![](<p style=)
Dù không nói ra, nhưng dường như giáo viên hệ giáo dục thường xuyên đang bị đánh đồng với trình độ học sinh và nhận thức của phụ huynh.Học sinh cá biệt, phụ huynh chẳng khá hơn
Đối tượng vào học ở các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên (viết tắt là GDTX, và nay là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên) đa dạng. Họ khác nhau về hoàn cảnh, độ tuổi… nhưng có một điểm chung: sức học yếu.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/10/26/16/20161026164010-gdtx.jpg)
|
Một lớp học tại trung tâm giáo dục thường xuyên (Ảnh từ Internet, chỉ mang tính minh họa) |
Khác với trước đây, độ tuổi học sinh vào học bổ túc hiện giờ còn rất trẻ, vì thế nguyên nhân được chú ý nhiều nhất vẫn là: lười học. “Rớt sàng thì xuống nia”, GDTX là cánh cửa gần cuối đón các em được đi học như bạn bè cùng trang lứa.
Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng ý thức được điều đó. Khi mà mục tiêu học tập của các em mập mờ thì việc tới các Trung tâm thường xuyên chưa hẳn đã là sự tự nguyện.
Nhiều em vì gia đình “ép” quá, mới phải nộp hồ sơ. Do vậy, ngay từ bước đầu đã thiếu đi tính tự giác trong học tập. Việc chốt danh sách đầu năm của giáo viên chủ nhiệm và nhà trường bao giờ cũng vì thế mà khó khăn. Sự vô tư, vô tâm của các em học sinh nhiều khi còn được thể hiện qua những câu hỏi ngô nghê: “Trung tâm GDTX có phải giống trung tâm cai nghiện không cô, vì em thấy đều có chữ trung tâm”!
Sự hồn nhiên, cười ra nước mắt ấy đã phản ảnh một điều: các em chưa hiểu gì, biết gì vì môi trường giáo dục mới cũng như nhận thức của các em về xung quanh còn rất nhiều hạn chế.
Việc giáo viên soạn giáo án một đường, dạy một nẻo không phải là chuyện hiếm gặp. Bởi sức học các em yếu, việc tiếp thu không phải vì thế mà đạt được mục tiêu của giáo viên đề ra, chưa kể vừa dạy vừa la, rồi lại phải dỗ (đúng nghĩa của từ dạy – dỗ).
Phương pháp đặc thù này xuất phát từ học lực yếu kéo theo hạnh kiểm, đạo đức không bằng mặt bằng chung. Không ít chuyện bi hài trong giờ học mà học sinh ngủ gật, làm việc riêng, thậm chí lấy kéo cắt tóc bạn… Đó là chưa kể những chuyện học sinh dọa đánh thầy cô… Việc giáo viên chủ nhiệm đi mấy quán interne, quán cafe, tìm học sinh là chuyện “thường ngày ở huyện”.
Khổ nhất cho những giáo viên mới ra trường, nếu không “cứng” ngay từ đầu thì khó lòng dạy yên ở những tiết sau, và biện pháp là phải luôn cầu cứu giáo viên chủ nhiệm, ban giám thị…
Học sinh đã cá biệt, tiếp cận với một số phụ huynh cũng chẳng khả quan hơn. Việc giáo viên chủ nhiệm liên lạc và liên lạc được với phụ huynh cũng khá gian nan. Họ coi chuyện thông báo con em mình không đi học, hay bỏ tiết, gây gổ đánh nhau là chuyện “con nhà hàng xóm”.
Họ ậm ừ cho qua, phó thác cho các thầy cô uốn nắn, chỉ đến lúc cuối năm khi hay tin con mình bị thi lại, rèn luyện hè, hay đuổi học, lúc đó mới biết giáo viên chủ nhiệm tên gì.
Lần một, lần hai, thầy cô điện thoại được. Lần ba, lần bốn - chuông reo rồi tắt máy. Thì ra, biết số quen, nên tắt, thậm chí còn chặn số để khỏi bị “làm phiền”!
Chính vì đối tượng học sinh có tính chất đặc thù mà giáo viên dạy thường xuyên vẫn đùa vui với nhau “Có lẽ mình cũng đã, đang trở nên cá biệt!”.
Chưa kịp khai sinh đã khai tử
Trong những năm gần đây, việc tuyển sinh vào lớp mười ở các trường trung học phổ thông nói chung, vào các trung tâm GDTX nói riêng khá khó khăn.
Trừ những trường chuyên và những trường thuộc “top”, phần đông các trường vùng ven lớp học chỗ ngồi khá thừa thãi, nếu như không nói là chưa đủ. Phổ thông như vậy, nên mảng trung học thường xuyên càng lay lắt, hiếm hoi.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/10/26/16/20161026164255-xoa-mu-chu.jpg) |
Một lớp xóa mù chữ (Ảnh minh họa từ Internet)
|
Nhiều trung tâm tuyển sinh suốt cả mùa hè đến giữa tháng mười vẫn không quá mười hồ sơ. Và rồi, một cô, hai, ba trò cầm cự một vài tuần vẫn không khả thi hơn. Thế là khối, lớp chưa kịp “khai sinh” đã “khai tử”. Giáo viên thì hụt hẫng, mà học sinh thì lủi thủi đi về.
Tội nhất là những ngày lễ lớn như 20/10, 20/11, 26/3…, khi các hoạt động thao giảng được triển khai. Thế là lui tới cũng chừng ấy lớp, giáo viên thì đông, nhìn xuống dãy bàn học sinh trống hơ trống hoác, chưa kể các em còn đi chậm, hay chạy một mạch vào lớp trong sự ngơ ngác của người tham dự.
Phải vững vàng tâm lý lắm, người dạy mới lấy được sự hứng thú cho bản thân và cả lớp học.
Vì số lượng học sinh thiếu, nên dù các em có yếu thầy cô vẫn cố gắng dìu dắt suốt ba năm học, trong khi chỉ tiêu ở trên giao vẫn là…. thế này, thế kia! Nỗi niềm này nhiều người, nhiều đồng nghiệp phổ thông khó mà hiểu được!
Những định kiến
Hàng năm, cứ mỗi dịp thi, chấm thi tốt nghiệp, sở giáo dục vẫn điều động giáo viên từ các trung tâm GDTX. Vui đâu, “oai” đâu ít thấy, mà lại thấy tủi, thấy buồn.
Đành rằng được phân công ở bộ phận nào cũng được, nhưng hiếm khi giáo viên trung tâm được phân làm giám thị 1, mà loay hoay với giám thị 2 hay giám thị hành lang. Kể cả ban giám đốc cũng thường được giao làm phó ban hay thư kí hội đồng.
Nói như vậy có thể sẽ bị cho là tự suy diễn, thiển cận nhưng có lẽ cũng như con nhà nghèo, hay có tâm lý mặc cảm tự ti. Cùng một hội đồng chấm thi, lúc đầu cũng chuyện trò rôm rả, sau hỏi “Em dạy trường nào”, trả lời “Em dạy thường xuyên”, thế là câu chuyện bị đứt quãng mà thậm chí không có cả câu nói đuôi, như kiểu “Thế à”.
Lại có chuyện, hiệu trưởng của một trường phổ thông từng nói “Nhất quyết không tuyển giáo viên từ giáo dục thường xuyên”.
Dù không nói ra, nhưng dường như giáo viên thường xuyên đang bị đánh đồng với trình độ học sinh và nhận thức của phụ huynh. Hẳn không cường điệu khi không ít ý kiến cho rằng: Giáo viên thường xuyên chơi nhiều hơn dạy, có dạy thì cũng “khươi khươi”, dạy nhàn không, không có việc gì làm, con cháu đại gia mới vô mấy trường chơi nhiều hơn học thế…
Không biết con tiểu gia hay đại gia, chỉ biết rằng 100% giáo viên đều tốt nghiệp đại học chính quy, bằng giỏi, khá chiếm phần lớn. Chơi đâu không thấy, chỉ thấy suốt ngày trên đường: Sáng đi dạy ở trường, chiều đi vận động, tối đi xóa mù.
Dạy học sinh, ngoan, giỏi là mơ ước của biết bao người, nhưng không phải ai cũng may mắn đạt được điều đó. Chia sẻ buồn vui từ dạy bổ túc không nhằm mục đích kêu nghèo kể khổ, không để đòi quyền lợi hơn thua, vì dù gì chúng tôi cũng là người giáo.
Chúng tôi không sợ khó, không ngại khổ cũng như không dao động khi có ai đó nói rằng “Thật lãng phí khi đại học, thạc sĩ lại đi dạy xóa mù”. Vì đơn giản chúng tôi biết mình đang làm việc có ích cho xã hội. Nhưng từ sâu thẳm trái tim mình, chúng tôi cần sự đồng cảm trân trọng từ xã hội, trong đó có những đồng nghiệp đang ở một môi trường tốt hơn.
Bởi lẽ, khi nhắc đên công lao của những người “trồng cây”, người ta hay nghĩ tới người trồng cây to, mà không nhớ đến người trồng cỏ. Bởi vì, cây to hay nhỏ thì đều tạo nên Rừng kia mà!
Hồ Thị Quỳnh Lâm
(Giáo viên Trung tâm giáo duc nghề nghiệp – GDTX Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế)
" alt="Nỗi niềm giáo viên dạy khi học sinh ngủ gật, lấy kéo cắt tóc bạn"/>
Nỗi niềm giáo viên dạy khi học sinh ngủ gật, lấy kéo cắt tóc bạn
![](<p style=)
Phụ huynh vào trường tát nhầm cô giáo ở Đà Nẵng bị phạt hành chính 7 triệu đồng, đồng thời bị áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo tại nơi công tác.Ông Mai Tấn Linh, Chánh thanh tra Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết, sau buổi làm việc với bà C. – phụ huynh tát nhầm cô giáo, Thanh tra Sở GD-ĐT thành phố quyết định xử phạt vi phạm hành chính bà C. 7 triệu đồng. Bà C. cũng bị trường THPT Ngô Quyền nơi bà công tác áp dụng hình thức kỷ luật là cảnh cáo.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/10/21/16/20161021162642-tat.jpg)
|
Vết xước trên mặt cháu B.H.G (Ảnh Soha) |
Ngoài ra, vợ chồng bà C. phải đến xin lỗi Hội đồng sư phạm Trường TH - THCS Đức Trí về hành động gây rối trật tự, xin lỗi cô A. vì đã đánh nhầm cô, xin lỗi bà O. vì đã quay clip và đưa lên mạng xã hội dưới sự chứng kiến của Sở GD-ĐT.
Ông Linh cũng thông tin, hiện tại công an phường Bình Thuận đã triệu tập chồng bà C. lên làm việc và xử lý về hành động gây rối trật tự.
Theo báo cáo Sở GD-ĐT Đà Nẵng gửi UBND Thành phố Đà Nẵng về vụ "con bị đánh, phụ huynh vào trường tát nhầm cô giáo", thì vào khoảng 16h30 ngày 12/10, tại Trường TH - THCS Đức Trí (Quận Hải Châu) đã xảy ra việc phụ huynh học sinh hành hung giáo viên và gây rối tại trường vì bức xúc khi biết con mình là cháu B.H.G, lớp 3/4, bị cô giáo đánh gây ra vết xước trên má. Qua xác minh làm rõ, vết thương này do cô O., giáo viên quản lí học sinh, gây ra trong giờ nghỉ trưa.
Bà C., phụ huynh em G, giáo viên môn hóa Trường THPT Ngô Quyền khi đến đón con, phát hiện vết xước trên má, đã hành hung nhầm bà A (vì tưởng bà A là bà O), nhưng không gây thương tích đáng kể.
Chồng bà C. là ông Bùi Văn Sơn - giằng micro trên tay cô giáo đang điều hành đưa đón học sinh của trường và có hành vi, lời nói khiếm nhã, gây mất trật tự tại trường. Sau đó, bà C. dùng điện thoại di động quay clip và đưa lên trang facebook cá nhân.
Ngay sau vụ việc này, bà Lê Thị Nga, Hiệu trưởng Trường TH - THCS Đức Trí, cùng với cô giáo O. đã đến nhà bà C. xin lỗi và khắc phục hành vi do cô O. gây ra.
Sở GD-ĐT Đà Nẵng khẳng định, đây là vụ việc đáng tiếc xảy ra do hành động bộc phát, thiếu kìm chế của cô O., vợ chồng bà C., tạo dư luận không tốt, làm ảnh hưởng tới uy tín và hình ảnh nhà giáo, nhà trường, ngành giáo dục thành phố Đà Nẵng.
Sau việc này, Sở GD-ĐT Đà Nẵng sẽ rút kinh nghiệm, tập trung chấn chỉnh, tăng cường công tác kiểm tra đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ toàn ngành theo quy định. Các cơ sở giáo dục tăng cường công tác bảo vệ, ngăn ngừa các hành động gây rối trật tự, xâm phạm thân thể và nhân phẩm của người dạy và người học.
Lê Huyền
" alt="Phụ huynh vào trường tát cô giáo bị phạt 7 triệu đồng"/>
Phụ huynh vào trường tát cô giáo bị phạt 7 triệu đồng
![](<p style=)
- Đoạn clip đang xôn xao mô tả cảnh 2 thiếu nữ hành hung dã man một thiếu nữ khác và bắt làm hành động cực kỳ phản cảm, xung quanh đó có nhiều người khác đứng chứng kiến.Trong clip hai cô gái thay nhau dùng đầu gối tông thẳng vào mặt bạn.
Sau đó thi nhau giật tóc kéo lê bạn giữa đường, rồi tát bôm bốp hàng chục cái vào mặt bạn.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/10/28/16/20161028165751-h1.jpg)
|
Hình ảnh cắt từ clip |
Giữa những cái tát, hai cô gái liên tiếp dùng chân và dùng cùi chỏ đánh tới tấp vào người, vào mặt nữ sinh.
Sau khi đánh tới tấp, hai cô gái chuyển sang vừa đánh vừa nghỉ, chốc lại giơ tay, giơ chân tang thẳng vào mặt.
Hành hạ chưa đủ, một cô gái đè bạn ra giữa đường, ngồi lên cổ và tiếp tục đánh, đứng dậy dẫm chân lên mặt.
Đặc biệt, một cô gái trong nhóm chìa bàn chân bắt nữ sinh phải liếm chân thì mới tha mạng. Không còn cách nào khác nữ sinh phải quỳ gối liếm chân.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/10/28/16/20161028165751-h3.jpg)
|
Hình ảnh cắt từ clip |
Dù bị đánh đập dã man nữ sinh chỉ tiếng khóc thút thít, van xin với cảnh ôm đầu che thân.
Trong clip cũng xuất hiện khá nhiều người đang chứng kiến cảnh hai cô gái thi nhau hành hạ nữ sinh, nhưng đều làm ngơ và đứng xem.
Theo như nội dung từ trao đổi trong clip, nguyên nhân sự việc là có thể do mâu thuẫn chuyện tình cảm.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/10/28/16/20161028165751-h2.jpg)
|
Hình ảnh cắt từ clip |
Mặc dù không mặc đồng phục nhưng theo thông tin ban đầu, cả ba cùng là nữ sinh tại một trường THCS ở quận 8, TP.HCM.
Trả lời P.V VietNamNet, một lãnh đạo Công an Q.8, TP.HCM xác nhận, đã cử cán bộ đi xác minh, làm rõ về một đoạn clip nhóm thiếu nữ hành hung dã man một người khác đang lan truyền trên mạng xã hội trong những ngày qua.
Theo ông này, hiện Công an Q.8 mới nắm bắt thông tin để xác minh, điều tra vì dư luận trên mạng xã hội cho rằng vụ việc xảy ra ở đường Cao Lỗ, Q.8.
Về phía lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, hiện đã nghe thông tin và đang xác minh để làm rõ sự việc.
Tuệ Minh - Anh Sinh
Xem thêm:
Mâu thuẫn chuyện con gái, 2 cô bạn thân lao vào đánh nhau" alt="Nữ sinh bị đánh hội đồng, bắt quỳ gối liếm chân"/>
Nữ sinh bị đánh hội đồng, bắt quỳ gối liếm chân
![](<p style=)
Cô gái trẻ 24 tuổi cần sự trợ giúp để trả lời câu hỏi "Canh cua nấu với rau gì?" trong chương trình "Ai là triệu phú" khiến người xem dở khóc dở cười gây bão mạng suốt từ tối hôm qua. Nhưng cô bé này chưa chắc đã phải là người duy nhất không thể trả lời câu hỏi đó.Chuyện cũng… bình thường thôi
Khá nhiều phụ huynh tỏ ra không lấy gì ngạc nhiên về chuyện trẻ con bây giờ chẳng biết nấu nướng.
“Chuyện cũng thường thôi. Các con chỉ biết học và chơi. Lớp 12 không biết thái thịt ngang thớ, kỹ năng dùng dao kém vì mẹ không cho sờ vì sợ đứt tay…” – chị Thu Quỳnh (Hà Nội) bình luận.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/11/23/14/20161123140128-canh-cua-2.jpg)
|
Những hình ảnh đẹp đẽ này thực ra khá hiếm hoi (Ảnh minh họa từ Internet)
|
“Các con chỉ học những kỹ năng cao siêu, biết cách cầm bình xịt cứu hỏa qua giờ học ở trường nhưng ở nhà quen dùng bếp từ nên thấy bếp ga có lửa ở nhà khác là hét lên như cháy nhà”.
Chị Quỳnh tiếp câu chuyện “Hôm nấu ăn với bọn lớp của con trai, lớp 8 rồi, mình đố chúng nó “Quả dứa chúng ta hay ăn là bộ phận nào của cây dứa?”, người lớn có thể không biết đâu, nhưng có đứa trả lời đúng luôn là hoa của cây dứa, vì nó biết qua sách vở lý thuyết.
Chúng nó còn “mơ mộng” tới mức hôm đó nhìn quả dứa khía mắt sọc sọc, cứ như chưa từng thấy bao giờ vì đứa nào cũng trầm trồ bảo “Như tác phẩm điêu khắc”.
Rồi hôm 20/10 cả lũ con gái lớp con trai về nhà mình làm bánh, nhất định không nhờ tới mình, tự làm theo công thức trên mạng. Chúng nó làm được hẳn 2 khay tiramisu to. Mình về nếm thử thấy chúng nó… quên cho đường”.
Chị Lan Ngọc (Ba Đình, Hà Nội) thì kể bài học xương máu của mình. Hai vợ chòng bận rộn, chị thuê giúp việc từ khi sinh con. Tự nhận “có cung nô bộc”, chị hay tìm được những người giúp việc rất tử tế, ở được vừa lâu vừa làm tốt công việc nên mọi việc gần như phó thác hết cho giúp việc. Chị rất hài lòng khi hàng ngày về tới nhà cơm nước đã sẵn sàng, hai con đã được giúp việc tắm rửa sạch sẽ.
Cho đến khi hai đứa trẻ đều hơn 10 tuổi, kinh tế đã ổn định, chị cũng chuyển được công việc đỡ bận rộn hơn, có nhiều thời gian ở nhà hơn, thì mới giật mình khi quan sát những gì xảy ra hàng ngày.
“Hai đứa đi học về, bác giúp việc cho chúng nó thay quần áo rồi hỏi chúng nó muốn ăn gì, uống gì. Sau đó, hai đứa ngồi chơi, bác giúp việc đưa đồ ăn tận tay. Cần gì, chúng nó lại “Bác ơi…”. Đến muốn uống nước chúng nó cũng “Bác ơi…” dù bình nước ngay cạnh đấy.
Hoặc khi ăn miếng cam, thấy con kì kèo bác giúp việc “Miếng cam này còn hột, sao bác không lấy ra hết đi” trong khi chúng chỉ việc nhằn hạt ra là được, còn bác giúp việc rối rít “Ừ, bác xin lỗi, để bác lấy ra cho” thì chị đâm lo.
“Chúng nó được cái ngoan ngoãn, học giỏi, giúp việc thì quá chu đáo, nhưng việc gì con cũng kêu ca nhờ vả thì không ổn chút nào. Mình thuộc loại trâu cày, từ nhỏ chẳng nề hà bất cứ việc gì, nên mới lo được cuộc sống như hôm nay…”. Từ đó, chị mới lập kế hoạch để hướng dẫn các con những kỹ năng căn bản nhất trong cuộc sống.
“Tôi thấy một điều kỳ lạ là nhiều phụ nữ đảm đang khéo léo vô cùng, nhưng con cái lại vụng thối vụng nát. Chả lẽ, các chị không thấy là nhờ các chị khéo nên gia đình các chị mới vận hành trôi chảy, còn để con vụng thế sau này chúng nó lo cho cuộc sống riêng của chúng nó thế nào?” – anh Trần Bách (Quận 3, TP.HCM) than thở.
Anh Bách đưa ra câu chuyện của vợ chồng một người bạn. Hai vợ chồng chỉ có một cô con gái, chị lại không phải đi làm, nên bao nhiêu việc nhà chị “cáng” hết không để con động vào.
Ngay từ nhỏ, cô bé đã được chị “hầu” như công chúa. Lúc nhỏ chỉ có việc chơi, lớn lên thêm việc học.
Và kết quả, con bé học rất giỏi nhưng không biết làm bất cứ việc gì. Lớp 12 mà ngay cả cắm nồi cơm điện hay rán trứng, luộc rau cũng không biết làm.
“Hôm tôi tới thăm anh bạn bị bệnh, chị vợ ngồi tiếp chuyện, “nhờ” con pha cốc trà cho khách thì nó hết hỏi trà cát ở đâu đến “Cho vào cốc cao hay cốc thấp hả mẹ?” tới “Cho nước lạnh hay nước ấm vào hả mẹ?”... Chị vợ ngượng quá đành phải đứng dậy vào bếp làm”.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/11/23/14/20161123140321-canh-cua-1.jpg)
|
Ảnh minh họa từ Internet |
Học vào lúc nào? Học để làm gì?
“Bận đến mấy thì bận, Tôi cho rằng ít nhất mẹ phải dạy được cả con trai con gái nhặt rau rửa bát, giữ vệ sinh giới cho con gái, biết trả nguyên trạng nhà vệ sinh cho người dùng sau, cư xử ý tứ, ăn trông nồi... Nói chung để không thành vô duyên.
Bố dạy con trai galant với phụ nữ qua việc xách đồ cho mẹ, cách ra vào thang máy… Những việc này bố mẹ dạy là tốt nhất, qua những tiếp xúc hàng ngày, chứ đưa tới những lớp học kỹ năng được vài ba buổi rồi về không thực hành thường xuyên là quên ngay” – chị Quỳnh đưa kinh nghiệm.
Nhưng nhiều phụ huynh cũng có các lí do để “đổ lỗi” cho việc con mình không biết nữ công gia chánh.
Nhìn đi nhìn lại, có một số lí do “đáng thông cảm” như chị Lan Anh trình bày: “Con mình cũng hầu như không biết làm gì, chỉ biết mấy việc như quét nhà, rửa bát, gập được quần áo, còn nấu nướng thì bó tay toàn tập.
Ngày con còn nhỏ, lớp 3 lớp 4, mình đã từng hướng dẫn con cách nhặt rau, vo gạo cho vào nồi cơm, đong nước ra sao. Cũng nghĩ rằng con lớn lên một chút nữa thì sẽ cho nó tập nấu nướng.
Nhưng càng lớn thì lịch học càng dày… Suốt tuần là học, 6h sáng dậy đi học chính khóa đến tận chiều, rồi 6h chiều học thêm. Cuối tuần học đàn. Rồi còn bài tập trên lớp. Nên nó còn tí thời gian nào hở ra là mình muốn cho nó nghỉ, việc dạy nấu ăn cứ lần lữa mãi dù mình biết là cần thiết”.
Nhưng cũng có mẹ tỏ ra rất thoáng. Chị Kim Phượng bày tỏ quan điểm: “Theo mình, con gái không biết nấu nướng cũng không sao. Diễn viên Angelina Jolie kia kìa, không biết nấu mà vẫn được… ngưỡng mộ.
Bây giờ mình đầu tư cho con học hành, thành thạo ngoại ngữ, tin học, giao tiếp tốt, cộng với văn hóa giỏi, rồi sau này cho đi du học, kiếm công việc tốt. Việc nữ công gia chánh, mình chỉ cần hướng dẫn con làm sao có… gói mì là không đến nỗi chết đói.
Việc gia đình sau này nếu cần, có thể tìm người giúp việc, để thời gian sau lúc kiếm tiền mà nghỉ ngơi, làm đẹp, đi du lịch, chơi với chồng con… Tôi chỉ mong cuộc sống con gái mình diễn ra như thế ”.
Phương Chi
" alt="Ai là triệu phú: Con gái không biết canh cua nấu rau đay, các mẹ nói gì?"/>
Ai là triệu phú: Con gái không biết canh cua nấu rau đay, các mẹ nói gì?