Trong trường hợp bạn không biết phải làm gì, hãy đọc qua báo cáo khoa học của hai nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Massachusetts MIT. Họ đã dựng lên một "bài thử Turing tối giản" cho bạn tham khảo.
Bài thử Turing được nhà khoa học đại tài Alan Turing tạo ra hồi năm 1950, xoay quanh việc một cỗ máy sử dụng các câu thoại để thuyết phục người đang nói chuyện với nó rằng nó là người thật. Bài thử Turing Tối giản lược hết những thứ rườm rà, chỉ cần bạn nêu lên đúng 1 từ thôi, có thể chọn ngẫu nhiên hoặc chọn ra từ một cặp từ cho trước, tùy bạn.
Hai nhà nghiên cứu là John McCoy và Tomer Ullman nói rõ rằng Bài thử Turing Tối giản không phải là mốc làm chuẩn cho tiến trình phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), nó chỉ là một cách để xem con người coi mối quan hệ của họ với máy móc ra sao. Thắc mắc này sẽ ngày một xuất hiện nhiều hơn, khi mà xung quanh ta đang xuất hiện ngày một nhiều trợ lý ảo, những con bot có khả năng trò chuyện, những hệ thống tự động trả lời tin nhắn hay email. Vậy trong một thế giới con người cùng chung sống với máy móc, điều gì làm chúng ta khác biệt với những thứ vô tri kia?
Trong hai bài thử đầu tiên của McCoy và Ullman, 936 người tham gia được yêu cầu chọn ra bất kì từ nào họ thích, để chứng minh rằng mình là con người. Dù có một số lượng từ khổng lồ, kết quả lại xoay quanh những chủ đề cụ thể.
Bốn kết quả thường thấy nhất là "love – tình yêu" với 134 người chọn, "compassion – lòng trắc ẩn" với 33 người chọn, "human – con người" với 30 người chọn và "please – làm ơn" với 25 người chọn. Bốn từ vừa nêu chiếm khoảng 24% tổng số kết quả nhận về.
Phần lớn những từ còn lại thuộc nhóm thấu cảm (như "cảm xúc", "cảm nhận" hay "đồng cảm"), và thuộc nhóm đức tin hay sự tha thứ (như "lòng khoang dung", "hi vọng", "thần thánh").
Trong tổng số 936 câu trả lời, các nhà nghiên cứu thu về 428 từ.
Trong bài thử thứ hai, 2.405 người tham gia sẽ chọn ra một kết quả trong cặp từ cho trước. Không ngoài dự đoán, những từ như "tình yêu, "con người" và "làm ơn" lại một lần nữa được chọn nhiều. Nhưng ngoài dự đoán, từ được chọn nhiều nhất lại đơn giản hơn bạn nghĩ nhiều: đó là "poop – phân". Phần lớn trong số 2.405 người tham gia bài thử đã quyết định rằng "phân" là từ phản ánh chính xác nhất bản chất của con người. Cũng đúng, robot đâu có biết đi nặng.
Trong buổi phỏng vấn với The Verge, nhà nghiên cứu McCoy nhấn mạnh rằng Bài thử Turing Tối giản thiên về tâm lý con người hơn là khoa học máy tính.
"Tôi không nghĩ bài thử này sẽ thành CAPTCHA mới đâu", McCoy nói. "Ứng dụng thực tiễn của nó có lẽ nghiêng nhiều về mặt thiết kế giao diện hay những thứ tương tự vậy. Với những khía cạnh đó, việc biết được cách nghĩ của người đối với máy, cách con người phân biệt mình với cỗ máy vô tri mới thực sự hữu ích".
Bài thử Turing nguyên bản, với bản chất để thử độ thông minh của một cỗ máy, đã không còn được dùng nhiều trong khoa học máy tính. Các nhà phê bình nói rằng bài thử hiệu quả hơn khi thử các lập trình viên, xem khả năng tìm ra lỗ hổng của họ cao tới đâu.
Hồi năm 2014, đã xuất hiện tin Bài thử Turing bị một con chatbot đánh bại. Các lập trình viên đã đánh lừa những người thực hiện bài thử bằng cách "cải trang" con bot dưới dạng một cậu bé Ukraina 13 tuổi, có tên Eugene Goostman. Một vỏ bọc hoàn hảo, che mờ được những lỗi lầm con bot mắc phải cũng như việc nó không trả lời được những câu hỏi nhất định.
Nhà khoa học máy tính Gary Marcus nhận định rằng: "Chiến thắng của Goostman không phải là bước đầu tiên cho một trí tuệ nhân tạo đô hộ con người, hay mở đầu một nền văn hóa riêng của robot, mà là việc ta có thể lừa người dùng dễ dàng ra sao".
Không còn được ứng dụng nhiều không có nghĩa là Bài thử Turing vô dụng hay mất đi giá trị vốn có. Để tạo ra một chương trình máy tính trò chuyện được với con người một cách hiệu quả vẫn là bài toán khó của khoa học máy tính, và khi đạt được thì sẽ đem lại những ứng dụng không kể hết được. Bản thân bài thử vẫn là một ví dụ thú vị, mở đường cho ta tìm những câu trả lời cho những khúc mắc xoay quanh bản chất của trí thông minh.
Với lối suy nghĩ như vậy, ta cũng coi Bài thử Turing Tối giản là một thí nghiệm tưởng tượng, chứ không phải điểm nhấn trong quá trình phát triển AI. Nhà nghiên cứu McCoy nói rằng điều làm ông bất ngờ nhất chính là các câu trả lời có sức sáng tạo gần như vô hạn. "Người ta nghĩ ra đủ câu trả lời thú vị, đủ các trò chơi chữ".
"Bài thử cho ta thấy một phần khoảng cách giữa nhân loại và một con robot thông minh. Những người chưa từng làm bài thử mà vẫn ngay lập tức nghĩ ra được những câu trả lời vừa thông minh lại vừa hóm hỉnh", McCoy kết luận. Đó chính là thứ máy móc chưa bao giờ có được.
Theo GenK
" alt=""/>Dùng 1 từ chỉ ra sự khác biệt giữa con người và máy móc: Nếu bạn trả lời 'tình yêu' thì sai bétTrong một diễn văn cảm động và có phần hào hứng tại sự kiện của SpaceX vào ngày thứ hai tại trung tâm của công ty ở gần Los Angeles, Maezawa đã reo lên: "Tôi chọn đi đến mặt trăng."
Nếu SpaceX thành công trong việc thử nghiệm và phát triển BFR, Maezawa sẽ là hành khách đầu tiên đi vòng quanh mặt trăng kể từ nhiệm vụ Apollo năm 1972 do Hoa Kỳ thực hiện. Chỉ có 24 người đã đi lên mặt trăng. Cuộc du hành sẽ kéo dài khoảng 1 tuần và sẽ đi gần 125 dặm tới bề mặt mặt trăng trước khi hoàn tất quá cảnh trên cung trăng và trở về trái đất, theo SpaceX cho hay.
Elon Musk bày tỏ cảm nghĩ về Maezawa: "Ông ấy là nhà thám hiểm tốt nhất, tôi nghĩ vậy."
Maezawa đã đạt được hầu như mọi cột mốc nghề nghiệp trong cuộc đời của mình. Ông là một doanh nhân, nhạc sĩ, nhà thiết kế, nghệ sĩ, nhà sưu tầm nghệ thuật và là nhà sáng lập và CEO của hãng thời trang bán lẻ trực tuyến Zozotown.
Maezawa chia sẻ: "Đó là giấc mơ từ lâu của tôi. Kể từ khi tôi còn là đứa trẻ, tôi đã yêu mặt trăng. Chỉ nhìn vào mặt trăng là nó đủ lấp đầy trí tưởng tượng của tôi. Nó luôn ở đó và tiếp tục truyền cảm hứng."
Maezawa cho biết ông muốn đem khoảng 6 đến 8 nghệ sĩ đi cùng mình trên chuyến bay để họ được truyền cảm hứng để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật với chủ đề không gian và mặt trăng nhằm phản ánh trải nghiệm của họ. Ông ấy gọi dự án đó là dự án #dearMoon.
Ông chia sẻ: "Những kiệt tác của họ sẽ truyền cảm hứng cho những kẻ mơ mộng trong tất cả chúng ta." Ông bổ sung thêm rằng ông vẫn chưa chọn được những người sẽ đi cùng mình trên chuyến bay. Ông muốn nhóm nghệ sĩ này là một nhóm gồm những nhạc sĩ, thợ chụp ảnh, hoạ sĩ và kiến trúc sư.
SpaceX còn có nhiều điều phải thực hiện và còn phải gây vốn rất nhiều trước khi tên lửa BFR có thể đưa Maezawa vào không gian. Chỉ khoảng 5% các tài nguyên của SpaceX là được dành cho tên lửa BFR. Ước tính chi phi cho BFR là 5 tỷ USD.
Cả Maezawa và Elon Musk đều đã không tiết lộ số tiền mà ông ấy sẽ phải trả. Tuy nhiên, Elon Musk nhận định rằng điều này là thật, và ông Maezawa đã trả "rất nhiều tiền."
Chiếc tên lửa BFR cũng vẫn chưa được xây dựng. Elon Musk cho biết sự thành công của dự án này sẽ phụ thuộc vào các nguồn thu nhập, tính cả tiền mà khách hàng trả. Chiếc BFR có khả năng chứa 100 người, nhưng Elon Musk cho biết họ sẽ chỉ có khoảng 1 tá người trên chuyến bay có người lái đầu tiên.
Theo GenK
" alt=""/>Gặp mặt tỷ phú Nhật Bản Yusaku Maezawa, vị khách đầu tiên được Elon Musk cho đi vòng quanh mặt trăng