Quy định cần thẻ thông hành mới được vào nhà vệ sinh của Trường THCS Thực nghiệm Dương Giang ở Quảng Đông,ườnghọcyêucầucóthẻthônghànhđểvàonhàvệđá bóng hôm nay trực tiếp Trung Quốc trở thành chủ đề nóng bàn tán những ngày qua.
Theo đó, trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh học sinh trường này cầm trên tay tấm thẻ ghi tên mình và có dấu của nhà trường với dòng chữ: "Thẻ đi vệ sinh".
Thẻ đi vệ sinh của học sinh Trường THCS Thực nghiệm Dương Giang, Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: NetEase
Thậm chí, Trường THCS Thực nghiệm Dương Giang còn 'lập chốt' ở nhà vệ sinh để kiểm soát số lần ra vào của học sinh. Nếu học sinh muốn đi, phải xuất trình được thẻ.
Ngay sau khi đoạn clip được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, phần lớn phụ huynh đều cho rằng nhà trường đang kiểm soát quá đà. "Học sinh không khác gì tù nhân đang bị giam lỏng", một người bình luận.
Một người khác lại cho rằng, cách quản lý của nhà trường đối với việc này của học sinh không hợp lý, mang tính áp đặt hà khắc.
Học sinh phải có thẻ thông hành mới được vào nhà vệ sinh. Ảnh: NetEase
Xoay quanh những ý kiến trái chiều, đại diện nhà trường cho biết đây là biện pháp quản lý học sinh nội bộ. "Sở dĩ chúng tôi phải đưa ra thông báo này nhằm giữ gìn trật tự trong nhà vệ sinh, tránh việc các em tụ tập đồng người, xảy ra tai nạn trong giờ cao điểm", đại diện trường thông tin.
Nhà trường khẳng định thêm nội quy này có thể tránh được tình trạng ùn tắc khi học sinh xếp hàng vào nhà vệ sinh.
Theo đó, quy định này được nhà trường đưa ra nhằm giảm số lần học sinh sử dụng nhà vệ sinh trong giờ để nâng cao hiệu quả học. Để trấn an tinh thần của phụ huynh, trường nhấn mạnh thêm học sinh cấm thẻ thông hành sẽ có thời gian ra vào nhà vệ sinh thoải mái.
Sau khi vụ việc gây nhiều tranh cãi, đại diện Phòng Giáo dục TP Dương Giang cho biết: "Thẻ đi vào nhà vệ sinh là nên có, tuy nhiên không phải lúc nào học sinh cũng xuất trình.
Việc sử dụng thẻ vào nhà vệ sinh nên được đưa ra trong một số trường hợp đặc biệt. Nhà trường cần linh hoạt hơn trong các biện pháp quản lý".
Phòng Giáo dục địa phương cho biết thêm, bước đầu đã có biện pháp nhắc nhở trường học trong việc đưa ra các quy định đối với học sinh. "Các nội quy của trường đưa ra cần tôn trọng quyền lợi và nhu cầu của học sinh. Đồng thời duy trì an toàn trật tự trong khuôn viên trường và thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của giáo dục", đại diện Phòng Giáo dục lên tiếng.
Tuy nhiên, hiện tại sự việc này vẫn gây nhiều tranh cãi. Một người cho biết, căn cứ vào Luật Giáo dục của Trung Quốc đã quy định nhà trường cần tôn trọng danh dự và nhân phẩm của học sinh. Do đó, việc yêu cầu học sinh cần có thẻ mới được đi vệ sinh là vi phạm điều này.
Ngoài ra, biện pháp quản lý này của nhà trường còn đi ngược lại với mục tiêu ban đầu của nền giáo dục. Sứ mệnh của nhà trường là bồi dưỡng nhân tài và giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất. Trường không được dùng những biện pháp mang tính ép buộc để hạn chế quyền tự do của các em.
Phần lớn mọi người đều cho rằng, khi nhà trường đưa ra nội cần suy xét đến cảm xúc, nhu cầu của học sinh, không nên gây ra thêm rắc rối.
Để xây dựng văn hóa sư phạm trên giảng đường, Trung tâm nghiên cứu và phát triển nghiệp vụ sư phạm của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã đưa ra bảng nội quy “5 xin, 4 luôn, 4 không, 3 nhớ” với sinh viên và giảng viên.
Nghĩ là vậy nhưng khi bắt tay vào làm, chị Ngọc mới thấm nỗi vất vả. Vì không thiết kế từ khi xây dựng nhà nên việc vận chuyển đất lên sân thượng tầng 6 là một hành trình rất gian nan. Mỗi ngày chỉ cần rảnh chị lại túc tắc bê đất từ tầng 1 lên tầng 6.
Ngày nghỉ, chị nhờ chồng, con và cháu giúp đỡ. Vì việc vận chuyển hoàn toàn là thủ công nên phải mất gần một tháng, công cuộc “vác đất lên sân thượng” mới hoàn thành.
Sau lần thất bại, chị Ngọc cũng lấy lại được tinh thần.
Những ngày đầu, vì chưa có kinh nghiệm nên chị Ngọc cứ nghĩ chỉ cần có đất là gieo hạt, cây sẽ lớn và phát triển. Vậy nên thất bại liên tiếp đến với chị. Cây chết, sâu rệp nhiều khiến chị nản.
Chị còn nhớ lần trồng bắp cải vất vả suốt 4 tháng trời, ngày đêm bắt sâu nhưng khi thu hoạch, bắp chỉ được bằng nắm tay.
Có lúc chị muốn từ bỏ nhưng nghĩ đến việc có thể tạo ra không gian xanh mát cho gia đình và con nhỏ, chị lại quên đi nỗi vất vả, bắt tay làm lại từ đầu.
Chị lần tìm vào các hội nhóm trồng cây, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để có bí quyết giúp cây xanh tốt. Từ đây, chị dần học được cách làm sao cho đất tốt, cách chống sâu bọ, chọn giống cho năng suất. Khi đó, chị mới biết thế nào là trộn giá thể, làm đất tơi xốp, biết thế nào là chọn giống lai tạo, thế nào là nông nghiệp hữu cơ.
Khi bắt tay vào việc, sân thượng được anh chị làm chống thấm, hệ thống lan can và khung giàn cho cây leo một cách cẩn thận. Ban đầu, chị Ngọc chỉ trồng những loại cây như rau cải, mồng tơi, cà chua, rau muống… để phục vụ bữa ăn hàng ngày của gia đình.
Sau nhiều lần thất bại rồi tìm hiểu kinh nghiệm, vườn rau của chị Ngọc dần trở nên xanh tốt, có nhiều loại cây đa dạng. Chị trồng thêm nhiều loài hoa và một số cây ăn quả như ổi, chanh, nho, các loại dưa vàng, dưa lê...
Chị cũng nhận ra, để rau trái phát triển tốt, khỏe thì phải cung cấp đủ nắng. Không có nắng, cây dễ bị bệnh và yếu hơn. Ngoài ra, giá thể cần phải tơi xốp giúp cây phát triển. Chị dùng các chất tạo xốp cho đất như vỏ trấu hun, vỏ lạc đập dập, xơ dừa, vỏ trứng nghiền, đặc biệt phân dơi và phân dê đã qua xử lý là loại giúp đất cực kì tơi xốp.
“Đất có tơi xốp thì bộ rễ mới phát triển mà luồn lách đi tìm thức ăn. Bộ rễ khỏe thì cây mới phát triển tốt được”, chị Ngọc chia sẻ.
Được hỏi về bí quyết có vườn rau sân thượng xanh tốt, đặc biệt là cà chua sai lúc lỉu, chị Ngọc cho biết chỉ thuận theo tự nhiên, không có bí quyết gì cụ thể.
“Thực ra mình không có bí quyết gì cao siêu cả, cứ thuận theo tự nhiên thôi. Cà chua mình hạn chế phun xịt phân, thuốc lên lá, chỉ xử lý tốt khâu đất trước khi trồng.
Trước khi vào vụ mới, mình để cho đất nghỉ tầm một tháng, để cỏ mọc um tùm cho dãi nắng dầm mưa. Sau đó mình sẽ xới đất, làm cỏ, rải vôi nông nghiệp, đảo đều rồi phơi nắng một tuần. Tiếp đó, mình cho phân gà viên của Nhật, phân bò đã qua xử lý, cám gạo, bột đậu nành, vỏ trứng nghiền nhỏ trộn đều rồi hòa với một gói men vi sinh tưới ủ. Việc này sẽ giúp đất vô vùng tơi xốp, cây phát triển và khỏe mạnh nhanh chóng”, chị Ngọc chia sẻ.
“10 ngày sau khi ủ đất, mình lại xuống giống cây con. Khi cây bén rễ được hai tuần thì một tuần tưới luân phiên các loại dung dịch hữu cơ 2 lần như phân chuối trứng sữa, dịch đạm cá rong biển, tôm. Đợi cây ra hoa mình tăng cường bón phân chuối để tăng kali cho cây đậu quả. Khi đậu quả lại bón phân tăng độ đạm cho quả to. Khi quả chín thì mình bổ sung phân chuối, trứng, sữa cho quả ngọt. Và cái quan trọng là phải tìm được nguồn giống chuẩn”, chị Ngọc nói thêm.
Giống cà chua chị Ngọc trồng trên sân thượng là cà chua Cherry Yurii, cho quả sai lúc lỉu, rực rỡ sắc màu.
Mùa hè năm ngoái, chị Ngọc còn trồng thêm dưa vàng. Vì diện tích nhỏ, lại thích trồng nhiều loại nên mỗi loại chị chỉ trồng được 5-10 cây. “Mỗi loại dưa lại có cách ngắt ngọn và để nhánh khác nhau. Dưa trồng hữu cơ 100% quả không to như trồng hóa học nhưng bù lại quả ngọt, thơm ngon”, chị Ngọc nói.
Con gái nhỏ của chị đặc biệt yêu thích vườn rau mẹ trồng. Nhìn thấy con ăn chính những cây rau do tay mình trồng trên sân thượng gia đình, chị Ngọc rất vui.
Khu vườn là nơi cả gia đình vui vẻ, nghỉ ngơi sau ngày làm việc vất vả.
“Khu vườn không những cho gia đình rau quả 4 mùa tươi ngon mà còn là nơi cho bé con khám phá thế giới tự nhiên xung quanh, là nơi cả gia đình cùng nhau vui đùa mỗi khi rảnh rỗi.
Đối với mình, rau quả không những là thực phẩm đơn thuần, mà nó còn là những phương thuốc tự nhiên chữa được rất nhiều bệnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Nên mình nghĩ đầu tư cho vườn cũng là đầu tư cho sức khỏe”, 8X bộc bạch.
Tú Linh
Ảnh NVCC
Nữ giáo viên mê trồng rau, về quê chở đất lên phố làm vườn sân thượng
Đam mê trồng rau, chị Phạm Tuyết và chồng quyết định về quê chở đất lên phố làm vườn sân thượng 50m2 đủ loại cây trái.
" alt="Một tháng bê đất lên sân thượng, 8X làm vườn rau ai cũng mê"/>
Cô dâu chấp nhận vào bên trong và ở luôn trong đó đến khi hết cách ly.
Họ đã làm lễ cưới tại nhà chú rể trước sự chứng kiến của bố mẹ và hàng xóm.
“Tôi không kỳ vọng nhiều về buổi lễ hôm nay nhưng nhân viên phòng chống nói rằng tôi có thể vào nếu không ra ngoài nữa. Tôi không biết đám cưới sẽ như thế nào nhưng tôi cần phải đi ngay bây giờ” - Liu nói trong một video mà cô chia sẻ vào ngày hôm đó trên mạng xã hội Douyin.
Nhân viên bảo vệ đã mở khoá cửa và cho Liu vào bên trong sau khi cô hứa sẽ tuân theo các quy định. Cô đã chạy ngay vào và ôm chầm lấy chú rể đang ở bên trong. Nhiệm vụ tiếp theo là Liu phải xếp hàng để làm xét nghiệm PCR. Sau đó, họ kết hôn trong một buổi lễ nhỏ tại nhà chú rể trước sự chứng kiến của hàng xóm và cha mẹ chú rể.
“Bài phát biểu chính thức được lấy từ trên mạng. Người chủ trì hôn lễ là một người cô hàng xóm, nhưng tôi hoàn toàn thích đám cưới này” - Liu chia sẻ.
Nhiều người cảm động trước sự lạc quan của Liu và lễ cưới độc lạ trong bối cảnh đại dịch.
“Hai người ôm nhau thật đáng yêu. Các bạn chắc chắn sẽ hạnh phúc” - một người bình luận.
Đăng Dương(Theo SCMP)
Cặp đôi gây 'bão' với bộ ảnh cưới ở nơi 'sang chảnh' nhất hiện nay
Trong khi giá xăng tăng kỷ lục, đôi bạn trẻ ở Thanh Hóa quyết định chụp một vài tấm ảnh cưới tại cây xăng để lưu giữ kỷ niệm, sau khi những bức ảnh xuất hiện đã gây "bão" cộng đồng mạng.
" alt="Chú rể bị cách ly đột xuất, cô dâu chạy đến tận nhà làm lễ thành hôn"/>
Những ngày đầu sống ở xứ người, chị Nguyệt gặp muôn vàn khó khăn vì cuộc sống ở đây quá khác so với Việt Nam. Để làm vợ vui, anh Hòa đưa chị Nguyệt đi chơi nhiều nơi, mua thật nhiều thẻ điện thoại cho chị gọi về Việt Nam. Cùng với đó, biết chị Nguyệt thích hoa, anh đã cải tạo khu vườn trước và sau nhà thành vườn lan và nhật quỳnh tuyệt đẹp.
"Hồi còn bé, mình đã thích hoa quỳnh nhưng lúc đó mình chỉ biết đến loại hoa nở vào ban đêm. Hoa rất thơm nhưng chóng tàn. Sau này sang Úc mình được biết đến nhiều loại quỳnh hơn, có loại nở cả ban ngày và ban đêm", chị Nguyệt bộc bạch.
Theo chị Nguyệt, hoa quỳnh mà chị từng biết khi còn ở Việt Nam có tên là quỳnh hương, là một trong hơn 13.000 loại nhật quỳnh trên thế giới. "Mỗi loại nhật quỳnh có một tên riêng, khác nhau về màu sắc, hình dáng cánh hoa và kích thước bông hoa...", chị nói.
Hoa nhật quỳnh nở rực rỡ trong vườn nhà chị Nguyệt ở Úc.
Khi chị Nguyệt đến Úc, khu vườn của anh Hòa có khoảng 10 loại nhật quỳnh. Thấy vợ mê mẩn loài hoa này, anh sưu tầm và trồng thêm nhiều loại nhật quỳnh khác. Đến nay, sau 13 năm, khu vườn của gia đình anh Hòa, chị Nguyệt có trên 120 loại nhật quỳnh.
Chia sẻ về cách trồng và chăm loài hoa này, chị Nguyệt cho biết: "Nhật quỳnh là loài hoa không thích nhiều nước nên mùa nắng chỉ cần tưới một lần/tuần, mùa lạnh thì hai tuần tưới một lần".
Khu vườn có trên 120 loại nhật quỳnh đua nhau khoe sắc.
Để cây trổ nhiều hoa, gia đình chị Nguyệt thường xuyên cho cây tắm nắng vào buổi sáng. Kinh nghiệm của gia đình chị Nguyệt cho thấy, những cây quỳnh luôn ở trong mái che có lá rất đẹp nhưng ít hoa còn những cây được tắm nắng nhiều thì lá không đẹp nhưng sẽ cho nhiều hoa.
Chị Nguyệt cũng cho biết, muốn hoa quỳnh nở nhiều và đẹp, người trồng cần phải thay đất định kỳ cho cây. "Thông thường, sau hai hoặc ba năm, chúng ta cần thay đất cho cây. Khi thay đất cho cây ta bỏ đất cũ, cắt bớt rễ để cây ra rễ mới tốt hơn, cắt tỉa bớt những lá già và xấu. Sau đó cho cây vào chậu, cho đất vào, ấn nhẹ không nén chặt đất rồi tưới nước. Tiếp theo, ta để chậu nhật quỳnh trong chỗ mát ba bốn tuần rồi đem ra nắng".
Hoa lan nở nộ trong vườn
Ngoài vườn nhật quỳnh cho hoa rực rỡ, gia đình chị Nguyệt còn khiến người ghé thăm phải trầm trồ bởi những sắc hoa lan.
"Anh Hòa mát tay nên trồng cây gì cũng sai hoa. Hoa lan lại lâu tàn nên khu vườn lúc nào cũng rực rỡ", chị nói.
Theo chị Nguyệt, việc chăm hoa lan cũng đơn giản, cứ hai năm anh Hòa sẽ cắt bớt rễ và thay chậu cho cây một lần. "Hoa lan cần nắng nên nhà mình treo chậu trong vườn không có mái che. Mùa hè, nếu trời nắng quá thì dời cây vào chỗ mát, thường là đặt dưới gốc cây có bóng mát là tốt nhất".
Những chùm lan khoe sắc trong vườn
"Mỗi năm anh Hòa bón cho lan 2 lần phân cừu và thỉnh thoảng lại bón thêm một ít phân dành riêng cho hoa lan", chị Nguyệt nói thêm.
Xem thêm các hình ảnh trong khu vườn của gia đình chị Nguyệt ở Úc:
Khu vườn là nơi chị Nguyệt thường ngồi ăn bánh, uống trà và thoải mái... sống ảo.
Loại nhật quỳnh cho hoa đẹp và thơm được nhiều người săn lùng.
Hoa nhật quỳnh màu hồng phấn ngọt ngào
Cây nhật quỳnh lâu năm rất sai hoa
Con gái chị Nguyệt cũng rất yêu loài hoa này.
Những cây phong lan rất sai hoa
Bên cạnh hoa nhật quỳnh, các loài phong lan cũng đua nhau khoe sắc khiến khu vườn thêm rực rỡ.
Linh Giang
Ảnh: NVCC
8X lấy người hơn 21 tuổi: Hôn nhân viên mãn, thân với vợ cũ của chồng
Sau khi vợ cũ kết hôn, anh Hòa hỏi 3 con "Có đồng ý cho ba có bạn gái không?". Cả 3 đều nói "Ok ba, no problem" (Ok ba, không vấn đề gì).
" alt="Chồng Việt tặng vợ vườn hoa tuyệt đẹp trên đất Úc, ai thấy cũng xuýt xoa"/>