Dù Thái Lan luôn là đối thủ lớn nhất khu vực và từng khiến bóng đá Việt Nam nhận nỗi buồn. Tuy nhiên,ểnViệtNamKhinàongangvaicùngTháhạng anh những thất bại ở AFF Cup 2020 và 2022 khiến người hâm mộ tiếc nuối hơn cả.
Có thể nói, suốt 5 năm qua bóng đá Việt Nam gặt hái rất nhiều thành tích ở mọi cấp độ, đồng thời đang là số 1 khu vực tính trên bảng xếp hạng của FIFA nhưng rốt cuộc vẫn phải đứng nhìn Thái Lan bay cao.
Bảng vàng thành tích của HLV Park Hang Seo với bóng đá Việt Nam
Tiếc ở chỗ, 2 giải đấu mà người hâm mộ kỳ vọng nhất là AFF Cup 2020 và 2022, tuyển Việt Nam đều được đánh giá rất cao nhờ vào thành tích hay màn thể hiện dưới thời HLV Park Hang Seo.
Nhưng cả 2 giải đấu lớn nhất khu vực, Thái Lan đánh bại tuyển Việt Nam một cách không thể thuyết phục hơn để khẳng định ngôi vị số 1 Đông Nam Á.
... đến câu hỏi lớn chờ thời gian trả lời
Có rất nhiều lý do nhằm bào chữa cho những thất bại của tuyển Việt Nam trước “Voi chiến” ở cấp độ ĐTQG trong vài năm qua, nhưng không thể phủ nhận Thái Lan vẫn nhỉnh hơn một bậc.
Bóng đá Việt Nam phát triển một cách vũ bão về nhiều khía cạnh, cầu thủ cũng dần ngang bằng về năng lực so với Thái Lan.
Nhưng có khác biệt rõ ràng, đó là về cách làm bóng đá bài bản, có chiều sâu thì Việt Nam vẫn chưa thể bằng so với Thái Lan đứng trên khía cạnh con người, cơ sở vật chất cho tới tư duy phát triển.
Chẳng nói đâu xa, nhìn Thammasat tới Mỹ Đình đã là một khoảng trời mênh mông về năng lực tổ chức hay từ việc Chanathip cùng hàng loạt trụ cột từ chối tham dự AFF Cup 2022 hòng tập trung cho mục tiêu xa với tuyển Thái Lan là thấy.
Bóng đá Việt Nam chẳng phải không muốn ra biển lớn, nghĩ đến sân chơi cao hơn nhưng rốt cuộc loay hoay vẫn về lại “ao làng” Đông Nam Á với thành tích SEA Games, AFF Cup, còn người Thái lại khác.
Có thể thành tích ở các giải trẻ châu lục rồi trên BXH FIFA… chưa bằng Việt Nam, nhưng về độ căn cơ đến tư duy vượt ra khỏi khu vực đã có “trong máu” của người Thái cả đôi chục năm về trước.
Nói thế chẳng có nghĩa không thể vượt qua Thái Lan, trái lại với nền tảng ở một đất nước cuồng nhiệt với bóng đá, đào tạo trẻ tốt… hơn hẳn Việt Nam hoàn toàn có thể thay đổi cục diện.
Nhưng câu chuyện này nằm ở thì tương lai và có thể thành công hay không vẫn chờ vào sự thay đổi tư duy trong cách làm bóng đá của Việt Nam. Còn khi vẫn loay với chuyện mặt sân Mỹ Đình thì có lẽ rất lâu nữa mới nói chuyện được với Thái Lan.
ĐH Fulbright Việt Nam đưa ra quyết định này trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát và nhiều trường ĐH ở tâm dịch trên thế giới buộc phải đóng cửa. Cụ thể như ĐH bang California (Mỹ) tuyên bố đóng cửa toàn bộ 23 cơ sở học thuật đến hết học kỳ mùa Thu, chuyển các lớp học lên nền tảng trực tuyến, hay ĐH Y Harvard, Đại học McGill (Canada),…cũng thông báo tương tự. Việc này khiến cho kế hoạch học tập của hàng nghìn du học sinh bị xáo trộn.
Mặt khác trong lúc này nhiều phụ huynh Việt Nam không an tâm để con đi vào vùng tâm dịch để học tập.
“Mặc dù kì tuyển sinh mùa Xuân đã khép lại và ĐH Fulbright cũng không khuyến khích các em từ bỏ cơ hội học tập tại các đại học quốc tế hàng đầu mà các em đã nỗ lực hết sức trong suốt quá trình ứng tuyển khắt khe vừa qua nhưng Fulbright thấu hiểu và đồng cảm với những lo lắng ưu tư này của các gia đình Việt Nam.
Chúng tôi ý thức sâu sắc trách nhiệm xã hội của mình trong việc tìm kiếm những giải pháp cho cuộc khủng hoảng này, trong đó có việc hỗ trợ các em học sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Đó là lý do Fulbright quyết định khởi xướng chương trình sinh viên dự thính, dù điều đó đồng nghĩa với việc trường sẽ phải mở rộng đáng kể các nguồn lực” - bà Đàm Bích Thủy, Chủ tịch ĐH Fulbright Việt Nam chia sẻ trong thông báo phát đi của đơn vị này.
Theo đó đối tượng dự tuyển là học sinh đã trúng tuyển vào một trường đại học bên ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng chưa thể nhập học vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 và mong muốn có trải nghiệm học thuật toàn thời gian tại ĐH Fulbright Việt Nam trong suốt năm học 2020-2021.
ĐH Fulbright Việt Nam tiếp nhận đơn ứng tuyển từ ngày 1/6 đến 30/6.
Các sinh viên dự thính trong giai đoạn Covid-19 sẽ không được tự động chuyển thành sinh viên của chương trình đại học tại ĐH Fulbright Việt Nam dù các em sẽ được cấp bảng điểm cho các môn học trong năm học dự thính.
Theo bà Lê Thị Quỳnh Trâm, Giám đốc tuyển sinh và Hỗ trợ tài chính, chương trình sinh viên dự thính không đồng nghĩa với việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh và được thiết kế nhằm giúp các em có được trải nghiệm học tập trong môi trường học thuật quốc tế mà không bị gián đoạn bởi dịch bệnh. Sau khi hoàn tất chương trình dự thính tại ĐH Fulbright Việt Nam các em sẽ tiếp tục theo học ở các trường đại học quốc tế mà các em đã trúng tuyển trước đó, có thể vào tháng 9 năm 2021.
Còn TS Đinh Vũ Trang Ngân, Giám đốc Chương trình cử nhân, cho hay ĐH Fulbright Việt Nam sẽ nỗ lực làm việc với các trường đại học quốc tế nơi các em đã được nhận vào học nhằm đảm bảo cho các em có một quá trình chuyển tiếp suôn sẻ cũng như những trải nghiệm học tập trọn vẹn dù ở bất kỳ tổ chức nào.
Chương trình sinh viên dự thính là nỗ lực mới nhất của ĐH Fulbright tiếp nối chuỗi sáng kiến chung tay cùng cộng đồng vượt qua khủng hoảng Covid-19.
Trước đó ĐH Fulbright đã khởi xướng chuỗi thảo luận trực tuyến mở với các học giả và chuyên gia hàng đầu quốc tế về tác động của dịch Covid-19 nhằm cung cấp cho công chúng thông tin chính xác về những gì đang diễn ra cũng như chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho “trạng thái bình thường mới” khi dịch bệnh qua đi.
Trong bối cảnh Việt Nam đang kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và khôi phục nhịp sống bình thường mới, bà Đàm Bích Thủy rằng ĐH Fulbright Việt Nam càng phải thể hiện trách nhiệm hỗ trợ các bạn trẻ tiếp tục theo đuổi các nỗ lực học tập cho dù họ lựa chọn điểm đến ở bất kỳ nơi đâu.
“Dịch Covid-19 cho chúng ta thấy được giá trị và tầm quan trọng lớn lao của cộng đồng mà tất cả chúng ta đều đang chung tay xây dựng. Hơn lúc nào hết, đây là cơ hội không chỉ để chúng ta chung tay giúp đỡ những người đang cần hỗ trợ mà còn để thực thi cam kết từ ban đầu của Fulbright Việt Nam vì một nền giáo dục chất lượng cao cho mọi sinh viên Việt Nam”- bà Thủy nói.
Lê Huyền
Học và thi ở viện đại học hàng đầu Mỹ thời Covid-19 qua lời kể của 1 NCS Việt Nam
Nước Mỹ hiện tại là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của Covid-19 khi có trên 1 triệu bệnh nhân. Cuộc sống của người dân Mỹ, đặc biệt của giới sinh viên nước ngoài giữa nạn Covid-19 trở nên rất khác biệt với phần lớn người dân trên thế giới.