Nhận định, soi kèo Bunyodkor vs Surkhon Termiz, 22h00 ngày 28/3: Tin vào cửa dưới
本文地址:http://member.tour-time.com/html/911c199081.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Fatih Vatanspor Nữ vs Galatasaray SK Nữ, 19h00 ngày 27/3: Phá dớp đối đầu
Ngày 6/11/2018, Bộ Y tế phối hợp với trường Đại học Y- Dược Hải Phòng tổ chức khai giảng khóa 13 cho 35 bác sĩ trẻ được lựa chọn phù hợp các tiêu chuẩn đầu vào theo quy định của Bộ Y tế. Các bác sĩ này sẽ được đào tạo Chuyên khoa cấp I thuộc 10 chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê hồi sức, Xét nghiệm, Nội, Ngoại, Nhi, Răng hàm mặt, Sản, Truyền nhiễm và Y học cổ truyền tại trường Đại học Y - Dược Hải Phòng trong 24 tháng trước khi được đưa về vùng khó khăn làm công tác tình nguyện.
![]() |
Tham gia dự án này, các bác sĩ sẽ được đào tạo như bác sĩ nội trú, theo hướng “cầm tay chỉ việc”; mỗi giảng viên Trường đại học Y Hà Nội sẽ trực tiếp hướng dẫn một học viên và có sự kiểm soát chặt chẽ kết quả đầu ra, bảo đảm khi ra trường họ có thể thực hiện tốt các kỹ thuật khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến huyện. Chương trình đào tạo dành riêng cho các bác sĩ này đã được Bộ Y tế xây dựng mới, thẩm định và phê duyệt. Chương trình đào tạo chú trọng đến thực hành tay nghề chiếm 70% đơn vị học trình.
Trước khi trúng tuyển chuyên khoa cấp I, họ đã được tuyển dụng thành viên chức Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và 13 huyện khó khăn thuộc 5 tỉnh như: Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lai Châu và Thanh Hóa. Sau khi hoàn thành thời gian đào tạo, các bác sĩ trẻ sẽ công tác tại các huyện nghèo như đăng ký. Thời gian tối thiểu làm việc tại vùng khó khăn đối với bác sĩ nam là 3 năm, bác sĩ nữ là 2 năm. Riêng đối với các bác sĩ được các huyện nghèo cử đi đào tạo sẽ công tác lâu dài tại bệnh viện hoặc TTYT của các huyện nghèo.
Hiện tại, theo thống kê, bệnh nhân chuyển từ bệnh viện tuyến huyện khó khăn lên tuyến tỉnh thì chỉ cứu được 40%, còn lại 60% là tử vong. Vì vậy, Đề án cũng được kỳ vọng sẽ giảm tối đa tỷ lệ bệnh nhân tử vong khi di chuyển trên đường.
Cũng liên quan đến Dự án này, nhiều lãnh đạo bệnh viện huyện nghèo cũng lo lắng, thời gian công tác tại huyện nghèo của các bác sĩ trẻ tình nguyện còn quá ít (nam 3 năm, nữ 2 năm), vì vậy Đề án đã mở rộng thêm đối tượng là bác sĩ ngay tại địa phương hoặc đang công tác ngay tại bệnh viện huyện để đào tạo bác sĩ chuyên khoa I và cam kết công tác lâu dài tại bệnh viện.
Trước đó, dự án đã bàn giao 14 bác sỹ cho 12 huyện nghèo thuộc 8 tỉnh miền núi phía bắc và chuẩn bị bàn giao các khóa tiếp theo.
Sau khi bàn giao, Bộ Y tế đã tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động của các bác sỹ tại huyện nghèo. Nhìn chung, các bác sỹ đã thực hiện tốt các kỹ thuật theo chương trình đào tạo, hỗ trợ và thực hiện các kỹ thuật chuyên khoa khác mà bệnh viện tuyến huyện chưa triển khai do thiếu nhân lực, chuyển giao kỹ thuật và tham gia tập huấn, truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho đồng nghiệp tại huyện nghèo, qua đó nhiều người bệnh được cứu sống hoặc không phải chuyển tuyến.
D.Minh - Bích Thủy - Văn Minh
Đào tạo 265 bác sĩ cho 69 huyện nghèo
Hợp tác nuôi dê giảm nghèo ở Thái Nguyên
Là địa bàn có thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, xã Văn Lăng - Đồng Hỷ được Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên lựa chọn để triển khai mô hình tổ hợp tác chăn nuôi dê cỏ sinh sản bán chăn thả thuộc Dự án “Nhân rộng mô hình giảm nghèo”.
Tham gia mô hình có 44 hộ dân ở 5 bản vùng cao Liên Phương, Vân Khánh, Tân Sơn, Mong và Văn Lăng. Đây đều là hộ nghèo, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông.
Được Nhà nước hỗ trợ 3 con dê cái, mỗi hộ dân đối ứng 1 con dê đực giống. Nhờ được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi dê cỏ sinh sản bán chăn thả, đàn dê được tiêm thuốc thú y, người tham gia tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu, hướng dẫn của cán bộ khuyến nông huyện, xã.
Nhờ tham gia mô hình, dê được ăn uống đầy đủ, khoa học, đàn dê khỏe mạnh, lớn nhanh, sinh sản tốt. Việc nuôi bán chăn thả cũng giúp gia đình kiểm soát được đàn dê, không bị mất dê như trước đây.
![]() |
Theo cán bộ khuyến nông xã Văn Lăng, dự kiến sau 2 - 6 tháng chăn nuôi, từ 3 con dê cái giống của một hộ có thể sinh sản 6 - 8 dê con, sau một năm thì con số sẽ đạt 12 con dê thương phẩm với trọng lượng 30 kg/con. 12 con dê có thể sẽ thu được 54 triệu đồng. Như vậy sau 3 năm, mỗi gia đình có thể thu về 160 triệu đồng/hộ.
Đại diện Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đánh giá, mô hình tổ hợp tác nuôi dê cỏ sinh sản bán chăn thả phù hợp với điều kiện địa lý, khí hậu vùng miền núi Thái Nguyên, chi phí đầu tư chuồng trại, con giống thấp, đầu ra sản phẩm ổn định… Mô hình đã mang lại hiệu quả bước đầu cho người dân và việc nhân rộng mô hình này trong thời gian tới có tính khả thi cao.
Nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả
Thái Nguyên là một trong 10 tỉnh được chọn triển khai dự án Nhân rộng mô hình giảm nghèo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2017-2018. Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2017, cả nước có 506 hộ dân của 10 tỉnh tham gia thực hiện 10 mô hình thí điểm, đây là những hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ chính sách… Trong đó, các mô hình được phân bổ theo cơ cấu 3 mô hình cây trồng, 3 mô hình tổ hợp tác cơ giới hóa sử dụng máy và 4 mô hình về chăn nuôi.
Các hộ tham gia được tập huấn kỹ thuật, cung cấp giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi. Nhiều mô hình được đánh giá cao, mang lại hiệu quả cho người dân như mô hình nhân rộng nuôi cá rô phi đơn tính tại Thái Bình, mô hình nhân rộng tổ hợp tác cơ giới hóa sản xuất ngô tại Cao Bằng, mô hình nhân rộng tổ hợp tác nuôi bò sinh sản ở Sóc Trăng, mô hình tổ hợp tác chế biến thủy hải sản tại Quảng Trị…
Các mô hình tham gia đều đã huy động được nguồn vốn đóng góp đối ứng bằng tiền của người dân và địa phương, các địa phương cũng đã liên kết thành công giữa dự án với các tổ chức như tổ hợp tác, hợp tác xã về cung ứng vật tư, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm giúp bà con yên tâm sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập.
![]() |
Từ những thành công của năm 2017, sang năm 2018, Chương trình tiếp tục triển khai 33 mô hình gồm 16 mô hình trồng trọt, 13 mô hình chăn nuôi, 3 mô hình tổ hợp tác cơ giới hóa, sử dụng máy và 1 mô hình nuôi xen canh tôm - lúa.
Trong đó 27 mô hình do Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn ký hợp đồng với các Chi cục Phát triển nông thôn và 6 mô hình do các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện. Hiện nay, các mô hình do Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn ký hợp đồng đã cơ bản hoàn thành trên 85%, một số mô hình hoàn thành trên 90% và đã tiến hành nghiệm thu như mô hình ở Chi cục Phát triển nông thôn các tỉnh Ninh Bình, Bình Phước, Quảng Bình…
Các mô hình đã triển khai được đánh giá phù hợp với quy hoạch sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, phù hợp với khả năng tham gia của các hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo.
Được biết năm 2019, Chương trình sẽ tiếp tục triển khai xây dựng và nhân rộng 32 mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi tại 30 tỉnh trong cả nước; trong đó, có 3 mô hình gắn với thực hiện Chương trình không còn nạn đói ở Việt Nam. Các đơn vị đề xuất mô hình được yêu cầu phải khảo sát kỹ về địa bàn thực hiện, số hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, điều kiện đối ứng của các hộ dân… để mang lại hiệu quả cao nhất cho người dân.
T.L - Bích Thủy - Văn Minh
Nhân rộng nhiều mô hình giúp dân thoát nghèo
Quy trình tạo ra những sợi mì chất lượng
Trong quy trình sản xuất phối trộn là nơi bột mì, nguyên liệu chính, và các loai bột khác (đậu xanh, yến mạch…) được trộn theo công thức thích hợp tùy từng loại sản phẩm cho phép tạo ra những sợi mì dai, ngon, rất đặc biệt sau này. Ở khâu cán bột các máy móc hiện đại giúp lá bột sau khi cán sẽ đồng nhất về màu sắc, đạt yêu cầu về độ dầy, độ láng bóng, độ dai, dẻo và đàn hồi.
Tiếp đến, ở công đoạn tạo sợi, sự phối hợp kỳ diệu giữa hệ thống dao cắt và tốc độ di chuyển của tấm bột giúp sợi mì được cắt đứt hoàn toàn, không bị răng cưa, tạo ra những sợi mì xoắn với độ cao của xoắn bông mì phù hợp, bung đều. Sợi mì sau đó sẽ được hấp chín bằng hơi nước bão hòa và trở nên trong, màu vàng sáng, có độ bóng mướt, bông mì xoắn như mong muốn. Sau khi được cắt tự động theo định lượng, các vắt mì đều tăm tắp sẽ được tưới gia vị. Đây là khâu rất quan trọng, bí quyết để tạo ra những vắt mì “3 Miền” "đậm đà hương vị Việt” đặc trưng.
Sau khi được đổ khuôn để tạo hình dáng, vắt mì sẽ được sấy khô. Chiên bằng dầu ở nhiệt độ 160oC, đây là phương pháp sấy khô thường được sử dụng, làm giảm độ ẩm giúp cho quá trình bảo quản được lâu, giúp tạo độ giòn, mùi thơm, và màu sắc hấp dẫn cho sợi mì nhờ phản ứng Maillard giữa chất đạm và chất đường trong sản phẩm. Để chiên mì, UNIBEN sử dụng dầu cọ chuyên dùng trong chế biến thực phẩm, một loại dầu thực vật có tính ổn định cao, ít bị thay đổi trong quá trình gia nhiệt nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Công nghệ hiện đại của UNIBEN cũng cho phép dầu sử dụng để chiên được liên tục tự động thay mới. Sau chưa tới 2 phút chiên, các vắt mì lập tức được đưa qua công đoạn phun sương bằng hơi nóng để thổi bay lượng dầu thừa. Vắt mì tiếp tục được thổi nguội nhanh chóng trong khi đi qua buồng thổi kín, trước khi được bổ sung các gói gia vị và đóng gói trên các thiết bị hoàn toàn tự động, với các loại bao bì chất lượng cao, chuyên dùng cho ngành thực phẩm, giúp đảm bảo tốt vấn đề vệ sinh an toàn và giữ nguyên mùi vị của gói mì khi đến tay người sử dụng.
Quy trình tạo ra những gói mì 3 Miền đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm |
Bí quyết riêng trong mỗi gói gia vị
Tại UNIBEN, các gói gia vị cũng được sản xuất theo một quy trình chặt chẽ đi từ khâu nguyên liệu cho đến khâu đóng gói, tương tự như hành trình tạo ra vắt mì bởi gia vị được coi là “linh hồn” của gói mì, là một cấu thành rất quan trọng để tạo ra hương vị thơm ngon, an toàn.
Để đáp ứng được khẩu vị của đa số người tiêu dùng, “3 Miền” đã rất kiên trì và khá thành công với định hướng phát triển sản phẩm theo hướng nghiên cứu hương vị của các món ăn truyền thống, tìm tòi chắt lọc từng nét đặc trưng nhất của các món ngon từ khắp ba miền, để ứng dụng vào các sản phẩm của mình, tạo ra các món mì ngon thực sự khác biệt, “đậm đà hương vị Việt”.
UNIBEN còn triển khai chương trình hỗ trợ nông dân thực hiện VietGAP, sản xuất rau an toàn, hướng tới phát triển vùng nguyên liệu sạch, nhằm đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm ngay từ đầu vào, đồng thời, góp phần giúp ổn định đầu ra, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho nông dân. Chương trình đã được thực hiện thí điểm với các hộ nông dân trồng ngò ôm tại Đồng Tháp, Vĩnh Long, trồng ớt tại TP.HCM, và dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng.
3 Miền hiện là nhãn hiệu mì gói được yêu thích hàng đầu tại Việt Nam với gần 30% thị phần trong thị trường mì gói Việt.
![]() |
3 Miền hiện là nhãn hiệu mì gói được yêu thích hàng đầu tại Việt Nam với gần 30% thị phần trong thị trường mì gói Việt. |
UNIBEN là nhà sản xuất mì gói “3 Miền”, hiện là nhãn hiệu mì gói được yêu thích hàng đầu tại Việt Nam với gần 30% thị phần. Các nhà máy sản xuất của UNIBEN tại KCN Phố Nối A, Hưng Yên và KCN VSIP 2, Bình Dương đều được thiết kế và xây dưng theo tiêu chuẩn châu Âu, trang bị máy móc thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất, quản lý chất lượng tiên tiến. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, UNIBEN đã triển khai thực hiện quản lý đảm bảo chất lượng theo HACCP. Ngay từ khâu đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu, tất cả các đối tác cung ứng đều được Uniben lựa chọn kỹ và sau đó sẽ được đánh giá định kỳ. Tất cả nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất đều phải trải qua quá trình kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt. UNIBEN là doanh nghiệp duy nhất trong ngành mì gói, gia vị tại Việt Nam đã vinh dự nhận được Giải thưởng Doanh nghiệp trách nhiệm châu Á (Asia Responsible Enterprise Awards - AREA) bởi Hội doanh nghiệp châu Á (Enterprise Asia). |
Tuyết Nhung
">Bí quyết tạo ra những gói mì đậm đà hương vị Việt
Nhận định, soi kèo Shimizu S
Món trứng cút lộn xào me, chua chua, cay cay rất đơn giản và dễ làm. Hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây.
">4 cách quấn há cảo Gyoza Nhật Bản vừa ngon vừa đẹp
Tiến sĩ mỹ học Nguyễn Thế Hùng. |
Với ông, Tết là khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong năm, khi 5 anh em ông được xúng xính mặc quần áo mới. Trên mâm cơm xuất hiện đĩa thịt lợn - món ăn xa xỉ mà đứa trẻ nào sinh ra trong thời kỳ ấy cũng mơ ước.
“Gần Tết tôi thường rất háo hức bởi không chỉ có bánh chưng xanh mà hơn hết anh em tôi sẽ được gặp bố.
Khi ấy, ông đang làm phó hiệu trưởng trường ĐH Tài chính (Hà Nội). Mẹ con tôi vẫn ở quê.
Tết trong ký ức của tôi là những chiều 30, 5 anh em bồn chồn, ra cổng ngóng bố. Khoảnh khắc nghe tiếng xe đạp của bố lọc cọc về đến cổng, chúng tôi như vỡ òa vì hạnh phúc”, tiến sĩ Thế Hùng nhớ lại.
Ông Hùng kể, ngày ấy bố ông đạp xe gần 100 km về quê thăm vợ con. Suốt thời gian dài không có bóng dáng bố bên cạnh nên ngày Tết được bố ôm ấp, vỗ về với những đứa trẻ thực sự thiêng liêng.
Bữa cơm ngày Tết của gia đình nghèo tươm tất hơn với giò lụa, thịt lợn luộc, bánh chưng xanh nhưng có lẽ dư vị ngọt ngào hơn cả là món canh rau tập tàng.
“Tôi nhớ như in những buổi trưa ngày 28, 29 Tết, tôi còn bé loắt loắt nhưng chịu khó ra đồng hái rau tập tàng. Thứ rau dân dã đó gồm rau dền cơm, rau rệu, rau sam. Sau khi nhặt, rửa sạch sẽ, mẹ tôi lấy chút mỡ xào với hành rồi đổ rau vào nấu.
Bát canh chẳng có tôm hay thịt nhưng mang hương vị ngon ngọt, khó cưỡng. Nhà nào khá giả mới có bắp cải, su hào ăn Tết vì hai loại rau này thuộc hàng đắt đỏ. Canh măng, bóng, mọc, súp lơ là những đồ quá xa vời”, người đàn ông này kể tiếp.
Năm 7 tuổi, gia đình tiến sĩ Thế Hùng chuyển ra Hà Nội. Lúc này, với cậu học trò nhỏ, Tết là được nghỉ học dài ngày, được đi chơi và mừng tuổi.
![]() |
Phút giây thảnh thơi bên khung đàn của nguyên giảng viên đại học. |
Thế nhưng vị tiến sĩ thừa nhận, khi trưởng thành, lập gia đình, ông lại sợ Tết vì gánh nặng cơm áo gạo tiền.
“Đồng lương nhân viên eo hẹp mà Tết phải lo đủ các lễ cho bố mẹ, thầy giáo, họ hàng và gia đình nhỏ.
Cách đây 40 năm, Tết của tôi gắn với hai từ cơ hàn. Tôi phải cặm cụi vẽ tranh đến tận đêm giao thừa để kịp giao cho khách, lấy tiền sắm Tết.
Một mình vợ vất vả lo dọn dẹp, bày biện nhà cửa. Trước giao thừa 1 tiếng, tôi mới buông cọ vẽ, ra phố mua cành đào giá rẻ về chưng trong nhà”.
Cũng theo vị tiến sĩ, ông từng gặp tình huống méo mặt vì cảnh túng thiếu.
“Lần đó, tôi chuẩn bị 1 xấp tiền trong túi đi thăm bạn bè. Chẳng ngờ đến chúc Tết, gia đình có đông trẻ con. Tôi không đủ tiền mừng tuổi, đến cháu cuối cùng thì hết tiền. Khi ấy tôi phải thú nhận là đã hết tiền mừng tuổi”, ông Hùng kể.
Thời bao cấp, mọi thứ đều khan hiếm và được phân phối. Trong suy nghĩ của người làm trụ cột gia đình, tiến sĩ Thế Hùng luôn nung nấu ý nghĩ kiếm thêm thu nhập cho vợ con.
“Nhà tôi ở khu phố cổ. Thú vui của tôi là được len lỏi khắp các phố phường, tham khảo thị trường. Một gia đình trên Hàng Mã còn thuê tôi sơn những con sư tử và dán đèn lồng…
Tôi nhận thấy nhiều nhà không có lịch treo tường nên nghĩ ra cách mua bìa cứng quét màu lên, lấy xốp trổ hình thù 12 con giáp, dán vào và gửi bán.
Mỗi tấm lịch tôi giao cho cửa hàng với giá 7 đồng. May mắn sản phẩm bán chạy, được nhiều người đặt hàng. Năm đó, tôi lo được cho vợ con một cái Tết ấm no”, ông Hùng bộc bạch.
Khi nghèo sợ Tết là vậy nhưng kinh tế đủ đầy, ông lại mong Tết đến. “Tôi tìm đến góc quán quen cùng vài người bạn thưở hàn vi, ngắm người lao động nghèo đi sắm Tết, hồi tưởng lại một thời quá vãng.
27, 28 Tết tôi đi chợ hoa, dùng máy ảnh ghi lại những hình ảnh dung dị thường nhật xung quanh. Với tôi Tết bắt đầu từ khi hoa đào khoe sắc trên phố.
Tuy nhiên tôi đánh giá cao sự tiết kiệm, tránh lãng phí trong dịp Tết. Một cành đào nho nhỏ giá 100 nghìn bày lên ban thờ cũng là không khí Tết, không nhất thiết phải cành đào lên đến vài chục triệu.
Tôi quan niệm Tết cần tiết kiệm, chi tiêu hợp lý. Đặc biệt, không sa đà vào cờ bạc, rượu chè, Tết là ngày vui nhưng đừng biến thành ngày sát phạt nhau.
Tết là ngày nghỉ ngơi, thư giãn sau 1 năm vất vả, nâng cao chất lượng sống”, vị Tiến sĩ mỹ học chia sẻ.
“Khác với những năm trước, 30 Tết năm đó, bố tôi đưa về cho chúng tôi mỗi người một cái áo, một cái quần. Số quần áo đó còn rất mới nhưng lại rộng thùng thình…”- ông Nguyễn Hùng Vỹ nhớ về kỷ niệm ăn Tết.
">Tết bao cấp: Khoảnh khắc vỡ òa ngày 30 Tết trong gia đình nghèo của vị tiến sĩ
Sau một thời gian yêu nhau qua mạng rất rất dài (có đến gần 2 năm), tôi cuối cùng cũng quyết định sẽ gặp người phụ nữ tuyệt vời mà cuộc sống đã ban tặng cho mình. Chúng tôi đều "đầu 3 đuôi chơi vơi" rồi nên đã tới lúc cần ổn định.
Nửa năm trực tiếp hò hẹn, chúng tôi đều cảm thấy hạnh phúc và rồi dọn đến sống với nhau. Tôi đã nghĩ đến việc sẽ hỏi cô ấy làm vợ vì khi bên nhau, chúng tôi đều thấy cuộc sống thật tuyệt vời còn trong lòng thì ngập tràn hạnh phúc.
Thế nhưng ngày em đưa tôi đến gặp mặt đại gia đình, tôi không biết nên dùng từ nào để diễn tả về cảm giác của mình cho phù hợp, có lẽ là sốc, hoặc "bị khớp" hay một cảm giác gì tương tự vậy.
Tôi cảm thấy không được thoải mái tự nhiên vì phát hiện ra tôi và em hóa ra lại có hai nền tảng khác nhau đến vậy. Quanh tôi và cuộc sống của tôi chỉ là những con người có phần bỗ bã, chân chất, học hành không đến đâu, quanh em toàn giáo sư, tiến sĩ, gia đình em có quan hệ mật thiết với các trường đại học, các viện, truyền thống giáo dục của gia đình cao ngút trời.
Gia đình em, bạn bè em, họ đều dễ mến nhưng tôi không thể vượt qua được cảm giác mình bị thiếu hụt, không "môn đăng hộ đối", nhất là khi tôi biết họ rất đặt nặng vấn đề giáo dục. Tôi cảm nhận được điều này qua câu chuyện mọi người nói với nhau. Trong họ nhà em cũng có một người bà con đã đưa người yêu về ra mắt, cả gia đình đang xôn xao bàn tính chuyện cưới xin và học vấn của đối tượng mà chị họ em đưa về hôm ấy cũng được mang ra bàn luận, hỏi han, phân tích...
Không chỉ là gia đình có học thức lớn, nhà em cũng rất giàu có. Em không chỉ sống trong ngôi nhà khang trang, mà thực tế đó là một căn biệt thự ven hồ với nhiều không gian xanh và chỉ chỗ ngủ dành cho khách thôi cũng có đến mấy phòng.
Em vẫn chưa đến thăm bố mẹ tôi trong ngôi nhà chật chội của bố mẹ, nhưng đó là chuyện sớm chiều nếu chúng tôi quyết định sẽ kết hôn.
Tôi có một công việc tốt, hay đi làm từ thiện và du lịch, nhưng như thế chưa đủ nếu so về nền tảng gia đình và nền tảng giáo dục giữa em và tôi. Chỉ cần nghĩ đến sự khác biệt, tạp nham giữa các khách mời hôm đám cưới thôi cũng đã làm tôi mệt mỏi... Liệu tôi có gồng gánh nổi khi trở thành con rể trong một gia đình như thế này?
Bố mẹ vợ tôi chỉ sinh được 2 cô con gái. Gần 10 năm nay, họ coi tôi như con trưởng trong nhà, việc gì cũng bàn bạc với tôi.
">Vì điều này, tôi hoàn toàn mất tự tin sau khi ra mắt nhà bạn gái
友情链接