Công nghệ

Đề xuất không phạt ô tô quá hạn đăng kiểm 15 ngày, cánh tài xế vẫn 'kêu ít'

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-02-12 09:21:48 我要评论(0)

Trước tình trạng nhiều trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội và khu vực lân cận phải tạm dừng hoạt động,Đềxtrực tiếp bóng đá hom naytrực tiếp bóng đá hom nay、、

Trước tình trạng nhiều trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội và khu vực lân cận phải tạm dừng hoạt động,Đềxuấtkhôngphạtôtôquáhạnđăngkiểmngàycánhtàixếvẫnkêuítrực tiếp bóng đá hom nay dẫn tới việc ùn ứ, tắc nghẽn kéo dài, gây khó khăn cho người dân mang xe đi kiểm định, Bộ GTVT vừa có văn bản kiến nghị lên Chính phủ giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động đăng kiểm xe cơ giới.

Cảnh xe ô tô xếp hàng tới cả cây số trước mỗi trạm đăng kiểm đã không còn hiếm gặp trong những ngày này (Ảnh: Hoàng Hiệp)

Đáng chú ý, Bộ GTVT kiến nghị cho phép các phương tiện quá hạn đăng kiểm trong vòng 15 ngày được phép di chuyển đến các đơn vị đăng kiểm để thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định. Các phương tiện này không được chở người, hàng hóa, kinh doanh vận tải.

Trên thực tế hiện nay, số lượng xe ô tô đang bị quá hạn đăng kiểm có số lượng rất lớn và không ngừng tăng nhanh. Thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam cho thấy, trong tháng 3 và 4/2023, cả nước có nguy cơ tồn gần 300 nghìn ô tô không thể kiểm định đúng hạn. Trong đó, riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM có thể có đến hơn 200 nghìn xe bị quá hạn trong hơn 1 tháng tới.

Do vậy, đề xuất tạm thời không xử phạt đối với xe quá hạng đăng kiểm 15 ngày như Bộ GTVT nêu được đa số chủ xe đồng ý, tán thành bởi việc xe bị quá hạn chủ yếu với lý do bất khả kháng, không ai mong muốn. Trong khi đó, theo Luật Giao thông đường bộ, xe ô tô dù có quá hạn đăng kiểm dù chỉ 1 ngày cũng bị phạt nặng.

Lượng xe bị quá hạn đăng kiểm hiện nay đang tăng cao do khả năng tiếp nhận của các trung tâm không đủ. (Ảnh: Hoàng Hiệp)

Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến cho rằng, thời gian 15 ngày như đề xuất vẫn là "chưa thấm vào đâu".

"Với lượng xe tồn nhiều như vậy, 15 ngày nữa chưa chắc đã giải quyết được hết mà lượng xe tồn còn quá nhiều. Theo tôi bộ GTVT nên kiến nghị dừng xử phạt trong ít nhất 1 tháng mới là hợp lý hợp tình", anh Nguyễn Xuân Long (Cầu Giấy, Hà Nội) bày tỏ quan điểm.

Còn anh Vũ Văn Huy (tài xế xe tải ở Long Biên, Hà Nội) cho rằng, nên có quy định rõ là "xe quá hạn đăng kiểm dưới 15 ngày không bị xử phạt" giống như được gia hạn kiểm định xe chứ không nên quy định thêm là phương tiện này phải không được chở người, chở hàng hay kinh doanh vận tải.

"Chúng tôi có người mất 3-4 ngày xếp hàng mới được đăng kiểm, thời gian công sức và cả thu nhập ảnh hưởng nghiêm trọng. Thế mà vì quá hạn một vài hôm đã không cho chở người, chở hàng trong thời gian đấy thì là chưa hợp lý", anh Huy bày tỏ.

Dưới góc nhìn kỹ thuật, anh Dương Trung Kiên (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, với phương tiện có hàm lượng kỹ thuật cao như ô tô thì không thể quá hạn đăng kiểm một vài ngày là mất an toàn ngay được. Theo anh Kiên, với trường hợp quá hạn đăng kiểm ít ngày vẫn có thể xem xét cho chở người, chở hàng để không ảnh hưởng đến đời sống người dân cũng như công việc kinh doanh của các doanh nghiệp.

"Tôi thấy cần áp dụng ngay việc miễn đăng kiểm cho xe mới để giảm tải cho trung tâm đăng kiểm, ngoài ra rất nên xem xét giãn hạn đăng kiểm ngay với xe ô tô con cá nhân sản xuất trên 12 năm, từ 6 tháng/lần như hiện nay lên 9 hoặc 12 tháng", anh Kiên đề xuất thêm.

Mức phạt đối với ô tô quá hạn đăng kiểm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được chỉnh sửa, bổ sung bởi 123/2021/NĐ-CP):

- Đối với lái xe: Phạt tiền 3-4 triệu đồng đối với việc điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hạn sử dụng dưới 1 tháng; phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với việc điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hạn từ 1 tháng trở lên. Đồng thời, lái xe còn bị tước GPLX từ 1-3 tháng với cả hai trường hợp trên. 

- Đối với chủ xe: Phạt tiền 4-8 triệu đồng với chủ xe là cá nhân hoặc 8-12 triệu đồng với chủ xe là tổ chức khi để xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật đã hết hạn sử dụng dưới 1 tháng tham gia giao thông; phạt tiền 6-8 triệu đồng với chủ xe là cá nhân hoặc 12-16 triệu đồng với chủ xe là tổ chức khi để xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật đã hết hạn sử dụng từ 1 tháng trở lên tham gia giao thông.

Ngoài ra, hành vi điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên sẽ bị tạm giữ xe theo Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Hoàng Hiệp

Bạn có góc nhìn nào với đề xuất trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Khổ như... mang xe đi đăng kiểmĂn chực nằm chờ 2-3 hôm mới đến lượt, thế mà đến cửa "thiên đường" thì trạm đăng kiểm bất ngờ bị đóng cửa. Khổ nhất là chủ xe cũ, dù đã tốn cả chục triệu bảo dưỡng mà đi đăng kiểm vẫn như quay xổ số,...

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Nu dac cong khoe anh 'co Ba Sai Gon' duoc dan mang khen dep diu dang hinh anh 1

Ngày15/7, nữ đặc công Nguyễn Thị Thu Hiền (sinh năm 1997, Vĩnh Phúc) đăng lên trang cá nhân bộ ảnh phong cách "cô Ba Sài Gòn" được nhiều dân mạng chú ý. Nhiều người tỏ ra bất ngờ trước hình ảnh nữ tính của thiếu úy quân đội. "Nữ thiếu úy từng chụp ảnh bên hồ sen đây ư? Hôm nay trông dịu dàng và nữ tính quá", Văn Hậu bình luận.

Nu dac cong khoe anh 'co Ba Sai Gon' duoc dan mang khen dep diu dang hinh anh 2
Nu dac cong khoe anh 'co Ba Sai Gon' duoc dan mang khen dep diu dang hinh anh 3

Chia sẻ với Zing.vn, Thu Hiền cho biết bộ ảnh được cô ấp ủ đã lâu, hiện mới có cơ hội thực hiện với mục đích làm kỷ niệm. "Mình chuyển công tác vào Sài Gòn được hai năm, do ấn tượng với phong cách cổ điển nên muốn lưu lại chút hình ảnh của phụ nữ xưa", thiếu úy nói.

Nu dac cong khoe anh 'co Ba Sai Gon' duoc dan mang khen dep diu dang hinh anh 4
Nu dac cong khoe anh 'co Ba Sai Gon' duoc dan mang khen dep diu dang hinh anh 5

Nữ đặc công chia sẻ thêm cô thích không khí và nhịp sống của người Sài Gòn. Thời gian công tác và sinh sống tại đây, cô cảm nhận được người dân sống tình cảm và hay giúp đỡ lẫn nhau. "Điều Hiền thích nhất khi ở đây là luôn được hỗ trợ trong lúc khó khăn. Mình cũng cảm giác được an ủi phần nào khi sống một mình xa xứ", Thu Hiền nói.

Nu dac cong khoe anh 'co Ba Sai Gon' duoc dan mang khen dep diu dang hinh anh 6

Thiếu úy 9X từng tốt nghiệp hệ trung cấp Y sĩ đa khoa của Học viện Quân Y. Hiện cô công tác tại trạm 77 Bộ tư lệnh đặc công. Thu Hiền cho biết cô làm việc chủ yếu ở TP.HCM, thỉnh thoảng có cơ hội công tác Hà Nội và thăm gia đình.

Nu dac cong khoe anh 'co Ba Sai Gon' duoc dan mang khen dep diu dang hinh anh 7

Nguyễn Thị Thu Hiền từng được dân mạng chú ý khi tham gia chương trình Bạn muốn hẹn hò số đặc biệt dành cho quân nhân chuyên nghiệp. Ngoại hình nổi bật của thiếu úy đặc công thu hút sự quan tâm của dân mạng.

Nu dac cong khoe anh 'co Ba Sai Gon' duoc dan mang khen dep diu dang hinh anh 8

Trước đó, giữa tháng 6, bộ ảnh nữ đặc công bên hồ sen được cô thực hiện ở Hà Nội cũng được nhiều người quan tâm. Ngoài ra, Thu Hiền được dân mạng gọi với các biệt danh khác nhau như "bông hồng thép", "hot girl đặc công"...

Nu dac cong khoe anh 'co Ba Sai Gon' duoc dan mang khen dep diu dang hinh anh 9
Nu dac cong khoe anh 'co Ba Sai Gon' duoc dan mang khen dep diu dang hinh anh 10

Thu Hiền cho biết rất bất ngờ khi được dân mạng quan tâm. Hiện cô muốn tập trung công tác và hoàn thành tốt công việc tại Trạm tư lệnh 77. "Những bộ ảnh đăng lên mạng chủ yếu để lưu giữ tuổi thanh xuân. Mình không muốn bị nói muốn gây chú ý hay nổi tiếng bằng mọi cách", 9X khẳng định.

Hot girl thiếu úy đặc công bẽn lẽn trước 'soái ca' áo sơ mi trắngTại chương trình "Bạn muốn hẹn hò" số đặc biệt, Quyền Linh - Nam Thư đã mai mối thành công cho thiếu úy quân đội trẻ tuổi cùng chàng trai 25 năm chưa từng yêu ai.
Sở hữu cái tên quá nữ tính, ông chủ Sài Gòn nhiều lần 'méo mặt'

Sở hữu cái tên quá nữ tính, ông chủ Sài Gòn nhiều lần 'méo mặt'

Sở hữu cái tên quá nữ tính, chàng trai đến từ TP.HCM không ít lần gặp phải chuyện dở khóc, dở cười. Một lần, anh còn bị vợ khách hàng ghen tuông. 

" alt="Nữ đặc công khoe ảnh 'cô Ba Sài Gòn' được dân mạng khen đẹp dịu dàng" width="90" height="59"/>

Nữ đặc công khoe ảnh 'cô Ba Sài Gòn' được dân mạng khen đẹp dịu dàng

Video: Tổ ấm nơi cửa chùa

Đồng hồ điểm 11 giờ trưa, ni sư Thích Đàm Thanh - quản lý chùa Mía (xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) rảo bước vào nhà trong, tranh thủ thu dọn, sắp xếp lại gian phòng học tập của các con. Mỗi con đều có một góc riêng, đề tên cẩn thận. 

Từ khi bốn con lớn xuống Hà Nội học, bà vẫn giữ nguyên góc học tập như lúc chúng còn ở nhà. Toàn bộ sách vở qua các năm học đều được xếp gọn, giữ lại làm kỷ niệm. Đó cũng là cách để ni sư vơi đi nỗi nhớ các con.

{keywords}
Ni sư Đàm Thanh và con gái út Trịnh Ngọc Nhi

Bà cất giọng âu yếm, gọi cô con gái út Ngọc Nhi ra ăn cơm, chiều còn đến lớp học thêm ngoại ngữ. Cô bé nhỏ nhắn, có khuôn mặt dễ thương nhanh nhẹn ra rửa tay, vệ sinh cá nhân, rồi mới ngồi vào bàn, bưng bát cơm mời mẹ và mọi người. Suốt bao năm nay, 5 đứa con đều được ni sư Đàm Thanh uốn nắn từ hành động nhỏ nhất.

‘Trẻ em như cái cây non, cây lớn mang hình dáng ra sao đều do người uốn. Ngay từ nhỏ, tôi cố gắng cho các con cuộc sống tốt nhất trong khả năng của mình nhưng phải có nề nếp. Lời ăn tiếng nói, tác phong cần chuẩn chỉnh’, ni sư Thích Đàm Thanh nói.

Con gái bị bắt nạt, người mẹ dùng ‘chiêu độc’ xử lý

Để nuôi dạy một đứa trẻ, với gia đình có đầy đủ bố mẹ đã không hề đơn giản nhưng sư cô Thích Đàm Thanh một mình nuôi tới 5 đứa con. Gần 20 năm, ni sư vừa làm cha, vừa làm mẹ, từng bước cùng con khôn lớn, trưởng thành.

{keywords}
Ni sư trưởng Thích Đàm Cẩn và mẹ con ni sư Thích Đàm Thanh trong ngày sinh nhật

‘Mỗi đứa trẻ sinh ra có sở thích, suy nghĩ và cá tính riêng. Tôi dựa vào cá tính của từng con để áp dụng phương pháp giáo dục thích hợp.

Chị lớn học tốt sẽ kèm cặp thêm cho em bé hơn. Tôi cũng tranh thủ các khoảng thời gian trong ngày để dạy con. Không chỉ là lý thuyết, sách vở mà tôi dạy con bằng câu chuyện thực tế về văn hóa, đối nhân xử thế.

Bữa cơm, tôi nói chuyện về tình cảm gia đình, sự đoàn kết giữa anh/chị em. Sáng đi học, mẹ con vẫn có thể ôn lại bài trên lớp.

Tôi mừng vì các con luôn có ý thức học tập, vươn lên trong cuộc sống và lo cho tương lai chính mình’, sư cô Đàm Thanh kể.

Nhiều gia đình khá giả từng đánh tiếng xin nhà chùa một cháu về nuôi. Ni sư thẳng thắn nói với các con: ‘Mẹ tôn trọng ý kiến của các con, để các con tự quyết định'. 

Tuy vậy, các cháu đều không đồng ý rời chùa. Chúng nói, chùa là mái nhà, là nơi chúng được hồi sinh, là hạnh phúc cuộc đời ban cho. Ở đó, có người mẹ yêu chúng hơn cả sinh mệnh bản thân. Thử hỏi, tiền bạc nào có thể đánh đổi được?

Sớm hiểu hoàn cảnh của những đứa trẻ thiệt thòi, ngay từ nhỏ, ni sư luôn khích lệ các con phải mạnh mẽ, đối mặt với mọi thứ.

Ni sư Đàm Thanh tâm sự, ngày con gái đầu học cấp 1, cháu từng 2 lần gặp cú sốc lớn vì bạn bè trêu chọc, tẩy chay do mang thân phận trẻ bị bỏ rơi ở chùa.

Về nhà, cháu tủi thân, òa khóc nức nở. Hôm sau, ni sư đến trường gặp ban giám hiệu và cô giáo chủ nhiệm trao đổi tình hình và xin phép đứng trên lớp trò chuyện với cả lớp.

‘Tôi giới thiệu, tôi là mẹ của Yến Nhi, chia sẻ về hoàn cảnh của con, đồng thời mời cô giáo chủ nhiệm và bạn đến thăm nhà Yến Nhi.

Mùa hè, các bạn đến nhà chơi, nô đùa, thăm góc học tập của con tôi, cùng bơi lội trong chiếc bể mini. Các cháu reo lên, bảo nhà Yến Nhi thích quá, lúc nào nghỉ lại muốn đến nhà bạn. Nhờ đó, các bạn hòa đồng, yêu quý Yến Nhi hơn’, ni sư Đàm Thanh nói.

{keywords}
Ni sư Đàm Thanh tham gia ban chi hội phụ huynh của lớp con theo học

Giọng chậm rãi, ni sư kể tiếp, mỗi khi mẹ con ngồi quây quần, bà thường hỏi các con: ‘Nếu các con đi học, bạn bè hỏi bố các con đâu? Các con sẽ trả lời ra sao?’.

Thấy các con im lặng, ni sư tiếp tục: ‘Lúc đó các con phải ngẩng cao đầu, trả lời thẳng thắn cho bạn biết: 'Mình là con nhà chùa. Ở chùa thì hoàn cảnh thế nào? Ai cũng biết.

Mình ở chùa nhưng có cuộc sống vô cùng hạnh phúc và mình mãn nguyện với những gì đang có. Các bạn có bố mẹ đầy đủ, các bạn hãy hạnh phúc hơn mình, sống đàng hoàng và tốt đẹp hơn mình để mình học hỏi các bạn.

Tôi dạy các con không được phép lảng tránh. Hôm nay con lẩn trốn, ngày mai con lẩn trốn thì suốt đời con sẽ như vậy, không thể ngẩng cao đầu mà sống. Chính vì thế, các con tôi có tư tưởng cởi mở và thoải mái khi nhắc đến hoàn cảnh bản thân’.

Ni sư Thích Đàm Thanh cho hay, bà không cho các con mặc quần áo chú tiểu mà mặc đồ bình thường, để con cũng giống như các bạn, không có sự khác biệt nào.

Dạy con về tình yêu

Trong số 5 cháu ni sư Đàm Thanh trực tiếp nuôi dưỡng, 4 cháu là nữ, chỉ có Khánh Chung là nam. Cũng như bao đứa trẻ khác, các cháu đến tuổi dậy thì, dễ gặp tâm sinh lý bất ổn.

Ni sư Đàm Thanh bộc bạch, bà đã dùng trái tim phụ nữ và tấm lòng của người mẹ để định hướng cho con.

{keywords}
Cậu con trai Khánh Chung biểu diễn khiêu vũ cùng các bạn (thứ 2 từ trái sang)

‘Trước hết, tôi cũng là con người, cũng là phụ nữ, vì thế tôi hiểu những gì các con đã và đang trải qua. Đặc biệt là vấn đề tình yêu.

Tôi nói rõ, tôi không cấm đoán các con yêu, đó là quyền của con nhưng tôi phân tích để các con hiểu nên yêu thế nào.

Ví dụ bạn bè quý mến nhau phải có mức độ, đi đâu báo cho mẹ một tiếng. Nếu nói dối, giấu giếm được 1 lần, lần sau con giấu tiếp và cứ thế con sẽ trượt chân, ngã lúc nào không ai biết.

Con quyết định tương lai của con là một người tri thức thì con tập trung học, chỉ xã giao bạn bè. Nếu con sa đà yêu đương, con có thai, tất cả tương lai con sẽ trên bờ vực thẳm, việc học hành sẽ đóng lại. Suốt đời con chỉ cúi đầu ở trong nhà, làm việc lam lũ’, bà nhớ lại.

{keywords}
Ni sư Đàm Thanh mang đến cho những đứa trẻ này một cuộc sống mới.

Gần 20 năm vun trồng, những trái ngọt đang đến với ni sư Thích Đàm Thanh. Cô bé Yến Nhi năm nào đã bước sang tuổi 17, hiện học lớp 12 chuyên Văn của Đại học Sư phạm Hà Nội. 3 đứa con khác cũng đang theo học các lớp chuyên, chọn dưới Hà Nội. Cậu con trai Khánh Chung và con gái út Ngọc Nhi còn là những vũ công nhí nhiều tiềm năng.

'Tôi cho rằng, việc quan trọng nhất là vun đắp, xây dựng con người. Mình nuôi được đứa trẻ trở thành người có ích là góp thêm bông hoa cho đời’, ni sư xúc động nói.

Ni sư một thời bị đàm tiếu, giật mình nghe tiếng con gọi mẹ

Ni sư một thời bị đàm tiếu, giật mình nghe tiếng con gọi mẹ

 Nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi, từng có thời gian vị ni sư Thích Đàm Thanh bị miệng đời thêu dệt, đổ lên đầu những dị nghị oan trái. 

" alt="Con gái bị bạn xa lánh, ni sư dùng ‘chiêu độc’ xử lý" width="90" height="59"/>

Con gái bị bạn xa lánh, ni sư dùng ‘chiêu độc’ xử lý

Chiều Chủ Nhật, trung tâm Sài Gòn vô cùng náo nhiệt. Vậy mà - chỉ cách chợ Bến Thành vài bước chân (P. Bến Thành, Q.1, TP.HCM) một gia đình bé nhỏ đang thoải mái nằm nghỉ ngơi sau một ngày lao động mệt nhọc …

53 năm bám vỉa hè

Trên tấm bạt nhỏ, một bà cụ đang ngồi đảo mắt nhìn tứ phía. Cạnh bà, một đứa bé đang nằm ngủ và con chó ngồi vẫy đuôi. Trước mặt 2 bà cháu, chiếc thau nhỏ bên trong có nhiều đồng tiền lẻ. Cạnh đó có một chiếc bao căng phồng và một thùng xốp lớn.

Thằng bé vẫn say sưa ngủ. Một người đi ngang qua cúi xuống bỏ vào thau một tờ tiền. Bà nở nụ cười, nói lời cám ơn.

Bà đã già. Trên khuôn mặt sạm nắng của bà có nhiều vết nhăn. Đôi mắt bà không còn sáng nhưng cũng đủ để nhìn cảnh vật xung quanh…

Chúng tôi tiếp cận bà. Bà rất vui và cởi mở. Câu chuyện bà kể cho chúng tôi nghe thật thắt lòng…

{keywords}

Cuộc sống trên vỉa hè của hai bà cháu và chú chó nhỏ

Bà tên Mai Thị Kim Hoàng, 60 tuổi. Bà không còn nhớ quê quán mình ở đâu, chỉ biết, bà đến ở khu vực này khi vừa lên 7 tuổi. Năm ấy, cha mẹ qua đời, bà về sống với người dì. Người dì này rất mê cờ bạc. Sau những lần thua bạc dì hay cáu gắt và đổ lên đầu đứa cháu côi cút của mình bằng những trận đòn chí tử.

'Tôi đến khu vực này từ lúc ấy. Hàng ngày tôi tá túc ở nhà ga Sài Gòn (bây giờ là Công viên 23 tháng 9) trên đường Lê Lai. Còn nhỏ, chưa biết làm gì ra tiền để sinh sống, tôi đi xin, đi nhặt thức ăn thừa để qua ngày. Đêm xuống, tôi vào ngủ ở nhà ga nhưng cũng không đêm nào được yên vì nơi đây nhiều tệ nạn.

Sau đó, tôi bỏ đến khu vực khác. Ban đêm, tôi tìm những góc khuất để ngủ. Những hôm mưa, tôi cố lết vào những mái hiên nhà nhưng chủ nhà không cho ngủ. Thế mà cũng lớn dần lên', người đàn bà nhớ lại.

Bà kể tiếp: 'Năm 14 tuổi, tôi được nhận vào làm ở quán ăn Thanh Xuân trên đường Tôn Thất Thiệp. Có lẽ đây là quãng thời gian tôi hạnh phúc nhất. Tuy nhiên cũng không được lâu, 5 năm sau tôi mất việc'.

{keywords}
    Nơi bà cháu nghỉ ngơi cách chợ Bến Thành vài bước chân

'Thời gian này, ai thuê bất cứ việc gì tôi cũng làm. Giờ rảnh, tôi đi lượm ve chai. Cũng nhờ vậy mà sống được qua ngày. Một hôm, tình cờ tôi gặp một thanh niên, lớn hơn tôi vài tuổi. Chuyện trò qua lại được vài lần, chúng tôi yêu nhau.

Mối tình lớn dần lên cho đến năm 23 tuổi, tôi có thai. Lúc này chồng tôi trở nên đổ đốn. Rượu chè, ăn nhậu rồi bỏ mặc mẹ con tôi. Hàng ngày, tôi bế con đi lượm ve chai để có tiền mua sữa cho con. Cha nó mải vui chơi không một lần ghé lại. Cuộc sống cứ thế, cảnh mẹ con nheo nhóc vậy mà cũng trôi qua. 

Nghĩ lại, quãng thời gian này là khổ nhất. Tay xách nách mang nuôi con lớn cho đến năm nó 10 tuổi, nó bỏ tôi đi ở với người dưng. Tôi buồn lắm nhưng biết làm sao giờ. Chỉ mong con không làm điều gì dại dột để khổ cho bản thân …', bà Hoàng nói, giọng bùi ngùi.

Mong ngoại có nhà

Thằng bé vừa thức giấc. Nó choàng tay qua ôm bà, con thương ngoại lắm. Nó gục đầu vào người bà như muốn tìm hơi ấm.

'Nó là cháu ngoại tôi đấy. Mười năm trước, trong một buổi tối, con gái tôi tìm về. Trên tay nó là một đứa bé sơ sinh còn đỏ hỏn… Đứa bé vừa đầy tháng. Nó nói, con của con đó. Con nuôi không nổi, má nuôi dùm con. Tôi từ chối, 'tao nuôi thân tao còn chưa xong làm sao nuôi con mày?'. Nói vậy nhưng nó có nghe đâu. Nó bỏ mặc con nó cho tôi rồi biến mất. Nghe nói bây giờ nó ở tận Bình Dương và rất nghèo khổ'.

{keywords}
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, bà Hoàng và cháu trai vẫn nuôi một chú chó nhỏ để bầu bạn.

'50 tuổi, tôi ôm đứa trẻ sơ sinh đi khắp đó đây tìm kiếm mưu sinh cho cả hai bà cháu. Có những lúc đang lượm ve chai, nó khát sữa khóc tôi phải ngưng lại cho nó bú rồi làm tiếp. Nắng, gió, mưa đã quá quen với nó nên cũng ít bệnh, nhờ vậy mới qua ngày được.

Thằng bé càng lúc càng lớn. Nó cần có bạn để chơi nhưng có đứa trẻ nào dám đến chơi với nó? Buồn quá, tôi xin cho nó một con chó để nó chơi cùng. Nhưng rồi chó cũng bị bắt mất. Kiếm con khác cũng mất. Đến gần đây, tôi mới ky cóp được 500.000đ mua cho nó con chó này để bầu bạn với nó', bà nói, ánh mắt hướng về phía con chó đang nằm vẫy đuôi.

Thằng bé ôm con chó vào lòng nhìn chúng tôi. 'Con tên gì?' 'Dạ con là Mai Thành Trung nhưng ngoại cứ kêu con là Cu Bin'. 'Hàng ngày con làm gì?'. 'Con theo phụ ngoại lượm ve chai và bán vé số'.

Cu Bin cho biết, cháu đã học hết lớp 3 nhưng hiện đã nghỉ học. Cháu bày tỏ ao ước tiếp tục đến trường. 'Nhưng làm sao tiếp tục được?'.

Ngoại của Bin nói: 'Chúng tôi không nhà không cửa, không mảnh giấy tùy thân, ai cho học. Muốn lắm chứ. Đêm đêm nó thường thỏ thẻ với tôi, con không muốn ngủ ngoài đường chỉ mong có một mái nhà để con và ngoại sinh sống. Mà không học thì làm sao mơ đến được?'.

53 năm ở lề đường, đến lúc tuổi già vẫn chưa biết được tương lai sẽ ra sao. Bà nói: 'Cũng may bây giờ không còn cô độc nữa. Bên cạnh tôi còn có cháu ngoại và con chó trung thành. Tôi chỉ cầu mong ban đêm ngủ không bị đuổi, ban ngày lao động kiếm đủ tiền cơm nước qua ngày là mãn nguyện lắm rồi.

Ước mơ của đứa bé, của bà cụ không phải lớn lao gì nhưng biết bao giờ bà cháu mới đạt được ?

Nàng dâu Việt tiết lộ bất ngờ về cuộc sống ở Nhật

Nàng dâu Việt tiết lộ bất ngờ về cuộc sống ở Nhật

 Cuộc sống ở Nhật Bản khá đắt đỏ, để tiết kiệm chi phí, cô gái Thanh Trúc đã tự thiết kế căn bếp nhỏ bằng các nguyên liệu giá rẻ, khoảng 700 nghìn đồng. 

" alt="2 bà cháu ngủ vỉa hè Sài Gòn vẫn dành tiền nuôi chú chó nhỏ" width="90" height="59"/>

2 bà cháu ngủ vỉa hè Sài Gòn vẫn dành tiền nuôi chú chó nhỏ