Soi kèo góc Newcastle vs Fulham, 22h00 ngày 1/2


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo U17 Indonesia vs U17 Triều Tiên, 21h00 ngày 14/4: Tin vào U17 Indonesia -
Giá đất nhảy múa ở khu vực ven đô Hà Nội: "Sốt" đất ở miệng cò?Giá đất các huyện ngoài thành Hà Nội tăng nóng nhờ thông tin sắp sửa lên quận. Trong ảnh là khu vực Đại lộ Thăng Long (Hoài Đức, Hà Nội). (Ảnh: Toàn Vũ)
Tương tự, tại xã Đức Thượng, giá đất bình quân đều đồng loạt tăng lên trên 35 triệu đồng/m2, kể cả những lô đất nằm trong ngõ nhỏ.
Gia Lâm là điểm nóng thứ 2. Tuy nhiên, tốc độ tăng của đất nền Gia Lâm thấp hơn, chỉ khoảng 2% - 5% so với thời điểm cuối năm trước. Bình quân giá đất dao động từ 40 - 120 triệu đồng/m2.
Trong một thời gian dài, Hoài Đức và Gia Lâm luôn duy trì được sức nóng của mình. Ngược lại, Thanh Trì, một huyện ven đô khác, nằm ở phía Nam thành phố dạo gần đây mới có sức bật.
Khảo sát tại các sàn giao dịch trực tuyến, giá đất Thanh Trì ở thời điểm hiện nay đã tăng trên 10% so với thời điểm cuối năm 2020. Mức giá bình quân dao động từ 50 - 70 triệu đồng/m2, tùy vị trí.
Trong đó, khu vực đẹp nhất và đắt nhất huyện Thanh Trì, nằm ở mặt đường trục Ngọc Hồi - Văn Điển và kéo dài tới giáp ranh huyện Thường Tín. Lần đầu tiên, các lô đất tại đây ghi nhận mức giá trên 100 triệu đồng/m2. Thậm chí, trên trục đường này, có chủ đất rao bán 120 - 140 triệu đồng/m2.
Đất Thanh Trì thiết lập "kỷ lục" mới, đạt 120 triệu đồng/m2. (Ảnh chụp màn hình)
Trong khi đó, một số trục đường khác như Ngũ Hiệp, Cầu Tó, Tả Thanh Oai,... các lô đất mặt đường cũng đã vượt mốc 70 triệu đồng/m2.
Không chỉ đất nền, đất nông nghiệp và đất xen kẹt tại Thanh Trì cũng đang tăng giá rất nhanh.
Trên trang các trang rao bán trực tuyến, các thửa đất nông nghiệp, đất xen kẹt chưa được cấp sổ đỏ có giá khoảng 3,5 triệu - 5 triệu đồng/m2, tăng 15% so với cuối năm 2020, và tăng 30% so với hồi đầu năm ngoái.
Trao đổi với PV Báo Dân trí, ông Hoàng Hưng, một chuyên viên môi giới bất động sản tại Hà Nội cho biết: Trong nhiều năm, giới đầu tư Thủ đô gần như "bỏ rơi" khu vực Thanh Trì, bởi 3 yếu tố chính.
Thứ nhất, mặc dù có quỹ đất tương đối rộng, song Thanh Trì không có nhiều dự án bất động sản, khu chung cư, khu đô thị có giá trị "khủng". Tại đây, dự án được mong đợi nhất là khu nhà ở xã hội Tứ Hiệp Hồng Hà Eco City, dù có giá chỉ 10 triệu đồng/m2, song sức mua không được như kỳ vọng.
Thứ hai, khu vực Thanh Trì là vùng trũng, hay bị ngập nước. Đặc biệt, khu vực này có nhiều nhà máy, xí nghiệp cũ vẫn đang hoạt động khiến môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thứ ba, đất Thanh Trì, nhiều phần là đất nông nghiệp, các thủ tục chuyển đổi sang đất thổ cư tương đối phức tạp. Do đó, nhà đầu tư không "chuộng" đất Thanh Trì, so với các huyện ven đô khác.
Tuy nhiên, trong 2 - 3 năm gần đây, nhờ vào đề xuất nâng cấp một số huyện ngoại thành lên quận, giới đầu tư mới bắt đầu chú ý tới Thanh Trì.
Đánh giá về tiềm năng và triển vọng của bất động sản Thanh Trì, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) nhận định: So với các huyện ven đô khác đang nằm trong diện quy hoạch lên quận thì Thanh Trì có mức giá khởi điểm thấp nhất, phù hợp với những nhà đầu tư có vốn mỏng.
Dù vậy, bất động sản Thanh Trì đang thiếu những bệ phóng tăng trưởng, đó chính là các dự án hạ tầng, dự án đô thị, khu đô thị cao cấp.
"Trong thời gian 5 - 10 năm tới, khi quỹ đất Hà Nội cạn kiệt, các "ông lớn" trong ngành bất động sản sẽ đi tìm miền đất mới, mở rộng ra 4 hướng của thành phố. Thanh Trì cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Đây chính là ưu điểm lớn nhất của bất động sản nơi đây", ông Đính chia sẻ.
Dù vậy, Phó Chủ tịch VARs cũng cảnh báo, trong thời điểm gần tới việc công bố lên quận, giá đất ở các huyện ven đô sẽ rơi vào trạng thái "nhạy cảm". Đây là thời điểm, giới đầu nậu, "cò" đất hoạt động "thổi giá" mạnh nhất. Do đó, giới đầu tư phải đặc biệt cẩn trọng với những chiêu trò của giới "cò" đất.
"Trong giai đoạn nước rút, chính quyền và các cơ quan chức năng cần tuyên truyền, thông tin rõ lộ trình quy hoạch và cảnh báo người dân, đồng thời quản lý chặt các hoạt động chuyển nhượng, mua bán đất để đảm bảo an ninh, trật tự địa phương. Bản thân, nhà đầu tư cũng phải kiểm tra pháp lý, quy hoạch trước khi xuống tiền", ông Đính khuyến cáo.
"> -
Liều lĩnh bán nhà đầu tư đất, vợ chồng Hà Nội "đổi đời", thu lời tiền tỷThời điểm năm 2016, khu vực gia đình anh Minh ở giá đất vẫn khá rẻ so với các khu ven đô như Đông Anh, Gia Lâm... (Ảnh: T.K)
Căn chung cư của vợ chồng anh Minh cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km. Thời điểm đó, khu vực này vẫn còn hoang vắng, hạ tầng chưa hoàn thiện, nhiều khu đô thị bỏ hoang, dân cư thưa thớt, giá đất, giá nhà so với các nơi khác rẻ hơn rất nhiều.
Các biệt thự được rao bán rất nhiều nhưng thanh khoản chậm do bỏ hoang đã lâu, hạ tầng cũng chưa hoàn thiện về đường xá. Tại trục đường đại lộ Thăng Long, giá liền kề lúc đó chào bán phổ biến ở mức 22-25 triệu đồng/m2, biệt thự giá 20 triệu đồng/m2, chưa bao gồm tiền xây thô.
"Tuy nhiên, khu vực này lại thường xuyên ngập lụt nên nhiều nhà đầu tư không mấy mặn mà. Trong khi đó, giá đất trong làng, cách khu chung cư tôi ở khoảng 4-7km cũng chỉ dao động từ 9-12 triệu đồng/m2, tính ra một mảnh đất 60m2 có giá khoảng 600 triệu đồng", anh Minh nói.
Người đàn ông này tính toán, bất động sản khu vực phía Tây Hà Nội vẫn có khả năng sinh lời cao nhờ sự đầu tư về hạ tầng trong tương lai. Ngoài ra, so với mua chung cư, đầu tư tiền vào đất nền sẽ không lo mất giá, nếu may mắn có lãi sẽ tiết kiệm được một khoản tiền.
Tháng 12/2016, sau khi chuyển về chung cư ở được 2 tháng, anh Minh quyết định rao bán nhà, dồn tiền mua mảnh đất 65m2 với giá 9,5 triệu đồng/m2 ở An Thượng (Hoài Đức, Hà Nội). Mảnh đất nằm sâu trong ngõ nhưng bù lại từ đây đi ra Đại lộ Thăng Long không quá xa.
Quyết định này của anh Minh khi đó nhận sự phản đối gay gắt của gia đình. "Ai cũng nói tôi liều, giờ bán nhà, phải thuê trọ đồng nghĩa với việc cuộc sống bấp bênh, đảo lộn. Thêm vào đó, mảnh đất lại nằm sâu trong ngõ, biết bao giờ mới bán được mà có lãi", anh Minh nhớ lại.
6 năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng
Tuy nhiên, đến năm 2019, giá đất khu vực Hoài Đức "sốt" nóng nhờ thông tin lên quận. Khu vực gần anh Minh ở cũng xây dựng hàng loạt các dự án đại đô thị, hạ tầng giao thông được đầu tư, mở rộng, nhà đầu tư "ùn ùn" từ khắp nơi đổ về tìm kiếm cơ hội. Giá đất, giá nhà tăng "chóng mặt".
Năm 2019 trước thông tin lên quận, giá đất Hoài Đức "sốt" nóng, tăng gấp nhiều lần. (Ảnh minh họa).
Đất trong làng, xã có nơi tăng gấp 2-3 lần, giá biệt thự liền kề cũng nhảy vọt từ 20 triệu lên tới 40-50 triệu đồng/m2. Mảnh đất của anh Minh được nhiều người trả giá 18,5 triệu đồng/m2, thu lãi hơn 600 triệu đồng.
Có trong tay một khoản tiền, lại thấy bất động sản có tiềm năng, anh Minh lại cất công tìm hiểu cơ hội đầu tư. Lần này, anh quyết định chuyển hướng sang khu vực Sóc Sơn (Hà Nội).
"Giá đất ở Hoài Đức đang "sốt nóng", nhiều nơi đã lên đến đỉnh. Tôi chuyển hướng sang khu vực Sóc Sơn nhưng chọn những nơi còn hoang sơ, giá đất rẻ phù hợp với số tiền mình có", anh Minh nói.
Tháng 6/2019, anh Minh quyết định xuống tiền mua 1.200m2 đất ở xã Minh Trí (Sóc Sơn, Hà Nội) với giá gần 2 triệu đồng/m2. Mảnh đất này có một căn nhà cấp 4 cũ, vườn đã trồng nhiều cây ăn quả lâu năm như mít, nhãn, bưởi... phù hợp với những gia đình có nhu cầu làm nhà vườn.
Anh Minh tính toán, từ đây đi vào trung tâm Hà Nội cũng chỉ khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ, giao thông cũng đã kết nối khá thuận tiện, trong tương lai chắc chắn có khả năng sinh lời.
May mắn lại một lần nửa mỉm cười với ông bố trẻ, năm 2020 và đầu năm 2021, đại dịch Covid-19 khiến cho nhu cầu sống xanh, làm nhà ngoại ô "trốn khói bụi" tăng cao, giao dịch bất động sản ở Sóc Sơn cũng trở nên sôi động. Mảnh đất của anh Minh đã có người trả giá 3 triệu đồng/m2. Tính ra với diện tích 1200m2, chỉ sau gần 2 năm đầu tư, anh Minh "bỏ túi" hơn 1 tỷ đồng.
Xu hướng sống xanh, làm nhà vườn ven đô tăng cao khiến cho giao dịch bất động sản các khu vực ngoại thành Hà Nội luôn sôi động. Ảnh: Toàn Vũ
Sau 2 lần đầu tư thành công, từ số vốn ban đầu hơn 600 triệu đồng, người đàn ông này đã thu lời hơn 2 tỷ đồng nhờ bất động sản. Với số tiền này, cộng với tiền dành dụm, tích lũy, vợ chồng anh Minh trích 1,8 tỷ đồng mua căn chung cư gần 70m2 để ổn định cuộc sống. Số tiền còn lại, anh chị gửi ngân hàng, tìm kiếm các cơ hội đầu tư khác.
Như vậy, sau 5 năm không những không phải chịu cảnh áp lực nợ nần tiền mua nhà, đôi vợ chồng trẻ còn dành dụm được một khoản tích lũy đáng kể.
"Nguyên tắc đầu tư bất động sản của tôi là ưu tiên các mảnh đất pháp lý rõ ràng, nằm trong khu dân cư. Số tiền mua đất phù hợp với tài chính mình có, không vay lãi quá nhiều. Trước khi xuống tiền, tôi dành thời gian tìm hiểu, khảo sát rất kỹ. Đặc biệt, tôi không đặt niềm tin hoàn toàn vào lời giới thiệu có cánh của các "cò đất" mà thường hỏi thông tin qua người dân, đối chiếu so sánh giá đất khu vực đó với khu vực xung quanh để xem tiềm năng sinh lời đến đâu. Cuối cùng, tôi nghĩ bản thân cũng có một chút may mắn khi đầu tư", anh Minh chia sẻ.
Ông Trần Huân, giám đốc một sàn giao dịch bất động sản ở Hà Nội cho hay, việc bán nhà đầu tư đất không phải là hiếm. Nhiều người nhờ thế giàu lên nhanh chóng song ngược lại cũng có những người trắng tay "mất cả chì lẫn chài".
"Tâm lý người Việt luôn cho rằng, giá đất luôn luôn tăng qua các năm. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Tại một số khu vực sốt đất nóng, giá đất bị đẩy cao gấp nhiều lần giá trị thực. Khi cơn sốt đất đi qua, người đầu tư cuối cùng sẽ nhận về quả đắng. Không ít trường hợp, nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, nôn nóng xuống tiền, rơi vào "bẫy" của cò đất để rồi "giàu thì chưa thấy đâu" mà đã phải còng lưng trả nợ", ông Huân nói.
Vị giám đốc này đưa ra lời khuyên, điều kiện quan trọng khi chọn mảnh đất đầu tư là khảo sát vị trí. Người mua nên tính toán sự kết nối hạ tầng giao thông với trung tâm thành phố, điều này tạo tiềm năng tăng giá đất trong tương lai.
Thứ 2, đất phải có pháp lý rõ ràng, được cấp sổ hồng hoặc sổ đỏ, không mua đất có tranh chấp, đất ruộng, đất rừng, đất vướng quy hoạch...
Đặc biệt cần cân đối tài chính, không nên vay quá 50% tổng giá trị lô đất. Bởi lẽ, trong trường hợp chưa thể thanh khoản ngay, nhà đầu tư vẫn có thể xoay xở, trả lãi ngân hàng mà không phải chịu áp lực tài chính quá lớn.
"> -
Chuyện là vợ chồng tôi lấy nhau cũng đã được mười mấy năm, các con đều lớn, đủ để tự chăm sóc cho chúng được rồi. Cho nên vợ chồng tôi cũng không còn quá vất vả nữa. Tôi tình cờ phát hiện video vợ tự thỏa mãn trong phòng ngủLẽ ra thì tuổi này đã có thể dành nhiều thời gian cho nhau hơn, nhưng vợ tôi thì dường như lại không mấy hứng thú với chuyện trên giường. Cô ấy cứ như người mãn kinh sớm vậy.
Tôi thì một phần vì tuổi tác (tôi hơn vợ 8 tuổi nên cô ấy dù mới 40 tôi đã xấp xỉ 50 rồi), một phần vì vợ không "nhiệt tình" nên những hôm nào mà vợ chồng gần nhau thì nhiều khi là tôi thể hiện không được tốt.
Không phải tất cả nhưng chuyện èo uột cũng hơi hơi thường xuyên, những lúc như thế vợ tôi không nói gì, không tức giận, có vẻ thông cảm với chồng và bảo tôi "thôi mình đi ngủ đi". Cô ấy còn ôm tôi rất ấm áp nữa.
Nhưng mới đây tôi muốn tìm một món đồ trong phòng ngủ mà nhớ mãi không ra đã để đâu. Món đồ khá quan trọng nên tôi kiểm tra lại camera xem đã vứt nó ở đâu, chẳng ngờ tôi lại tình cờ xem được chuyện động trời của vợ.
Cô ấy đã làm cái chuyện đó, tôi không thể hình dung được sao vợ mình lại làm vậy, tôi tưởng mấy trò hư hỏng này chỉ có trên phim mà thôi, phụ nữ đứng đắn ai làm thế. Cô ấy tự thỏa mãn, và có vẻ đang thỏa mãn rất cao.
Bảo sao cô ấy thờ ơ lạnh nhạt với tôi, cũng không bao giờ ý kiến bất kể tôi có trình diễn trong phòng ngủ thế nào. Cô ấy thật sự đã tạt vào tôi một gáo nước lạnh.
Thà rằng cô ấy chê tôi yếu, thà là cô ấy nói không được "no đủ" trong chuyện đó để tôi tìm cách, thà là cô ấy thuyết phục tôi đi khám hay tẩm bổ cho tôi tăng bản lĩnh đàn ông, nhưng không, cô ấy không làm tất cả những gì một người vợ đoan chính nên làm, cô ấy lại đi lén lút trong lúc tôi ngủ để mà tự mình thỏa mãn.
Tôi thực sự rất tức giận. Cô ấy có phải là người ham hố tới mức không bình thường hay không? Cô ấy làm thế là xúc phạm tôi. Tôi phải mở lời nói chuyện này với cô ấy thế nào, cho ra ngô ra khoai? Xin bạn đọc chỉ giáo.
Theo Dân Trí
Chồng muốn chúng tôi cùng xem phim "nóng", tôi chưa đủ với anh ấy sao...
Bao nhiêu năm lấy nhau chồng tôi chưa bao giờ đề cập đến chuyện đó. Nhưng tự nhiên gần đây anh ấy rủ tôi xem phim "nóng" để tăng nhiệt cho đời sống vợ chồng.
">