当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Ajax vs Saint 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Nữ Mỹ vs Nữ Colombia, 08h00 ngày 21/2: Có cơ hội nào cho khách?
Tại buổi ra mắt, ba nhiếp ảnh gia nổi tiếng Khắc Hường, Lê Thế Thắng và Nguyễn Khánh - những người dùng thử sản phẩm áp dụng vào công việc trước đó, đã mổ xẻ nhiều chi tiết về chiếc máy này. Anh Lê Thế Thắng nhận xét, kể từ khi biết đến Olympus OM-D E-M1 Mark II, anh đã bỏ hết các máy ảnh quen thuộc của mình để chuyển sang dùng. "Có thể nó chưa phải là một chiếc máy ảnh xuất sắc, chưa thể so với dòng chuyên nghiệp nhưng bù lại, trọng lượng gọn nhẹ, công suất, công năng phù hợp, dễ dàng di chuyển mà không phải vác nặng tôi vẫn có được những tác phẩm đẹp", nhiếp ảnh gia này nói.
Anh Thắng cũng nhận định khả năng cân bằng trắng của E-M1 Mark II đẹp tuyệt vời. Các lỗi từng gặp ở một số dòng máy khác như răng cưa, nhiễu không bị đối với ánh sáng yếu mặc dù chụp buổi tối không được mịn như một số dòng máy khác.
![]() |
Nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng cho rằng đây là chiếc máy ảnh rất tốt so với các dòng cùng phân khúc. Ảnh: Gia Phong. |
Trên thực tế, E-M1 Mark II ra đời hơi muộn, là kết quả của một quá trình khảo sát, nghiên cứu của nhóm chuyên gia Olympus, đã tổng hợp được nhiều mặt hạn chế, thăm dò nhu cầu người dùng để cho ra một chiếc máy ảnh phù hợp nhất có thể.
E-M1 Mark II được nâng cấp rất nhiều tính năng đáng kể, sử dụng cảm biến micro-four-thirds độ phân giải 20,4MP, song hành cùng một hệ thống chống rung 5 trục Synchronous Image Stablization (hoạt động từ tính). Cảm biến này hỗ trợ quay video độ phân giải ultra-HD (4K). Hệ thống lấy nét lai được tăng lên 121 điểm, toàn bộ chúng đều thuộc kiểu chữ thập, cho tốc độ lấy nét nhanh nhất nhì hiện nay.
" alt="Dân nhiếp ảnh mổ xẻ chiếc máy ảnh chụp nhanh nhất thế giới"/>Tuy nhiên, theo The Verge, thất bại của Windows Phone khiến mọi người không nhìn ra được những thành công và cải tiến, mà Microsoft và các đối tác phần cứng cũng chưa bao giờ nhận được đủ sự ngợi khen. Từ khi ra mắt vào năm 2010, Windows Phone là hệ điều hành "cứng" nhất và đúng nhất với những gì mà một chiếc smartphone có thể làm, sau khi Apple giới thiệu iPhone trước đó 3 năm. Không như Android, Windows Phone không phải là sự sáng tạo lại thiết kế biểu tượng như iOS; cũng không như Android, Windows Phone chạy nhanh và mượt trên mọi phần cứng cơ bản nhất.
Hãy nhìn lại những chặng đường đã qua của Windows Phone.
Cách đây chính xác là 7 năm rồi, vào ngày 11/10/2010, chuyên gia công nghệ Stephen Fry đã đứng trước nhiều khán giả ở Luân Đôn và tuyên bố hệ điều hành Windows Phone mới. Là một người khá thích iPhone từ lâu, Fry chỉ hơi phấn khích với những gì Windows Phone mang lại. Nhưng anh có lý do để nhiệt tình với Windows Phone: Windows Phone đầu tiên rất khác biệt và đi trước thời đại ở một số khía cạnh.
Giao diện gọn gàng của WP7 đã đi trước cả triệu dặm so với iPhone của Apple và những nỗ lực copy của Samsung. Nếu iPhone cung cấp những biểu tượng tĩnh, Windows Phone đã mang đến các ô (tile) với thông tin trực tiếp: chẳng hạn ứng dụng lịch trên Windows Phone luôn nổi bật cuộc hẹn tiếp theo của bạn, ứng dụng điện thoại với cuộc gọi nhỡ cuối cùng, v.v. Khi bạn nhìn vào các giao diện như BlinkFeed của HTC hay Google Now, với các thông tin liên quan hiện ra, thiết kế đó chính là lấy cảm hứng từ những gì Microsoft đã làm với Windows Phone. Hoặc, ít nhất, những gì mà Microsoft hình dung ra.
Chúng ta thật dễ dàng quên đi cách mà Windows Phone phản ứng nhanh và nhạy như thế nào so với Android. Bàn phím trên màn hình của Microsoft cũng vượt trội hơn rất nhiều. Và nếu bạn muốn nói về sự thanh lịch trong phần thông báo cũng như những thông tin hữu ích trên màn hình khóa, bạn phải nói về giải pháp của Microsoft. Windows Phone chính là sự cân bằng của iPhone - chủ yếu vì Microsoft đã áp dụng phương pháp tiếp cận giống như Apple để kiểm soát chặt chẽ trải nghiệm người dùng trên tất cả các thiết bị và nhà sản xuất.
Sự đóng góp của hệ sinh thái Windows Phone vào thiết kế điện thoại thông minh chưa bao giờ được công nhận một cách chính xác. Windows Phone ra mắt với một số sản phẩm tuyệt vời và thực sự độc đáo như Samsung Omnia 7 với màn hình OLED 4 inch, Dell Venue Pro với bàn phím trượt và HTC 7 Surround với loa tích hợp và chân đế. Nhưng đến năm sau, khi HTC giới thiệu Windows Phone 8X và 8S, Nokia ra mắt Lumia 800, Windows Phone đã thực sự đi trước mọi thiết kế.
Đây thực sự là những thiết kế điện thoại đẹp và sáng tạo nhất lúc đó. Nokia đã có một thiết kế Nokia N9 đáng yêu, nhưng không chỉ thế, thực tế là vào thời điểm cuối năm 2011, Windows Phone đã có một số phần cứng tốt nhất. iPhone 4S lúc đó rất hay, nhưng lại vẫn là thiết kế của năm trước và có màn hình nhỏ hơn.
Microsoft đã có thể tung ra Windows Phone 7 với những thiết kế khác biệt với tất cả các hãng sản xuất điện thoại toàn cầu. Một năm sau, tiếp nối những mẫu thiết kế tốt nhất của Nokia và HTC, Nokia đã đặt cược toàn bộ tương lai của mình trên Windows Phone, HTC cũng đã đầu tư rất lớn vào việc sản xuất Windows Phone 8X và 8S. Đây là thời điểm quan trọng đối với hệ điều hành di động nói chung, bởi vì sự thất bại của những chiếc điện thoại này trong nỗ lực phá vỡ sự thống trị của iPhone và Android, đã dẫn đến sự mất mát niềm tin vào các đối tác phần cứng của Microsoft.
Windows Phone thực sự đã làm nên bước nhảy vọt trong công nghệ máy ảnh trên điện thoại, nhờ vào sự có mặt của Lumia 1020. Lumia 1020 là một phiên bản chính thống của Nokia 808 PureView nặng nề chạy Symbian. Cả hai điện thoại đều có cảm biến camera 41 megapixel và cả hai đều đánh dấu sự tiến bộ đáng kể trong hình ảnh di động.
Windows Phone có nhiều vấn đề, và chúng đã làm hỏng cơ hội thành công, nhưng các khía cạnh phần cứng thiết yếu thực sự tốt, chụp ảnh tuyệt vời và tuổi thọ pin đáng tin cậy, hiếm khi gặp trục trặc.
Nếu bạn đang băn khoăn tại sao mọi nỗ lực vất vả của Microsoft về Windows Phone đều không có kết quả, câu trả lời nằm ở sự thất bại lâu dài của nền tảng này trong việc thu hút các nhà phát triển ứng dụng của bên thứ ba. Mỗi lần Nokia tung ra một điện thoại Windows Phone mới, hãng luôn phải né tránh câu hỏi về việc khi nào sẽ có ứng dụng Instagram. Ngay cả khi Microsoft đánh bại Google trong việc cung cấp trải nghiệm ứng dụng của bên thứ nhất mượt mà hơn, Google cũng vẫn giành chiến thắng vì có các ứng dụng thiết yếu hơn và hệ sinh thái của bên thứ ba phong phú hơn. Nếu Bing của Microsoft vượt trội hơn so với tìm kiếm của Google, nếu Hotmail vẫn duy trì phong độ nổi tiếng và Internet Explorer vẫn là trình duyệt web ưu thế, chắc chắn Android sẽ là hệ điều hành sụp đổ, chứ không phải Windows Phone.
Có lẽ mất mát ứng dụng lớn nhất của Microsoft là YouTube, và đó không phải là tai nạn. Ngược lại, có hẳn một lịch sử thù địch giữa Google và Microsoft đối với sự hiện diện của YouTube trên Windows Phone. Cuối cùng, Google không muốn Windows Phone có cơ hội trở thành đối thủ hợp pháp của Android. Hầu hết người dùng internet trên điện thoại di động và YouTube chiếm một phần rất lớn thời gian, vì vậy, bất kỳ nền tảng nào thiếu ứng dụng YouTube đều gặp nhiều bất lợi.
Năm 2014, Windows Phone gần như không có tin tức nào tốt lành. Từng xa lánh HTC và Samsung để ủng hộ Nokia, Microsoft đã bắn viên đạn cuối cùng, mua lại nhà sản xuất điện thoại Phần Lan. Tiếp theo là một loạt các nỗ lực đổi thương hiệu và định vị lại, những logo đầu tiên của Microsoft được khắc nổi trên smartphone Nokia. Nhưng Microsoft vẫn không thể thay đổi được gì việc quỹ ứng dụng quá ít ỏi, và hãng chỉ tiếp tục cố gắng đầu tư vào thế mạnh hình ảnh và thiết kế của Nokia. Nhưng rồi, các nhà sản xuất Android như Samsung cuối cùng đã nhận thức ra tầm quan trọng của những yếu tố đó, và họ đã vượt qua Nokia trong trò chơi của riêng mình.
Một trong những vấn đề quan trọng của Microsoft trước khi tiếp quản Nokia là sự xung đột về các chiến lược ưu tiên. Microsoft nhắm đến mục tiêu iPhone, trong khi Nokia lại quan tâm đến việc cải thiện hiệu suất và nguồn lực hiệu quả để đưa điện thoại Windows xuống mức giá thấp hơn. Nokia cố gắng tận dụng sự phát triển nhanh chóng của thị trường Ấn Độ và các nước của tiểu vùng châu Á, trong khi Microsoft lại nghĩ đến những cách chống lại đối thủ lâu đời nhất. Như vậy, Nokia và Microsoft đã tiến tới các mục tiêu khác nhau.
Điều gì đã xảy ra trong ba năm kể từ khi Microsoft mua lại Nokia? Vâng, vào năm 2015 thị trường điện thoại thông minh đã được xác nhận là cuộc chơi của iPhone và Android. Microsoft chỉ có 2,5% thị phần, và sau đó, cứ giảm dần. Cuối cùng, Windows Phone đã phải giương cờ trắng vào cuối năm 2014.
Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta nhìn lại toàn bộ hoạt động kinh doanh cũng như những nỗ lực không thành của Microsoft trong cuộc chiến với Apple và Google, chúng ta không nên lãng quên những di sản tích cực mà Windows Phone đã để lại. Ngành công nghiệp di động có thể sẽ nghèo nàn hơn nhiều nếu không có nguồn tài nguyên đáng kể mà Microsoft và các đối tác của họ đã tạo dựng nên. Windows Phone nên được ghi nhớ là một trong những thất bại tốt nhất, vẻ vang nhất của ngành công nghiệp kỹ thuật số.
" alt="Nhìn lại lịch sử Windows Phone, một thất bại… vẻ vang!"/>Kỷ nguyên 5G chắc chắn sẽ đến, đó là điều không thể tránh khỏi. Cũng như 4G, 5G thực sự sẽ trở thành kết nối di động hàng đầu. Điều đó để nói rằng, khi thế hệ công nghệ di động tiếp theo đến, sẽ không phải Mỹ hay Nhật dẫn đầu thế giới về người dùng 5G. Mà đó sẽ là Trung Quốc.
Đó chính là kết luận của báo cáo do hãng nghiên cứu CSS Insight vừa công bố. Các nhà phân tích công nghiệp di động đoán rằng sẽ có 1 tỷ người dùng kết nối 5G vào năm 2023, trong đó Trung Quốc sẽ chiếm hơn một nửa số người dùng 5G vào năm 2022. Trung Quốc dự đoán sẽ giữ nguyên vị thế này cho đến năm 2025. Vào năm 2025, Trung Quốc có thể vẫn có tới 40% người dùng 5G của thế giới.
“Trung Quốc sẽ thống lĩnh 5G vì tham vọng chính trị trong việc dẫn đầu phát triển công nghệ, sự tăng trưởng nhanh chóng của doanh nghiệp địa phương Huawei, và tốc độ người dùng nâng cấp lên kết nối 4G trong năm qua”, Marina Koytcheva, phó chủ tịch của CSS Insight nói.
Mặc dù Trung Quốc dẫn đầu về người dùng 5G, các nhà phân tích dự đoán Hàn Quốc, Nhật hay Mỹ sẽ là những nước đầu tiên thương mại hóa mạng lưới 5G. Châu Âu sẽ là khu vực tiếp theo thương mại hóa 5G sau đó ít nhất là 1 năm.
" alt="Không phải Mỹ hay Nhật, mà Trung Quốc sẽ dẫn đầu thế giới về người dùng 5G"/>Không phải Mỹ hay Nhật, mà Trung Quốc sẽ dẫn đầu thế giới về người dùng 5G
Theo một báo cáo mới đây từ trang Makotakara của Nhật Bản, mẫu iPad 10,9 inch mới của Apple sẽ sử dụng thiết kế hoàn toàn mới không có nút home vật lý, cho phép hãng "nhồi nhét" được một màn hình lớn hơn vào trong một kích thước tổng thể bằng kích thước iPad 9,7 inch hiện nay. Apple sẽ tích hợp chức năng của nút home, bao gồm cả Touch ID, vào bên dưới lớp kính màn hình tương tự như cách mà một số hãng smartphone đang áp dụng.
" alt="iPad mới là thiết bị iOS đầu tiên không có nút home"/>Kể từ khi Apple giới thiệu iPhone 7 và chính thức loại bỏ cổng tai nghe 3.5, đồng thời trang bị cho iPhone tính năng chống nước, thế giới đã lờ mờ nhận ra con đường mà Táo Khuyết đang theo đuổi về một tương lai smartphone “đóng chặt” không phím vật lý và không cổng kết nối.
Một năm sau, iPhone 8 và iPhone X ra mắt lại càng khẳng định chắc chắn hơn điều đó. So sánh giữa iPhone 8 và iPhone 7, Apple vẫn đang giữ vững vị thế người đi đầu của mình khi đạt được quá nhiều cải tiến chỉ sau 1 năm (vi xử lý mạnh hơn tới 70%, màn hình True Tone, iPhone X có màn hình độ phân giải cao và không viền, Face ID...), nhưng hơn cả, dàn flagship 2017 của công ty Cupertino đại diện cho khởi đầu một thời đại mới của điện thoại thông minh: một tương lai smartphone không cổng kết nối, không phím bấm vật lý - một tương lai smartphone “nguyên khối” đúng nghĩa.
“Thiên tài thiết kế” Jony Ive đã để lộ tham vọng làm ra một chiếc iPhone “hình dáng tấm kính nguyên khối” từ một năm trước. Một năm sau chiếc iPhone X ra đời và được xem là nỗ lực đầu tiên của Apple với mục tiêu mới. Chẳng vậy mà Jony Ive, trong một buổi phỏng vấn tại sự kiện của Apple hồi tháng trước, đã nhấn mạnh rằng iPhone X “là chương đầu cho một chặng đường phát triển iPhone hoàn toàn mới”.
Ông còn nói thêm về ý định cách ly khỏi khái niệm “linh kiện đơn lẻ”, thay vào đó là tập trung tích hợp nhiều phần của điện thoại vào làm một:
“Trước đây, chúng ta cảm giác rằng phải có một housing để làm chỗ gắn vào những linh kiện điện thoại rời rạc, kể cả màn hình. Điều mà Apple luôn trăn trở đó là làm sao để thách thức những gì tinh hoa nhất của nghệ thuật và tích hợp vào thành một khối những gì chúng ta vẫn coi là linh kiện rời. Nhìn vào iPhone X theo hướng tiếp cận như vậy, tôi nghĩ rằng, dù mất nhiều năm, nhưng chúng tôi cuối cùng cũng đã làm được điều đó”.
Jony Ive thực không hề nói quá, chiêm ngưỡng iPhone X hay thậm chí là iPhone 8, có thể nhận thấy nỗ lực rõ ràng của Apple. Hãng muốn biến iPhone thành một khối phần cứng duy nhất không có linh kiện chuyển động cũng như không cổng kết nối - một thiết kế hoàn toàn khép kín và một lần nữa cách mạng hóa thiết kế smartphone - như những gì Steve Jobs đã làm 10 năm trước.
![]() |
Đầu tiên phải kể đến sạc không dây. Flagship 2017 của Apple là thế hệ iPhone đầu tiên được tích hợp công nghệ sạc không dây và là chuẩn sạc không dây Qi phổ biến. Sạc không dây cũng có nghĩa rằng Apple không cần đến cổng Lightning nữa. Và dù vẫn đủ “lương thiện” để bán kèm với iPhone 8 một cáp chuyển đổi từ jack 3.5mm sang cổng Lightning, mục tiêu tối thượng của Táo Khuyết vẫn là hướng người dùng đến một tương lai tai nghe không dây - có thể là AirPod hoặc bất kỳ tai nghe không dây nào khác.
" alt="iPhone 8 và iPhone X là dấu hiệu mở đường cho một tương lai smartphone hoàn toàn nguyên khối?"/>iPhone 8 và iPhone X là dấu hiệu mở đường cho một tương lai smartphone hoàn toàn nguyên khối?
Ngày 18/10/2017, Bộ TT&TT phối hợp với Bộ KH&ĐT và các Hiệp hội gồm Hội Tin học Việt Nam, Hiệp hội Internet Việt Nam và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tiên quốc tế ngành TT&TT Việt Nam (Vietnam ICT Investment Forum - VIF) 2017.
Có chủ đề “Thu hút đầu tư trong tiến trình chuyển đổi kinh tế số”, VIF 2017 là sự kiện thường niên thuộc chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia. Hội nghị nhằm tham vấn chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực TT&TT, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và thúc đẩy phát triển bền vững trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế số; thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, kết nối các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT, đặc biệt là thương mại điện tử, smart city, IoT và các doanh nghiệp startups.
Hội nghị có sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cùng hơn 500 đại biểu, bao gồm đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành và các hiệp hội, doanh nghiệp CNTT-TT Việt Nam, đại diện các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, lãnh đạo các nhà đầu tư doanh nghiệp nước ngoài.
![]() |
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, cho đến hôm nay, ở Việt Nam, có thể nói ngành công nghiệp CNTT-TT và CNTT nói chung đã đi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống. Ngành CNTT-TT đã có nhiều đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu của Việt Nam.
“Thử hỏi, nếu không có các dự án đầu tư vào ngành CNTT-TT, kể cả từ dự án đầu tư ban đầu của Comvik đầu tư vào MobiFone hay những dự án gần đây như Samsung thì bây giờ chúng ta có thể thấy không chỉ ngành CNTT-TT mà cả nền kinh tế của Việt Nam sẽ như thế nào?”, Phó Thủ tướng nói.
Kinh tế số đang ngày càng trở nên quan trọng với nền kinh tế toàn cầu. Sự chuyển đổi kinh tế số là yếu tố hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của một quốc gia và là nền tảng để tăng năng suất cho các ngành nghề kinh tế khác, cũng như tạo ra các cơ hội đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp và phương thức tiếp cận thị trường mới.
Theo số liệu được Ban tổ chức đưa ra tại hội nghị, trong quá trình thu hút đầu tư, Việt Nam đã trở thành điểm đến của các nhà đầu tư CNTT-TT nước ngoài. Năm 2016, tổng doanh thu trong lĩnh vực công nghiệp CNTT đạt 67,693 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 60,789 tỷ USD, trong đó các nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn.
Cũng trong phát biểu tại hội nghị, nhận định Việt Nam đang ở vào thời kỳ rất may mắn, thời kỳ rất tốt với dân số vàng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho rằng khoảng thời gian này cũng sẽ qua đi nhanh. Việt Nam hiện có hơn 90 triệu dân, mỗi năm dân số tăng thêm khoảng 950.000 người và dự kiến đến năm 2030 dân số Việt Nam sẽ khoảng 104 triệu người. Ngay thời điểm này, trên 60% dân số Việt Nam dưới 35 tuổi và cứ 100 người Việt thì có 52 người sử dụng Internet.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, một chỉ số cho thấy thị trường CNTT-TT Việt Nam còn vô cùng lớn, đó là trong khi doanh thu thương mại điện tử thế giới chiếm xấp xỉ 8% tổng doanh thu ngành bán lẻ, thì ở Việt Nam con số này mới khoảng trên 3%.
“Ở Việt Nam hiện có hơn 600.000 doanh nghiệp. Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp. Trong số doanh nghiệp này, chúng ta không kỳ vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp chuyên làm ngành CNTT-TT. Hiện số doanh nghiệp làm trong ngành CNTT-TT chỉ chiếm 4% tổng số doanh nghiệp toàn quốc. Nhưng điều quan trọng chúng ta muốn rằng đầu tư vào ngành CNTT-TT sẽ giúp đầu tư vào các ngành khác, giúp các doanh nghiệp khác cùng sử dụng lợi ích của CNTT đem lại để giúp cho nền kinh tế phát triển một cách hiệu quả hơn”, Phó Thủ tướng chia sẻ.
Cũng theo Phó Thủ tướng, một trong thách thức lớn nhất của Việt Nam là làm sao tăng năng suất lao động quốc gia. Có nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra phải làm những gì, nhưng cốt tử nhất trước hết là phải chuyển dịch lao động. Hiện còn 40% lao động Việt Nam làm nông nghiệp, vì đất chật người đông nên lao động nông nhàn rất lớn. Làm sao tạo ra công ăn việc làm mới cho những lao động nông thôn, làm công nghiệp và dịch vụ?. Làm sao để cho tất cả mọi lĩnh vực công nghệ mới đc áp dụng? Làm sao để nhân lực được đào tạo tốt hơn?
" alt="Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đầu tư vào ngành CNTT"/>