您现在的位置是:Thể thao >>正文
Người phụ nữ mắc bệnh ăn cắp vặt ở Nhật Bản
Thể thao98721人已围观
简介Tháng 12/2019,ườiphụnữmắcbệnhăncắpvặtởNhậtBảch play Takahashi (38 tuổi, sống ở Tokyo, Nhật Bản) nhận...
Tháng 12/2019,ườiphụnữmắcbệnhăncắpvặtởNhậtBảch play Takahashi (38 tuổi, sống ở Tokyo, Nhật Bản) nhận được nhiều sự quan tâm khi công khai chứng bệnh nghiện ăn cắp vặt của mình, Mainichiđưa tin.
Theo chia sẻ, năm 30 tuổi, cô bắt đầu lấy cắp đồ ăn, thực phẩm trong siêu thị. Tuy nhiên, từ những năm cấp 2, Takahashi đã có biểu hiện của chứng bệnh này.
Khi còn đi học, cô rất hiếu động, luôn dẫn đầu các phong trào trong lớp. Thế nhưng, mọi việc bắt đầu thay đổi khi gia đình Takahashi rời quê hương, đến một vùng khác sinh sống. Do không thể hòa nhập với bạn bè, cô nữ sinh hoạt bát dần trở nên tự ti, ít nói.
![]() |
Từ năm cấp 2, Takahashi bắt đầu thích lấy cắp vặt ở siêu thị. |
Để giải tỏa căng thẳng, Takahashi lao vào ăn uống. Cô bắt đầu ăn mất kiểm soát. Thậm chí, trong một ngày, cô có thể ăn 5 suất cơm hộp, 5 chiếc bánh ngọt, 10-20 chiếc bánh mỳ.
Để hạn chế chi phí ăn uống, cô chỉ mua hàng giảm giá ở siêu thị và luôn suy nghĩ cách tiết kiệm tiền mua thực phẩm.
Vì vậy, Takahashi nghĩ ra cách gian lận trong siêu thị bằng việc bóc tem giảm giá từ món đồ mua ngày hôm trước, dán vào thứ muốn mua ngày hôm sau. Cô cũng bắt đầu ăn trộm bánh kẹo ở kệ hàng mẫu.
"Tôi biện minh cho mình là nếu không lấy, chúng cũng bị vứt bỏ và trở thành hàng thải. Thậm chí, khi ăn trộm, tôi còn thấy hào hứng, tận hưởng cảm giác hồi hộp".
Đầu năm 2017, sau 6 tháng thực hiện các trò gian lận, Takahashi bắt đầu lấy trộm trực tiếp đồ ăn hết hạn sử dụng, trưng bày trên các ga tàu, tiệm tạp hóa.
Có lần, trên đường đi làm về, cô đã trộm cùng lúc 20 món đồ.
"Mỗi lần lấy cắp được món đồ gì đó mang về nhà, tôi rất phấn khích, giống như đang tham gia một trò chơi sinh tồn".
Sau hơn 2 năm thực hiện trót lọt hành vi trộm cắp, tháng 3/2018, Takahashi bị an ninh trong một siêu thị bắt quả tang và giao cho cảnh sát. Thế nhưng, chỉ một ngày sau khi được thả, cô lại đến cửa hàng này để lấy cắp một hộp cá hồi đông lạnh. Hai tháng sau đó, cô tiếp tục bị bắt vì trộm cắp. Lần này, cô bị cảnh sát và các công tố viên thẩm vấn.
Quyết tâm từ bỏ thói quen xấu, cô đến tòa án Tokyo tham dự phiên xử một bị cáo về tội ăn cắp. Đồng thời, cô quyết định đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây, Takahashi được bác sĩ kết luận mắc chứng bệnh có tên Kleptomania.
Theo đó, cô được trị bệnh bằng cách kể hết các phi vụ trộm cắp với bác sĩ. Đồng thời, Takahashi cũng viết thư xin lỗi và gửi trả lại 1 triệu yen cho tổng cộng 50 cửa hàng mình đã ăn cắp vặt trước đó.
Điều đặc biệt, một nửa trong số cửa hàng đó đã gửi tiền trả lại cô. Thậm chí, họ còn viết thư với nội dung mong Takahashi sớm bình phục.
Sau hơn một năm điều trị, Takahashi đã quay trở lại công việc và nhịp sống bình thường. Mỗi tháng một lần, cô vẫn đến bệnh viện để kiểm tra chứng rối loạn tâm lý.
Qua trải nghiệm, Takahashi chia sẻ: "Tôi vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát được chứng nghiện ăn cắp vặt. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ của mọi người, tôi sẽ quyết tâm chiến thắng bản thân".
Theo Zing
![Lý do người Nhật Bản thường ngủ trên sàn nhà](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/03/11/15/ly-do-nguoi-nhat-ban-thuong-ngu-tren-san-nha.jpg?w=145&h=101)
Lý do người Nhật Bản thường ngủ trên sàn nhà
Cải thiện tư thế, giúp bạn dậy đúng giờ, tiết kiệm tiền… là những lý do người Nhật - quốc gia có tuổi thọ cao nhất thế giới, chọn cách ngủ trên sàn nhà từ nhiều thế kỷ nay.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Arema FC vs Bali United, 15h30 ngày 3/2: Tiếp tục thắng lợi
Thể thaoHồng Quân - 02/02/2025 16:09 Nhận định bóng đ ...
【Thể thao】
阅读更多Người phụ nữ từ nước ngoài trở về khiến gia đình tôi tan nát
Thể thaoTôi năm nay 35 tuổi, lấy chồng được 5 năm và đang mang song thai. Chồng hơn tôi 9 tuổi. Trước khi đến với tôi, anh đã có một đời vợ và có 1 con trai.
Ngày làm đám cưới với tôi, con trai anh 3 tuổi. Mẹ đứa trẻ bỏ đi nước ngoài nên tôi trở thành mẹ, chăm sóc bé suốt 5 năm nay.
Công việc của tôi là làm may còn anh làm cơ khí. Thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng được khoảng 13 triệu.
Ba năm nay, ngoài tiền đóng học và nuôi con riêng của anh, hai vợ chồng phải đầu tư chạy chữa để tôi có thể sinh con nên kinh tế vô cùng khó khăn.
Chính vì khó khăn nên hai vợ chồng thường xuyên cãi vã. Nhiều lần, trong cơn say, anh chửi tôi vô dụng, chỉ biết 'đốt' tiền là giỏi.
Tôi nghĩ cay đắng nên về nhà mẹ, khóc lóc. Mẹ đẻ tôi thương con, quyết định bán miếng đất ở quê, cho tôi tiền đi cấy phôi.
Sau 2 lần cấy phôi bị hỏng, tôi thành công và mang song thai. Chồng tôi ban đầu rất vui nhưng khi biết song thai là 2 bé gái, anh thờ ơ hẳn.
Gần đây, anh còn thường xuyên vắng nhà, dù công việc ở xưởng đang ít.
Tôi lo anh chơi cờ bạc nên liên tục hỏi dò bạn bè anh. Thế nhưng, tôi đã biết phán đoán của mình là sai khi con trai của anh nói rằng, cháu mới được bố dẫn đi gặp mẹ.
Mẹ cho bé rất nhiều đồ chơi và cũng cho bố nhiều tiền để mua quần áo mới cho con.
Hôm đó, tôi hỏi thẳng thì anh thú nhận, chị ta đã về nước và muốn gặp con nên anh không thể từ chối.
Tôi bảo với anh, tôi không khắt khe việc chị ấy muốn gặp thằng bé nhưng tôi không muốn anh lén lút đưa con đi mà không nói với tôi.
Anh hứa sẽ rút kinh nghiệm nhưng sau đó tôi lại phát hiện anh thường xuyên gặp chị ta. Hôm thì anh đi cùng thằng bé, cũng có hôm là anh gặp gỡ, đi ăn, uống riêng.
Tôi làm ầm ĩ với anh thì anh nổi điên, bảo tôi ích kỷ và không muốn nhìn mặt tôi nữa. Từ đó, không khí trong nhà tôi càng ngày càng căng thẳng.
Thứ 7 tuần trước, nhà anh có giỗ, tôi mang thai to nên không thể về quê. Vậy mà, anh đưa vợ cũ và đứa trẻ về quê như chưa từng có sự tồn tại của tôi.
Đứa cháu họ bên chồng bảo tôi rằng, chồng tôi có vẻ rất vui. Chị kia thì trẻ đẹp, ăn mặc lại chỉn chu. Cả 3 người lúc nào cũng đi cùng nhau như thể một gia đình hạnh phúc.
Tôi như phát điên.
Sau hôm đó, tôi gọi điện cho bố mẹ chồng trách móc. Tôi cũng gọi điện cho vợ cũ của anh và bảo rằng, nếu chị đã về, muốn nuôi con thì hãy đón thằng bé đi và đừng bao giờ gặp gỡ chồng tôi nữa...
Không biết chị ta nói gì với chồng tôi mà tối qua về nhà, anh đập phá đồ đạc. Anh bảo tôi lòng dạ xấu xa, không xứng đáng làm mẹ. Anh không muốn sống cùng người phụ nữ như tôi.
11h khuya, anh dắt tay con trai ra khỏi nhà. Tôi níu anh lại nhưng không được.
Tôi đã làm gì sai để phải chịu những hậu quả như thế này? Mong mọi người cho tôi lời khuyên. Tôi xin cảm ơn.
Mẹ chồng đề nghị chúng tôi nuôi con cho chị xây tổ ấm mới
Chị gái của chồng gửi con nhờ bố mẹ chồng tôi nuôi, để đi bước nữa. Nay nhà chồng muốn tôi chăm sóc đứa trẻ đó.
">...
【Thể thao】
阅读更多Chợ 'âm phủ' Sài Gòn đìu hiu, ế khách
Thể thaoHằng năm, cứ đến dịp Rằm tháng Bảy, khu chợ Thiếc Sài Gòn (Quận 11) lại tấp nập người mua kẻ bán. Nhưng mùa lễ năm nay, người dân buôn bán tại đây cho biết việc buôn bán khó khăn vì dịch Covid-19. Mọi người cũng hạn chế việc mua vàng mã về đốt cúng ngày Rằm. Các mặt hàng bằng giấy được vận chuyển đi giao nơi khác. Khu chợ nơi đây bày bán đủ các loại vàng mã được làm bằng giấy: Nhà lầu, xe hơi, máy tính bảng, vàng thỏi, quần áo... Bà Nguyễn Thị Lan cho biết năm nào bà cũng đi mua vàng mã về cúng cô hồn, năm nay cũng không ngoại lệ. "Mua về đốt để tưởng nhớ ông bà", bà Lan nói. Các loại vàng mã có đủ kiểu dáng, kích cỡ từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đồng. Một vài cửa hàng vẫn có lượng khách lui tới mua hàng. Nhưng theo người bán nơi đây, lượng mua rất thấp so với mọi năm. Người dân đi giao hàng các nơi khác. Một số người làm thuê sắp xếp, gói hàng vàng mã để bán kiếm lời. Khu chợ Thiếc không còn đông đúc như trước. Người dân mua vàng mã về để đốt ngày Rằm. Chi tiền triệu, đủ mâm cỗ chay - mặn cúng rằm tháng Bảy
Năm nay, dịch vụ nấu cỗ cúng rằm tháng Bảy tiếp tục nở rộ khi các gia đình tìm đặt. Nhiều mâm cỗ lên tới cả tiền triệu.
">...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Atletico San Luis vs Pumas UNAM, 08h00 ngày 3/2: Nối dài mạch thắng
- Trọn bộ bí kíp nấu nước dùng phở bò ngon ngọt nhất
- 7 dấu hiệu cho thấy bạn là người tự ti
- Hyundai Custo có thể bán ở Việt Nam từ cuối 2023
- Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Genoa, 21h00 ngày 2/2: Khó tin The Viola
- Nga sản xuất hàng loạt hầm chống bom hạt nhân di động
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Konyaspor vs Eyupspor, 22h00 ngày 4/2: Cạnh tranh ngôi đầu
-
Nguyên liệu: Trà túi lọc vị đào hoặc hồng trà, 1 viên phô mai con bò cười, 2 gói đường ăn kiêng, Whipping cream, 50ml sữa tươi không đường.
Cách làm:
Trà pha với 250ml nước sôi. Bạn đổ cốt trà ra cốc to, thêm vào 2 gói đường ăn kiêng, khuấy đều và cho thêm đá, có thể cho thêm các loại thạch ăn kiêng vào cốc trà.
Cách làm lớp kem mặn:
Bạn cho 1 viên phô mai con bò cười ra bát to, dùng dĩa nghiền nát cùng với 1 gói đường ăn kiêng, thêm một xíu muối (khoảng 1 đầu đũa).
Sau đó, bạn đổ 100ml whipping cream ra bát và dùng máy đánh trứng đánh cho đặc lại nhưng không bông cứng.
Tiếp đến, bạn cho thêm 50ml sữa tươi không đường vào đánh thêm vài giây. Sản phẩm hơi sánh mịn, cất ngăn mát tủ lạnh vài giờ sau đó rót nhẹ nhàng lên cốc trà đã pha.
Lưu ý: Công thức này sử dụng cho người ăn kiêng Keto. Nếu bạn không ăn kiêng, có thể thay bằng đường trắng.
Chúc các bạn thành công!
Người hướng dẫn: Tô Hưng Giang
Cách làm xốt mắm ruốc thần thánh chấm xoài xanh
Xốt mắm ruốc là nước chấm khiến những loại quả như: Xoài xanh, cóc non... trở nên tròn vị, thơm ngon hơn.
" alt="Cách làm trà sữa kem mặn ngon như ngoài hàng">Cách làm trà sữa kem mặn ngon như ngoài hàng
-
Đinh Võ Hoài Phương - chàng trai sinh năm 1991 - là người sáng lập và làm nội dung cho kênh vlog du lịch Khoai lang thang. Ảnh: NVCC Liên hệ với Phương vào một ngày cuối tháng 10, cậu cho biết đang bị “kẹt” ở Đà Lạt, đợi thời tiết thuận lợi hơn để bay vào Huế chuẩn bị cho việc giải ngân gần 2,5 tỷ đồng mà cậu đã quyên góp được cho đồng bào miền Trung.
Kênh Youtube của Khoai lang thang hiện đang có 1,43 triệu lượt đăng ký theo dõi, mỗi video của cậu có từ vài trăm ngàn tới 2-3 triệu lượt xem. Không giống như nhiều kênh vlog khác, mỗi video của Khoai lang thang giống như một bộ phim tài liệu được quay, dựng rất chuyên nghiệp. Lời dẫn dắt của vlogger như đang kể cho người xem một câu chuyện về mỗi vùng đất, món ăn, con người mà cậu đi qua.
Có thể nói, trong làng Youtuber Việt Nam, ít có một kênh vlog nào làm nội dung “sạch sẽ”, chất lượng mà lại được yêu thích đặc biệt như Khoai lang thang.
Cũng chính vì thế mà những người theo dõi vlog của Khoai đều là những người yêu mến cậu thực sự, yêu mến con người, đất nước Việt Nam thực sự. Và thật dễ hiểu khi số tiền quyên góp được lại gây bất ngờ như thế với một vlogger du lịch khá kín tiếng như Khoai lang thang.
“Khi mình lên tiếng kêu gọi thì cũng đã khá muộn so với các tổ chức, cá nhân khác nên mình không kỳ vọng nhiều. Vì thế, khi cầm số tiền này trong tay, mình cũng đang hơi bị… áp lực” - Phương cười nói.
Cậu cho biết, ngay từ đầu, cậu đã dự tính số tiền quyên góp được sẽ dành để giúp bà con khắc phục hậu quả sau lũ, chứ không giải ngân ngay lập tức cho những nhu cầu trong bão. “Bọn mình dự kiến sẽ tập trung nhiều nhất vào việc hỗ trợ bà con thay đổi thói quen dùng nước sạch, hỗ trợ máy lọc nước sạch cho các trường học và khoảng 400 hộ gia đình, trao học bổng cho các em, tặng sách vở, đồ dung học tập… Mỗi tỉnh bọn mình sẽ chọn ra 3 xã khó khăn nhất, ưu tiên cho các xã miền núi, dân tộc thiểu số”.
Phương đã từng đặt chân tới nhiều miền quê trên khắp đất nước. Ảnh: NVCC Quay trở lại câu chuyện từ chàng kỹ sư xây dựng trở thành vlogger du lịch, Phương kể: “Sau một thời gian làm đúng chuyên ngành đã học, mình cảm thấy cuộc sống rơi vào bế tắc. Mình không thấy yêu thích công việc này. Lúc ấy, mình nghĩ mình cũng thích đi du lịch, vậy thì thử làm các clip về du lịch xem sao”.
Địa điểm đầu tiên Phương chọn là một nơi rất “giản dị” - tham quan Thảo Cầm Viên với chi phí vỏn vẹn 50 ngàn đồng tiền vé. Tiếp sau đó là video thử món chuối chiên vỉa hè. “Bây giờ xem lại thấy sao mà mình quay xấu quá, nói chuyện cũng dở. May mà hồi đó mọi người cũng không chê nhiều lắm” - chàng trai quê Bến Tre cười nói.
“Khó khăn lớn nhất lúc đó là mắc cỡ, không tự tin đứng trước ống kính, không có kỹ năng quay phim, dựng phim, chụp ảnh…”. Phương phải học mọi thứ lại từ đầu. Cũng chính vì thế mà cậu bảo, nếu theo dõi kỹ vlog Khoai lang thang, mọi người sẽ nhận ra sự tiến bộ dần dần của cậu qua mỗi video, chứ không có giai đoạn nào vượt bậc lên cả.
Sau một vài video nhận được phản ứng tích cực của khán giả, Phương mới quyết định chính thức nghỉ công việc kỹ sư. Đó cũng là thời điểm khó khăn nhất với cậu khi phải đứng trước những lựa chọn liên quan tới sự nghiệp sau này.
Dù còn nhiều lo lắng nhưng sau khi nghỉ việc, cậu thấy nhẹ nhõm và hào hứng với con đường dài ở phía trước.
“Lúc ấy trong túi chỉ có hơn 20 triệu đồng tiền tiết kiệm, mình dành hết để mua máy móc, thiết bị. Suốt một năm rưỡi sau đó, thu nhập từ việc làm vlog chỉ đủ sống và đầu tư trở lại cho máy móc, không có dư giả nhiều, nhưng càng lúc mình càng thấy con đường mình chọn là đúng đắn khi nhận được những ý kiến đóng góp, động viên từ người xem”.
Nội dung chủ yếu trên kênh vlog của Phương là khám phá ẩm thực, văn hoá, con người địa phương. Ảnh: NVCC Phương chia sẻ, cậu thích sự mộc mạc và chân thành của người dân quê. Ảnh: NVCC Đến cuối năm 2017, kênh Khoai lang thang đạt 100 ngàn lượt đăng ký theo dõi.
“Giai đoạn vượt bậc nhất về số lượng người xem và đăng ký là sau loạt video du lịch miền Tây. Lúc ấy, miền Tây vẫn chưa nổi tiếng về du lịch. Nghĩ tới miền Tây, người ta chỉ nghĩ đến đồng lúa, sông nước, cây ăn trái. Khi làm loạt đó xong, mọi người thấy rất bất ngờ về miền Tây.
Nhiều địa điểm mình đặt chân tới lúc đó còn chưa có tên tuổi nhưng bây giờ đã thành điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh. Đôi khi nhìn lại cũng thấy mình có đóng góp một chút gì đó cho nơi mà mình đã sinh ra”.
Đến nay, khi kỹ năng quay dựng đã tốt, thu nhập đã ổn định hơn, Phương đã đưa rất nhiều địa điểm trong nước cũng như nước ngoài lên kênh vlog của mình. Nhưng như trong nhiều lần chia sẻ, cậu luôn nói, Việt Nam vẫn là nơi mà cậu yêu thích nhất và có cảm hứng để chia sẻ nhiều nhất.
Hầu hết các chủ đề trên kênh Khoai lang thang đều là những thước phim khám phá rất sâu về đặc sản vùng miền, về bản sắc văn hoá của địa phương. “Khoai đặc biệt thích khám phá những vùng nông thôn trên khắp mọi miền đất nước. Sự giản dị, tinh tế trong ẩm thực, sự nồng hậu của người dân… là điều mà lúc nào mình cũng cảm thấy yêu thương và trân trọng”.
Cậu nói, đã có một thời gian kênh Khoai lang thang làm cả nội dung về những chuyến du lịch sang trọng, khám phá những khách sạn 5 sao, những chiếc du thuyền xa hoa… và cũng “kiếm” được khá nhiều “view”. Nhưng sau một thời gian, Khoai cảm thấy mình không thích làm những cái đó nữa. “Mình không nói du lịch sang chảnh là xấu mà mình cảm thấy thích những thứ liên quan tới con người, vùng quê, văn hoá, những gì mộc mạc, gần gũi hơn”.
“Mình thích nội dung ra sao thì sẽ làm như vậy. Và mình nghĩ rằng sẽ luôn có những người đồng cảm với mình. Đó là yếu tố đầu tiên”.
“Bởi vì mình xác định gắn bó với công việc này lâu dài. Nếu mình làm những cái trái ngược với mong muốn thì trước tiên, mình sẽ không thấy vui”.
Một trong những "cái được" lớn nhất trong những chuyến trải nghiệm của Phương là tấm lòng của bà con dành cho mình. Ảnh: NVCC Phương cũng chia sẻ, việc đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều cũng khiến góc nhìn của cậu thay đổi. “Nếu như trước kia, nhìn thấy một sự việc, mình có thể dễ dàng đưa ra phán xét, nhưng bây giờ mình nhìn vấn đề ở nhiều góc độ hơn. Mình có thể nghĩ rằng ‘có thể đằng sau đó là một câu chuyện, một lý do nào đó’”.
Một cái “được” khác mà Phương cảm nhận được rõ ràng trong suốt quá trình đi và trải nghiệm, đó là tình cảm của những người dân quê.
“Có những nơi người dân rất nghèo, nhưng họ lại đối xử với mình rất tình cảm, coi mình như con cháu từ xa về. Nhiều khi mình về lại Sài Gòn rồi nhưng vài tuần bà con lại gọi hỏi thăm sức khoẻ. Mỗi lần mình trở lại, họ lại đón tiếp và hết lòng với mình. Đó là điều mình cảm thấy may mắn sau những chuyến đi”.
1977 Vlog thần tượng Sơn Tùng, bố từng khuyên đi làm xe ôm
Chưa từng có tiếng tăm trong giới Vlog trước đó, 2 anh em sinh đôi Nguyễn Trung Anh, Nguyễn Việt Anh cùng cậu em họ Nguyễn Văn Tân bất ngờ trở thành hiện tượng mạng xã hội với 1977 Vlog.
" alt="Khoai lang thang, vlogger của người nghèo, quyên tiền tỷ cho miền Trung">Khoai lang thang, vlogger của người nghèo, quyên tiền tỷ cho miền Trung
-
Giai đoạn chờ kết quả kinh doanh quý III thường là thời điểm giằng co của chứng khoán, với tâm lý nhà đầu tư phân hóa. Thị trường mở cửa phiên giữa tuần gần tham chiếu, đi ngang quanh ngưỡng này cho tới trước giờ nghỉ trưa. Lực mua thận trọng, trong khi bên bán cũng không thoát hàng quyết liệt khiến các cổ phiếu đa phần dao động dưới ngưỡng 1%. Trong VN30, VHM tiếp tục sắc xanh nhờ thông tin mua cổ phiếu quỹ, nhưng phần còn lại của nhóm bất động sản đa số ở dưới tham chiếu. Diễn biến này tương tự với nhóm trụ đỡ khác của thị trường là ngân hàng, chứng khoán.
Sang phiên chiều, thị trường có nhịp biến động mạnh hơn. Áp lực bán tăng lên khiến VN-Index lùi sâu hơn dưới tham chiếu. Tuy nhiên, lực bán nhanh chóng bị hấp thu bởi cầu mua vào ở vùng giá thấp. Chốt phiên, chỉ số của sàn HoSE giảm 1,6 điểm, về dưới ngưỡng 1.280 điểm.
VN30-Index cũng hạ gần 2 điểm (0,15%), xuống 1.354 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index đóng cửa với thay đổi trong biên độ hẹp.
" alt="Chứng khoán chưa thoát sắc đỏ">Chứng khoán chưa thoát sắc đỏ
-
Nhận định, soi kèo Belgrano vs Independiente, 7h30 ngày 4/2: Chủ nhà gặp khó
-
Cứu cánh của người sống chung với HIV Phong “sida” là cách gọi thân thương của những người sống chung với HIV mỗi khi nhắc đến anh Nguyễn Anh Phong (41 tuổi, ngụ quận 8, TP.HCM). Biệt danh ấy hình thành sau những năm tháng anh chia sẻ, hỗ trợ điều trị cho những người có H.
Hiện nay, mỗi ngày, mỗi giờ, anh đều nhận được những cuộc điện thoại từ những người xa lạ. Họ tìm đến anh để được chia sẻ.
Mỗi ngày, Nguyễn Anh Phong đều nhận những cuộc gọi từ những người sống chung với HIV để chia sẻ, hỗ trợ. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Anh nói: “Đa số những người có H khi phát hiện mình nhiễm đều rơi vào hố sâu tuyệt vọng. Lúc này, họ cần người chỉ để lắng nghe, chia sẻ nỗi đau của mình. Và, họ tìm đến tôi bởi tôi từng trải qua những gì họ đang và sắp đối mặt”.
Theo anh, HIV nằm trong nhóm tệ nạn là tiêm chích ma túy, mại dâm. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, con đường lây nhiễm HIV đang chuyển từ đường tiêm chích sang đường quan hệ tình dục. Do đó, không riêng gì những người trong nhóm tệ nạn mới có nguy cơ mà mọi người đều có thể bị lây nhiễm.
Anh Nguyễn Anh Phong trao đổi với PV về khát vọng xóa bỏ thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người sống chung với HIV. (Ảnh: Nguyễn Sơn). “Minh chứng là những người tìm đến tôi có cả bác sĩ, kỹ sư, nghệ sĩ… Họ đến với tôi vì không thể đến các cơ sở y tế Nhà nước. Bởi, họ lo sợ việc lộ thông tin cá nhân. Đó là lý do vì sao tôi theo đuổi các hoạt động tuyên truyền, giúp đỡ người sống chung với HIV”, anh Phong chia sẻ.
Để các hoạt động hỗ trợ của mình hiệu quả, chuyên nghiệp hơn, anh mở cơ sở Nhà Mình làm nơi hỗ trợ người có H. Tại đây, bệnh nhân đều được anh tư vấn, kết nối điều trị, hỗ trợ về tinh thần, vật chất lẫn sinh kế….
Ngoài ra, anh còn kết nối cá nhân, tổ chức, đơn vị để giúp đỡ người có H. trong các khó khăn như: Thủ tục giấy tờ, bảo hiểm y tế, việc làm… Những hoạt động bền bỉ, tích cực và đầy hiệu quả của anh góp phần không nhỏ giúp người sống chung với HIV tự tin điều trị, tự tin sống.
Khát vọng xóa bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người có H
Tuy nhiên, để vực dậy tinh thần, khiến người bệnh có động lực điều trị, niềm vui sống là điều không đơn giản. Bởi, khi đến với anh, người sống chung với HIV đều đang rơi vào tâm lý đau buồn, chán nản, tuyệt vọng. Suy nghĩ đầu tiên của họ là rời bỏ cuộc đời.
Những lúc như vậy, việc tư vấn, tác động để thay đổi suy nghĩ, lựa chọn của họ là một thách thức lớn. Lúc này, anh phải khai thác, tạo động lực sống cho họ rồi mới tính đến việc hỗ trợ điều trị.
Khó khăn là vậy nhưng đó chỉ là những bước đầu trong hành trình dài đưa người có H trở lại cuộc sống bình thường. Trở ngại lớn nhất trong công tác này là sự kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với những người sống chung với HIV.
Anh phân tích: “Hiện nay, thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người có H vẫn tồn tại. Nhiều người vẫn còn e ngại, sợ, chưa hiểu cách tự bảo vệ và biết luật bảo mật thông tin người sống chung với HIV. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, tinh thần của họ”.
Nguyễn Anh Phong thăm một bệnh nhân đang chống chọi với HIV. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). Anh kể, nhiều trường hợp người có H đã được điều trị ổn định, tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện, không còn khả năng lây nhiễm nhưng vẫn tìm đến cái chết vì lộ thông tin và bị kỳ thị. Cụ thể, đến bây giờ, anh vẫn day dứt sau cái chết của chàng trai 23 tuổi sau khi bị lộ thông tin đang chống chọi với virus HIV.
Bạn này trước đó đã điều trị HIV ở địa phương. Tuy nhiên, không hiểu vì sao, thông tin bạn đang điều trị HIV bị lộ ra ngoài khiến người dân nơi bạn ấy sinh sống bàn tán.
“Biết bạn ấy có H, cửa hàng bán đồ ăn của gia đình bạn này mất khách. Ba của bạn cũng buồn bã rồi qua đời, công ty nơi bạn ấy làm việc cũng đuổi khéo… Quá áp lực và tuyệt vọng, bạn ấy đã tìm đến cái chết. Đau đớn hơn, có trường hợp 2 mẹ con cùng rủ nhau quyên sinh vì bị phân biệt đối xử”, anh kể.
Do đó, theo anh, vấn đề bảo mật thông tin của người có H, xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người có H tại các cơ sở y tế phải được đặt lên hàng đầu. Bởi, người bệnh ngoài gia đình, họ chỉ còn cách tìm đến cơ sở y tế. Nếu cán bộ tại cơ sở y tế kỳ thị, phân biệt đối xử, người bệnh xem như cùng đường.
Anh kể, trong nỗ lực hiện thực hóa khát vọng xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối với người sống chung với HIV, năm 2007, anh và Sở Y tế TP.HCM… thực hiện chương trình Giảm kỳ thị phân biệt đối xử trong cơ sở y tế.
Trong chương trình này, anh đã cùng những người có H và các bác sĩ, nhân viên y tế tại một bệnh viện thân tình, chia sẻ, trao đổi để hiểu nhau hơn, gỡ bỏ những khúc mắc, xóa nhòa sự kỳ thị.
Đóng góp tích cực vào hoạt động phòng chống HIV/AIDS
BS Tiêu Thị Thu Vân, nguyên Giám đốc trung tâm Phòng chống HIV/AIDS TP.HCM, Chủ tịch hội Phòng chống HIV/AIDS TP.HCM cho biết: “Nguyễn Anh Phong và cơ sở Nhà Mình đã có những đóng góp hết sức đáng kể, tích cực vào hoạt động phòng chống HIV/AIDS của hội Phòng chống HIV/AIDS TP.HCM.
Hơn thế, suy nghĩ của Phong trong việc gần như mở rộng và xã hội hoá các hoạt động hỗ trợ cho người có H là rất ý nghĩa và hiệu quả. Những việc làm của Phong và phòng khám Nhà Mình cực kỳ ấn tượng khi luôn giúp cho các bệnh nhân đang điều trị giải quyết những vấn đề, tình huống khó khăn của mình một cách tốt nhất”.
Chị bán đậu phụ và tâm huyết với những suất cơm đặc biệt cho bệnh nhân nghèo
Bốn năm qua, chị Lý cùng những người phụ nữ ở thôn Yến Vĩ đã cung cấp miễn phí thực phẩm để nấu cơm tặng các bệnh nhân nghèo.
" alt="Người đàn ông được kỹ sư, nghệ sĩ tìm đến vì chuyện hệ trọng">Người đàn ông được kỹ sư, nghệ sĩ tìm đến vì chuyện hệ trọng