![]() |
Kết quả thi học sinh giỏi quốc tế từ năm 2007 đến năm 2018 |
Theo một báo cáo của ngành giáo dục, trong 5 năm gần đây, kết quả thi Olympic khu vực và quốc tế của các đoàn HSG Việt Nam có những điểm nhấn mới.
Chẳng hạn, một số đội tuyển có thành tích ổn định, đoạt nhiều giải cao, xếp thứ hạng cao trong các kỳ thi (đội tuyển Toán, Hoá học, Vật lí và Tin học); trong đó, có nhiều học sinh xuất sắc: đoạt 2 HCV trong hai năm liền dự thi hoặc đạt điểm cao nhất (thủ khoa) trong kỳ thi Olympic quốc tế.
Tình trạng số học sinh đoạt giải không ổn định, số HCV và HCB chiếm tỉ lệ thấp, nhiều môn không có HCV trong nhiều năm từ năm 2011 trở về trước (như Sinh học, Tin học) đã được khắc phục.
Trong các năm từ 2013 đến 2017, kết quả của các đội tuyển có xu hướng năm sau cao hơn năm trước.
Theo phân tích của ngành giáo dục, trong những năm gần đây, việc Tổ chức sớm kỳ thi chọn HSG quốc gia đã làm tăng thời gian tập huấn của các đội tuyển. Bên cạnh đó, chương trình tập luyện tiếp cận dần với hình thức thi của khu vực và quốc tế. Ngoài ra, việc đồng bộ các giải pháp coi thi, chấm thi đảm bảo khách quan, trung thực, đánh giá đúng trình độ học sinh cũng góp phần chọn ra được những học sinh giỏi nhất cho các đội tuyển.
Hiện tại, ngành giáo dục tiếp tục duy trì, bổ sung chính sách tuyển thẳng vào ĐH,CĐ đối với các học sinh đoạt giải HSG quốc gia và ưu tiên cử đi đào tạo đại học ở nước ngoài bằng học bổng do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước Việt Nam cho các học sinh đoạt giải Olympic khu vực và quốc tế. Đây được xem là tạo động lực phấn đấu vươn lên đạt thành tích cao của học sinh và các nhà trường.
![]() |
Thống kê kết quả thi Olympic quốc tế của Việt Nam. |
Theo dự thảo Nghị định về chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế, chủ nhân 2 HCV thế giới trong kỳ thi Olympic các môn học, nghiên cứu khoa học kỹ thuật hay kỳ thi tay nghề sẽ được tặng Huân chương lao động hạng Nhất. Học sinh đạt HCV, HCB thế giới và HCV châu Á sẽ được trao thưởng Huân chương lao động hạng Nhì và Ba tùy theo thành tích.
Học sinh đạt HCV thế giới sẽ được nhận thưởng bằng 50 lần mức lương cơ sở ( 69,5 triệu đồng tính theo năm 2018), HCB là 33 lần, HCĐ là 22 lầnvà giải khuyến khích là 12 lần.
Ngoài ra, các địa phương sẽ bố trí mức thưởng riêng tùy theo chính sách sở tại. Hiện nay, Hải Phòng đang dẫn đầu mức thưởng cho học sinh giỏi quốc tế với mức thưởng cao nhất là 500 triệu đồng.
Song Nguyên
" alt=""/>12 năm thi học sinh giỏi quốc tế của Việt Nam
Ngày 12/1/2024, Viettel công bố kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023. Năm 2023, thị phần viễn thông tăng thêm 1,64% và tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu bền vững với 56,5%.
Các dịch vụ ngoài di động cũng giữ vị thế số 1, gồm cố định băng rộng (FTTH) với 43% thị phần; truyền hình trên đa nền tảng với 8,6 triệu khách hàng, chiếm 31,2% thị phần.
Dịch vụ 5G đã được triển khai thử nghiệm với khoảng 500 trạm tại 63 tỉnh, thành. Viettel cũng đã triển khai mạng di động 5G dùng riêng trong thực tế.
Viettel cho biết, doanh thu nước ngoài của tập đoàn tăng trưởng 20,5%, duy trì tốc độ tăng trưởng cao 7 năm liên tiếp, gấp 5 lần trung bình ngành trên thế giới. Trong đó, Natcom xuất sắc vươn lên dẫn đầu tại Haiti, đưa Viettel giữ vị trí số 1 tại 6 thị trường nước ngoài (bao gồm: Natcom tại Haiti, Metfone tại Campuchia, Unitel tại Lào, Mytel tại Myamar, Telemor tại Đông timor, Lumitel tại Bunrudi).
Lĩnh vực an toàn thông tin do Viettel cung cấp dịch vụ đã mở rộng kinh doanh ra 4 thị trường quốc tế gồm: Nhật Bản, Myanmar, Đông Timor và Hồng Kông.
Nền tảng tài chính số Viettel Digital Finance platform xuất khẩu ra 7 thị trường nước ngoài, nhiều thị trường có tốc độ tăng trưởng cao như Mozambique (450%), Lào (244%), Haiti (232%), Đông Timor (139%), Burundi (91%).
Hệ thống 5G dùng riêng (5G Private) hoàn chỉnh đã có hợp đồng xuất khẩu sang Ấn Độ, quốc gia công nghệ phát triển và có dân số đông nhất thế giới.
Hiện Viettel đã hoàn thành nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm diện rộng hệ sinh thái sản phẩm 5G cả phần cứng và phần mềm, đưa Việt Nam vào top 5 quốc gia đầu tiên làm chủ công nghệ 5G.
Viettel đã công bố nghiên cứu thành công Chip 5G DFE (là thành phần phức tạp nhất của hệ sinh thái 5G, với khả năng tính toán lên tới 1.000 tỷ phép tính/giây), đánh dấu bước tiến đột phá trong ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.
Kết quả đo kiểm cho thấy, thiết bị 5G do Viettel sản xuất đáp ứng đầy đủ chỉ tiêu kỹ thuật tương đương với thiết bị của nhiều hãng cung cấp dịch vụ toàn cầu.
Viettel duy trì vị thế là nhà cung cấp hệ sinh thái số toàn diện nhất hiện nay với 6 lĩnh vực nền tảng: hạ tầng số, giải pháp số, tài chính số, nội dung số, an ninh mạng và sản xuất công nghệ cao.
Các giải pháp, dịch vụ số của Viettel giữ thị phần số 1 trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, chính quyền tỉnh. Trong đó, hệ sinh thái y tế số kết nối 30 triệu hồ sơ sức khỏe, các giải pháp giáo dục số phục vụ 4 triệu học sinh và trung tâm điều hành thông minh (IOC) có mặt tại 35 tỉnh thành.
Thiếu tướng Tào Đức Thắng – Chủ tịch Viettel khẳng định: “Những gì chúng ta cùng nhau đạt được trong năm 2023 đã tiếp thêm sức mạnh, nguồn cổ vũ lớn lao cho Viettel hướng tới những đỉnh cao mới trong năm 2024”.
Năm 2024, Viettel đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất toàn tập đoàn tăng 7,2%; tiếp tục nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài, tỷ lệ hoàn vốn đạt 84%; đảm bảo vùng phủ 4G tương đương 2G và chuyển dịch toàn bộ thuê bao 2G lên 4G trước tháng 9/2024; duy trì vị thế số 1 về thị phần data center và cloud; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ ATTT ra quốc tế; ứng dụng AI sâu rộng; triển khai giải pháp Digital Twins quản lý đô thị thông minh; chính thức công bố hệ sinh thái thiết bị 5G do Viettel sản xuất và đẩy mạnh kinh doanh ra quốc tế; phát triển sản phẩm thiết bị năng lượng xanh; cung cấp giải pháp toàn trình cho logistics xuyên biên giới và triển khai tuyến vận chuyển đường sắt liên vận Việt Nam - Trung Quốc.
" alt=""/>Doanh thu nước ngoài của Viettel tăng trưởng 20,5%