Tổng Giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc vừa ký quyết định về Dự án triển khai ứng dụng Facebook at Work với mục tiêu ứng dụng mạng xã hội doanh nghiệp để trao đổi thông tin, phối hợp hoạt động của cán bộ nhân viên tại các đơn vị trong FPT.
Dự án nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất làm việc, sáng tạo, quản lý tri thức và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng do Giám đốc điều hành FPT Hoàng Việt Hà làm Giám đốc Dự án.
Theo kế hoạch, trong tháng 6/2016, tập đoàn sẽ phối hợp với các công ty thành viên để triển khai một số công việc liên quan như Quản lý tài khoản (account) người dùng, người quản trị (admin), nhóm (group), đăng nhập Facebook at Work của các nhân viên.
Cán bộ nhân viên FPT sẽ dịch chuyển công việc lên Facebook at Work thay vì email như cách truyền thống.
"Sự thay đổi này hứa hẹn tạo ra bước ngoặt trong cách thức làm việc của FPT. Nếu nắm bắt sớm, lựa chọn tốt và đi đúng hướng, chúng ta sẽ có rất nhiều cơ hội mới trong tương lai", Chủ tịch FPT Trương Gia Bình chia sẻ.
Cùngđó, Ban dự án cũng Ban hành quy định, hướng dẫn sử dụng; Truyền thông, tập huấn sử dụng; Xây dựng chiến lược, kế hoạch, cấu trúc, thành phần, nội dung sử dụng trên Facebook at Work…
Giám đốc điều hành FPT Hoàng Việt Hà cho biết, để triển khai công việc hiệu quả, Tổng Giám đốc các công ty thành viên sẽ trực tiếp chỉ đạo triển khai Facebook at Work tại đơn vị, cử COO hoặc lãnh đạo liên quan phụ trách thường trực để phối hợp với tập đoàn và điều phối các bên liên quan tại công ty.
Trước đó, vào tháng 4/2016, FPT Software đã thử nghiệm Facebook at Work vào công việc. Theo đơn vị, mặc dù còn nhiều bài toán được đặt ra về bảo mật, tương tác... Facebook at Work đang đem lại những kết quả khá tốt với nhiều tính năng tiện dụng và chi phí rẻ. Với việc FPT triển khai Facebook at Work, FPT Software và tập đoàn sẽ "cùng chung một nhà".
" alt=""/>Tất cả nhân viên FPT phải dùng Facebook trong công việcHôm nay (27/5), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định 898/QĐ-TTg phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo ATTT mạng giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đó, công tác đảm bảo ATTT mạng giai đoạn 2016 - 2020 sẽ được thực hiện theo hướng đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về ATTT mạng của toàn xã hội. Huy động nguồn lực của xã hội, đặc biệt là của các doanh nghiệp tham gia công tác đảm bảo ATTT mạng.
Thúc đẩy phát triển thị trường sản phẩm, dịch vụ ATTT; tập trung nguồn lực bảo đảm ATTT cho các hệ thống thông tin quan trọng; triển khai công tác bảo đảm ATTT mạng theo hướng kết hợp hài hòa giữa việc đầu tư trang thiết bị và áp dụng các biện pháp quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp.
Đồng thời, tăng cường bảo đảm ATTT mạng quốc gia; phát triển khả năng thích ứng một cách chủ động, linh hoạt và giảm thiểu các nguy cơ, đe dọa mất ATTT trên mạng (cyber resilience).
Quyết định cũng nêu rõ, bên cạnh các mục tiêu trong Quy hoạch phát triển ATTT số quốc gia đến năm 2020, mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2016 - 2020 là: tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về ATTT, tỷ lệ các sự cố mất ATTT mạng xảy ra do nhận thức yếu kém, chủ quan, bất cẩn của con người ở dưới mức 50%; nâng cao uy tín giao dịch điện tử của Việt Nam, đưa Việt Nam ra khỏi danh sách 20 quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại và phát tán thư rác cao nhất trên thế giới theo xếp hạng của của các tổ chức quốc tế; hình thành cơ bản hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hệ thống kiểm định, đánh giá ATTT; Phát triển tối thiểu 5 sản phẩm ATTT thương hiệu Việt Nam được sử dụng phổ biến tại thị trường trong nước, doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò chủ đạo tại thị trường dịch vụ ATTT trong nước.
Để đạt được những mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ cũng đưa ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo ATTT mạng sẽ được tập trung triển khai trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Cụ thể, 3 nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn tới là: Đảm bảo ATTT mạng quy mô quốc gia; Bảo đảm ATTT mạng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức; và Phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ ATTT mạng.
Trong đó, với nhiệm vụ phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ ATTT mạng, thời gian tới, bên cạnh việc thực hiện đặt hàng nghiên cứu, phát triển, sản xuất thử nghiệm và sản xuất sản phẩm ATTT nội địa từ ngân sách khoa học và công nghệ, nhà nước cũng sẽ hỗ trợ xúc tiến đầu tư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực ATTT mạng; hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu, thúc đẩy việc sử dụng các sản phẩm, giải pháp ATTT mạng thương hiệu Việt Nam; hỗ trợ phát triển một số sản phẩm, dịch vụ ATTT nội địa; đồng thời thúc đẩy ứng dụng chữ ký số công cộng trong các hoạt động kinh tế - xã hội, tăng cường thuê ngoài dịch vụ đảm bảo ATTT mạng do doanh nghiệp cung cấp.
" alt=""/>Tối thiểu 5 sản phẩm ATTT thương hiệu Việt được dùng phổ biến vào năm 2020