, nhiều lúc chính là lỗi sai của người lớn, để rồi phải thổn thức: 'Vì thương mà giận, rồi vì giận mà mất khôn, đi đâu cũng không bằng nhà mình. Về nhà nha con…', rồi kèm theo đó là một cái ôm xiết chặt.
3. Lúc hạnh phúc nhất, vui nhất, thoải mái nhất chắc không bao nhiêu người trong số những người ấy nghĩ đến chữ trở về. Nhưng khi hoạn nạn đến, nó gần như là ý nghĩ thường trực và cuối cùng là ý nghĩ duy nhất, bất chấp tất cả mọi khó khăn phải đối diện về vấn đề tiền bạc, công việc và đôi khi còn là thời gian cách ly khi bước chân xuống sân bay… Giữ được mạng sống và trở về bên người thân, thì mọi thứ đều có thể làm lại từ đầu…
4. Sài Gòn đã đóng cửa hết các tụ điểm giải trí và tụ tập đông người cho đến cuối tháng 3/2020. Sài Gòn cũng đã có một ngày Chủ Nhật 15/3 vắng như một ngày Mùng 1 Tết của những cái Tết nào đó.
Nhiều thành phố lớn khác ở Việt Nam cũng vậy. Người ta ít ra đường và không còn chọn lựa nào khác là ở lại trong nhà. Họ không đi ra mà họ về lại. Về lại với một góc ban công quen thuộc, một góc bếp cần nhiều hơn hơi lửa, một góc kệ sách lâu ngày phủ bụi, một góc phòng bề bộn... hay chính xác hơn là những góc nhỏ bình yên mà ngày thường ít khi chạm đến.
5. Những ngày này, mình cũng đọc đâu đó rất nhiều tin nhắn được post lên mạng của cha mẹ gửi cho con cái đang đi học hoặc đang đi làm ở thành phố: 'Nếu tình hình không ổn, thôi về nhà đi con…'.
Về nhà đi - trong cái suy nghĩ của cha mẹ - là vì con cái dù như thế nào vẫn chưa trưởng thành. Khi biến cố có thể ảnh hưởng đến sinh mạng con người, thì về nhà, dẫu thế nào cũng có cha mẹ để mà an tâm, tựa vào và bớt đi những hoang mang, lo lắng…
6. Có người có ba để trở về. Có người có mẹ để trở về. Có người may mắn có cả ba lẫn mẹ để trở về…
Có người có nhà để trở về. Nhưng nếu lỡ may, ai đó, không có ai hay nơi nào đó để trở về. Thì hãy trở về với lòng mình. Đó thật sự cũng là một ý niệm trở về nhà, theo một cách rất khác…
Vì… Sẽ có một ngày biển hóa chân mây/ Lòng mình vui lại đầy!
Hội chứng bệnh nhân thứ 17
Tôi nghĩ, các nhà nghiên cứu tâm lý Việt Nam nên đưa hiện tượng tâm lý này vào làm đối tượng nghiên cứu. Vì nó, hội chứng này, thực sự đã làm thay đổi cả Hà Nội trong suốt tuần qua…