Nhận định, soi kèo Empoli vs Atalanta, 0h00 ngày 24/2: Không ngoài dự đoán
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Los Angeles Galaxy vs San Diego, 07h00 ngày 24/2: Ra ngõ gặp núi -
Nắng gió thao trường Quân đội được Truyền hình Quốc phòng phản ánh đầy đủTrong quá trình hình thành và phát triển, Kênh Truyền hình QPVN luôn bám sát tôn chỉ, mục đích, từng bước phát triển vững chắc trên mọi phương diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, luôn đi đầu trên mặt trận đấu tranh chính trị - tư tưởng, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ.
Đại biểu ban, bộ, ngành Trung ương dự chương trình gala. Các chương trình mang tính định hướng, tính thời sự, từng bước nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn về mọi mặt, không để xảy ra sai sót về chính trị, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, Tổng cục Chính trị và khán, thính giả tin cậy, đánh giá cao. Kênh Truyền hình QPVN giữ vững là một trong những cơ quan báo chí đứng đầu trong công tác tuyên truyền hoạt động đối ngoại Quốc phòng.
Năm 2017, Truyền hình QPVN được xác định là 1 trong 7 kênh truyền hình trong nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu quốc gia.
Sau 10 năm với nỗ lực sáng tạo không ngừng, chương trình của kênh luôn bám sát tôn chỉ, mục đích, đổi mới hình thức thể hiện hiện đại, sinh động và hấp dẫn hơn. Hiện nay kênh đang sản xuất hơn 50 format chương trình, có 9 bản tin phát sóng/ngày. Kênh có bản tin phát sóng hằng ngày bằng tiếng nước ngoài.
Các chương trình cũng ngày càng được nâng cao về chất lượng, chú trọng tính thời sự, nội dung hấp dẫn, luôn đảm bảo đúng định hướng, có tính vùng miền và phương pháp sáng tạo. Nhiều chương trình giải trí có nội dung sáng tạo, hấp dẫn như: Sao nhập ngũ, Chiến binh tinh nhuệ, Kỳ tài Quân đội…
Trong những năm gần đây Truyền hình QPVN có nhiều tác phẩm tham gia các giải báo chí lớn và đạt giải vàng, giải bạc….
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại gala. Thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng biểu dương và chúc mừng những thành tích mà Kênh Truyền hình QPVN đã đạt được trong 10 năm qua. Kênh đã luôn bám sát tôn chỉ, mục đích, thực hiện tốt chức năng cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân. Kênh đã tích cực tuyên truyền có chất lượng, hiệu quả hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đại tướng Phan Văn Giang chia sẻ: "Chương trình thời sự nếu không có thời gian xem ở VTV1 lúc 19h-19h40 thì các đồng chí có thể xem chương trình này ở Kênh Truyền hình QPVN sau 20h cũng đầy đủ các nội dung mà các đồng chí rất cần nắm thông tin.
Các chương trình: Nhận diện sự thật, Biển đảo Tổ quốc, Biên cương xanh, Hậu phương chiến sĩ, Tạp chí khoa học quân sự, Nhịp cầu khán giả được duy trì, sản xuất, phát sóng đều đặn. Nhìn chung, nắng gió thao trường của tất cả các lực lượng vũ trang đều được các đồng chí phản ánh kịp thời, đầy đủ".
Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Quân đội không ngừng được bổ sung, phát triển, trong đó công tác tuyên truyền trên sóng Truyền hình QPVN đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất cao.
Bộ trưởng mong rằng báo chí quân đội không ngừng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, sẵn sàng xung kích vào những nhiệm vụ, khu vực, địa bàn khó khăn. Báo chí Quân đội cần kịp thời phát hiện, phản ánh, tuyên dương mô hình tốt, cách làm hay, gương điển hình tiên tiến nhằm tạo sức lan tỏa sâu rộng về hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Đại tướng Phan Văn Giang đã trao bằng khen tặng Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội vì đã có thành tích trong xây dựng, phát triển Kênh truyền hình QPVN. Kênh Truyền hình QPVN cần trở thành lực lượng xung kích, chủ lực, một trong những kênh đấu tranh, phản bác có hiệu quả, góp phần làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch; tích cực đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Trung tâm Phát Thanh - Truyền hình Quân đội cần quan tâm chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ lý luận sắc bén, kinh nghiệm thực tiễn, lòng yêu nghệ, nhanh chóng làm chủ công nghệ tiên tới, bắt kịp xu hướng chuyển đổi số báo chí....
Đại tướng Phan Văn Giang lưu ý thêm, cần tích cực xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí thời kỳ mới, hội nhập và phát triển.
"> -
Văn hoá số: Tự tìm đến sự thậtCắt xén thông tin, hình ảnh, đưa “một nửa sự thật” là một thủ thuật thao túng tâm lý tinh vi của những kẻ tung tin giả. Ảnh: Anh Nguyễn. Mấy hôm nay, trên mạng lan truyền hình chụp một cái công văn của Phòng Giáo dục Quận 12, TP.HCM, về việc lấy ý kiến cho Dự thảo Luật Đất đai, gạch chân màu đỏ dòng gửi các “nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non”… Bức ảnh làm dấy lên một làn sóng châm biếm, chỉ trích đơn vị này làm sai chức trách. Đáng nói là, nếu được đọc toàn văn văn bản đó, chúng ta sẽ thấy một sự thật hoàn toàn khác. Người được lấy ý kiến cụ thể vẫn là người lớn, gồm các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, nhà đầu tư… Điều hết sức bình thường.
Bức ảnh cắt xén trên được gọi là “một nửa sự thật”, một thủ thuật thao túng tâm lý tinh vi của những kẻ tung tin giả (fake news). Cái trò này sẽ khó lừa được người khác, nếu trước đó không có một “sự thật” khác, là buổi lấy ý kiến cho Dự thảo Luật Đất đai của học sinh phổ thông cơ sở Lương Yên (Hà Nội), do Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam thực hiện. Kẻ tung tin giả sẽ thành công nếu nó thật giả lẫn lộn, đánh trúng tâm lý định kiến đã thành hình trong một bộ phận công chúng.
Trong báo cáo khoa học năm 2018 với tiêu đề“Sự lan truyền của tin tức đúng và sai trên nền tảng trực tuyến”, các tác giả Vosoughi, Roy và Aral chỉ ra rằng, tin giả có khả năng được đăng lại cao hơn 70% và lan truyền xa hơn, nhanh hơn, sâu hơn và rộng hơn so với tin thật trong tất cả các loại thông tin. Một phân tích từ CNN cũng nói rằng tin giả và tin không được kiểm chứng lại là những thông tin nhận được sự lan tỏa mạnh mẽ nhất. Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) còn chỉ ra rằng tin thật mất thời gian lâu hơn 6 lần so với tin giả để đến được với 1500 người dùng mạng; tin thật ít khi có trên 1000 lượt chia sẻ, trong khi không ít tin giả có tới 100.000 lượt chia sẻ. Năm 2019, một báo cáo của CIGI-Ipsos Global Survey cho biết có đến 44% đáp viên thừa nhận họ đã từng bị lừa bởi fake news, và 40% nói rằng họ mất niềm tin vào truyền thông vì tin giả.
Đó là một thực trạng đáng báo động của văn hoá số, một thuật ngữ chỉ thái độ và cách ứng xử của chúng ta trên internet và các nền tảng mạng xã hội. Dường như con người càng ngày càng tỏ ra hời hợt trong cách tiếp cận thông tin. Cơn lốc thông tin tràn ngập trên mạng xã hội khiến người ta ít chịu tìm hiểu kỹ những nội dung họ được đọc lướt qua. Lượng thông tin quá nhiều đến mức độ con người không thể hấp thụ, nên mất dần khả năng hiểu thấu đáo sự việc, hiện tượng. Đọc một dòng tiêu đề, người ta tự cho là đã hiểu toàn bộ nội dung bài báo, và sẵn sàng bày tỏ thái độ một cách kích động theo cách hiểu của họ.
Chỉ vài ngày trước, tiêu đề một bài báo trích dẫn câu nói của PGS, TS Nguyễn Ngọc Anh, Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đã trở thành cái cớ để mạng xã hội lên đồng: “Tôi đã “đọc” báo Phụ nữ Việt Nam từ khi còn chưa biết chữ”. Người ta cũng đua nhau chia sẻ bức hình chụp lại phần tiêu đề bài báo, với bức ảnh chân dung của vị tiến sỹ, kèm theo những lời bình luận khiếm nhã, nhạo báng ông. Tất nhiên, tất cả bọn họ chưa bao giờ đọc hết bài báo, nên chưa bao giờ biết rằng thực ra ông kể về kỷ niệm thơ ấu được người lớn đọc cho nghe như thế nào.
Tác giả Heather Satterfield, viết trên trang sysomos.com rằng, biển thông tin dồn dập trên mạng xã hội, khả năng thao túng thông tin bằng sự mơ hồ của thật giả, cùng với đủ loại tin đồn, tin giả, thuyết âm mưu… được thuật toán thông minh đánh trúng đích đối tượng mục tiêu, đều có thể tác động tiêu cực đến chính trị và xã hội. Sự lan truyền nhanh chóng của tin giả và thông tin sai lệch trên các nền tảng số có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Trước hết, đó là sự mất niềm tin vào báo chí, phá hoại tiến trình dân chủ, là nền tảng cho các thuyết âm mưu có hại và ngôn từ kích động thù địch, truyền bá thứ khoa học sai lệch hoặc mất uy tín…
Cũng không nên đổ lỗi hoàn toàn cho công chúng. Báo chí nhiều khi cũng là tác nhân gây ra những hiểu nhầm với cách đưa tin thiếu đầy đủ hoặc giật tít câu view, làm sai lệch bản chất sự thật. Mới đây, mạng xã hội được phen xôn xao với tiêu đề bản tin “Chủ chuỗi Kichi- Kichi, Gogi... chấm dứt hoạt động của 39 chi nhánh”, mà thực ra, câu chuyện là họ chỉ tái cấu trúc, đóng chi nhánh ở các tỉnh và chuyển quyền quản lý các cửa hàng về một vài chi nhánh lớn.
Hậu quả tất yếu của thói giật tít câu view là người đọc bị nhầm lẫn giữa sự thật với quá nhiều phiên bản méo mó của sự thật. Điều nguy hiểm là, người ta thường xuyên nhầm tưởng cái niềm tin được hình thành từ những thông tin sai lệch là chân lý, và họ sẵn sàng sử dụng các kênh truyền thông cá nhân để chia sẻ, lan truyền và thuyết phục người khác với niềm tin đó. Trang Thinkibility.com nói rằng, “chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên hậu sự thật mới và đáng sợ, chúng ta bị bao quanh bởi sự dối trá và hư cấu”.
Vậy, chúng ta cần có thái độ như thế nào với thông tin trên mạng, hay nói đúng hơn là chúng ta nên xây dựng cho mình một văn hoá số ra sao? Có một câu nói đùa rằng, trước đây chúng ta đọc báo để hiểu biết, còn bây giờ chúng ta phải hiểu biết mới đọc được báo. Nên hiểu “báo” ở đây là truyền thông nói chung, và “hiểu biết” ở đây là năng lực miễn nhiễm với tin giả, tin sai lệch, thiếu chính xác.
Trong nhiều lần chia sẻ trên các diễn đàn khác nhau, tôi từng nói rằng khả năng kiềm chế của con người trước cái ham muốn nhanh chóng chia sẻ, post một thông tin mình mới nghe, thể hiện cái quyền lực của cá nhân mình, hoặc chỉ để thể hiện rằng mình cũng là một phần nhanh nhạy trong cuộc, là điều gì đó khá khó khăn trong cuộc đua thông tin trên mạng xã hội. Trên thực tế, để có thể miễn nhiễm với tin giả, tin sai thì cần giảm tốc độ “like”, “comment” hoặc “share”, thận trọng kiểm tra xem thông tin đó từ nguồn tin đáng tin cậy nào không, có nguồn nào khác cũng đăng tải thông tin tương tự hay không, điều mình nghe hay đọc được có phải là toàn bộ sự thật hay không. Cũng có thể, đi sâu hơn nữa, chúng ta phải xem thông tin đó có lợi cho ai, có mâu thuẫn với quyền lợi của số đông hay không. Bất cứ nghi ngờ nào cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cần kiểm chứng thông tin trước khi tương tác với nó.
Bên cạnh đó, vai trò của báo chí và truyền thông là hết sức quan trọng. Trong kỷ nguyên của mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo, ChatGPT, đưa thông tin nhanh và hay chưa phải là yếu tố nên được ưu tiên hàng đầu, mà đúng, chính xác và không bị hiểu sai lệch mới là điều kiện tiên quyết. “Trong một thế giới của định kiến và thiên vị, có lẽ thách thức lớn nhất đối với các nhà báo là sống theo nhiệm vụ trần thuật công bằng và cân bằng”. Stefanie Chernow viết như vậy trong bài “Báo chí có đạo đức trong hành động: Chống lại sự thiên vị và phân biệt đối xử”, đăng từ năm 2013, trên trang Ethical Journalism Network.
Lê Quốc Vinh,Chủ tịch Le Group of Companies
Kinh tế số, xã hội số cần có văn hóa sốChuyển đổi số tạo ra môi trường sống mới là môi trường số - nơi cần tới văn hoá số. Xây dựng môi trường văn hoá số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số sẽ làm cho văn hoá thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước."> -
- Trong 3 ngày 25-27/5, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã tổ chức hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Khoa/ Viện. Hội nghị lần thứ 33 của trường thu hút sự tham gia của 19 khoa, viện với 415 công trình của 903 sinh viên. Hoạt động thường niên này của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhằm tạo một diễn đàn giao lưu, học hỏi giữa sinh viên và cán bộ trẻ từ các đơn vị đào tạo, nghiên cứu trong trường. Tính sáng tạo, khoa học và ứng dụng của công trình nghiên cứu là những yếu tố được ban giám khảo đánh giá cao.
Những sản phẩm có tính thực tiễn cao trong ngày hội năm nay đến từ các phân ban Điện tử, Cơ khí động lực, Công nghệ hóa vô cơ…
PGS.TS La Thế Vinh – Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật hóa học, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: “Ngay từ đầu năm học, Viện đã công bố các đề tài và hướng nghiên cứu trên website và tới các lớp sinh viên để các em có thể chọn đề tài thích hợp. Những đề tài chỉ mang tính gợi mở, sau đó sinh viên cùng với sự hỗ trợ của thầy cô sẽ tìm ra hướng nghiên cứu. Có rất nhiều sáng tạo của sinh viên mà thầy cô cũng phải học tập…
Nhiều sản phẩm của các em có thể phát triển tiếp, hợp tác với doanh nghiệp để trở thành những sản phẩm thương mại, đưa ra thị trường. Viện Kỹ thuật hóa học cố gắng phát huy tối đa tính sáng tạo của sinh viên. Những kết quả đạt được của các em hôm nay minh chứng cho một giai đoạn làm việc khá là chi tiết giữa thầy cô và sinh viên. Tôi nghĩ rằng phong trào NCKH của sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội nói riêng cũng như các trường khác nói chung là những khởi điểm, định hướng về khoa học công nghệ của mỗi trường đại học, mỗi quốc gia.”
Các đề tài nghiên cứu xuất sắc nhất được hội đồng cấp trường xét chọn và trao giải tại Hội nghị tổng kết ngày 3/6. Ngoài ra, những sản phẩm đặc sắc của sinh viên sẽ được trưng bày tại khu vực “Triển lãm sản phẩm NCKH của sinh viên – Ngày hội sáng tạo trẻ”.
Trong thời gian tới, để tạo cơ hội phát triển niềm đam mê khoa học và sáng tạo của sinh viên trong trường, nhà trường dự kiến thành lập các Câu lạc bộ nghiên cứu khoa học tại các đơn vị.
Một số hình ảnh tại hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 33 của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội:
Sinh viên bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học trước hội đồng giám khảo
Các phòng bảo vệ đề tài thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên trong trường
Sản phẩm máy đo các kích thước cơ thể người 3D của sinh viên phân ban Cơ khí
Sản phẩm mô hình máy bay không người lái sử dụng năng lượng Mặt trời của sinh viên phân ban Cơ khí Động lực
Sản phẩm mô hình xe ô tô hybrid xăng điện của sinh viên phân ban Cơ khí Đông lực
Sản phẩm mô hình máy bay Fan-wing ứng dụng phun thuốc trừ sâu
Sản phẩm đá nhân tạo từ các hợp chất tự nhiên của phân ban Công nghệ hóa vô cơ
Sản phẩm vật liệu MSU-Y tổng hợp từ tro trấu và cao lanh của sinh viên phân ban Công nghệ hóa vô cơ
- Nguyễn Thảo