Kèo vàng bóng đá Espanyol vs Atletico Madrid, 22h15 ngày 29/3: Khách hoan ca
本文地址:http://member.tour-time.com/html/92e792153.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Kèo vàng bóng đá nữ Chelsea vs nữ Man City, 03h00 ngày 28/3: Tạm biệt The Blues
- Thưa bà, AMR đã ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam và tác động của nó đến ngành y tế và xã hội?
AMR xảy ra khi vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng thay đổi theo thời gian và không còn đáp ứng với thuốc khiến nhiễm trùng khó điều trị hơn và tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong. Điều này có nghĩa là tình trạng nhiễm trùng ngày càng trở nên phức tạp - hoặc trong một số trường hợp, không thể điều trị - và ngày nay, chúng ta phát hiện ra các loại vi khuẩn phát triển khả năng kháng thuốc nhanh hơn so với tốc độ chúng ta phát triển các loại thuốc kháng sinh mới.
AMR gây ra mối đe dọa to lớn cho sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu vì nó làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh, dẫn đến các mầm bệnh đa kháng (MDR) và kháng trên diện rộng (XDR). Vào năm 2019, gần 5 triệu ca tử vong trên toàn thế giới có liên quan đến AMR. Hơn nữa, AMR cũng có những tác động kinh tế nghiêm trọng vì nó dẫn đến chi phí y tế cao hơn, thời gian nằm viện kéo dài, do đó làm mất năng suất và tăng tỷ lệ tử vong.
Nếu nhìn vào Việt Nam trong trận chiến với AMR, tôi tin rằng Việt Nam đang ở đầu chiến tuyến chính vì là một trong những nước có tỉ lệ AMR cao nhất châu Á. Các lý do cơ bản chính là tỷ lệ sử dụng kháng sinh quá cao, cả ở bệnh viện và cộng đồng, cũng như việc lạm dụng thuốc kháng sinh đáng kể trong chăn nuôi.
- Chiến lược AMR quốc gia đã được xây dựng từ năm 2013 và MSD đã hợp tác với các bệnh viện từ năm 2012. Những bước tiến nào đã đạt được trong mười năm qua? Những thách thức nào còn lại?
Thực tế, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trong Khu vực Tây Thái Bình Dương xây dựng Kế hoạch Hành động Quốc gia (NAP) vào năm 2013.
MSD đã làm việc với các bệnh viện về chương trình quản lý kháng sinh (AMS) từ năm 2012, thí điểm tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Một báo cáo công bố năm 2016 cho thấy tại bệnh viện Chợ Rẫy, mức độ tuân thủ sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn tăng 14,5% và lượng sử dụng kháng sinh giảm đáng kể, giảm 1,3% chi phí cho kháng sinh so với năm 2015. Năm 2020, hợp tác với Bộ Y tế, MSD đã mở rộng chương trình này ra 36 bệnh viện. Sau một thập kỉ triển khai, chương trình AMS đã mở rộng đến 46 bệnh viện tính đến tháng 12 năm 2021.
Tuy nhiên, điều chúng ta thấy rõ trong vài năm qua là AMR là một vấn đề phức tạp vượt ra ngoài lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Ví dụ, bên cạnh việc dễ dàng tiếp cận với bệnh nhân là con người, kháng sinh cũng được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc ở Việt Nam, chẳng hạn như gà, lợn và thậm chí cả cá - thường như là một biện pháp để phòng ngừa nhiễm trùng, một lần nữa góp phần tăng tình trạng AMR.
Khi vấn đề AMR gia tăng theo thời gian, chiến lược của chúng ta cũng cần phát triển. Đó là lý do tại sao tôi cho rằng điều quan trọng trong năm nay là chương trình AMS giữa MSD, các bệnh viện và Bộ Y tế cần kết hợp cách tiếp cận hợp tác ‘Một Sức khỏe’, chung tay đa ngành và đa lĩnh vực.
- Năm nay, sự hợp tác giải quyết vấn đề AMR giữa MSD và các bên liên quan ở Việt Nam sẽ mở rộng trọng tâm với cách tiếp cận ‘Một Sức khỏe’. Cách tiếp cận này so với cách tiếp cận trước đây như thế nào và nó sẽ giải quyết các thách thức quan trọng của AMR hiện tại như thế nào?
Không giống như cách tiếp cận trước đây, cách tiếp cận “Một Sức khỏe” đòi hỏi sự thay đổi tư duy theo hướng tìm kiếm các giải pháp phù hợp với toàn bộ hệ thống liên quan đến nhiều bên liên quan như các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho cả con người và vật nuôi, các chuyên gia khoa học môi trường, các nhà hoạch định chính sách, cộng đồng địa phương, thay vì chỉ từng bên riêng lẻ.
MSD đã phối hợp với Viện Sức khỏe Môi trường và Phát triển Bền vững (IEHSD) tổ chức chuỗi hội thảo khoa học về Kháng kháng sinh trong sức khỏe con người và vật nuôi. Chuỗi hội thảo này thu hút hơn 200 chuyên gia trong lĩnh vực y tế và lĩnh vực nông nghiệp, y bác sĩ từ các bệnh viện, cũng như các chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy từ các viện nghiên cứu và trường đại học.
Chúng tôi đã nhận được những khuyến nghị có giá trị từ hội thảo, bao gồm việc tăng cường giám sát và quản lý kháng sinh; nâng cao nhận thức của cộng đồng về AMR thông qua việc tận dụng các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.
- Vì AMR là một vấn đề toàn cầu, MSD đang đóng góp như thế nào trong cuộc chiến chống lại AMR bên ngoài Việt Nam?
Khi MSD đóng vai trò hỗ trợ chính trong nhiều dự án AMS cả trên toàn cầu và khắp Châu Á Thái Bình Dương, chúng tôi nhận thấy rằng AMR không thể bị loại bỏ chỉ bằng cách quản lý tốt. Chúng ta cũng cần vũ khí “tấn công” như các loại kháng sinh mới và hiệu quả. Đó là lý do tại sao chúng tôi vẫn là một trong số ít các công ty dược phẩm toàn cầu đầu tư sâu vào nghiên cứu và phát triển kháng sinh mới. Vào năm 2020, MSD tự hào đóng góp 100 triệu USD trong 10 năm vào Quỹ Hành động AMR, để giúp mang lại hai đến bốn loại kháng sinh mới đến cho bệnh nhân vào năm 2030.
MSD cũng đóng vai trò quan trọng hợp tác trong cách tiếp cận ‘Một Sức khỏe’ chống lại AMR nhờ vào chuyên môn trong cả lĩnh vực sức khỏe con người và vật nuôi của chúng tôi.
Sau cùng, các đóng góp kịp thời nhằm giải quyết vấn đề AMR có thể mang lại lợi ích lâu dài cho sức khỏe và sự phát triển ở cả khu vực này và hơn thế nữa. MSD tự hào đi đầu nhưng sẽ cần những nỗ lực tập thể và những đổi mới táo bạo để thực sự giành chiến thắng trong cuộc chiến này. Chúng tôi tin rằng con đường duy nhất để tiến bước là đi cùng nhau.
Phương Thảo(thực hiện)
">Giải quyết tình trạng kháng kháng sinh: ‘Đường duy nhất là đi cùng nhau’
Sau 5 năm điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2020, Sở TN&MT TP.HCM cho biết kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của Thành phố có những tồn tại.
Quá trình lập quy hoạch, chưa xác định được thời gian, tiến độ xây dựng các công trình của các ngành và địa phương đã đăng ký. Đến năm 2020, trên địa bàn TP.HCM vẫn còn 562 công trình, dự án đã đăng ký nhu cầu sử dụng đất nhưng chưa thực hiện.
Trong đó: 117 dự án thuộc lĩnh vực giao thông; 73 dự án phát triển đô thị; 31 dự án công nghiệp; 29 dự án giáo dục; 18 dự án thương mại, dịch vụ…
TP.HCM không đạt các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất còn có nguyên nhân từ việc thiếu tính đồng bộ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành có sử dụng đất.
Về kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2025, Sở TN&MT TP.HCM trình chỉ tiêu phân bổ 102.191ha đất nông nghiệp, 106.750ha đất phi nông nghiệp và 598ha đất chưa sử dụng.
Đối với kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất, TP.HCM đặt chỉ tiêu chuyển 9.867ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu sử dụng 4.480ha đất trong nội bộ đất nông nghiệp; chuyển 684ha đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở.
TP.HCM có hơn 560 dự án ở vẫn ‘bất động’ dù đã đăng ký sử dụng đất
Ánh mắt đầy thương cảm, các bác sĩ, y tá đều hỏi han, động viên Dũng vơi bớt nỗi sợ hãi. Họ đều biết cậu bé tội nghiệp này đã mắc đến căn bệnh ung thư thứ hai.
Nhớ lại quãng thời gian trước đây, chị Trần Thị Kim Tuyến, mẹ của Dũng không giấu nổi những giọt nước mắt. Sinh con ra kháu khỉnh, bụ bẫm, còn chưa hết vui mừng thì khi Dũng được 3 tháng, chị phát hiện trong tròng đen của mắt con xuất hiện những đốm trắng. Đưa con đến Bệnh viện Mắt Trung ương kiểm tra, chị như muốn ngã quỵ vì hai chữ "ung thư" trong tờ kết luận.
"Lúc đó, hàng trăm, hàng ngàn câu hỏi hiện ra trong đầu tôi. Con sẽ bị khoét mắt ư? Con có sống tiếp được nữa không? Rồi con sẽ sống thế nào", chị kể. Sau nhiều đêm dài thức trắng suy nghĩ, chị buộc phải đưa ra quyết định cuối cùng bởi thời gian không còn nhiều, những tế bào ung thư sẽ lan rộng nếu không phẫu thuật nhanh chóng. Tháng 8/2008, khi mới được 4 tháng tuổi, Dũng đã trải qua ca phẫu thuật bỏ đi một bên mắt trái.
Những ngày hậu phẫu, từng cơn đau buốt đến tận óc khiến con khóc suốt đêm. Sau đó, Dũng được chuyển tới Bệnh viện K để điều trị bằng hóa chất nhằm hạn chế sự phát triển của khối u ác tính.
Một năm điều trị ở Bệnh viện K trở thành thử thách rất lớn đối với cơ thể non nớt. Nhờ bàn tay chăm sóc tận tình của mẹ, Dũng thoát khỏi từng cơn “thập tử nhất sinh” do tác dụng phụ từ những đợt truyền hóa chất khốc liệt.
Qua quá trình điều trị dài đằng đẵng ấy, sức khỏe con ngày một tốt lên, được duy trì tái khám định kỳ hàng tháng. Dẫu vậy, đứa trẻ bất hạnh đó lớn lên trong sự mặc cảm vì một phần cơ thể khiếm khuyết.
Những ngày đầu đến trường, nhiều lần Dũng chạy về khóc với mẹ: “Sao các bạn đầy đủ hai mắt sáng mà con lại bị mất đi một mắt hả mẹ?”. Những lúc ấy, chị Tuyến chỉ biết ôm con vào lòng rồi hai mẹ con cùng khóc nức lên.
Tuyệt vọng vì ung thư ập đến lần thứ 2
Trải qua hơn 10 năm không thấy dấu hiệu tái phát ung thư, những người thân trong gia đình Dũng tưởng rằng bệnh tật đã "ngủ yên". Nào ngờ, một căn bệnh ung thư khác lại khởi phát, không những cướp đi tuổi thơ mà còn đe doạ đến tính mạng cậu bé.
Tháng 6/2021, khi cả nước “gồng mình” trong dịch bệnh Covid-19, Dũng cảm thấy đau chân thường xuyên. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ phẫu thuật, phát hiện một khối u ác tính.
Một lần nữa, chị Tuyến đón nhận tin dữ. Tỷ lệ mắc hai bệnh ung thư khác nhau rất thấp, nhưng điều đó lại xảy đến với đứa con tội nghiệp của chị. Lần này, bác sĩ tiên lượng bệnh tình xấu hơn rất nhiều.
Khi nghe các bác sĩ nói chuyện về việc nếu tình hình xấu đi thì có thể phải làm phẫu thuật cắt chân, Dũng đau khổ cầu xin: “Con xin bố mẹ hãy giữ lại chân cho con. Bây giờ mất chân chắc con chẳng dám ra ngoài đường nữa. Các bác sĩ ơi các bác chữa cho con, con không muốn bị cắt chân đâu”.
Những tiếng kêu cứu đến nghẹn lòng khiến đội ngũ y bác sĩ ở bệnh viện ai nấy đều xót xa cho số phận tội nghiệp. Tháng 12/2021, chị Tuyến chạy vạy khắp nơi, vay 400 triệu đồng để ghép xương đầu gối cho con. Sau đó, Dũng điều trị thêm 10 đợt xạ trị.
Tuy nhiên, chỉ chưa đầy nửa năm sau, em liên tục bị sốt nhiễm trùng, nhập viện Bệnh viện Xanh Pôn để bỏ đi đoạn xương nhân tạo. Cho đến nay, viện phí đợt mới nhất lên đến 45 triệu đồng, chưa kể chi phí thuốc bổ trợ ngoài danh mục bảo hiểm lên đến 5 triệu đồng/tuần.
![]() | ![]() |
Chính vì số tiền phát sinh quá lớn khiến gia đình chị Tuyến đến nay không còn xoay sở được nữa. Bản thân chị đang cùng con rong ruổi trên bệnh viện, chồng chị lại chỉ làm lao động tự do, thu nhập không ổn định.
Đứng trước tình cảnh ngặt nghèo cùng khoản nợ quá lớn, vợ chồng chị có nguy cơ bán nốt căn nhà duy nhất của hai vợ chồng và 3 đứa con. Nhưng nếu bán nhà, tương lai gia đình chị sẽ mù mịt hơn bao giờ hết.
Tính mạng Dũng quá đỗi mong manh, mong sao hoàn cảnh đáng thương của em nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Trần Thị Kim Tuyến. Địa chỉ: Số nhà 18B ngách 219/16, phố Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 0984211000. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.153 (em Hoàng Tuấn Dũng) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Tình cảnh ngặt nghèo của nam sinh 14 tuổi bị ung thư xương
Nhận định, soi kèo Drita Gjilan vs Gjilani, 20h00 ngày 27/3: Phá dớp
Theo bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175, bệnh nhược cơ là một bệnh tự miễn tương đối hiếm gặp, với tình trạng rối loạn sự dẫn truyền thần kinh - cơ, do kháng thể của hệ miễn dịch tấn công lên thụ thể acetylcholin (thụ thể dẫn truyền thần kinh) trên màng tế bào cơ của cơ thể.
Hậu quả là cơ không tiếp nhận đầy đủ các tín hiệu thần kinh và trở nên suy yếu.
Dấu hiệu của bệnh chủ yếu là yếu cơ nhưng có nhiều mức độ: yếu một cơ hoặc nhiều cơ, cơ mắt, hầu họng, mặt, tay chân, thân người. Giai đoạn đầu, người bệnh có thể không nhận ra nhưng càng về sau sẽ càng rõ nét và nặng hơn. Người bệnh thậm chí còn gặp tình trạng nhìn một thành hai (song thị).
Yếu cơ có tính dao động trong ngày: thường cải thiện sau khi nghỉ ngơi và nặng lên về chiều. Tất cả các cơ vân trên cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng nhưng thường gặp nhất là cơ nâng mi (gây sụp mi), cơ hầu họng (gây nuốt khó), cơ hô hấp (gây khó thở), cơ tay chân (gây yếu tay chân).
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nữ chủ yếu dưới 40 tuổi và nam trên 60 tuổi. Tuy nhiên, tần suất gặp ở nữ gấp đôi nam giới.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, bệnh nhược cơ có thể trở nặng gây nuốt khó, nguy cơ hít sặc cao, gây suy hô hấp và thở máy kéo dài, đe doạ tính mạng người bệnh. Các thống kê cho thấy, có khoảng 20-30% người bệnh bị trở nặng nhược cơ một lần trong đời.
Nhược cơ nặng thường do yếu tố thúc đẩy như nhiễm trùng, stress, giảm liều thuốc ức chế miễn dịch nhanh, sau chủng ngừa, do thuốc.... Tuy nhiên, cũng có khi là diễn tiến tự nhiên của bệnh. Người bệnh nhược cơ nặng bắt buộc phải nhập viện để được điều trị tích cực.
Việc chẩn đoán bệnh nhược cơ dựa vào hỏi triệu chứng, thăm khám lâm sàng và khảo sát điện cơ, xét nghiệm kháng thể liên quan. Người bệnh sau khi được chẩn đoán bệnh nhược cơ cần khảo sát thêm CT hoặc MRI để khảo sát u tuyến ức hay tồn lưu tuyến ức, giúp hỗ trợ điều trị liên quan phẫu thuật cắt u hay nạo vét tồn lưu tuyến ức.
Về điều trị, bệnh nhược cơ có thể kiểm soát hiệu quả bằng các liệu pháp như: sử dụng thuốc kháng men cholinesterase, điều hòa miễn dịch nhanh, ức chế miễn dịch kéo dài và phẫu thuật cắt tuyến ức.
Vì thế, người bệnh khi có các triệu chứng của nhược cơ cần đến các cơ sở y tế thăm khám sớm. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp mang tính cá nhân hóa với mỗi người.
Phát hiện mắc bệnh nhược cơ sau khi đột ngột bị mất sức lực
Nhiều tháng nay, ông Dần luôn tìm cách gửi đơn thư cầu cứu khắp nơi để mọi người có thể giúp đỡ cho con gái được nhập học đúng hẹn. Không chỉ có Nha, hai người em là Như và Công cũng học rất giỏi nhưng tương lai đang hết sức mịt mù do tình cảnh ngặt nghèo.
Em Hồ Thị Quỳnh Như (SN 2006) đang học lớp 10 Trường THPT Đông Hà. Nhiều năm liền, Như là học sinh khá, giỏi. Em còn năng nổ tham gia nhiều cuộc thi học sinh giỏi các cấp và đạt khá nhiều giải. Em Hồ Lâm Chí Công (SN 2010, học lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Triệu Độ) cũng là học sinh giỏi 6 năm liền.
Ông Dần bộc bạch, từ nhỏ, ông đã mắc bệnh thoái hóa võng mạc khiến thị lực bị mờ. Tuy vậy, ông vẫn có thể làm những công việc nhẹ nhàng để có thể nuôi sống bản thân.
Năm 20 tuổi, ông Dần bị mù hẳn và mất sức lao động đến 82%. Từ đó đến nay, mọi người chỉ thấy ông quẩn quanh trong góc nhà, xó bếp để giúp vợ con một số việc vặt vốn đã làm quen tay.
Vợ ông Dần, bà Phạm Thị Thu (SN 1972) vừa mất sức lao động 81%, vừa bị thiểu năng tâm thần. Trước đây không có công việc ổn định nên ai kêu gì, bà Thu đều làm đó để có tiền nuôi 3 đứa con thơ dại.
Sau này, bệnh tật ngày càng hành hạ khiến bà không đi làm thuê được. Bao nhiêu năm qua, khoản tiền hơn 1,6 triệu đồng nhận trợ cấp hàng tháng là nguồn sống chủ yếu của gia đình có 5 miệng ăn. Hằng ngày, bà Thu gắng gượng đi nhặt nhạnh ve chai về bán kiếm tiền để lo thêm mắm muối.
Phương Nha bên tập giấy khen mà em đã nỗ lực học tập để đạt được.
Thân hình bà Thu vốn gầy guộc, dáng người nhỏ thó, lại bị bệnh tật đày đọa khiến cho sức khỏe càng giảm sút nghiêm trọng. Một buổi đi nhặt ve chai thì buổi còn lại, bà chỉ có thể nằm vạ vật nghỉ ngơi, không đủ sức đi tiếp. Đợi đến khi dồn được đống ve chai, khoảng 10-15 ngày, bà lại bán lấy tiền mua thức ăn cho cả nhà.
Chưa kể, những lúc trái gió trở trời hay tiết trời Quảng Trị mùa hè nắng như đổ lửa, bà lại mê man ngày này qua ngày khác. Những lúc như thế, ba chị em Nha thay nhau chăm sóc mẹ, quán xuyến việc nhà.
Ông Dần thở dài tâm sự: “Gia đình tôi thuộc hộ nghèo hàng chục năm nay rồi. Bệnh tật cứ đeo bám cả 2 vợ chồng nên 3 đứa con phải sống trong cảnh thiếu trước hụt sau. Tuy vậy các con tôi học rất tốt. Tôi và vợ luôn lấy việc đó làm tự hào. Nay Nha chuẩn bị học đại học, tôi mong con có thể thực hiện ước mơ của mình, ngặt nỗi gánh nặng vượt quá sức vợ chồng".
Em Hồ Thị Phương Nha chia sẻ: “Ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, em chỉ cần thi tốt nghiệp, không thi đại học nên không bị áp lực việc thi cử căng thẳng như bạn bè vì trước đó em đã được tuyển thẳng vào 2 trường đại học ưa thích. Nhưng em lại gặp khó khăn trong việc nộp học phí, theo đuổi 4 năm đại học sắp tới.
Em rất mong được đi học đại học để khi ra trường có bằng cấp, tìm được công việc ổn định, sau này giúp đỡ cho bố mẹ. Nếu có cơ hội đến giảng đường, em sẽ vừa học vừa làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt cho bản thân”.
Ông Nguyễn Hữu Phận - Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Độ (huyện Triệu Phong) cho biết, gia đình ông Dần có hoàn cảnh vô cùng bi đát khi cả hai vợ chồng đều đã lớn tuổi và mất khả năng lao động. Dù vậy, bà Thu vẫn gắng gượng đi nhặt ve chai bán kiếm tiền nuôi con. Ông Dần có 3 người con đều siêng năng, học giỏi. Mong các nhà hảo tâm quan tâm, giúp đỡ để cả 3 đứa trẻ đều có cơ hội được đến trường và trở thành người có ích cho xã hội.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Em Hồ Thị Phương Nha, trú tại Đội 4, thôn Gia Độ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, Quảng Trị. SĐT: 0762.662.074. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.198 (em Phương Nha) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Mẹ tâm thần nhặt ve chai, con được tuyển thẳng vào 2 trường Đại học
82 căn chung cư sắp bán đấu giá online, khởi điểm 31 triệu đồng/m2
82 căn hộ chung cư có diện tích 67 – 105 m2/căn tại dự án Eco Lakeview sẽ được đấu giá bán online với tổng giá khởi điểm là hơn 220,39 tỷ đồng. (Xem thêm chi tiết)
Hiện trạng dự án “Khu đô thị thông minh” ở Đồng Nai vừa bị khởi tố
Dự án tự quảng bá là “Khu đô thị thông minh đầu tiên của Việt Nam”, hiện có 488 căn biệt thự bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Công an Đồng Nai vừa quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan đến dự án này sau khi phát hiện có nhiều sai phạm. (Xem thêm chi tiết)
Loạt dự án nhà ở xã hội Hà Nội mở bán năm nay, 'nóng' không kém Trung Văn
Nhiều dự án nhà ở xã hội như dự án HUD Vân Canh, CT-05 và CT-06 Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2, Rice City Long Biên… nằm trong danh sách các dự án dự kiến triển khai sớm trong năm nay tại Hà Nội. (Xem thêm chi tiết)
Hé lộ loạt dự án nhà ở xã hội Hà Nội sắp mở bán, đề xuất điều chỉnh siêu dự án
友情链接