Nhận định, soi kèo Bistrica vs Koper, 21h00 ngày 1/4: Khó có bất ngờ


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Gloria Buzau vs Otelul, 21h30 ngày 31/3: Cửa dưới thất thế -
Trao hơn 53 triệu đồng đến 2 hoàn cảnh khó khăn ở Nam ĐịnhBáo VietNamNet cùng ban giám hiệu trường Trung học cơ sở xã Giao Xuân trao số tiền hơn 28 triệu đồng đến em Trần Huy Hoàng Từ lúc chào đời, Hoàng đã có những biểu hiện bất thường về sức khoẻ. Em bị sốt xuất huyết, hay nôn trớ. Tại bệnh viện tuyến Trung ương, các bác sĩ đã tìm ra căn bệnh máu khó đông dạng hiếm. Cũng từ đó đến này, 11 năm Hoàng phải chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo.
Gia đình chị Nguyễn Thị Huệ vốn thuộc diện khó khăn ở địa phương. Chồng chị, anh Tuyến chạy xe ôm, chị tranh thủ làm may gần nhà. Nguồn thu nhập của hai vợ chồng chỉ đủ tằn tiện trang trải sinh hoạt và đóng học phí cho con. Anh chị vẫn còn một bé gái đang học lớp 4.
Mỗi lần đưa Hoàng lên bệnh viện, dù được bảo hiểm hỗ trợ một phần nhưng những khoản sinh hoạt phí phát sinh cùng với tiền thuốc đặc trị nằm ngoài danh mục khiến vợ chồng lao đao.
Đón nhận tấm lòng của bạn đọc Báo VietNamNet trong lúc gia đình đang gặp khó khăn, chị Huệ xúc động gửi lời cảm ơn đến các nhà hảo tâm đã động viện gia đình có thêm điều kiện chữa bệnh cho con.
Trong ngày, Báo VietNamNet cùng với lãnh đạo địa phương đến trao số tiền hơn 24 triệu đồng đến anh Bùi Văn Thơ (SN 1990, ở xóm 2, xã Bình Hòa, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Anh Thơ là nhân vật trong bài viết: "Các con lần lượt mắc bệnh suy thận, cha gần 60 tuổi vẫn đi bốc vác kiếm tiền”.
Vợ chồng bà Phùng Thị Hồng có 2 người con trai đến tuổi trưởng thành nhưng không may, cả hai đều mắc bệnh suy thận. Con trai út sinh năm 1992 mới qua đời năm 2021 do bệnh biến chứng nặng. Còn người con trai cả hiện đang hằng ngày chạy thận ở Bệnh viện Bạch Mai.
Báo VietNamNet cùng chính quyền địa phương trao số tiền hơn 24 triệu đồng, tấm lòng của bạn đọc đến gia đình anh Bùi Văn Thơ “Bác sĩ nói nếu cháu Thơ được ghép thận thì sẽ khỏe lại bình thường. Nhưng nếu có nguồn thận để ghép lúc này chi phí lên tới gần 2 tỷ đồng. Số tiền quá lớn chúng tôi biết xoay xở ở đâu ra. Gia đình tôi vô cùng xúc động khi được Báo VietNamNet làm cầu nối chia sẻ hoàn cảnh để cháu Thơ có thêm kinh phí chữa bệnh”,bà Hồng nói.
Thay mặt chính quyền địa phương xã Bình Hòa, ông Phan Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND gửi lời cảm ơn đến Báo VietNamNet và các nhà hảo tâm đã chung tay giúp đỡ anh Bùi Văn Thơ. Số tiền nhận được chính là động lực lớn giúp anh Thơ có thêm điều kiện chạy chữa căn bệnh suy Thận.
"Chúng tôi rất mong rằng các hoàn cảnh khó khăn khác trên địa bàn xã sẽ nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ Báo VietNamNet", ông nói.
"> -
Dàn taxi điện Xanh SM của GSM sắp lăn bánh tại LàoNhững chiếc taxi điện đầu tiên tại thị trường Lào của Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) đã hoàn tất những bước chuẩn bị cuối cùng và sẵn sàng lăn bánh tại đất nước Triệu Voi.
Dàn xe điện VinFast VF 5 Plus tập kết tại “đại bản doanh” của GSM tại Đại lộ Kaysone Phomvihane, làng Pha Khao, quận Xaythany, thủ đô Viêng Chăn. Theo công bố, GSM đã chính thức nhập khẩu 150 ô tô điện VinFast đầu tiên vào thị trường Lào để triển khai dịch vụ taxi điện Xanh SM.
Những chiếc xe điện VinFast đang được hoàn thiện những bước chuẩn bị cuối cùng trước khi sẵn sàng lăn bánh. Trong ảnh là công đoạn dán decal song ngữ thông tin về tổng đài của taxi Xanh SM tại Lào.
Theo đại diện công ty GSM, thủ tục xin cấp biển số để taxi điện Xanh SM có thể lưu hành tại Lào đã hoàn tất, hệ thống trạm sạc cũng đã được lắp đặt và có thể sử dụng.
“Mặc dù mới gia nhập thị trường Lào, GSM đang là đơn vị sở hữu nhiều trạm sạc và cổng sạc cho ô tô điện nhất tại thủ đô Viêng Chăn. Sau sự khởi đầu thành công tại Việt Nam, taxi Xanh SM hiện được rất nhiều người dân xứ sở triệu voi mong chờ để được trải nghiệm những mẫu ô tô điện VinFast nổi tiếng”, đại diện GSM chia sẻ.
Taxi Xanh SM trên đất Lào mang màu xanh Cyan. Theo kế hoạch, quy mô đội xe của GSM tại Lào có thể lên tới 1.000 xe VF 5 Plus và VF e34. Bước đầu, tại thị trường Lào, GSM sẽ phát triển dịch vụ taxi điện, tiến tới phát triển đầy đủ hệ sinh thái dịch vụ như cho thuê xe điện, dịch vụ đặt xe trọn gói, đặt xe du lịch, đặt xe cá nhân hoá… tương tự như tại Việt Nam.
Hình ảnh taxi Xanh SM di chuyển qua Patuxay, nơi được ví như Khải Hoàn Môn của người Lào và That Luang - kỳ quan chùa vàng nổi tiếng tại Viêng Chăn. Với sự cởi mở của người dùng Lào với xe điện, cùng thực tế thị trường chưa có hãng taxi điện mang tiêu chuẩn quốc tế, GSM được đánh giá sẽ có nhiều cơ hội để chinh phục thị trường quốc tế đầu tiên của hãng.
Với dòng xe chất lượng, không ồn, không khí thải và dịch vụ tốt, taxi điện Xanh SM được đánh giá là sẽ từng bước kiến tạo thói quen di chuyển bằng phương tiện xanh, thông minh và thân thiện với môi trường trong đời sống hàng ngày tại Lào.
Trước đó, tại Việt Nam, Xanh SM cũng đã thành công khi tạo nên những thay đổi lớn với người dùng Việt. Chỉ hơn 6 tháng kể từ ngày ra mắt, đến nay Xanh SM đã phủ rộng khắp 20 tỉnh, thành phố, vận hành hơn 35 triệu km không phát thải CO2 - tương đương 1 triệu cây xanh quang hợp trong 100 ngày và đóng góp 4 tỷ đồng vào Quỹ Vì tương lai Xanh của Tập đoàn Vingroup.
Theo công ty GSM, bên cạnh thị trường Lào, trong thời gian tới, những chiếc taxi Xanh SM dự kiến sẽ sớm có mặt tại các quốc gia Đông Nam Á khác, giúp phát triển giao thông bền vững cũng như xây dựng hệ sinh thái xanh cho người dùng các nước trong khu vực.
Thế Định
"> -
Kiến tạo hạ tầng TT&TT để mở không gian mới cho phát triển kinh tế xã hộiQuy hoạch hạ tầng TT&TT trong giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 11/1, vừa được Bộ TT&TT chính thức công bố. Chủ trì hội nghị công bố quy hoạch, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhấn mạnh, quy hoạch hạ tầng TT&TT có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Bởi lẽ, quy hoạch này hoạch định không gian cũng như nguồn lực cho sự phát triển hạ tầng TT&TT, với định hướng phát triển hạ tầng TT&TT thành hạ tầng thế hệ mới, tạo ra không gian phát triển mới cho đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chính phủ số, kinh tế số, và xã hội số.
“Việc triển khai hiệu quả quy hoạch sẽ giúp cho việc thông minh hóa các hạ tầng kinh tế xã hội, từ đó khai thác hiệu quả các nguồn lực phát triển, cũng như kiến tạo ra các động lực mới nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhanh hơn, hiệu quả hơn và bền vững hơn”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Theo chia sẻ của ông Trần Minh Tân, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược TT&TT, đơn vị được Bộ TT&TT giao xây dựng quy hoạch, thời gian qua, hạ tầng TT&TT Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy vậy, kỷ nguyên số đặt ra những yêu cầu cao cho việc phát triển hạ tầng TT&TT để đảm bảo gắn kết sự phát triển trên môi trường số với không gian phát triển vật lý truyền thống, từ đó tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Cũng vì thế, trong quy hoạch hạ tầng TT&TT giai đoạn mới, Việt Nam đặt mục tiêu cao trong phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông, kiến tạo hạ tầng cho phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Hạ tầng TT&TT là một chỉnh thể thống nhất trên cơ sở liên kết giữa mạng bưu chính, hạ tầng số, hạ tầng công nghiệp CNTT, các nền tảng chuyển đổi số quốc gia và hệ thống bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng.
Mạng bưu chính là một thành phần trong tổng thể hạ tầng TT&TT. (Ảnh minh họa) Hạ tầng TT&TT cũng được đặt trong sự liên kết, đồng bộ nội ngành và liên ngành để có thể trở thành hạ tầng của hạ tầng, nền tảng cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực. Ngoài ra, hạ tầng TT&TT còn hướng đến các giải pháp về bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ thúc đẩy phát triển các khu vực khó khăn, thu hẹp khoảng cách phát triển vùng miền, phát huy lợi thế vùng trên cả nước.
Ông Trần Minh Tân cũng cho biết, để đạt được các mục tiêu cao của quy hoạch, nhiều giải pháp trọng tâm đã được đưa ra, trong đó có thể kể đến một số giải pháp đột phá như: dừng triển khai công nghệ viễn thông di động thế hệ cũ theo lộ trình để chuyển đổi việc sử dụng các băng tần cho công nghệ mới, đồng thời quy hoạch bổ sung băng tần mới để phát triển các công nghệ di động thế hệ mới 4G, 5G và các thế hệ tiếp theo; tập trung phát triển mạng 5G từ năm 2025; phân bổ tài nguyên viễn thông theo cơ chế thị trường đủ để bảo đảm cung cấp chất lượng dịch vụ viễn thông ngang tầm khu vực và thế giới;
Chính sách cho phép trung tâm dữ liệu được áp dụng cơ chế mua điện trực tiếp tại nguồn, cho phép các trung tâm dữ liệu khu vực được áp dụng các cơ chế đặc thù, ưu tiên đặt tại các trung tâm tài chính khu vực và quốc tế của Việt Nam; ban hành chính sách khuyến khích và bắt buộc sử dụng các nền tảng số quốc gia dùng chung; thúc đẩy việc kết nối, liên thông dữ liệu để nâng cao hiệu quả khai thác hạ tầng, tiết kiệm nguồn lực xã hội; xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm nhằm phát triển các sản phẩm trọng điểm Make in Viet Nam phục vụ Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi số, sản xuất thông minh, nông nghiệp thông minh...
Bộ TT&TT kêu gọi sự đồng hành trong triển khai quy hoạch
Trao đổi với các đại biểu dự hội nghị, Thứ trưởng Phan Tâm khẳng định, việc triển khai quy hoạch hạ tầng TT&TT giai đoạn mới rất cần sự nỗ lực, chủ động, tích cực, sáng tạo, kịp thời và sự vào cuộc của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. “Bộ TT&TT kêu gọi sự đồng hành, hợp tác, ủng hộ của tất cả các bộ, ngành, địa phương cùng các tổ chức, doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp TT&TT chủ lực trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch”, Thứ trưởng nói.
Cụ thể, ngoài việc chủ trì thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo chức năng nhiệm vụ, các đơn vị thuộc Bộ TT&TT cần chủ động phối hợp với các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là hướng dẫn triển khai các nội dung, giải pháp cho quy hoạch.
Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh: việc triển khai quy hoạch hạ tầng TT&TT rất quan trọng với sự phát triển tổng thể kinh tế xã hội Việt Nam. Với vai trò là đơn vị đầu mối quản lý quy hoạch, Viện Chiến lược TT&TT sẽ tập trung nguồn lực xây dựng Hệ thống thông tin quản lý quy hoạch, kết nối với cơ sở dữ liệu quy hoạch quốc gia. Mục đích là để có thể chủ động theo dõi, kịp thời điều phối trong bối cảnh chúng ta cần tăng cường sự liên kết ngành cũng như sử dụng chung hạ tầng.
Thứ trưởng lưu ý thêm, Viện Chiến lược TT&TT không chỉ chủ động trong triển khai mà còn cần chủ động trong phối hợp, tìm ra cách làm mới, tìm những giải pháp hay trong triển khai. Để kịp thời, số liệu quản lý quy hoạch phải đúng, đầy đủ, toàn diện, và quan trọng nhất là hướng tới “dữ liệu thời gian thực, sống”, ứng dụng công nghệ số để cảnh báo tự động dựa trên các kịch bản nhằm sẵn sàng thích ứng với sự biến động.
Bên cạnh những đề nghị cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan truyền thông, đại diện Bộ TT&TT cũng đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực TT&TT sớm xây dựng kế hoạch hoặc lồng ghép, cập nhật các nội dung trong quy hoạch này vào chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển đơn vị mình, với 5 trọng tâm chính.
Chỉ ra điểm mới trong trong triển khai Luật Quy hoạch 2017 là sự tích hợp, đồng bộ, liên kết trong hệ thống các quy hoạch, các cấp quy hoạch, Bộ TT&TT còn đề nghị các bộ, ngành phối hợp với Bộ để kịp thời đề xuất việc cập nhật, sửa đổi những quy hoạch ngành đã được ban hành để đảm bảo có sự đồng bộ và liên kết; cũng như trong phối hợp xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu về quy hoạch.
Một số mục tiêu chính của Quy hoạch đến năm 2030
Bưu chính: Xây dựng 3 - 5 Trung tâm Bưu chính khu vực trên cả nước, năng lực khai thác bình quân của Trung tâm Bưu chính đạt trên 15.750 tấn bưu gửi/ngày; Các Trung tâm Bưu chính vùng có năng lực khai thác bình quân trên 5.000 tấn bưu gửi/ngày.
Hạ tầng số: Hạ tầng mạng truy cập băng rộng cố định được đầu tư, nâng cấp bảo đảm 100% người sử dụng có khả năng truy nhập với tốc độ trên 1Gb/s; Mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số, hướng tới phát triển mạng di động tiên tiến thế hệ tiếp theo; phát triển thêm 4 - 6 tuyến cáp quang biển quốc tế...
Hạ tầng ứng dụng CNTT: Các nền tảng số quy mô quốc gia được hoàn thiện, vận hành thông suốt đáp ứng được yêu cầu Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; Mọi người dân được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ số tiên tiến với chất lượng cao, giá cước phù hợp.
An toàn thông tin mạng, an ninh mạng: Đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng hàng đầu châu Á; hình thành được thị trường về bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, có sự cạnh tranh và ảnh hưởng trên toàn khu vực và thế giới.
Công nghiệp CNTT: Hình thành 16 - 20 khu CNTT tập trung và thành viên chuỗi khu công viên phần mềm
Ưu tiên phát triển hạ tầng TT&TT theo định hướng Make in Viet NamMột quan điểm của 'Quy hoạch hạ tầng TT&TT thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050' mới được phê duyệt, là hạ tầng TT&TT được ưu tiên phát triển theo định hướng Make in Viet Nam.">