Theo nguồn tin của PV VietNamNet, Sở Tài chính Lâm Đồng đã gửi giấy mời đại diện các sở, ngành và người đại diện pháp luật của CTCP Hoàn Cầu Đà Lạt đến tham dự cuộc họp vào sáng ngày 10/4 tới đây do cơ quan này chủ trì để giải quyết các vấn đề liên quan về dự án.
Trước đó, cuối tháng 3/2024, UBND TP.Đà Lạt đã có báo cáo về tiến độ xử lý hồ sơ đấu giá của 3 cơ sở nhà, đất, trong đó có dự án King Palace.
Theo UBND TP. Đà Lạt, ngày 17/9/2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư Lâm Đồng đã ra quyết định chấm dứt hoạt động dự án King Palace. Tuy nhiên, hiện nay, dự án vẫn hoạt động kinh doanh, đón khách du lịch bình thường.
Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng là đơn vị được giao tiếp nhận 15,8 ha đất tại dự án King Palace và lập thủ tục thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ CTCP Hoàn Cầu Đà Lạt.
Tính đến tháng 1/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng đã 3 lần mời đại diện CTCP Hoàn Cầu Đà Lạt để thu hồi đất và yêu cầu doanh nghiệp này bàn giao đất. Nhưng đến nay, công tác thu hồi đất vẫn chưa hoàn tất, hiện tại công ty vẫn sử dụng đất để hoạt động kinh doanh.
Về tiền hoàn trả cho nhà đầu tư, tháng 5/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất hoàn trả cho CTCP Hoàn Cầu Đà Lạt hơn 58,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này có văn bản kiến nghị xem xét lại.
Dinh I được một triệu phú người Pháp xây dựng năm 1929. Đây là một trong những dinh thự tại Đà Lạt của Vua Bảo Đại nên còn được gọi là Dinh Bảo Đại. Giai đoạn 1949-1955, vua Bảo Đại chọn dinh này làm tổng hành dinh khi ông làm Quốc trưởng Hoàng triều cương thổ, tức vùng Tây Nguyên ngày nay.
Năm 2014, UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương cho CTCP Hoàn Cầu Đà Lạt thuê Dinh I, các biệt thự và đất trong khuôn viên để thực hiện dự án King Palace.
Mục tiêu dự án là cải tạo, phục hồi hiện trạng và xây dựng mới khu khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, trung tâm hội nghị, văn hoá phục vụ khách du lịch. Tổng diện tích ban đầu của dự án là 18,18 ha, gồm khu Dinh I rộng 1,86 ha và đất rừng cảnh quan 16,31 ha.
Ngoài cải tạo Dinh I, chủ đầu tư dự án King Palace được xây dựng mới các công trình tại khu rừng cảnh quan như: Khách sạn tối đa 200 phòng, nhà hàng tối đa 800 chỗ, 27 căn biệt thự và các công trình kỹ thuật khác. Dự án đưa vào hoạt động từ tháng 9/2015.
Tính đến tháng 12/2022, CTCP Hoàn Cầu Đà Lạt cho hay đã đầu tư hơn 141 tỷ đồng vào dự án này.
" alt=""/>Lâm Đồng chỉ đạo ngừng kinh doanh Dinh Bảo Đại, xác định tiền bồi thườngTheo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM Nguyễn Thị Khánh, lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ I năm 2023 được tổ chức nhằm chính thức ghi nhận những giá trị mà bánh mì đem lại đối với nền ẩm thực nước nhà. Đồng thời lan tỏa mạnh mẽ hơn giá trị của chiếc bánh mì Việt Nam đến với người dân trong nước và bạn bè quốc tế, cũng như mong muốn tạo điều kiện phát huy tối đa tay nghề, sức sáng tạo của những nghệ nhân và người thợ làm bánh mì.
Lễ hội bánh mì 2023 quy tụ 120 gian hàng của các đơn vị, nhà hàng, tiệm bánh mì, nhà cung cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước, nhà cung cấp nước ngoài. Ngoài bánh mì truyền thống, các loại bánh mì que, bánh mì Pháp, bánh mì theo những phong cách khác nhau cũng được giới thiệu. Lễ hội dự kiến thu hút hơn 50.000 lượt khách tham quan, trải nghiệm và mua sắm.
Trong lễ hội cũng sẽ có hội thảo "Hành trình phát triển bánh mì Việt Nam", giới thiệu 105 món ăn kèm bánh mì do các đầu bếp nổi tiếng đảm nhận; các loại bánh mì làm từ rau của quả Việt Nam; chương trình khởi nghiệp từ xe bánh mì dành cho phụ nữ và học viên ngành bánh. Bên cạnh đó còn có bình chọn top thương hiệu bánh mì lâu đời và nổi tiếng trên 50 năm tại Việt Nam.
Dù là lần đầu tiên được tổ chức, Lễ hội Bánh mì hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị. Trong những năm qua, bánh mì Việt Nam luôn là món ăn hấp dẫn người dân và du khách, liên tục nằm trong top những món ăn đường phố hấp dẫn nhất.
Mới đây nhất, vào cuối tháng 2/2023, TasteAtlas - chuyên trang được mệnh danh là "bản đồ ẩm thực thế giới" vừa công bố danh sách 50 món ăn đường phố ngon nhất thế giới, trong đó bánh mì Việt Nam đứng thứ 7 trong danh sách này.
" alt=""/>Lễ hội bánh mì lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam5 giải pháp phòng chống đuối nước
Đuối nước gây tỷ lệ tử vong lớn cho trẻ nhưng Tiến sĩ Vân khẳng định tai nạn này không diễn ra một cách ngẫu nhiên và có thể dự báo, phòng tránh được.
Việc dạy trẻ em các kỹ năng bơi và an toàn trong môi trường nước là một trong các giải pháp can thiệp có chi phí thấp được WHO khuyến nghị và là một phần quan trọng của chương trình phòng chống đuối nước của Chính phủ.
Đặc biệt, vai trò của nhà trường, phụ huynh rất quan trọng trong công tác phòng chống đuối nước cho trẻ. Các địa phương cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhà trường, gia đình trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ trước các nguy cơ đuối nước đồng thời tạo điều kiện để trẻ tham gia các lớp học bơi sinh tồn.
Tiến sĩ Vân đưa ra giải pháp cụ thể như sau:
1. Tạo môi trường an toàn, tránh xa nguồn nước cho trẻ lứa tuổi mầm non như bảo đảm an toàn và phòng tránh đuối nước tại gia đình, cộng đồng. Không bơi ở ao, hồ sông ngòi, biển cấm tắm, lập các điểm trông trẻ trong mùa lũ lụt, mùa nước lên.
2. Làm rào kiểm soát trẻ tiếp cận với nguồn nước như ở quanh ao, hồ sông ngòi và đậy nắp bể, chum, vại nước, đặt biển báo nơi nước sâu nguy hiểm.
3. Dạy bơi và kỹ năng an toàn cho trẻ, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên dậy bơi được cấp chứng chỉ của cơ quan quản lý, tổ chức các lớp dạy bơi tại cộng đồng, trường học cho trẻ bơi được 25m, nổi 90 giây. Các gia đình chủ động cho con đi học bơi.
4. Đào tạo người dân kỹ năng cứu hộ và sơ cứu như không nhảy xuống cứu trực tiếp nạn nhân nếu không có kỹ năng tốt, nên hô hoán, trấn an người đuối nước. Người cứu dùng sào, gậy, dây thừng, can nhựa để hỗ trợ. Người dân và trẻ lớn học cách sơ cấp cứu đuối nước.
5. Bảo đảm an toàn và phòng chống đuối nước cho trẻ em khi tham gia giao thông đường thủy: Mặc sẵn áo phao cho trẻ khi đi tàu thủy, đò, thuyền, phà, không nên mặc áo phao bơm hơi.
Khi tham gia giao thông đường thủy, không chen lấn, xô đẩy và đùa nghịch; cần ngồi trật tự, nghiêm túc và tuyệt đối tuân thủ những quy định an toàn trên tàu.
Tại Việt Nam đã có chương trình Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 đặt mục tiêu giảm 10% số trẻ bị tử vong do đuối nước vào 2025 và giảm 20% vào 2030.
Theo Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm nâng cao ý thức của phụ huynh và học sinh trong việc phòng tránh tai nạn đuối nước, nhiều trường học có bể bơi đã xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức dạy bơi. Trường không tổ chức được chính khóa sẽ tổ chức ngoại khóa. Các trường học tích cực tuyên truyền, vận động và phối hợp cha mẹ học sinh đăng ký cho con em học bơi ngoài nhà trường, giáo viên cũng theo dõi nắm tình hình về kết quả học bơi của học sinh. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho học sinh các kỹ năng nhận biết nguy cơ và kỹ năng phòng, tránh tai nạn đuối nước. |