Sun Yingsha
下一篇:Nhận định, soi kèo Puebla vs Mazatlan, 8h00 ngày 29/1: Chờ đợi bất ngờ
Nhà văn Trần Đức Tiến và các độc giả nhỏ tuổi. Ảnh: NVCC - Tại sao ông chọn sáng tác truyện đồng thoại cho các bạn nhỏ?
Đôi khi trò chuyện trong tưởng tượng với một con vật, một cái cây, một bông hoa… thấy lạ và thú vị hơn với một ai đó sống quanh ta hàng ngày. Nhưng tất nhiên cũng khó hơn. Viết đồng thoại đòi hỏi sự tưởng tượng mạnh mẽ, bay bổng nếu muốn hay. Đấy là ưu thế, đồng thời là trở ngại của thể loại này. Tôi chọn đồng thoại, vì sự hấp dẫn của nó và cũng vì muốn thử thách khả năng của bản thân. Không thử bước chân vào những lối đi mới, chắc chắn mình sẽ cũ đi, già đi rất nhanh.
- Một nhà văn 70 tuổi với gánh nặng thời gian trên vai có gặp khó khăn gì khi viết những tác phẩm dành cho thiếu nhi không, thưa ông?
Ôi không! Trái lại, viết cho các em là cách tôi trút đi gánh nặng tuổi tác trên vai đấy chứ. Ít nhất là tôi thấy nhẹ nhõm. Không phải ngẫu nhiên sau một quãng thời gian dài viết cho người lớn, truyện dài, truyện ngắn đủ cả, tôi lại chuyển qua viết cho các em. Còn độc giả, nhất là độc giả nhỏ tuổi, có chấp nhận tôi hay không là việc của các bạn ấy. Nếu các bạn ấy nhăn mặt vì nghĩ tôi “xả rác” ra môi trường, tôi sẽ ngoan ngoãn gác bút ngay lập tức.
- Dạy trẻ bằng những lời lý thuyết giáo điều khô cứng đôi khi thành phản tác dụng, ông có nghĩ như vậy không?
Tôi không chắc lắm việc dạy dỗ kiểu đó phản tác dụng đến mức nào. Nhưng quả thật là chán lè. Mà chưa cần phải lên giọng dạy dỗ đâu. Chỉ cần viết ra những thứ nhạt nhẽo, vô vị… là đã góp phần làm khô úa tâm hồn non trẻ của các em rồi. Bài học thấm thía nhất luôn là kết quả của sự tự chiêm nghiệm, chứ không phải là thứ thông qua miệng người khác.
- “Tôi viết cho thiếu nhi cũng có nghĩa là viết cho người lớn có nguy cơ đánh mất tâm hồn trẻ thơ” – ông có thể chia sẻ thêm về ý kiến này của mình?
Không hiểu người khác thế nào, còn tôi luôn nhận thấy trẻ con nhạy cảm hơn người lớn. Dường như đó là thứ khả năng bẩm sinh, rất gần với tự nhiên. Một đứa trẻ còn ẵm ngửa trong lòng mẹ, cũng có thể nhận biết bóng vía của sự lành dữ.
Tôi nghĩ tuổi thơ - quá khứ của người lớn - là thứ tài sản vô cùng quý giá trong đời sống tinh thần của mỗi người. Đánh mất tuổi thơ cũng có nghĩa là đánh mất mình. Tôi muốn người lớn đọc truyện trẻ con của tôi, để đừng quên rằng mình cũng từng có một tuổi thơ trong trắng, đẹp đẽ như thế.
- Theo ông, làm thế nào để nuôi dưỡng sự yêu thích tiếng Việt của độc giả nhí và truyền tải những thông điệp ý nghĩa của cuộc sống qua những tác phẩm thơ văn?
Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học, nên chỉ biết cố gắng sử dụng tiếng Việt trong tác phẩm sao cho trong sáng, sinh động nhất có thể.
- Ông đánh giá thế nào về thứ ngôn ngữ mạng mà một bộ phận giới trẻ đang lạm dụng trong việc học tập, giao tiếp? Liệu nó có làm méo mó tiếng Việt?
Ngôn ngữ mạng, hay ngôn ngữ đường phố, thường rất sinh động, và phải thừa nhận là trong nhiều trường hợp tôi thấy thú vị. Nhiều năm trước đã có “rét” (quá sợ), “máu” (quá hăng hái, nhiệt tình), “mất hút con mẹ hàng lươn”, hay “lặn không sủi bọt” (trốn mất)… Bây giờ, chị có thấy “vầng” có sắc thái khác “vâng” không? “Người iu”, “các tình iu của tôi” cũng ngộ nghĩnh, đáng yêu chứ? “Rùi” không hẳn là “rồi”. “Rất gì và này nọ” hay quá. Cuộc đời “ô trọc lóc” hẳn là một sáng tạo ngôn ngữ …
Tất nhiên cái gì cũng thế, chả cứ ngôn ngữ, lạm dụng quá sẽ gây phản cảm. Nhưng tôi không hề nghĩ thứ ngôn ngữ đó làm méo mó tiếng Việt như một số người khác lo ngại. Cái gì chết đi cứ chết, cái gì sống được cứ sống, và những cái sống sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ của chúng ta. Nhiều bạn trẻ nói năng, viết lách như thế trên mạng đều ít nhiều có hàm ý tếu táo, vui đùa. Nhưng khi viết thư, nhắn tin cho tôi lại rất chỉn chu, nghiêm túc. Như vậy, sự cẩn trọng khi sử dụng ngôn ngữ của các bạn ấy trong những trường hợp cần thiết, đâu có mất đi?
- Ôm mộng văn thơ từ thời tóc xanh tràn đầy nhiệt huyết nhưng ông lại rẽ ngang làm cán bộ ngành Thống kê. Nhưng nghiệp viết lách vẫn ''bám đuổi'', ông có thể chia sẻ về tác phẩm đầu tiên và cơ duyên gắn bó với văn chương?
Tôi không chủ động “rẽ ngang” mà là do cuộc đời đưa đẩy. Tôi thi vào đại học Văn, nhưng người ta xếp tôi học đại học Kinh tế. Không kêu ai được! Học thống kê ở trường kinh tế mà vẫn thích viết, có những truyện ngắn được đăng trên các báo khi mới ra trường. Tôi viết vì thích viết. Được in báo, sau in sách cứ thế viết. Bạn bè làm văn chương cũng không nhiều. Từ Hà Nội chuyển vào Vũng Tàu cứ một mình viết. Đến lúc thích viết cho thiếu nhi thì viết, tự nhiên vậy thôi, không nghĩ đến “số phận” hay “cơ duyên” gì cả.
- Giải B Sách quốc gia năm 2019 với 'Xóm Bờ Giậu' đã mang lại cho ông điều gì? Ông có ý định gửi tác phẩm tham gia những giải thưởng sách tiếp theo?
Tôi vẫn hay nói với bạn bè: khi được in một cuốn sách viết cho thiếu nhi, tôi thấy vui hơn là in sách cho người lớn. Xóm Bờ Giậuđược giải thì càng vui. Nói chung “được chơi” và “chơi được” với trẻ con là rất vui. Còn gửi tác phẩm tham gia giải thưởng nữa chắc thôi. Tôi chấm dứt thi thố từ khá lâu rồi. Xóm Bờ Giậulà được các bạn ở Nhà xuất bản Kim Đồng đề cử. Giải Hiệp sĩ Dế Mènnăm vừa rồi của báo Thể thao & Văn hóa cho tậpA lô!… Cậu đấy à?, cũng do các bạn trong Ban sơ khảo giải thưởng đề cử.
- Ông nhìn nhận thế nào về các giải thưởng văn học, giải thưởng sách hiện nay. Liệu nó có góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng hay chỉ mang tính tượng trưng, phong trào?
Giải thưởng góp phần tích cực vào phát triển văn hóa đọc ít hay nhiều là tùy vào cách tổ chức thực hiện của từng giải thưởng. Sách hay mới có người đọc. Muốn có sách hay phải tìm cách khích lệ được những người có tài viết sách.
- Một ngày của nhà văn Trần Đức Tiến thế nào, thưa ông?
Một ngày bình thường như của tất cả những người khác ở tuổi tôi. Tôi dậy sớm tập thể dục, tưới cây, cho chim ăn (chim trời), chuẩn bị bữa sáng (thích tự mình vào bếp hơn là chạy xe ra quán). Ăn sáng, cà phê xong, pha một ấm trà và ngồi vào máy tính. Tôi chỉ viết trong buổi sáng. Chiều đọc, tập thể dục. Tối xem ti vi (chỉ xem bóng đá và phim Mỹ, nếu có).
Nhà văn Trần Đức TiếnNhà văn Trần Đức Tiến sinh ngày 2/5/1953 tại Hà Nam. Quãng thời gian còn đi học, ông từng là học sinh giỏi môn Văn của tỉnh và toàn miền Bắc. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông làm trong ngành thống kê đến năm 1989 thì chuyển sang công tác ở Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1998 đến 2007. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1996.
Một số giải thưởng:
-Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 cho tập truyện Lỏng và tuột
-Giải Nhì truyện ngắn tạp chí Văn nghệ Quân đội (năm 1987 và 1990)
-Giải B của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (2004)
-Giải Nhất viết cho thiếu nhi của Hội Nhà văn và Bộ Giáo dục & Đào tạo (2005)
- Giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học cho thiếu nhi do Nhà xuất bản Kim Đồng, Hội Nhà văn Hà Nội và Hội Nhà văn Đan Mạch tổ chức
- Tác phẩm Xóm Bờ Giậuđược trao Giải thưởng Sách Quốc gia 2019 (Giải B)
- Giải Hiệp sĩ Dế Mèn năm 2023 của Báo Thể thao & Văn hóa
" alt="Nhà văn Trần Đức Tiến: viết cho thiếu nhi là cách trút đi gánh nặng tuổi tác" />- Thương hiệu Phú Đôn
Nghệ sĩ Phú Đôn có thể xuất hiện với nhiều vai hài trên sân khấu và truyền hình, nhưng nhiều người gặp anh ngoài đời thấy một nghệ sĩ khá kiệm lời, thậm chí khá khó tính. Anh sinh năm 1960, là con út trong gia đình 8 người con. Bố anh là NSƯT Lại Phú Cương-nghệ sĩ của Nhà hát Kịch Việt Nam.
Máu nghệ thuật sẵn trong huyết quản, có lẽ vì thế mà học xong phổ thông, Phú Đôn ứng tuyển ngay vào lớp đào tạo diễn viên khóa 1 của Nhà hát Kịch Việt Nam, thay vì nộp hồ sơ vào học ở trường an ninh. Bén duyên nghệ thuật từ năm lên 6 tuổi, cậu bé Phú Đôn được đứng trên sàn diễn Nhà hát Kịch Việt Nam trong hai vở diễn, tuy nhiên sau bặt đi tới tận thời điểm lựa chọn nghề nghiệp.
Nghệ sĩ Phú Đôn trong vở "Bệnh sỹ" diễn hàng trăm đêm
Xuất hiện trong hàng trăm vở diễn, phim truyền hình được khán giả nhớ mặt nhớ tên nhưng mãi tới năm 2019, Phú Đôn mới nhận danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú. Có lẽ một trong những lí do lớn nhất là không có duyên với các giải thưởng, liên hoan. Ngoại hình khắc khổ, nhỏ thó của anh người ngoài có thể nghĩ là bất lợi vì không nhận vai kép chính có tính chất hoàng tử, anh hùng. Bản thân Phú Đôn lại tự hào, xem đó là thương hiệu.
Thương hiệu khắc khổ ấy cũng không một màu, có khi anh làm người tốt nhưng cũng chẳng hiếm khi được giao những vai phản diện. Phú Đôn chẳng nề hà. Anh tâm niệm phải biến những vai “không có gì” thành điểm nhấn, để khán giả nhớ tới. Không riêng Phú Đôn, nhiều nghệ sĩ ít may mắn có nhiều vai chính, họ buộc phải cày xới từng chữ trong kịch bản, nghiền ngẫm tỉ mỉ từng cử chỉ để những phút ít ỏi trên sàn diễn là khoảnh khắc thăng hoa nhất.
PhúĐôn trong "Hoa hồng trên ngực trái"
Xét theo tiêu chí khán giả nhớ và yêu mến, Phú Đôn là nghệ sỹ làm tốt nhất có thể. Khán giả nhớ anh trong nhiều phim truyền hình như Ti vi về làng, Hai Bình làm thủy điện, Em ở nơi nao, Đội đặc nhiệm nhà C21 hay gần đây là Ma làng, Bão qua làng, Nàng dâu order, Hoa hồng trên ngực trái. Anh sinh ra gốc Hà Nội, nhưng thế mạnh hình thể khắc khổ nên thường được giao cho những vai thôn quê đặc sệt. Trên sân khấu Nhà hát kịch Việt Nam, mỗi vai diễn anh đảm nhiệm dù lớn dù nhỏ đều có màu sắc riêng, làm nên thành công của từng tác phẩm.
Không phải ngẫu nhiên mà lễ chia tay Phú Đôn về hưu lại nhận được tình cảm nồng nhiệt của đồng nghiệp, các diễn viên trẻ đến thế. Đối với những thế hệ vào sau như Khuất Quỳnh Hoa, Nông Dũng Nam, nghệ sĩ Phú Đôn là người không ngại chỉ dạy về nghề, còn là người lắng nghe chuyện đời, chuyện vui buồn trắc trở của họ.
Gốc Hà Nội nhưng anh chuyên nhận vai nông thônđặc sệt
Anh tự nhận mình là “Đôn đanh đá”, “Đôn khoai ngứa” vì tính thẳng thắn, muốn góp ý vì cái chung, vì thương hiệu Nhà hát hơn 60 năm mà nhiều thế hệ gạo cội trước đó gầy dựng. Ở điểm này anh khá giống với NSND Trung Anh, cũng trầm tính, ít nói và là người kỹ tính về nghề, được nhiều diễn viên trẻ trong nhà hát yêu mến.
Vợ trẻ đẹp kém 25 tuổiChuyện nghệ sĩ Phú Đôn cưới vợ trẻ kém 25 tuổi thi thoảng lại được đem ra mổ xẻ. Phát biểu về người anh vừa đến tuổi hưu, ngoài những lời nghiêm túc NSƯT Xuân Bắc, Phó Giám đốc Phụ trách Nhà hát Kịch Việt Nam vẫn trêu Phú Đôn là người khôn ngoan bậc nhất vì trải đời nhiều nhưng “trói đời” rất muộn. Phú Đôn cũng từng đùa “trâu chậm uống nước trong”.
Mãi năm 45 tuổi anh mới kết hôn
Năm 45 tuổi, Phú Đôn cưới bà xã Hồng Vân. Không làm trong lĩnh vực nghệ thuật, bà xã của Phú Đôn cảm thông với công việc của chồng, luôn vun vén cho tổ ấm của mình. Họ có cậu con trai giờ 14 tuổi. Ở tuổi 55, Phú Đôn và vợ đón cô con gái út chào đời. Có lần Phú Đôn chia sẻ, có con rồi, anh ít nhận lời làm phim xa để đỡ đần vợ con nhiều hơn.
Tổấm của nghệ sỹ Phú Đôn
Không thường xuyên xuất hiện trên báo, nhưng khán giả yêu mến âm thầm theo dõi anh vẫn biết, Phú Đôn có tổ ấm hạnh phúc bên bà xã trẻ và hai đứa con. Phú Đôn không thích chụp ảnh, điều mà ai ở nhà hát cũng biết. Thậm chí anh mãi gần đây mới sử dụng mạng xã hội facebook. Anh từng nói có lẽ bà xã yêu mình cũng do sự giản dị ấy.
(Theo Tiền Phong)
NSƯT Phú Đôn xúc động ngày chia tay Nhà hát Kịch Việt Nam
NSƯT Phú Đôn chia tay Nhà hát Kịch Việt Nam sau nhiều năm hoạt động.
" alt="NSƯT Phú Đôn: Khắc khổ là thương hiệu, 'trói đời' rất muộn bên vợ kém 25 tuổi" /> Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk (Ảnh: Getty).
Theo số liệu của Ủy ban Bầu cử Liên bang Mỹ, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Tesla và SpaceX đã tài trợ tổng cộng 238 triệu USD cho siêu ủy ban hành động chính trị America PAC do ông lập ra nhằm giúp ông Trump thu hút sự ủng hộ của cử tri tại các bang then chốt.
Ngoài ra, ông cũng là người hỗ trợ tài chính cho các nhóm khác xuất hiện trong những ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử để ủng hộ ông Trump.
Tổng cộng, số tiền tài trợ của tỷ phú Musk cho chiến dịch tranh cử của ông Trump là ít nhất 260 triệu USD, khiến ông trở thành một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho Tổng thống đắc cử. Nhà sáng lập Tesla và SpaceX thậm chí trực tiếp xuất hiện trong các sự kiện vận động tranh cử cùng ông Trump.
Với những đóng góp này, người giàu nhất hành tinh đã nhanh chóng trở thành nhân vật có ảnh hưởng trong đội ngũ cố vấn của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Ngoài được bổ nhiệm làm lãnh đạo Ban Hiệu suất Chính phủ, ông Elon Musk được cho là có tác động quan trọng đến các quyết định nhân sự và chính sách của ông Trump. Ông không chỉ tham gia vào các cuộc phỏng vấn ứng viên cho nội các mới, mà còn có mặt trong các cuộc đàm phán quan trọng của ông Trump với lãnh đạo nước ngoài, như cuộc gọi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Tỷ phú Musk cũng thường xuyên xuất hiện cùng gia đình Tổng thống đắc cử. Các hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy ông Musk dường như trở thành một phầntrong đời sống hàng ngày tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của gia đình ông Trump.
" alt="Hé lộ số tiền tỷ phú Elon Musk chi cho chiến dịch tranh cử của ông Trump" />- Chàng sinh viên 20 tuổi đã đột ngột qua đời trong khi mặc phong phanh và cố gắng đi bộ từ câu lạc bộ đêm về nhà lúc trời còn chưa sáng.Người đàn ông lạ mặt tiết lộ thân thế thực sự của cô dâu Hà Nội" alt="Mặc phong phanh trời lạnh, nam thanh niên 20 tuổi chết tức tưởi" />
Để làm phở bò tái nạm bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
500g xương bò
250g thịt bò
25g gừng tươi
½ củ hành tây
5g quế khô
3g hoa hồi
3g hạt thì là
400g bánh phở
¼ chén nước mắm
Hành, ngò, húng quế, giá đỗ, tương ớt, tương đen,…
Xương bò rửa sạch, chặt khúc sau đó cho vào nồi áp suất hầm khoảng 12 phút hay đến khi nhừ để lấy nước.
Cho hành tây và gừng vào lò nướng cho đến khi được như hình thì lấy ra khỏi lò.
Cho hoa hồi, quế, hạt thì là lên chảo rang cho dậy mùi thơm.
Cho nguyên liệu ở bước 2 và bước 3 vào nồi nước hầm xương. Nêm thêm gia vị gồm muối, chút nước mắm, hạt nêm…
Nếu dùng phở khô thì luộc chín phở nhé! Để ngon hơn các bạn nên sử dụng phở tươi.
Cho bánh phở ra tô. Thịt bò cắt lát mỏng, trụng qua nồi nước dùng. Đổ nước dùng lên lấp xấp mặt phở, rắc thêm hành ngò, hành tây thái lát tùy thích. Ăn kèm với ngò gai, húng quế, rau giá, xà lách… tùy theo sở thích.
Nhiều người cho rằng việc nấu bún, phở thường mất thời gian nên không kịp chuẩn bị vào các bữa sáng. Thực ra công việc không tốn quá nhiều công sức như bạn nghĩ nếu biết sắp xếp cách nấu hợp lý. Nay bạn hãy thử nấu phở tái nạm qua công thức này nhé, hương vị ngon không kém gì món phở bò truyền thống đâu đấy rất thích hợp để làm bữa sáng nhanh gọn cho cả nhà.
(Theo Afamily.vn)
" alt="Trổ tài làm phở bò tái nạm siêu hấp dẫn khiến cả nhà 'đổ gục' vì ngon" />- Mặc dù không có bất cứ hành động yêu thương nào, cặp đôi vẫn bị ép cưới chỉ vì ở cùng nhau một chỗ.Nhà đại gia Hàng Đào: 3 ngày Tết chuẩn bị 20 mâm cỗ đón khách" alt="Chuyện lạ: Buộc phải cưới vì bị người làng bắt gặp ở cùng nhau trong vườn chôm chôm" />
- ·Nhận định, soi kèo Dempo SC vs Delhi, 17h00 ngày 29/1: Khách ‘tạch’
- ·HDBank khuyến nghị khách hàng hoàn tất sinh trắc học
- ·Người trẻ đuối sức khi làm việc ở nhà quá lâu, thu nhập giảm
- ·Chuyện đời của người thợ sửa xích lô cuối cùng ở Sài Gòn
- ·Nhận định, soi kèo Persik Kediri vs Barito Putera, 15h30 ngày 31/1: Khách đang sung
- ·Thực đơn: 90.000 đồng món nào cũng hấp dẫn
- ·Thủ tướng: Vùng Đông Nam Bộ cần phấn đấu tăng trưởng 2 con số
- ·Phía sau chuyện 9X một chân giúp cô gái dắt xe trên đường gây sốt mạng
- ·Nhận định, soi kèo Ajax vs Galatasaray, 3h00 ngày 31/1: San bằng khoảng cách
- ·Mực xào kiểu Hàn đổi món cho bữa tối
- Thông tin được ông Phạm Minh Mẫn, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, nói tại hội nghị kêu gọi xúc tiến đầu tư nhà ở xã hội do UBND TP HCM tổ chức, sáng 6/12. "Số lượng nhà ở xã hội này phù hợp với chỉ tiêu trong chương trình một triệu căn nhà ở xã hội mà Thủ tướng giao thành phố", ông Mẫn nói.
Cụ thể, TP HCM kêu gọi doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội vào 7 khu đất công với tổng diện tích hơn 27 ha. Trong đó, hai khu đất hơn 2,2 ha lần lượt ở phường Trường Thạnh, TP Thủ Đức và phường Tân Thới Nhất, quận 12 đã được thành phố đền bù, giải phóng mặt bằng. Quy mô hai dự án này là 840 căn hộ, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 860 tỷ đồng.
5 khu đất khác nằm rải rác ở quận 4 (360 Bến Vân Đồn và 61 B đường số 16) và ba khu ở phường Phước Long B và Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức, có diện tích hơn 25 ha, quy mô gần 3.000 căn, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 3.000 tỷ đồng.
Những thiếu nữ Ơ Đu uyển chuyển trong điệu múa truyền thống. (Ảnh: Thành Đạt). Đây cũng là dịp để lan toả, quảng bá bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số, nhất là dân tộc có dưới 10.000 người tới bạn bè trong nước và quốc tế; góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ban, bộ, ngành và mọi tầng lớp nhân dân trong công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo Nghị quyết số 33-NQ/TW, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 đã đề ra.
Theo đó, ngày hội có sự tham gia của đoàn nghệ nhân, diễn viên thuộc 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người trong cả nước, bao gồm: Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Si La, Cống, Bố Y, Cơ Lao, Mảng, Lô Lô, Chứt, Lự, Pà Thẻn và Ngái. Các đoàn này thuộc 13 tỉnh: Lai Châu, Cao Bằng, Thái Nguyên, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Kon Tum. Ngoài ra, Ngày hội còn có sự góp mặt của đoàn nghệ thuật tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và các doanh nghiệp lữ hành của nước bạn Lào.
Ông Tống Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Lai Châu cho biết, trong khuôn khổ ngày hội sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch hấp dẫn như: trình diễn giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống các dân tộc; Liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc...
Cùng với đó, BTC cũng gặp mặt, động viên các nghệ nhân tiêu biểu, người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn và trao truyền văn hóa truyền thống các dân tộc. Riêng tỉnh đăng cai là Lai Châu sẽ có đoàn nghệ nhân, diễn viên thuộc 4 dân tộc tham gia gồm Cống, Mảng, Si La và Lự.
Lễ khai mạc sẽ diễn ra ngày 26/10, được tường thuật trực tiếp trên kênh VTV2, VTV5 và tiếp sóng trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lai Châu, Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh tham gia Ngày hội; truyền thanh trực tiếp trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV4).
Trước đó, các đại biểu dự lễ dâng hoa tại tượng đài Bác Hồ cùng với đồng bào các dân tộc Lai Châu.
Từng bước phát triển công nghiệp văn hóa từ lễ hội áo dàiĐạo diễn Đặng Lê Minh Trí kỳ vọng sẽ phát triển được ngành công nghiệp văn hoá từ những lễ hội áo dài." alt="Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 1 vạn người" />- Mạng xã hội đang lan truyền đoạn clip với nội dung: Xót xa mẹ bầu 8 tháng ở Cao Bằng phải bê vác hàng tấn hàng để kiếm tiền nuôi con. Hiện, đoạn clip thu hút hàng chục triệu lượt xem, chia sẻ, bày tỏ cảm xúc và bình luận từ cộng đồng mạng.
Hàng triệu lời chia sẻ, bày tỏ cảm xúc từ cộng đồng mạng dành cho mẹ bầu trong đoạn clip. Nhiều người lên tiếng trách: "Chồng đi đâu mà để vợ bầu vượt mặt còn bê vác nặng?", "Tại sao lại thuê phụ nữ có thai làm việc nặng nhọc"...
Phóng viên VietNamNet đã liên lạc với những người có liên quan trong đoạn clip.
Anh Hoàng Văn Khánh (SN 1991), người đăng tải clip lên mạng xã hội cho biết, thai phụ xuất hiện trong clip có tên là Diễm.
“Vợ chồng Diễm không có việc làm ổn định, ai gọi làm gì thì làm đó. Tôi đã đến nhà và biết hoàn cảnh gia đình Diễm nên mỗi khi có việc tôi đều gọi vợ chồng họ đến làm. Khi Diễm mang thai những tháng cuối, tôi cũng không muốn thuê. Nhưng tôi gọi chồng Diễm đến thì Diễm luôn đòi đi theo để làm cùng. Nếu tôi không thuê thì vợ chồng cô ấy cũng không có tiền và sẽ phải đi tìm việc khác", anh Khánh chia sẻ.
Anh Khánh kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Mỗi lần xe tải chở hàng về anh đều phải thuê nhân công bốc xếp hàng vào kho.
Ở Cao Bằng, mức tiền trả cho những người bốc vác là 40.000 đồng/tấn hàng, có nơi chỉ trả 30.000 đồng/tấn. Nếu một ngày bốc vác được khoảng 12 tấn hàng thì vợ chồng Diễm sẽ có gần 500.000 đồng tiền công. "Nhưng không phải ngày nào vợ chồng họ cũng có thu nhập ổn định như vậy", anh Khánh nói thêm.
Trước đây, anh Khánh từng đến thăm gia đình Diễm và biết được hoàn cảnh của cô. Vợ chồng Diễm đang sinh sống cùng bố mẹ đẻ tại phường Sông Hiến, TP Cao Bằng.
Khi Diễm mang thai, thương cô sắp sinh vẫn còn phải đi làm công việc chân tay nặng nhọc, anh Khánh nhiều lần động viên Diễm nghỉ ở nhà. Nhưng Diễm tự lượng được sức mình, vẫn có khả năng gánh vác công việc nên hàng ngày vẫn theo chồng đi làm, không nề hà bất cứ việc gì.
Thấy đôi vợ chồng hiền lành, chăm chỉ thật thà và nhiệt tình làm việc, anh Khánh đăng clip lên mạng xã hội để chia sẻ, không ngờ có nhiều người quan tâm tới như vậy.
“Có nhiều người muốn được hỗ trợ tiền và vật chất giúp Diễm, điều đó làm tôi rất ngại. Vì tôi đăng clip lên không phải mục đích để câu view hay kêu gọi từ thiện. Thực sự ở Cao Bằng còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn hơn Diễm, không có được một mái nhà nguyên vẹn để ở, phải dùng cành cây che chắn gió mưa".
Chia sẻ với VietNamNet, Hoàng Thị Diễm (SN 1994) - nhân vật trong clip, cho biết, cô đang mang thai tháng thứ 8. Con đầu của cô hiện 5 tuổi. "Từ khi biết có bầu em chỉ đi kiểm tra sức khỏe 1-2 lần, lâu rồi em cũng chưa đi kiểm tra lại".
"Thực tế, chồng cũng bảo em nghỉ ở nhà nhưng em không đồng ý. Một mình chồng em làm sẽ rất vất vả, không thể lo hết được cho cả gia đình. Em có mệt cũng cố đi làm để kiếm thêm đồng ra đồng vào sau này còn chăm con. Chồng đi đâu thì em theo đấy, cứ đi làm bao giờ đẻ thì nghỉ. Bây giờ được mọi người quan tâm là em vui rồi. Nhiều người hỏi số tài khoản nhưng chúng em làm ra tiền ngày nào tiêu ngày đó, làm gì có số tài khoản để nhận ủng hộ của mọi người đâu", Diễm nói.
Hình ảnh người phụ nữ "bụng chửa vượt mặt" vẫn bê vác hàng tấn hàng trên vai đã lay động tới trái tim nhiều người.
"Không phải ai cũng được may mắn, không phải người phụ nữ mang bầu nào cũng được nhàn nhã, được chăm sóc đúng… Chỉ mong rằng, chị sẽ thật khỏe mạnh, thật nỗ lực để có một cái kết mẹ tròn con vuông trọn vẹn nhất"; "Thương em quá. Mỗi cây mỗi hoa mỗi người một số phận khác nhau. Cách đây 32 năm tôi từng gánh phân gánh lúa đến phút chót sinh con. Cầu mong em luôn bình an vượt qua nghịch cảnh này nhé em", là những bình luận của độc giả gửi đến người phụ nữ mang thai.
9X kể hành trình mang thai 'dở khóc dở cười', giảm 17kg sau một tháng sinhNữ diễn viên Karen Nguyễn sở hữu biệt danh “người thứ ba”, có hành trình làm mẹ rất hồn nhiên. Cô nàng phải “chạy deadline” đám cưới trước sinh, mất ngủ khi ốm nghén về đêm." alt="Xót xa cảnh mẹ bầu 8 tháng bê vác cả tấn hàng ở Cao Bằng" /> Ông Vương Kiến Dân không tin con trai mình đã chết
Bẵng đi một thời gian, vợ chồng ông Dân bất ngờ nghe tin con trai mình bị xã hội đen đánh chết. Lúc đó, do công nghệ liên lạc kém phát triển nên 2 vợ chồng không biết thực hư ra sao, đành âm thầm chịu đựng nỗi đau mất con. Họ tin con trai mình đã qua đời, nên khai tử cho Khánh.
Con trai xuất hiện sau 15 năm
15 năm trôi qua, vợ chồng ông Vương Kiến Dân vẫn lủi thủi sống trong ngôi làng hẻo lánh. Cuộc gọi từ cảnh sát giao thông Giang Tô đã khiến cả gia đình ông bất ngờ. Theo phía cảnh sát, người đàn ông tên Vương Văn Khánh đã lái xe trong tình trạng say rượu.
Ông Dân bị sốc khi nghe tin này, ông nói với cảnh sát là con trai mình đã chết từ lâu. Cảnh sát hỏi về nguyên nhân cái chết của Khánh nhưng ông Dân không rõ.
Cảnh sát cảm thấy những lời nói của ông Dân có gì đó không đúng, nên đã gửi cho ông một bức ảnh chụp người đàn ông tên Vương Văn Khánh. Hơn 10 năm không gặp, ông Dân không dám chắc người trong ảnh có phải là con trai mình hay không. Cảnh sát đành xét nghiệm ADN, kết quả cho thấy đó chính là con trai ông Dân.
Tin tức bất ngờ khiến gia đình ông Vương vừa mừng rỡ vừa khó hiểu. Tại sao con trai ông còn sống, nhưng không liên lạc với gia đình suốt 15 năm qua?
Sau đó, phóng viên đã liên lạc để tìm hiểu. Thông tin cho thấy, những năm qua, cuộc sống của Khánh không mấy tốt đẹp, anh phải chạy vạy khắp nơi để tìm việc.
Năm 2004, Khánh bị cướp. Cô gái mà Khánh quen là một kẻ lừa đảo. Cô ta chuyên lừa gạt những thanh niên mới ở quê lên thành phố, đang có nhu cầu tìm việc. Cô ta dẫn Khánh tới một điểm vắng người, để đám cướp ra tay. Đám cướp đã lấy hết tiền, điện thoại và đánh Khánh gãy xương rồi vứt vào một hang động.
Nhờ ý chí sống còn mạnh mẽ, Khánh đã lết ra khỏi hang động và được người dân đưa vào bệnh viện. Khi ra viện, Khánh không dám gọi về nhà, chọn cách cắt đứt liên lạc. Anh từ nhỏ đã rất mạnh mẽ, luôn muốn thành đạt để báo hiếu bố mẹ. Sau vụ việc đó, Khánh cũng làm một số việc nhưng không thành công.
Năm 2017, giấy tờ hết hạn, Khánh buộc phải về quê làm lại. Anh không dám vào gặp bố mẹ, chỉ dám lén lút đứng ngoài nhìn.
Sau 15 năm xa cách, cuối cùng Vương Văn Khánh đã chịu về quê, gặp lại bố mẹ. Khi về tới nhà, người mẹ vui mừng đến rơi nước mắt khi gặp lại con trai. Ông Dân giữ im lặng nhưng cũng rất hạnh phúc khi thấy con trai vẫn còn sống. Khánh đã mặc lại bộ quần áo cũ mà người mẹ đã cất giữ từ lâu.
Câu chuyện đã khiến nhiều người suy nghĩ về mối quan hệ trong gia đình. Cuộc chia ly 15 năm khiến gia đình ông Dân phải chịu nhiều đau đớn. Và cuộc tái ngộ đã giúp họ nhận ra gia đình có tầm quan trọng như thế nào.
Người phụ nữ bất ngờ sống lại khi đang trên đường đến nơi tổ chức tang lễ
THÁI LAN - Người phụ nữ 49 tuổi bỗng nhiên tỉnh lại giữa lúc gia đình chuẩn bị đám tang cho cô khiến ai cũng bất ngờ." alt="Con trai xuất hiện sau 15 năm ngỡ đã chết, bố mẹ bật khóc khi biết nguyên nhân" />
- ·Nhận định, soi kèo Puebla vs Mazatlan, 8h00 ngày 29/1: Chờ đợi bất ngờ
- ·Đề nghị Tập đoàn Nhật Bản giúp Bình Dương làm đường sắt đô thị
- ·Việt Nam thu gần 1,1 tỷ USD từ xuất khẩu rau quả chế biến
- ·Điểm danh những thực phẩm bổ sung canxi hàng đầu cho trẻ
- ·Nhận định, soi kèo Perez Zeledon vs Herediano, 09h00 ngày 31/1: Lấy lại ngôi đầu
- ·Không gian của những cái chết cô độc ở Nhật Bản
- ·Lớp học ngay trên đường phố ở Ấn Độ
- ·Những ngôi sao Hà Nội hội tụ nhiều giọng ca hàng đầu cả nước
- ·Nhận định, soi kèo Sturm Graz vs Leipzig, 3h00 ngày 30/1: Không nhiều động lực
- ·Khánh thành 14 cầu Hy Vọng tại Đồng Tháp