当前位置:首页 > Nhận định > Yêu 4 năm, cô gái ngã ngửa vì bị đòi 140 triệu tình phí

Yêu 4 năm, cô gái ngã ngửa vì bị đòi 140 triệu tình phí

2025-02-05 17:51:40 [Kinh doanh] 来源:NEWS

- Đọc bài viết “Đàn ông đi ăn mà không chi tiền,êunămcôgáingãngửavìbịđòitriệutìnhphígiá vàng thế giới tôi đá ngay” của bạn Mai Hoàng, tôi thấy, người đàn ông trong câu chuyện quá hèn, nhưng cái hèn ấy có thể chấp nhận được. 

Ít ra, anh ta đã "chơi bài ngửa" với bạn gái ngay từ đầu. Cô nào đồng ý với cách sống sòng phẳng và công bằng đó thì tiếp tục mối quan hệ. Còn không thì đường ai nấy đi.

Thế nhưng mẫu đàn ông mà tôi đã từng gặp mới đáng sợ.

Tôi yêu anh từ năm thứ 3 đại học. Khi đó, anh đã là nhân viên kinh doanh ở một ngân hàng lớn tại Hà Nội. Tính anh phóng khoáng, ga lăng. Đi với anh, tôi chẳng bao giờ phải nghĩ đến chuyện dắt lưng chút tiền đề phòng anh bắt chia tiền tình phí.

Một tuần 7 ngày thì 5 ngày anh đến tìm tôi. Hôm thì chúng tôi đi ăn, hôm đi cà phê, lúc lại xem phim. Ngày lễ lớn hay dịp đặc biệt, chúng tôi còn đi du lịch với đám bạn bè. Tất nhiên, chi phí cho những buổi gặp gỡ ăn chơi đó, anh bỏ ra 90%. 10% còn lại, tôi tự nguyện mua quà tặng anh.

{ keywords}
Ảnh minh họa

Bạn bè biết chuyện đều nhìn tôi với con mắt ngưỡng mộ. Ai cũng ghen tị vì bạn trai tôi thoáng tính, hào phóng và rất chiều người yêu. Quần áo, giầy dép của tôi, phần lớn là anh mua tặng. Ngay cả 3 đời điện thoại xịn của tôi cũng là anh mua.

Tuy nhiên, đó là do anh tự nguyện chứ tôi chưa bao giờ đòi hỏi hay vòi vĩnh bất cứ thứ gì. Thậm chí, nhiều lúc, tôi còn thấy tiếc tiền thay anh vì anh tiêu quá phóng khoáng, mua sắm cho tôi quá nhiều. 

Tôi nhắc anh đừng mua lung tung, để tiền tiết kiệm mà lo cho tương lai. Thế nhưng, lúc nào cũng vậy, anh chỉ cười xòa rồi bảo, “cuộc đời đó, có bao lâu mà hững hờ. Chỉ cần 2 đứa thấy vui thì tương lai anh lo được”.

Thế nên, tôi cứ đắm đuối với tình yêu như trong phim Hàn Quốc với anh suốt mấy năm trời.

Đến năm thứ 4 của cuộc tình, anh bắt đầu thay đổi. Anh không nói lời chia tay với tôi, anh vẫn quan tâm và mua sắm cho tôi, nhưng bên cạnh đó, anh cũng quan tâm và chăm sóc cho một cô gái nữa.

Cô này là em gái của sếp anh. Khi bị tôi phát hiện, anh bảo, đó là mối quan hệ anh em. Anh coi người đó như em gái mình vì cô ta kém anh 12 tuổi. Tôi cũng tin, nhưng sau đó, tôi cài định vị vào điện thoại của anh thì phát hiện anh nói dối tôi rất nhiều lần. Em gái gì mà đi nhà nghỉ với nhau tuần 4 buổi?

Tôi không chấp nhận được và tôi nói lời chia tay. Tuy nhiên, anh không đồng ý. Anh xin tôi tha thứ và dứt khoát bỏ cô gái kia.

Tôi nghĩ đến quãng thời gian đầy kỷ niệm và niềm vui của 4 năm đã qua nên quyết định cho anh một cơ hội. Thế nhưng, từ khi quay lại, tình cảm của chúng tôi giảm đi rất nhiều. Hai tháng sau, tôi lại phát hiện anh có người mới. Họ thường đi ăn uống, hẹn hò, cà phê với nhau.

Tôi giận anh nhưng không hờn trách, không cãi cọ mà im lặng. Tôi chủ động ngừng liên lạc hơn 1 tháng trời với anh nhưng anh cũng không ý ới, nhắn tin gọi điện cho tôi. Tôi buồn, tủi và đau đớn vô bờ bến.

Đúng lúc này, một người đàn ông khác xuất hiện trong đời tôi. Anh ta quan tâm và thường an ủi tôi, chia sẻ với tôi những chuyện vui buồn khiến tôi say nắng.

Tuy nhiên, sự say nắng ấy cũng chỉ dừng ở mức trò chuyện, chát chít, nhắn tin. Nhưng rồi bạn trai tôi biết. Anh ta xuất hiện trước cổng nhà tôi rồi đòi chia tay.

Tôi đồng ý vì mấy tháng trời không liên lạc, tôi biết tình cảm của anh dành cho tôi đã khác. Nhưng trước khi rời đi, anh khiến tôi sững sờ. Anh bắt tôi phải thanh toán tình phí suốt 4 năm qua.

{ keywords}
Ảnh minh họa

Tôi sốc tận óc và cay cú vô cùng. Nhưng sự kiêu ngạo khiến tôi bảo anh gửi chi tiết các khoản để tôi thanh toán. Hôm sau, tôi kiểm tra mail thì thấy bảng liệt kê dài 30 trang giấy. 

Trong đó, anh ghi không sót chi tiết nào về các khoản đã chi cho tôi. Kể cả là bữa đi ăn kem chỉ tốn 10 ngàn đồng, tiền thuê nhà nhỉ 80 nghìn hay đôi giầy anh mua cho cháu gái 3 tuổi của tôi từ 3 năm về trước.

Tổng cộng của hóa đơn ấy, tôi thấy anh chốt 300 triệu. Sau đó, anh trừ đi các khoản tôi đã chi ra. Còn lại, anh chia và bắt tôi phải trả 140 triệu.

Tôi cay cú và đã định vay mượn để trả, nhưng sau đó nghĩ lại, tôi gửi lại anh câu nói của người xưa: “Bắc thang lên hỏi ông trời …” rồi không bao giờ nhìn mặt anh nữa. Người đàn ông như vậy không đáng để tôi nhớ lại trong đầu mình.

'Đàn ông đi ăn mà không chi tiền, tôi đá ngay'

Ở bàn cô cậu thanh niên nọ, cô gái móc ví ra rồi nhét vào tay chàng trai tờ 200 nghìn. Miệng lắp bắp rất nhỏ nhưng cũng đủ để tôi hiểu rằng, cô ấy chỉ còn bằng ấy tiền.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
推荐文章

Ba giám khảo đặc biệt của cuộc thi.

Trước thềm Chung kết sẽ diễn ra ngày 19/4/2022  tại Phú Quốc, Ban tổ chức Hoa hậu duyên dáng Hoàn vũ 2022 tiết lộ dàn giám khảo độc đáo, đặc biệt chưa từng có từ trước đến nay. Đó là sự xuất hiện 3 nàng hậu chưa có người kế nhiệm của Việt Nam cùng ngồi ghế nóng: Hoa hậu Giáng My - vẫn là người đẹp giữ vương miện lâu nhất cuộc thi Hoa hậu đền Hùng 1992; Hoa hậu Hoàng Thị Yến – người đẹp đăng quang cuộc thi Hoa hậu quý bà đầu tiên ở Việt Nam năm 2009; Hoa hậu Đàm Lưu Ly - Hoa hậu Áo dài Việt Nam 1995.

Trong đó, Đàm Lưu Ly đăng quang Hoa hậu áo dài Việt Nam năm 1995, sau đó chọn con đường làm tiếp viên hàng không. Đàm Lưu Ly có 20 năm kinh nghiệm ở vị trí tiếp viên hàng không và hơn 10 năm giữ vai trò tiếp viên trưởng. Cô giỏi ngoại ngữ cùng nhiều năng khiếu nghệ thuật khác như ca múa, chơi guitar, piano… Thế nhưng, Đàm Lưu Ly lại chọn cuộc sống riêng khá lặng lẽ, những sự kiện cô tham dự chủ yếu là mang ý nghĩa từ thiện, cộng đồng. Viên mãn ở tuổi 50, gần đây cô quay trở lại với các hoạt động văn hóa nghệ thuật cùng bạn bè đồng nghiệp…

Ngân An

" alt="Hoa hậu Đàm Lưu Ly tái xuất" /> ...[详细]
  • Sách Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục có xuất hiện trong chương trình giáo dục phổ thông mới?

     -Tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục đã trải qua thời gian thực nghiệm gần 40 năm; trong năm học này đang được 43% học sinh lớp 1 cả nước sử dụng, nhưng vẫn chưa phải là bộ sách giáo khoa chính thức. Trong những năm tới đây khi ngành giáo dục áp dụng chương trình phổ thông mới, tài liệu dạy học này sẽ có "số phận" như thế nào.  

    Ông Nguyễn Đức Hữu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học đã có cuộc trao đổi với VietNamNet về một số vấn đề xung quanh tài liệu dạy học này.

    {keywords}
    Ông Nguyễn Đức Hữu (Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học) cho biết, khi sử dụng tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục, học sinh vùng dân tộc thiểu số có thể học âm, học chữ dễ dàng. Ảnh: Thúy Nga

    "Tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục giúp học sinh phát huy được khả năng của mỗi cá nhân"

    - Trong thời gian qua, dư luận xã hội có những ý kiến khác nhau về Tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục (TV1-CNGD). Ông cho biết quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về vấn đề này như thế nào?

    TS. Nguyễn Đức Hữu: Tài liệu TV1- CNGD là kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của một số nhà khoa học, đứng đầu là GS.TSKH Hồ Ngọc Đại và từng bước được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện theo các kết quả nghiên cứu từ các Đề tài khoa học và được áp dụng vào dạy học bắt đầu ở trường Thực nghiệm , Giảng Võ, Hà Nội và sau đó triển khai áp dụng tại một số cơ sở giáo dục tiểu học ở một số địa phương khác.

    Đến năm học 2002-2003, khi cả nước triển khai Chương trình GDPT mới (gọi tắt là Chương trình 2000) thì tất cả các trường tiểu học, các địa phương không sử dụng Tài liệu TV1-CNGD nữa. Tuy nhiên, sau một số năm, GS.TSKH Hồ Ngọc Đại xin phép Bộ GDĐT được triển khai thí điểm ở một số trường tiểu học thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có nhiều học sinh dân tộc thiểu số.

    Từ kết quả thử nghiệm ở một số địa phương, Tài liệu TV1-CNGD ở đã được Bộ GD-ĐT đã đồng ý và coi đây như một phương án để các địa phương lựa chọn triển khai dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 trên tinh thần tự nguyện của các nhà trường, nhất là ở những vùng khó khăn, vùng có nhiều học sinh dân tộc thiểu số từ năm học 2009-2010. Đến nay, đã có 48 tỉnh, thành phố triển khai dạy học theo Tài liệu này. Tuy nhiên, không phải 100% các trường tiểu học ở các địa phương này đều triển khai mà nhiều nơi chỉ một số ít trường.

    - Theo ông, Tài liệu TV1-CNGD có những ưu điểm và hạn chế gì?

    TS. Nguyễn Đức Hữu: Về ưu điểm, cách tiếp cận của Tài liệu TV1-CNGD đi từ âm đến chữ, giúp học sinh hình thành tư duy và phương pháp học tập tích cực. Kênh hình và kênh chữ trong Tài liệu khá sinh động, gây được hứng thú học tập cho học sinh. Cách xây dựng các bài học đi từ khái quát đến cụ thể nhằm giúp học sinh phát huy được khả năng của mỗi cá nhân.

    Dạy học theo Tài liệu TV1-CNGD về cơ bản đã hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe nói) đáp ứng mục tiêu môn Tiếng Việt lớp 1 quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

    Tổ chức dạy học theo Tài liệu TV1-CNGD, học sinh được tham gia vào các hoạt động trong quá trình học tập để tạo ra sản phẩm cho chính mình, được củng cố kiến thức thông qua hệ thống việc làm (thực hành) để rèn kĩ năng đọc, nghe và viết đúng chính tả.

    Ngoài những ưu điểm trên, Tài liệu TV1-CNGD còn một số hạn chế như sử dụng một số ngữ liệu chưa phù hợp; một số từ ngữ chưa thông dụng, khó hiểu, không gần gũi với học sinh lớp 1, nhất là những từ Hán-Việt, từ địa phương,… Một số bài tập đọc, bài viết chính tả nội dung còn dài và khó đối với học sinh.

    Tài liệu TV1-CNGD chưa quan tâm nhiều đến việc hình thành năng lực đọc hiểu cho học sinh. Ngoài ra, Tài liệu TV1-CNGD được cấu trúc theo hệ thống khá chặt chẽ nên sẽ có khó khăn nhất định nếu học sinh không đảm bảo tính chuyên cần, không tham gia đầy đủ, liên tục các bài học.

    Tuy nhiên, những hạn chế trên của Tài liệu TV1-CNGD về cơ bản đã được khắc phục, chỉnh sửa theo kết luận và kiến nghị sau 2 vòng thẩm định của Hội đồng thẩm định quốc gia (năm 2017 và năm 2018).

    - Sau khi có kiến nghị của cử tri, Bộ GDĐT đã có giải pháp gì trong việc triển khai Tài liệu TV1-CNGD?

    TS. Nguyễn Đức Hữu: Cuối năm 2016, tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội trong kì họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã giao cho Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (KHGD) nghiên cứu, khảo sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả triển khai Tài liệu TV1-CNGD và đề xuất các giải pháp chỉ đạo do GS.TS Trần Công Phong - Viện trưởng Viện KHGD Việt Nam chủ trì.

    Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, khảo sát, Viện KHGD Việt Nam đã đánh giá việc triển khai Tài liệu Tiếng Việt 1-CNGD ở các địa phương, mặc dù còn có những hạn chế nhất định, song đã đạt được hiệu quả khả quan thông qua kết quả học tập của học sinh, năng lực chuyên môn của giáo viên và nhu cầu của các nhà trường. Trong báo cáo, Viện KHGD Việt Nam đề nghị Bộ GDĐT tổ chức Hội đồng thẩm định Tài liệu TV1-CNGD theo quy định và đề nghị các tác giả tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện Tài liệu để đáp ứng nhu cầu của các địa phương.

    Căn cứ kết quả khảo sát, đánh giá và đề xuất của Viện KHGSVN, trong năm 2017 và 2018, nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 1, cùng với việc rà soát, tinh giảm các nội dung chưa phù hợp với học sinh trong sách giáo khoa theo Chương trình GDPT hiện hành, Bộ GDĐT đã tổ chức Hội đồng thẩm định quốc gia Tài liệu TV1-CNGD.

    Sau 2 vòng thẩm định, Hội đồng thẩm định đã đánh giá: Tài liệu TV1-CNGD, cơ bản đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng của môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình GDPT cấp Tiểu học theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ GDĐT.

    Tài liệu TV1-CNGD đã được các tác giả tiếp thu, chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng thẩm định quốc gia.

    Căn cứ ý kiến kết luận và đề xuất của Hội đồng thẩm định Tài liệu TV1-CNGD, Bộ GDĐT hướng dẫn các sở GDĐT triển khai Tài liệu TV1-CNGD phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trên nguyên tắc tự nguyện của nhà trường trong năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019 ở những nơi đang triển khai và không mở rộng để giữ ổn định cho đến khi thực hiện Chương trình GDPT mới.

    Như vậy, Tài liệu TV1-CNGD là một trong những phương án để các địa phương lựa chọn triển khai dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhất là với học sinh vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.

    - Tài liệu TV1-CNGD đã được thử nghiệm gần 40 năm ở nhiều địa phương nhưng vẫn chưa là sách giáo khoa chính thức để giảng dạy trong trường tiểu học. Vậy khi chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành, Tài liệu TV1-CNGD có được triển khai nữa không ?

    TS. Nguyễn Đức Hữu: Từ các kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai thực tế, mặc dù còn một số hạn chế, song về cơ bản, Tài liệu TV1-CNGD đã đáp ứng được các yêu cầu dạy học môn Tiếng Việt và là một trong những phương án để các địa phương lựa chọn trong việc dạy học môn Tiếng Việt lớp 1, nhất là với học sinh vùng khó, vùng dân tộc thiểu số.

    Đến nay, Tài liệu TV1-CNGD đã trải qua một thời gian thực nghiệm gần 40 năm và được áp dụng ở một số địa phương, Bộ GD-ĐT đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu, đánh giá và tổ chức thẩm định, hoàn thiện để triển khai ở những địa phương có đủ điều kiện và tự nguyện tham gia, không mở rộng thêm để giữ ổn định cho đến khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

    Tuy nhiên, tài liệu này vẫn chưa được đưa vào dạy học như một bộ sách giáo khoa chính thức.

    Theo Luật Giáo dục hiện hành quy định: “Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông; duyệt và quyết định chọn sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông,... trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa”. Do vậy, cùng với bộ sách giáo khoa hiện hành, Tài liệu TV1-CNGD được Bộ GD-ĐT đồng ý và coi đây là một phương án để các địa phương lựa chọn triển khai phù hợp trên tinh thần tự nguyện của các nhà trường.

    Hơn nữa, chương trình giáo dục phổ thông mới sắp được ban hành và triển khai bắt đầu từ lớp 1, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các địa phương đã và đang sử dụng Tài liệu TV1-CNGD tiếp tục triển khai nhưng không mở rộng để giữ ổn định cho đến khi thay sách giáo khoa mới.

    Khi chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành, với chủ trương “một chương trình nhiều sách giáo khoa”, tất cả các tài liệu dạy học được đưa vào nhà trường với tư cách là sách giáo khoa đều phải được Hội đồng quốc gia thẩm định. Căn cứ vào kết luận và đề xuất của Hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ GDĐT sẽ phê duyệt danh mục sách giáo khoa (theo chương trình giáo dục phổ thông mới) được phép sử dụng trong các cơ sở giáo dục. Trên cơ sở đó, các cơ sở giáo dục sẽ được quyền lựa chọn sách giáo khoa nào phù hợp nhất để triển khai.

    Xin cảm ơn ông!

    Hạ Anh - Thúy Nga

    Thứ trưởng Giáo dục khẳng định sức sống sách Tiếng Việt 1 của GS Hồ Ngọc Đại

    Thứ trưởng Giáo dục khẳng định sức sống sách Tiếng Việt 1 của GS Hồ Ngọc Đại

    Trao đổi với báo chí sáng 11/9, Thứ trưởng  Nguyễn Hữu Độ cho hay tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục vẫn ổn định ở 48 tỉnh, thành với 771.588 học sinh của 8.000 trường tiểu học.

    " alt="Sách Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục có xuất hiện trong chương trình giáo dục phổ thông mới?" />
    ...[详细]
  • Huyền Chip: 'Tôi không lừa dối'

  • Nhận định, soi kèo Sukhothai vs Muangthong United, 19h00 ngày 2/2: Cửa trên thất thế

    Nhận định, soi kèo Sukhothai vs Muangthong United, 19h00 ngày 2/2: Cửa trên thất thế Hư Vân - 02/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...[详细]
  • Cảnh báo hình thức lừa đảo trực tuyến nhắm vào người dùng iPhone, iPad

    canh bao lua dao 1 1.jpg

    Để phòng tránh lừa đảo sử dụng mã QR, trong đó có thủ đoạn lừa đảo mới kể trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cẩn trọng khi quét QR Code, chỉ thực hiện bước chuyển tiền trực tuyến sau khi đã xác minh kỹ thông tin giao dịch.

    Khi quét mã QR dẫn tới đường link lạ, người dân cần kiểm tra kỹ có bắt đầu với ‘https’ và tên miền hay không, mới quyết định thực hiện các thao tác tiếp theo. Đồng thời, cần kiểm tra kỹ nội dung trang website mà mã QR đưa tới; không cung cấp các thông tin cá nhân; áp dụng xác thực 2 yếu tố và sử dụng các phương thức bảo vệ khác cho các tài khoản.

    Lừa tuyển người mẫu, cầu thủ nhí và người đại diện thương hiệu

    Thời gian qua, lợi dụng các sự kiện lớn sắp diễn ra hoặc thời gian nghỉ lễ của trẻ em, các đối tượng lừa đảo đã tạo lập các trang mạng xã hội đăng thông tin tuyển người mẫu, ca sĩ, cầu thủ nhí hoặc tuyển đại diện cho các thương hiệu lớn nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

    canh bao lua dao 2 1.jpg

    Cụ thể, sau khi người dân đăng ký tham gia, các đối tượng hướng dẫn nạn nhân vào website của chương trình để làm nhiệm vụ tăng tương tác, tăng lượt bình chọn, sau đó yêu cầu chuyển tiền để hoàn thành nhiệm vụ. Cùng với đó, người dân được mời vào các group kín trên mạng xã hội, trong đó có nhiều tài khoản ‘vào vai’ các phụ huynh khác để thúc giục nạn nhân chuyển tiền hoàn thành nhiệm vụ.

    Khuyến nghị người dân tìm hiểu kỹ về đơn vị tổ chức các chương trình trước khi lựa chọn tham gia, Cục An toàn thông tin lưu ý, chỉ nên chọn các công ty, trung tâm uy tín sau khi đã kiểm tra, xác thực chính xác thông tin. Người dân không nên cung cấp thông tin cá nhân của bản thân và người thân trên các website, mạng xã hội khi chưa xác định chính xác mức độ uy tín; không thực hiện các giao dịch chuyển tiền để làm nhiệm vụ online.

    Tái diễn ‘bẫy lừa đảo’ tuyển cộng tác viên online

    Lừa đảo ‘Việc nhẹ, lương cao’, ‘Tuyển cộng tác viên online’ là thủ đoạn lừa đảo đã được các đối tượng sử dụng nhiều và cơ quan chức năng cũng thường xuyên cảnh báo rộng rãi tới người dân. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn nhiều người vẫn mất cảnh giác, ‘sập bẫy’ chiêu trò lừa đảo cũ này.

    canh bao lua dao 3 1.jpg

    Tuần vừa qua, một phụ nữ quê ở Thanh Hóa, tạm trú tại quận Đống Đa (Hà Nội) đã báo Công an việc bị lừa mất tiền khi làm cộng tác viên online cho một công ty thẩm mỹ viện. Cụ thể, sau khi nhận được đường link làm nhiệm vụ với hứa hẹn được hưởng hoa hồng cao, người phụ nữ này đã chuyển 330 triệu đồng nhưng không rút được tiền sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

    Qua vụ việc trên, Cục An toàn thông tin đề nghị người dân nâng cao cảnh giác hơn nữa, đồng thời tích cực tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn lừa đảo. Trước khi quyết định làm cộng tác viên thanh toán đơn hàng cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa, người dân cần kiểm tra kỹ thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp. Nếu phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm.

    Mạo danh Apple để đánh cắp dữ liệu cá nhân

    Theo Cục An toàn thông tin, Symantec mới đây đã cảnh báo người dùng iPhone tại Mỹ trước những tin nhắn lừa đảo giả mạo Apple để đánh cắp dữ liệu cá nhân, mật khẩu tài khoản Apple ID. Khi có được mật khẩu của tài khoản Apple ID, đối tượng xấu sẽ dễ dàng chiếm quyền điều khiển thiết bị, truy cập vào các dữ liệu cá nhân, thông tin ngân hàng, từ đó thực hiện các giao dịch chuyển khoản nhằm chiếm đoạt tài sản.

    canh bao lua dao 4 1.jpg

    Các tin nhắn gửi tới người dùng thường có nội dung như: “Yêu cầu đăng nhập iCloud, truy cập vào đường dẫn ‘signin[.]authen-connexion[.]info/icloud’ để tiếp tục sử dụng thiết bị và dịch vụ”. Khi nhấn vào đường dẫn này, người dùng được chuyển hướng tới trang web đăng nhập iCloud giả mạo. 

    Trước hình thức lừa đảo mạo danh Apple kể trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dùng trong nước cần bật chế độ xác thực nhiều lớp với tài khoản iCloud nói riêng và các tài khoản khác nói chung; không chia sẻ mật khẩu, mật mã mở khóa thiết bị, mật mã bảo mật 2 lớp cho bất kỳ ai; chủ động cập nhật phần mềm để gia tăng mức độ bảo mật cũng như khắc phục các lỗ hổng bảo mật. Ngoài ra, khi nhận được cuộc gọi, tin nhắn có dấu hiệu giả mạo, người dân cần chặn các phương thức liên hệ và báo cáo người gửi lên hệ thống máy chủ để kịp thời ngăn chặn hành vi lừa đảo.

    Chiếm đoạt tài sản người dùng bằng chiêu mạo danh sàn thương mại điện tử

    Mới đây, người dân Australia đã được cơ quan chức năng cảnh báo về hình thức lừa đảo mạo danh công ty thương mại điện tử Amazon. Cụ thể, đối tượng lừa đảo chủ động liên hệ với nạn nhân qua tin nhắn điện thoại, nền tảng mạng xã hội hay gọi điện để thông báo tài khoản Amazon của người dùng bị khóa, hết hạn hoặc các đơn hàng không thể được vận chuyển thành công, yêu cầu bổ sung thêm dữ liệu cá nhân, thông tin tài chính, ngân hàng.

    Các đối tượng còn liên hệ, thông báo với người dùng rằng một bưu phẩm đứng tên nạn nhân có chứa chất cấm, vật dụng trái phép và yêu cầu xác minh bằng việc cung cấp các thông tin cá nhân, dữ liệu quan trọng.

    canh bao lua dao 5 1.jpg

    Một thủ đoạn khác cũng được các đối tượng sử dụng là mời chào, dụ dỗ người dùng đăng ký hoặc gia hạn dịch vụ Amazon Prime - gói dịch vụ giúp cho người dùng mua được sản phẩm với mức giá ưu đãi. Sau khi truy cập vào website giả mạo do đối tượng gửi tới, người dùng sẽ bị chiếm quyền điều khiển thiết bị, từ đó bị đánh cắp thông tin, tài sản.

    Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dùng trong nước cảnh giác trước các tin nhắn, cuộc gọi liên quan tới Amazon và các sàn thương mại điện tử khác; Xác minh lại thông tin qua cổng thông tin điện tử chính thống hoặc trực tiếp liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của sàn. 

    Người dùng cũng không nên nhấn vào các đường link lạ, không cung cấp dữ liệu cá nhân, thông tin tài chính và ngân hàng cho các đối tượng lạ. Khi nhận thấy dấu hiệu lừa đảo, người dùng cần báo cáo với đội ngũ kỹ thuật để kịp thời kiểm tra và ngăn chặn các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Vì sao số lượng phản ánh của người dùng về lừa đảo trực tuyến tăng mạnh?Bên cạnh nhận định có thêm nhiều người dân biết cách báo cáo các trường hợp lừa đảo, các chuyên gia cũng cho rằng, sự gia tăng mạnh số lượng phản ánh còn cho thấy lừa đảo trực tuyến đang tiếp tục ‘bùng nổ’." alt="Cảnh báo hình thức lừa đảo trực tuyến nhắm vào người dùng iPhone, iPad" />
    ...[详细]
  • 热点阅读