Giải trí

Về đây, mẹ dạy làm bánh phu thê

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-02-22 13:54:07 我要评论(0)

Ngày ấy,ềđâymẹdạylàmbánhphuthêkenh truc tiep bong da hom nay một ngày hè nắng bkenh truc tiep bong da hom naykenh truc tiep bong da hom nay、、

Ngày ấy,ềđâymẹdạylàmbánhphuthêkenh truc tiep bong da hom nay một ngày hè nắng bỏng rát, tôi theo anh về quê ra mắt mẹ anh. Tôi bẽn lẽn bên cánh cửa, mấp máy môi: “Con chào bác ạ!”.

Mẹ anh nở nụ cười hiền từ, phúc hậu chào tôi. Bà ân cần: “Con đừng ngại gì nhé, hãy cứ tự nhiên, đằng nào cũng là dâu con trong nhà!”.

Nhà chồng tôi ở Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, vùng quê có món bánh phu thê truyền thống. Theo tương truyền, vào thời vua Lý Anh Tông đi đánh trận, người vợ thương chồng đánh giặc vất vả đã vào bếp làm món bánh phu thê cho chồng. Món bánh này luôn được buộc thành cặp, không để tách riêng lẻ, thể hiện tình cảm sâu sắc của tình nghĩa vợ chồng, là món không thể thiếu trong các lễ cưới hỏi.

Mẹ chồng tôi gói bánh phu thê có tiếng trong vùng
Mẹ chồng tôi gói bánh phu thê có tiếng trong vùng

Mẹ chồng tôi là một “nghệ nhân” làm bánh có tiếng trong vùng. Chẳng biết tôi say mê vùng đất Kinh Bắc ngàn năm văn vật, say mê anh, hay say mê thứ bánh màu vàng ươm mẹ chồng gói mà tôi yêu gia đình và vùng đất này tha thiết. 

Ngày bước chân về làm dâu, tôi thấy trên mâm lễ vật có loại bánh bó cặp vào nhau do chính tay mẹ chồng tôi gói và chuẩn bị. Chiếc bánh vàng ươm có vị thơm của gạo nếp, trong suốt tới phần nhân đậu. Mẹ thấy vẻ ngạc nhiên của tôi thì nói: “Con về đây mẹ sẽ dạy con làm bánh phu thê!”.

Một ngày nắng vàng trải xuống sân, mẹ bắt đầu dạy tôi làm bánh phu thê. Đầu tiên mẹ chỉ cách chọn những hạt gạo nếp mẩy căng, trắng ngần, đem ngâm gạo trong thau nước nửa ngày rồi đem đi xay bột. Mẹ ủ bột vào tro cho phần nước nhanh thấm ra để lại phần bột dẻo trắng. Mẹ cũng lấy một bó hoa dành dành phơi khô đem nấu nước, khi nước sôi rồi hoa hòa tan làm thành thứ nước màu vàng óng ả như màu nắng mùa thu. 

Mẹ gạn phần xác hoa, để lại thứ nước sóng sánh, đem trộn cùng với bột nếp trắng. Khâu này rất khó, đòi hỏi người trộn bột phải đều tay sao cho phần nước không nhiều quá, bột sẽ nhão, cũng không được ít quá khiến bột cứng.

Xong phần bột bánh, tới nhân bánh - phần tinh túy của chiếc bánh, mẹ chuẩn bị đậu xanh không vỏ, đu đủ xanh, cùi dừa, mứt sen. Đu đủ xanh bào thành sợi nhỏ, ngâm với một ít phèn chua hòa cùng nước lạnh cho tan phần nhựa còn sót lại trong đu đủ, giúp sợi đu đủ giòn. Mẹ dùng tay bóp đều khoảng mười phút rồi rửa sạch, để ráo.

Đậu xanh mẹ ngâm trong nước ấm đến khi đậu nở mềm, mẹ cho vào chiếc chõ bằng sành đồ lên cho hạt đậu nở bung, chín đều. Sau đó, mẹ cho vào chiếc mâm lớn, đánh nhuyễn. Mẹ tiếp tục bắc nồi lên bếp, cho một ít dầu mỡ, đường kính vào, khuấy đều tay đến khi nào các hương vị tan quyện vào nhau rồi tắt bếp. Mẹ trộn đều phần cùi dừa nạo nhỏ, đu đủ xanh, mứt sen cùng với đậu xanh, đem nắm tròn lại thành nắm nhỏ làm nhân bánh.

Những chiếc lá dong được luộc trước, rửa sạch và để ráo. Tôi cùng mẹ trải phần bột vào bánh trước sao cho tỷ lệ bột và nhân 6 - 4 vừa đủ. Mẹ gói tỉ mỉ chiếc lá dong màu xanh lại thành hình vuông, còn tôi lấy lạt mềm buộc hai chiếc bánh úp vào nhau thành một cặp. Mồ hôi lấm tấm trên trán, mẹ nhìn tôi mỉm cười.

Mẹ lấy một chiếc nồi nước lớn bắc lên bếp, đặt phên tre để hấp cách thủy sao cho bánh vừa chín đều, không bị ngấm nước. 

Buổi tối, sau khi cả nhà ăn cơm xong cũng là lúc vớt mẻ bánh thơm nức. Ngày mai tôi sẽ mang chỗ bánh này sang làng bên giao cho một đám hỏi. Chiếc bánh phu thê mẹ dạy tôi làm góp những khởi đầu hạnh phúc cho biết bao cặp vợ chồng.

Tôi bóc bánh ra mời mẹ ăn thử. Mẹ cười khen cô con dâu mới. Hạnh phúc lan tỏa trong lòng tôi… 

Theo Phụ nữ TP.HCM

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, Xây dựng Chính phủ điện tử phải gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn)

Ủy ban quốc gia về CPĐT được thành lập, trước đây Văn phòng Chính phủ là cơ quan thường trực, thời gian gần đây đã chuyển cho Bộ TT&TT theo đúng chức năng, nhiệm vụ. Đây là cơ quan đầu mối, điều phối, huy động các sức mạnh để thúc đẩy triển khai CPĐT thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Thủ tướng cũng đồng ý để Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử chỉ đạo thêm các nội dung về đô thị thông minh, chuyển đổi số, kinh tế số, không thành lập thêm các Ban chỉ đạo mới về việc này.

“Tổ công tác giúp việc Ủy ban đã tập hợp được nhiều chuyên gia, nhiều thành phần khác nhau, giúp tư vấn nhiều vấn đề, nội dung. Đây là ví dụ tốt về huy động tri thức, trí tuệ của nhiều chuyên gia”, Thủ tướng nhận định.

Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh, xây dựng CPĐT là một việc lớn, lâu dài, cần thường xuyên sơ kết, tổng kết, kiểm tra, đôn đốc, phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm và phải huy động, chung tay của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp thì mới thành công.
Xác định yếu tố con người và thể chế là đầu tiên trong xây dựng CPĐT, sau đó mới đến công nghệ là công cụ hỗ trợ đổi mới quản trị công, cải cách hành chính. Việc hoàn thiện thể chế cần đi trước để tạo hành lang pháp lý cho CPĐT.

Xây dựng CPĐT phải gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính, đi liền với chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, đổi mới cách thức vận hành, phương thức xử lý công việc của Chính phủ, chính quyền các cấp, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

Thủ tướng cho rằng, các doanh nghiệp công nghệ số trong nước cần tích cực tham gia, đồng hành cùng cơ quan nhà nước xây dựng CPĐT và coi đây là mục tiêu kép, vừa giúp phát triển CPĐT Việt Nam, vừa có kinh nghiệm để triển khai trên thị trường quốc tế.

“Không để xảy ra việc hai cơ quan cùng điều phối về CPĐT”

Nhấn mạnh năm 2020 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm đầu thực hiện Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và năm cuối của giai đoạn 2019-2020 thực hiện Nghị quyết 17 về CPĐT, Thủ tướng đã giao các bộ, ngành, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ.

Cụ thể, các bộ, ngành, địa phương được yêu cầu tập trung triển khai, ưu tiên nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu về CPĐT đặt ra tại Nghị quyết 17 và Nghị quyết 01 ngày 1/1/2020 của Chính phủ, đặc biệt là chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Theo Thủ tướng, CPĐT là thay đổi cách thức vận hành của Chính phủ, của chính quyền các cấp, người đứng đầu các cấp có vai trò quyết định, không chỉ dẫn dắt quá trình thay đổi mà còn phải là người sử dụng đầu tiên, thường xuyên, hàng ngày các ứng dụng CPĐT.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu này và trực tiếp chỉ đạo, triển khai, sử dụng các ứng dụng CPĐT, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính.

Các bộ, ngành, địa phương cũng được chỉ đạo phải khẩn trương hoàn thiện Cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và thực hiện các giải pháp tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến liên thông trên Cổng dịch vụ công quốc gia; Triển khai xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu đến hết tháng 6/2020, 100% văn bản điện tử được gửi, nhận ở cả 4 cấp chính quyền đáp ứng yêu cầu về nội dung, thẩm quyền, thể thức, ký số và xác thực theo quy định;

Đến hết năm 2020 tất cả các bộ, ngành, địa phương có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu, kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; triển khai hoạt động giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng tập trung một cách phù hợp, bảm đảm hiệu quả; Tăng cường công tác đào tạo, tuyên truyền về CPĐT, chính quyền điện tử kết hợp với an toàn, an ninh thông tin, không chỉ cho cán bộ chuyên trách về CNTT mà còn cho cán bộ, công chức, viên chức…

Với Bộ TT&TT, Thủ tướng yêu cầu, Bộ thực hiện vai trò là cơ quan điều phối thống nhất toàn quốc về CPĐT, tổng hợp chiến lược, kế hoạch, các dự án đầu tư, thuê dịch vụ CNTT, kinh phí cho CPĐT, chính quyền điện tử của các bộ, ngành, địa phương.

Bộ TT&TT cũng có trách nhiệm đôn đốc thực hiện, lan tỏa kinh nghiệm tốt, bảo đảm tránh đầu tư lãng phí. Kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban quốc gia về CPĐT các vấn đề bất cập, tồn tại và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

“Các nền tảng dùng chung vượt ra ngoài chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành sẽ do Bộ TT&TT chủ trì quản lý. Tuyệt đối không để xảy ra việc hai cơ quan cùng điều phối về CPĐT. Các cơ quan triển khai CPĐT cho cơ quan, đơn vị mình và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ TT&TT”, Thủ tướng chỉ đạo.

Vân Anh

 

" alt="Thủ tướng: Người đứng đầu phải dùng hàng ngày các ứng dụng CPĐT" width="90" height="59"/>

Thủ tướng: Người đứng đầu phải dùng hàng ngày các ứng dụng CPĐT