Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ > Bóng đá > Năng lượng và sức trẻ của Hội Xuất bản Việt Nam nhiệm kỳ V

Năng lượng và sức trẻ của Hội Xuất bản Việt Nam nhiệm kỳ V

2025-02-11 05:16:28 Nguồn:NEWS Tác Giả:Công nghệ View:855lượt xem
xuat ban Viet Nam anh 1

Ông Lê Hoàng Thạch, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ We&We, là ủy viên Ban chấp hành trẻ nhất nhiệm kỳ này. Ảnh: Việt Linh.

Ngày 12/7, Đại hội Đại biểu Hội Xuất bản Việt Nam khóa V chính thức diễn ra tại Hà Nội. Trẻ hóa, chuyên môn sâu, đa dạng hóa là tiêu chí bầu Ban chấp hành Hội trong kỳ Đại hội V. Trong 37 ủy viên Ban chấp hành Hội Xuất bản Việt Nam khóa V (nhiệm kỳ 2023-2028), có một ủy viên ở độ tuổi dưới 40, 17 ủy viên ở độ tuổi 40-49, 15 ủy viên 50-59 và 4 ủy viên từ 60 tuổi. Hội viên trẻ nhất sinh năm 1991.

Đề án nhân sự của Đại hội Xuất bản lần V gồm 37 ủy viên Ban chấp hành nhận được sự nhất trí của các đại biểu tham dự. Ông Hoàng Vĩnh Bảo - Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam khóa IV - hy vọng rằng Ban chấp hành mới, với sức trẻ của mình, sẽ có những đổi mới táo bạo, quyết liệt hơn, tiếp tục hoạt động, nâng cao vị thế của Hội Xuất bản Việt Nam.

Kỳ vọng vào một nhiệm kỳ trẻ hóa, đa dạng hóa

Là một trong số ít ủy viên tái cử từ nhiệm kỳ trước, TS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sách Thái Hà, tỏ ra lạc quan với nhiệm kỳ mới khi có sự góp sức từ những ủy viên trẻ. Ông tin rằng Ban chấp hành mới sẽ tham gia tích cực vào công tác Hội.

Ông Lê Hoàng Thạch, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ WeWe, là ủy viên Ban chấp hành trẻ nhất nhiệm kỳ này. Ông cho rằng ở danh sách Ban chấp hành mới, ta quan sát thấy không chỉ có sự trẻ hóa ở độ tuổi, mà còn có sự đa dạng ở ngành nghề.

Ông nói: "Các mảng hoạt động cũng có xu hướng chào đón các doanh nghiệp liên kết phát hành và doanh nghiệp công nghệ nhiều hơn. Tôi tin là nhiệm kỳ mới, định hướng của Hội Xuất bản sẽ phát huy những kết quả nhiệm kỳ trước, hiện đại hơn nữa, đáp ứng yêu cầu của ngành xuất bản trong thời đại 4.0".

Theo ông Lê Hoàng Thạch, ngày nay, sách không chỉ gói gọn trong định dạng sách in mà còn mở rộng, có cả sách nói, ebook, videobook... Vì suy nghĩ văn hóa đọc gắn liền với sách in mà lâu nay người ta vẫn cho rằng người trẻ Việt Nam lơ là với xuất bản. Nhưng sự thực không phải như vậy. "Tôi làm trong ngành một thời gian rồi và nhận thấy sức đọc, sự tò mò trước các đề tài mới của giới trẻ rất mạnh mẽ", ông Thạch nói.

Ông cho rằng thực tế, các bạn trẻ tiếp nhận sách qua rất nhiều hình thức khác nhau. Họ có thể nghe sách, xem sách tóm tắt, xem diễn thuyết về sách... Theo ông, trong tương lai khi các hình thức tiếp thu tri thức từ sách này được ghi nhận hơn, "bức tranh về văn hóa đọc ở người trẻ Việt Nam sẽ tích cực hơn, xác thực hơn".

Nhìn danh sách Ban chấp hành nhiệm kỳ V của Hội Xuất bản Việt Nam, bà Nguyễn Kim Thoa, Giám đốc Tân Việt Books, bày tỏ hy vọng rằng Ban chấp hành mới, với sức trẻ, năng lượng và nhiệt huyết của mình, sẽ có những đóng góp tích cực cho ngành xuất bản.

Bà nhận định: "Hội là một tổ chức có vị thế, có thể tham mưu, đề xuất chính phủ. Khi những người trẻ hoạt động với tư cách hội viên Hội Xuất bản, tôi cho là họ sẽ có những ý kiến giúp tháo gỡ những vấn đề còn vướng mắc trong ngành, có thể giúp ngành phát triển mạnh mẽ hơn".

Khi những người trẻ hoạt động với tư cách hội viên Hội Xuất bản, họ sẽ có ý kiến tháo gỡ những vấn đề còn vướng mắc trong ngành, giúp ngành phát triển mạnh mẽ hơn.

Bà Nguyễn Kim Thoa, Giám đốc Tân Việt Books

Mối quan tâm chính của bà Kim Thoa với tư cách là một người làm xuất bản, một ủy viên Ban chấp hành nhiệm kỳ V của Hội là phát triển văn hóa đọc cho thiếu nhi. Theo bà, gieo mầm văn hóa đọc ở độ tuổi nhỏ sẽ giúp hình thành thói quen đọc cho các em. Thói quen đọc cần được xây dựng càng sớm càng tốt. Nhiều người có thói quen đọc, ta mới có văn hóa đọc.

Ông Nguyễn Xuân Minh, Giám đốc Bản quyền Công ty Nhã Nam, cho rằng nhiều ủy viên Ban chấp hành Hội Xuất bản Việt Nam khóa V ở độ tuổi trẻ nhưng đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất bản. Những cá nhân trong Ban chấp hành nhiều năng lượng, luôn đổi mới, sáng tạo, tìm tòi để thay đổi ngành. Vì lẽ này, ông tin nhiệm kỳ V Hội Xuất bản Việt Nam sẽ giúp ngành phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

xuat ban Viet Nam anh 2

Các ủy viên Ban chấp hành Hội Xuất bản Việt Nam khóa V. Ảnh: Việt Linh.

Dịp hội ngộ nhiều cảm xúc của người làm sách

Đại hội Đại biểu Hội Xuất bản Việt Nam diễn ra trang nghiêm. Công tác bầu cử suôn sẻ, nhận được sự thống nhất cao. Ông Phạm Minh Tuấn, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng Sản, nguyên Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, nhận định công tác chuẩn bị Đại hội rất khẩn trương và chặt chẽ, từ khâu nhân sự, hậu cần đến công tác truyền thông đều có sự đầu tư kỹ.

Đây là lần đầu tiên ông Lê Hoàng Thạch tham gia một hội nghị của Hội Xuất bản Việt Nam. Ông cảm nhận không khí trang nghiêm của Đại hội và cho rằng công tác tổ chức diễn ra chuyên nghiệp.

Bà Định Thị Thanh Thủy, Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM, bày tỏ niềm vinh dự khi được vào Ban chấp hành Hội Xuất bản Việt Nam khóa V. Đồng thời, bà cảm thấy trọng trách lớn, phải làm tốt hơn nữa công việc của mình. Bà mong muốn Hội sẽ hỗ trợ các thành viên đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số.

Nhiều đại biểu ấn tượng trước quy mô và công tác tổ chức chuyên nghiệp của Đại hội Đại biểu Hội Xuất bản Việt Nam khóa V (nhiệm kỳ 2023-2028). Đối với những hội viên cũ, đây là một dịp hội ngộ nhiều cảm xúc. Còn với những người lần đầu tham dự Đại hội, họ vừa hồi hộp, vừa phấn khởi với những kỳ vọng về tương lai của Hội Xuất bản Việt Nam nói riêng và của ngành xuất bản nói chung.

Khai mạc phiên họp thứ nhất Đại hội Hội Xuất bản Việt Nam khóa V

Sáng 12/7, tại Hà Nội diễn ra phiên họp thứ nhất Đại hội Hội Xuất bản Việt Nam khóa V với sự tham gia của gần 250 đại biểu thay mặt hơn 11.000 hội viên.

Tác Giả:Thời sự
------------------------------------
Hình ảnh quán hủ tiếu bình dân bị đập phá sau khi đánh khách vì thắc mắc 100 ngàn đồng/tô hủ tiếu.

Theo chị Lê Thị Kim Huệ (26 tuổi, chủ quán hủ tiếu), thời điểm quán bị đập phá chị đang nấu hủ tiếu bán cho khách như bình thường. Lúc này, có hai thanh niên cầm mã tấu đi xe máy đến, hô lên "đúng quán này rồi", sau đó xông thẳng vào chỗ chị đang đứng.

Hoảng sợ, chị Huệ chạy vào trong nhà. Một lúc sau đó, nhiều người khác kéo tới quán tiếp tục đập phá. Những người này đã đánh cha ruột và em trai chị Huệ bị thương.

"Mình sợ quá bỏ chạy vào trong nhà. Họ lại nhào tới đập phá quán. Sau hai người đi đầu thì có đến hơn 10 người khác cũng xông vào phá quán", chị Huệ kể.

Như đã đưa tin, liên quan đến vụ 2 vợ chồng bị đánh đập dã man ở Long An, ông Trần Văn Tươi – Chủ tịch UBND huyện Bến Lức (Long An) xác nhận đã nhận báo cáo ban đầu về vụ việc khách bị hành hung đổ máu tại quán nước bên đường khi thắc mắc chuyện tô hủ tiếu bình dân giá “cắt cổ” 100.000 đồng.

 
Nhiều người tới đập phá quán còn đánh 2 người trong quán hủ tiếu bị thương.

Nạn nhân bị người nhà của chủ quán nước đánh là anh Nguyễn Xuân Quang Minh (38 tuổi). Anh Minh bị đánh vào khoảng 18h ngày 1/5 tại một quán nước trên Quốc lộ 1A (cách cầu Bến Lức khoảng 3km) thuộc xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức.

Thời điểm hiện tại, nạn nhân đang ở TP.HCM khám sức khỏe, giám định thương tật để gửi cơ quan chức năng huyện Bến Lức về sự việc trên.

Theo Chủ tịch UBND huyện, khi vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng địa phương đã có mặt kịp thời để xử lý. Công an xã Nhựt Chánh (huyện Bến Lức) đã mời những người đánh anh Minh về trụ sở để làm việc.

Kết quả điều tra sơ bộ xác định, anh Minh cùng vợ con vào quán trên mua 2 chai nước. Sau khi tính tiền 2 chai nước giá 60.000 đồng thì bàn bên cạnh có người khách đang ăn hủ tiếu nói rằng bị “chặt chém” 100.000 đồng cho một tô hủ tíu.

Theo lời trình bày của nữ chủ quán, do bà nghe được và tưởng anh Minh thông tin chuyện bà bán giá cao, “chặt chém” làm mất khách của mình nên gọi người nhà gồm anh ruột và những đứa con vây đánh hội đồng anh Minh. Riêng vị khách nói cho anh Minh về tô hủ tiếu giá 100.000 đồng thì đã rời đi, không rõ thông tin.

Chiều cùng ngày (2/5), Đoàn liên ngành của huyện Bến Lức đã đến kiểm tra xác minh cụ thể, khi có kết quả sẽ báo cáo sau. Tùy theo mức độ sẽ xử lý nghiêm.

“Trước mắt chúng tôi sẽ xử lý vụ việc khách bị đánh rồi tiếp đến xử lý vụ quán bán giá cao”, ông Tươi khẳng định.

 " alt=""/>Quán ăn đánh khách hàng bị nhiều người đập phá, đăng lên facebook
  • Vào ngày 7 tháng 2, một người vô danh đã đăng tải mã nguồn độc quyền của một thành phần cơ bản và thiết yếu của hệ điều hành iPhone.

    Một người dùng mang tên "ZioShiba" đã đăng tải mã nguồn của iBoot lên GitHub. Mã nguồn này là một phần của hệ điều hành iOS chịu trách nhiệm đảm bảo khởi động hệ điều hành an toàn.

    Jonathan Levin, một nhà nghiên cứu iPhone, gọi đó là vụ "rò rỉ lớn nhất" trong lịch sử của iPhone. Mã iBoot được viết cho hệ điều hành iOS 9. Cho đến nay, mã này đã có tuổi đời 2 năm. Nhưng ngay cả trong bối cảnh hiện nay, mã nguồn này vẫn có thể giúp các nhà nghiên cứu bảo mật của iOS và cộng đồng jailbreak tìm ra lỗi và các lổ hổng mới trong một phần quan trọng của hệ sinh thái iPhone.


     

    Sự rò rỉ mà nguồn iBoot không đem lại rủi ro an ninh cho đa phần người dùng iPhone, theo Apple đã chia sẻ trong một thông báo.

    Nhưng vụ việc này đã xảy ra như thế nào?

    Một nhân viên cấp thấp của Apple đã lấy code từ Apple khi đang làm việc tại trụ sở Cupertino của công ty vào năm 2016, theo thông tin từ hai người đầu tiên nhận được code từ nhân viên . Motherboard đã chứng thực các tài khoản kèm theo tin nhắn vả ảnh chụp màn hình từ thời điểm code bị rò rỉ, và cũng đã xác nhận với một nguồn tin trong cuộc.

    Theo những nguồn tin này, người lấy cắp mã không hề có thù hằn gì với Apple. Tuy nhiên, khi đang làm việc tại Apple, những người bạn của nhân viên này đã xúi giục anh này rò rỉ code nội bộ của Apple. Những người bạn này ở trong cộng đồng jailbreak và muốn mã nguồn để nghiên cứu bảo mật.

    Vì thế, nhân viên này đã lấy mã nguồn iBoot, kèm theo một số code khác mà vẫn chưa bị rò rỉ rộng rãi, và chia sẻ mã này trong một nhóm bạn gồm 5 người.

    Một người bạn của nhân viên chia sẻ: "Anh ấy đã lấy đi mọi thứ, bao gồm đủ mọi loại công cụ nội bộ của Apple." Motherboard cũng đã thấy ảnh chụp màn hình của mã nguồn bổ sung và các tên tập tin mà chưa xuất hiện trong bản rò rỉ của GitHub, với thông tin thời gian vào đúng khoảng thời gian mà mà nguồn lần đầu tiên bị rò rỉ.

    Theo hai người trong nhóm đó, họ không hề có ý định để lộ code ra khỏi nhóm. Tuy nhiên, sau đó, code đã bị chia sẻ rộng rãi, và nhóm bạn kia đã mất kiểm soát mã nguồn này.

    "Tôi đã rất lo lắng về việc nó bị rò rỉ ngay lập tức bởi một người trong số chúng tôi," một người trong nhóm bạn đã chia sẻ. "Sở hữu mã nguồn iBoot mà không làm việc cho Apple,... điều đó chưa có tiền lệ."

    "Cá nhân tôi không bao giờ muốn code đó bị lộ. Không phải là do tôi tham lam, mà vì sợ dính lứu tới pháp luật," họ chia sẻ. "Cộng đồng nội bộ của Apple thực sự đầy những người tính cách trẻ con và bọn thiếu niên hiếu kỳ. Tôi biết là nếu một ngày mà bọn trẻ ranh đó có được mã nguồn, chúng sẽ ngờ nghệch đến mức đăng lên cả GitHub."

    Theo nguồn tin, nếu code bị phân tán quá nhiều, nó có thể giúp những bọn có mục đích xấu tạo ra những lỗ hổng hoặc những bản jailbreak độc hại để tấn công người dùng iPhone.

    "Nó có thể được dùng như một vũ khí," họ nói. "Sự tự do thông tin có thể đem lại một điều gì đó, và nhiều người cho rằng vụ rò rỉ này có thể là một điều gì tốt. Nhưng thông tin không còn là miễn phí khi nó có thể vi phạm, gây ảnh hưởng đến an ninh cá nhân."

    "Chúng tôi đã cố hết sức có thể để đảm bảo rằng nếu có bị rò rỉ, thì lúc đó mã nguồn này cũng đã cũ rồi," họ nói thêm.

    Sau một năm kể từ khi mã bị đánh cắp và lưu thông trong nhóm bạn, một người trong nhóm đã đưa nó cho "một người mà lẽ ra không nên có nó," một trong những nguồn tin cho hay.

    Vào lúc đó, mọi chuyện dường như trở nên rối rắm hơn. Không ai biết rõ chính xác người mà đã rò rỉ code ra khỏi nhóm bạn thân thiết này. Và không ai biết rõ chính xác điều gì đã xảy ra tiếp theo. Nhưng mọi người đều đồng ý rằng khi họ mất kiểm soát code, nó cứ tiếp tục lan truyền ra ngày càng xa hơn. Motherboard xác nhận thông tin rằng mã nguồn đã bắt đầu lan truyền rộng rãi hơn vào năm 2017 trong giới jailbreak và các cộng đồng nghiên cứu iPhone.

    Vào mùa thu năm 2017, nhiều người không liên quan đến nhóm bạn đã bắt đầu chia sẻ ảnh chụp màn hình của mã nguồn trong một nhóm Discord gồm những jailbreakers.

    "Khi tôi biết về nhóm Discord đó, tôi đã đốt tất cả các bản sao của iBoot mà tôi có," họ chia sẻ. "Tôi không cần nó nữa, và nếu vụ việc này trở nên công khai, tôi không muốn là một phần trong đó. Nếu nó bị rò rỉ thì cứ để nó phát tán, nhưng nó không đến từ tôi."

    Mọi việc trở nên quá muộn khi một tài khoản Reddit với tên gọi "apple_internals" đã đăng một đường link dẫn đến một kho lưu trữ chứa mã nguồn iBoot trên diễn đàn r/jailbreak.

    Theo GenK

    " alt=""/>Một nhân viên cấp thấp của Apple đã khiến bộ mã nguồn nhạy cảm nhất của iPhone rò rỉ như thế nào?
  •  Sau khi Galaxy S9 và S9 Plus được ra mắt, giá bán và ngày bán của bộ đôi này nhanh chóng được hé lộ.

    Sức mạnh của Galaxy S9 có thua kém các smartphone hàng đầu?" alt=""/>Galaxy S9 tại Việt Nam giá bằng 5 chỉ vàng, đã bắt đầu mở bán
  • Tin HOT Nhà Cái