tin bóng đá 25
- Mourinho phản pháo,óngđábáo 24h lật tung mâu thuẫn MU, lý do Sanchez trở mặt Arsenal, Chelsea sẽ khiến Messi "câm nín" là những tin bóng đá mới nhất hôm nay, 26/12.
Mkhitaryan chạy sang Arsenal, Mourinho mua " Bale mới"当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > tin bóng đá 25 正文
- Mourinho phản pháo,óngđábáo 24h lật tung mâu thuẫn MU, lý do Sanchez trở mặt Arsenal, Chelsea sẽ khiến Messi "câm nín" là những tin bóng đá mới nhất hôm nay, 26/12.
Mkhitaryan chạy sang Arsenal, Mourinho mua " Bale mới"标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Estoril vs Vitoria Guimaraes, 22h30 ngày 26/01: Khó phân thắng bại
Làm việc cho một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới với hơn 3.600 chuyến bay mỗi tuần, Nguyễn Thị Lan Anh (SN 1992, quê Hải Dương, hiện sống ở Hà Nội) đã học hỏi và mở mang thêm rất nhiều điều trong môi trường đa văn hóa. Tuy nhiên, đôi khi cô cảm nhận được sự “khinh khỉnh”, coi thường của một số người.
Cô nhớ nhất một tình huống trong chuyến bay từ New Zealand về Dubai (UAE). Khi cả đoàn tiếp viên đang ngồi nói chuyện phiếm để đợi chuyến bay bị trễ thì tiếp viên phó đi vào, tay cầm một chai nước rỗng.
“Lúc đó, một nhân viên mặt đất muốn nhờ tiếp viên đi lấy thêm nước cho họ. Mặc dù vị trí tôi ngồi xa khu bếp nhất, nhưng tiếp viên này đưa thẳng chai nước cho tôi và nói bằng giọng trịch thượng ‘đi làm đầy chai nước này’.
Khi ấy, tôi khá giận và phản ứng ngay: 'Tại sao lại là tôi?'. Tiếp viên phó kia chưa kịp đáp, thì một nữ đồng nghiệp ngồi cạnh đó nói luôn: ‘Vì cậu là người châu Á'. Tôi rất bực mình và cảm thấy bị xúc phạm.
Tôi nói luôn với đồng nghiệp: ‘Cậu tự làm đi, và đừng nói chuyện với tôi từ giờ đến cuối chuyến bay’. Tôi đi ra khỏi nhóm trong sự im lặng của mọi người. Sau đó, trên chuyến bay, cô ấy đến xin lỗi tôi và nói chỉ đùa thôi, không có ý gì.
Tôi bảo với cô ấy rằng, dù không chấp nhận lời xin lỗi nhưng tôi sẽ bỏ qua và không báo cáo lên công ty”.
Cựu tiếp viên hàng không – bây giờ đã trở thành cô giáo hàng không tâm sự, thực ra nhiều người rất thiếu tế nhị. Đặc biệt, khi họ thấy người châu Á hay nhẫn nhịn, hiền lành nên càng “được nước lấn tới”. Nên đôi khi, cô cũng phải “đanh đá” lại.
Cô giáo hàng không sinh năm 1992 tâm sự, trên các chuyến bay, đôi khi cô gặp cả những lao động nghèo người Việt. Các cô, các bác thường sang Dubai, Ảrập Xê-út để làm những công việc chân tay như giúp việc, sửa móng chân, móng tay…
“Trên những chuyến bay ấy, tôi thấy rất tội cho các cô vì các cô gần như không biết tiếng Anh, rất bỡ ngỡ trước một không gian mới lạ.
Người Việt mình lại hiền lành, không đòi hỏi nên nhiều khi các tiếp viên nước ngoài cũng không phục vụ các cô nhiệt tình hết mức có thể. Nhiều việc, lẽ ra họ phải giải thích cặn kẽ cho khách nhưng họ cố tình làm ngơ.
Chính vì thế, khi thấy người Việt Nam nói riêng, người châu Á nói chung trên chuyến bay của mình, tôi luôn cố gắng phục vụ họ tốt nhất có thể”.
Cũng từ những hình ảnh đã được chứng kiến khi còn là tiếp viên hàng không, Lan Anh luôn trăn trở: Tại sao người Việt Nam giỏi giang, thông minh như thế nhưng khi xuất khẩu lao động lại toàn chỉ thấy lao động tay nghề thấp? Làm thế nào để người Việt có nhiều cơ hội đi ra thế giới và có thu nhập cao hơn?
Đó là một trong những động lực thúc đẩy khiến Lan Anh trở thành một người đào tạo như ngày hôm nay.
Cô tự hào cho biết đã góp một phần công sức bé nhỏ của mình để đưa hàng nghìn bạn trẻ đến với nghề tiếp viên hàng không, từ đó chắp cánh để các bạn có cơ hội bay cao, bay xa hơn nữa.
Dù chỉ làm việc 3 năm ở Emirates nhưng cô cho rằng, đó là quãng thời gian mà cô đã học được nhiều nhất để có thể phát triển công việc của mình được như ngày hôm nay.
“Nghề tiếp viên hàng không giúp tôi từ một người ít nói, hướng nội trở thành một người thích trò chuyện và có khả năng giao tiếp tốt với mọi người. Thời gian phục vụ hành khách trên các chuyến bay cũng giúp tôi hiểu về con người hơn để sau này làm việc với con người tốt hơn.
Việc phải thích nghi với quá nhiều sự thay đổi khi làm công việc này cũng giúp tôi vượt qua những thách thức, thay đổi và bất trắc trong cuộc sống sau này”.
Ảnh: NVCC
Cựu tiếp viên hàng không Việt kể trải nghiệm cay đắng khi ra nước ngoài
Từ đầu năm, mã này đã tăng giá gần gấp 3. Nhà đầu tư tin tưởng sự thống trị trong lĩnh vực chip AI sẽ giúp Nvidia tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao. 5 năm qua, mã này đã tăng hơn 2.700%. Doanh thu của hãng cũng tăng gấp đôi hoặc gấp ba trong 5 quý gần nhất.
"Tôi muốn gói trọn những khoảnh khắc du xuân chân thật của bà con cô bác dịp đầu năm mới. Do đó, ê-kíp thực hiện MV Mong ước đầu nămchỉ trong 1 ngày. Tôi cũng muốn dành tặng sản phẩm mới cho 3 vùng đất: Nam Định - nơi tôi sinh ra và lớn lên, Hà Nội - nơi học tập, cho tôi kiến thức, sự trưởng thành và TP.HCM - nơi giúp tôi có những bước tiến lớn trong sự nghiệp âm nhạc", cô nói.
Mong ước đầu nămđược khán giả nhận xét có ca từ ý nghĩa, giàu chất thơ. Ban đầu, Lưu Thiên Hương dự định mời những ca sĩ nổi tiếng, đồng nghiệp cùng hát. Tuy nhiên, cô sợ trùng lặp ý tưởng với nhiều bài khác nên chọn 3 ca sĩ gen Z là Lips, NuNo và Mi Candy.
"Chúng tôi mong muốn xây dựng một thế hệ ngôi sao được đào tạo bài bản, toàn diện với nhiều dòng nhạc. Tôi mong muốn âm nhạc Việt Nam sẽ đi xa, vượt biên giới bởi lực lượng nghệ sĩ trẻ mới với những cá tính âm nhạc đặc biệt", cô tâm sự.
Lưu Thiên Hương khen 3 giọng ca trẻ hát ca khúc của cô bằng sự chân thành. "Nhiều ca sĩ trẻ hiện nay chỉ chú trọng kỹ thuật, tròn vành rõ chữ nhưng chưa tạo được cảm xúc. Tôi thích khi nghe nhóm Vocalline hát bài này vì thể hiện đúng cảm xúc tôi gửi gắm", cô nhận xét.
Lưu Thiên Hương sinh năm 1977, là chị gái ca sĩ Lưu Hương Giang. Cô là tác giả nhiều ca khúc hit như: Thu tình yêu, Người hát tình ca, Mượn, Em sẽ là giấc mơ... Lưu Thiên Hương cũng làm giám khảo các chương trình: Cặp đôi hoàn hảo, The Remix, Sing my song...
MV Mong ước đầu năm:
Thắm Nguyễn
" alt="Lưu Thiên Hương sáng tác mừng năm mới"/>Nhận định, soi kèo Club Necaxa vs Cruz Azul, 10h05 ngày 29/1: Đâu dễ cho cửa trên
"Đóng Biệt động Sài Gòn, tôi mượn áo dài của chị Thẩm Thúy Hằng"
Xin chào NSƯT Hà Xuyên! Vì sao những năm qua, người hâm mộ ít thấy bà xuất hiện trên màn ảnh?
- Có nhiều lời mời đóng phim nhưng ở tuổi này, tôi làm gì cũng phải chọn lọc, không muốn phụ lòng những đạo diễn tin tưởng mình. Tôi phải chọn vai nào có đất diễn, nếu không sẽ không thể hiện được.
Ví dụ như khi được mời đóng phim truyền hìnhNhững đứa con của biệt động Sài Gòn(năm 2011), tôi từ chối và nói với đạo diễn rằng vai này rất nhạt nhòa, không cần đến tôi diễn.
Thời gian gần đây, bộ phim 'Biệt động Sài Gòn' được nhiều khán giả nhắc lại. Vai diễn trong phim này ấn tượng với bà ra sao?
- Tất nhiên khán giả nhớ nhất về tôi là vai nữ tình báo Ngọc Mai trong Biệt động Sài Gòn, nhưng với tôi tác phẩm đáng nhớ nhất là phim đầu tay Xa và gần. Vai diễn trong Xa và gầnnhư đo ni đóng giày cho tôi. Nhờ vai diễn đó mà tôi đoạt giải Nữ diễn viên xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8.
Từ vai kỹ sư người Hà giản dị, liêm chính trong 'Xa và gần' đến nữ tình báo kiêu kỳ Ngọc Mai trong 'Biệt động Sài Gòn', cô thay đổi cách diễn xuất ra sao?
- Thời xưa, thế hệ chúng tôi không có nhiều thứ để giải trí ngoài đọc sách. Nhờ sách truyện văn học, tôi có được hình dung về tính cách nhân vật, nhờ đó nghiên cứu kịch bản và thể hiện được vai diễn đó.
Trong Biệt động Sài Gòn, vai Ngọc Mai của tôi được chị Tú Trinh (nghệ sĩ kịch nói - PV) lồng tiếng. Nhiều khán giả gặp tôi ngoài đời ngỡ ngàng khi biết tôi là diễn viên miền Bắc chứ không phải miền Nam. Tôi nghĩ ít nhất mình cũng đã hóa thân trọn vẹn cho nhân vật.
Thập niên 80, Hà Xuyên là một trong những "kiều nữ màn ảnh", thường được nhắc đến về nhan sắc nổi bật bên cạnh Chiều Xuân, Thu Hà... Bà đón nhận lời khen này thế nào?
- Thế hệ chúng tôi đẹp tự nhiên, chẳng ai sửa sang gì. Làm diễn viên được trời cho nhan sắc là điều may mắn. Nhưng ngoại hình chỉ là một phần thôi, vì đẹp đến mấy mà không có thiên phú, không có tài năng nghệ thuật thì cũng không được.
Cát-sê thời đỉnh cao của Hà Xuyên ra sao?
- Chúng tôi diễn vì đam mê là chính. Những trang phục mà đoàn phim không có thì diễn viên phải tự đi tìm. Như một số bộ áo dài tôi mặc trong Biệt động Sài Gònlà tôi mượn chị Thẩm Thúy Hằng.
Thời đó cát-sê chỉ tượng trưng thôi, đóng phim xong nhận thù lao không biết làm được gì với số tiền đó. Nhưng chúng tôi chẳng ai nghĩ đến chuyện tiền bạc. Nếu cứ chăm chăm nghĩ về cát-xê thì chẳng ai đi làm diễn viên đâu.
Nói Hà Xuyên có "ngôi sao chiếu mệnh", may mắn trong từng vai diễn dù số lượng phim không nhiều, điều này có đúng?
- Sự may mắn quyết định khá nhiều trong sự nghiệp diễn xuất của tôi. Nhưng để thành công thì khả năng và đam mê mới là yếu tố quyết định.
"Đổ vỡ nhưng tôi không chấp nhặt, thù hằn"
Ngoài đời, nghệ sĩ Hà Xuyên được khán giả ngưỡng mộ vì tính cách mạnh mẽ trước những thăng trầm cuộc sống. Điều gì đã tạo cho bà sự kiên cường này?
- Năm 1983, khi bố qua đời, một mình tôi gồng gánh kinh tế, bươn chải lo cho mẹ và chị gái lẫn các em. Nhiều lúc nhìn lại quá khứ, tôi tự hỏi tại sao mình lại làm được những điều vĩ đại như vậy.
Tôi sắp xếp cho chị em trong gia đình đâu vào đó, hỏi vợ cho em trai, đứng ra làm đám cưới cho em gái. Những việc lớn trong gia đình, tôi đứng ra lo toan hết.
Bà vun vén kinh tế ra sao để lo cho gia đình?
- Thời bao cấp, nhu cầu cũng không lớn. Khi đó tôi còn trẻ nên chịu khổ được. Mỗi lần đi đóng phim thì tôi ăn cơm đoàn. Nói chung, trong giai đoạn kinh tế eo hẹp thì liệu cơm gắp mắm.
Về cuộc sống riêng, nghệ sĩ Hà Xuyên "vừa làm bố, vừa làm mẹ", một mình nuôi 2 con khôn lớn sau đổ vỡ hôn nhân. Bà có thấy mình thiệt thòi?
- Phụ nữ ai chẳng muốn có chỗ tựa lưng, tựa vai. Nhưng đâu phải ai cũng có được may mắn đó. Hoàn cảnh ra sao thì mình phải thích nghi để bước tiếp.
Nhưng phụ nữ tự lập, mạnh mẽ quá thì khó có được sự trọn vẹn về tình cảm?
- Các anh chị em nương tựa vào tôi, các con cũng do một tay tôi nuôi nấng, nếu tôi không mạnh mẽ thì không được. Nhưng cuộc đời vô cùng lắm, không định nghĩa được chính xác vì nhiều phụ nữ mạnh mẽ mà vẫn sống vui vẻ đấy thôi.
Cuộc sống tạo cho tôi tính cách, tôi quen với việc hứng mũi chịu sào những việc lớn nhỏ trong gia đình, nhờ đó tôi mới vững chãi, điềm tĩnh như thế này.
Nghệ sĩ Hà Xuyên còn tự nhận mình là người bướng bỉnh, lòng tự trọng cao. Theo bà, điều này là khôn hay dại?
- Tôi vốn không thích cúi đầu, hạ mình trước ai. Nhiều khi lòng tự ái cũng làm cho mình bị thiệt thòi nhiều thứ. Nhưng trời sinh tính, cũng không sửa được.
Thế hệ của chúng tôi được dạy rất kỹ lưỡng. Nhận quà của người yêu còn không dám nhận, chứ đừng nói là nhận quà cáp từ những người có ý tiếp cận mình.
Tôi nói thật, có ai từ chối một cái nhà, một cái xe không? Là tôi đấy. Nhưng đến giờ, tôi chẳng hối tiếc điều gì. Thế hệ ngày xưa là như vậy, đói cho sạch rách cho thơm, giấy rách cũng phải giữ lấy lề.
Tính cách này ảnh hưởng ra sao đến những lựa chọn của bà trong chuyện tình cảm?
- Có ai đối xử quân tử, trượng phu với người phụ bạc mình hay không? Là tôi đấy. Tôi làm được điều đó. Tôi không chấp nhặt, nhỏ nhen, thù hằn. Chuyện gì qua thì cho qua, xong rồi là thôi. Nếu duyên nợ chỉ đến đó thì chấp nhận buông tay nhau, không có gì cả.
"Tôi cần người giúp việc, không cần bạn đời"
Sau những biến cố, nghệ sĩ Hà Xuyên thay đổi như thế nào?
- Tôi sống một cuộc sống tự do, tuyệt vời. So với lúc tôi kết hôn, thì lúc tôi độc thân sướng hơn nhiều. Tôi được tự quyết mọi thứ, ví dụ đi đóng phim lâu ngày, tôi cũng không phải nhìn sắc mặt ai cả.
Nghệ sĩ Hà Xuyên nghĩ sao về khái niệm "hạnh phúc tự thân"?
- Người biết chấp nhận là người hạnh phúc, còn người sợ hãi, lo toan thì rất mệt. Có những sự việc trên đời này xảy ra, nếu không chấp nhận thì mình cũng không làm khác đi được. Con người sống là phải tự lượng sức mình.
Mỗi thời điểm trong đời, chúng ta sẽ có những niềm hạnh phúc khác nhau. Lúc trẻ có niềm hạnh phúc khác, lúc trung niên lại có hạnh phúc theo kiểu khác. Lúc nào tôi cũng biết ơn vì thấy mình được nhiều hơn mất.
Có một câu rất đúng với đời tôi: "Trong cái rủi có cái may". Nên tôi không đổ lỗi cho bất cứ điều gì. Nếu không có những biến cố trong đời thì giờ phút này tôi không biết mình là ai. Dẫu rằng có những thời điểm mình đau khổ, nhưng vượt qua rồi thì lại được bù đắp bằng những việc khác. Cuộc đời này rất hay, mình cứ cho đi thì sẽ nhận lại.
Bà có nghĩ đến chuyện tìm một chỗ dựa ở tuổi xế chiều?
- Nói thật là bây giờ tôi cần một người giúp việc tin cậy, khoảng 40-50 tuổi, về ở cùng tôi, hỗ trợ tôi việc nhà cửa, nấu ăn. Tôi đi đâu tôi dẫn cô ấy đi cùng cho khuây khỏa. Còn bây giờ bảo tôi tìm một người đàn ông để về chăm sóc, hầu hạ thì tôi chắp hai tay tôi lạy (cười).
Hiện tại, niềm vui của NSƯT Hà Xuyên đến từ đâu?
- Tôi bây giờ như một dấu lặng, dành thời gian nhìn lại thành quả sự nghiệp và những cột mốc trong đời.
Cuộc sống của tôi như thế này là quá thanh thản rồi. Sáng dậy gọi điện bạn bè, rủ nhau đi ăn bún, ăn phở, rồi cùng ngồi cà phê "chém gió". Hằng tuần tôi đi khiêu vũ, làm từ thiện. Cuối tuần tôi tụ họp cùng các con, các cháu. Tôi không biết buồn là gì.
Nghệ sĩ Hà Xuyên không còn vướng bận chuyện kinh tế?
- Tôi nghỉ hưu từ năm 2013 và có lương hưu. Ơn giời, tôi sống đủ đầy, con cái hiếu thảo nên cũng không để tôi thiếu thốn.
Ở tuổi 68, bà vẫn được khen đẹp mặn mà, trẻ lâu. Bí quyết giữ gìn ngoại hình của bà là gì?
- Có lần đi xe ôm công nghệ, tài xế gọi tôi là "chị" mà không biết tôi đã U70 (cười).
Mọi người nhìn da dẻ tôi như thế này, nghĩ tôi tốn tiền đi spa, làm đẹp, nhưng tôi chưa bao giờ đến spa. Tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện tiếc nuối nhan sắc thanh xuân. Sống mà cứ hoài niệm thì khổ lắm. Mình già, mình có cái đẹp của tuổi già. Giữ được bao nhiêu thì giữ thôi.
Cảm ơn nghệ sĩ vì những chia sẻ!
NSƯT Hà Xuyên sinh năm 1956 ở Thái Bình, xuất thân là diễn viên múa, bén duyên điện ảnh năm 17 tuổi. Biệt động Sài Gònlà một trong những phim gắn liền với tên tuổi của bà. Trong phim, Hà Xuyên vào vai Ngọc Mai - chiến sĩ tình báo dũng cảm với bí danh Z20. Ngọc Mai giả làm vợ của trùm tình báo để qua mặt giới cầm quyền lúc bấy giờ. Nhân vật gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy, đài các và tính cách kiên cường, gan dạ. |
(Theo Dân Trí)
" alt="Hà Xuyên Biệt động Sài Gòn: Tôi cần người giúp việc, không cần chồng"/>Hà Xuyên Biệt động Sài Gòn: Tôi cần người giúp việc, không cần chồng
Lính cứu hoả tình nguyện là một lực lượng được trưng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đội ngũ này làm việc vào thời gian rảnh rỗi, được tuyển chọn và đào tạo cẩn thận. Đây là lực lượng có những đóng góp vô giá cho cộng đồng.
Các quốc gia có đội ngũ lính cứu hoả tình nguyện gồm: Mỹ, Anh, Đức, Canada, Pháp, Phần Lan, Australia, Áo, Argentina, Israel… Tuỳ vào mỗi quốc gia, lính cứu hoả tình nguyện có thể được trả lương hoặc không.
Theo số liệu từ Hiệp hội Chống hoả hoạn quốc gia, 54% lính cứu hoả ở Mỹ là tình nguyện viên. Con số này ở Pháp lên tới 80%. Ở Phần Lan, công tác chữa cháy ở vùng nông thôn chủ yếu phụ thuộc vào các đội cứu hỏa tình nguyện. Thậm chí, ở nước này còn có cả đội lính cứu hỏa nhỏ tuổi. Các em thường ở độ tuổi từ 10 đến 17 nhưng cũng có một số em chỉ từ 7-9 tuổi.
Trong khoảng 30.000 lính cứu hoả ở Bồ Đào Nha, có hơn 90% là tình nguyện viên. Họ tới từ đủ các ngành nghề - từ công nhân xây dựng cho tới luật sư. Điều đặc biệt, các cơ quan cứu hoả tình nguyện ở nước này hoạt động dựa vào tiền tài trợ của các mạnh thường quân và nguồn thu từ việc họ phục vụ các sự kiện của tư nhân - những người trả tiền để đội cứu hoả tình nguyện mua các trang thiết bị.
Về công việc, lính cứu hoả tình nguyện cũng phải làm đủ các nhiệm vụ như lính cứu hoả chuyên nghiệp, gồm có: trả lời các cuộc gọi khẩn cấp; dập lửa; sơ cứu người bị thương; tuyên truyền các kỹ năng phòng cháy; vệ sinh, bảo trì, sửa chữa, thay thế các thiết bị, dụng cụ, đồng phục chữa cháy...
Ở Mỹ, ngoài việc chữa cháy, lính cứu hoả còn làm nhiệm vụ cứu hộ trong các vụ tai nạn, sự cố xe hơi; kiểm tra tình trạng sức khỏe của người dân cùng với cảnh sát khi có cuộc gọi khẩn cấp, hỗ trợ tìm kiếm người mất tích sau tai nạn…
Mặc dù thường phải làm việc trong những tình huống nguy hiểm nhưng lính cứu hoả tình nguyện cũng có thể nhận được nhiều lợi ích khi làm công việc này. Họ có cơ hội học các kỹ năng an toàn và chuyên nghiệp để giúp ích cho chính bản thân mình và trong các môi trường nghề nghiệp khác.
Là lính cứu hỏa tình nguyện, họ có thể đủ điều kiện nhận tín dụng thuế, chương trình hưu trí và thậm chí cả học bổng. Những người đảm nhận vai trò này thường làm công việc tình nguyện trong thời gian rảnh rỗi, mà vẫn có một công việc chính khác được trả lương.
Nếu một người dân muốn trở thành lính cứu hoả tình nguyện, họ cần liên hệ với cơ quan cứu hoả địa phương để tìm hiểu về các yêu cầu và thủ tục. Trước khi quyết định tham gia, người nộp đơn nên đảm bảo rằng mình đáp ứng được các yêu cầu cơ bản nhất cho nhiệm vụ này. Mặc dù mỗi phòng ban và mỗi cơ quan cứu hoả sẽ có những yêu cầu khác nhau nhưng vẫn có một số yêu cầu chung, gồm: đã tốt nghiệp trung học, vượt qua bài kiểm tra lý lịch, có bằng lái xe.
Sau khi nộp đơn, ứng viên sẽ được sàng lọc hồ sơ hoặc phỏng vấn trước khi được nhận chính thức. Quá trình này thường bao gồm việc kiểm tra lý lịch, khám sức khoẻ, xét nghiệm ma tuý. Nếu cần phỏng vấn, ứng viên cũng có thể gặp các câu hỏi như: tại sao muốn trở thành lính cứu hoả tình nguyện, chia sẻ về một thời điểm bạn phải vượt qua thử thách, chìa khoá để làm việc nhóm hiệu quả là gì, làm thế nào để giữ vóc dáng cân đối…
Đặc biệt, thể lực là một yếu tố quan trọng cần có. Vì thế, thường sẽ có một bài kiểm tra thể lực để đảm bảo ứng viên đủ khả năng làm công việc nặng nhọc này.
Sau khi đã vượt qua tất cả các bài kiểm tra, ứng viên sẽ được đào tạo để có đủ kỹ năng và kiến thức xử lý các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là cách dập lửa và thực hiện sơ cứu. Họ cũng có thể phải hoàn thành một số chứng chỉ hoặc nội dung đào tạo về kỹ thuật cứu sống cơ bản, hồi sức tim phổi, kỹ thuật viên y tế khẩn cấp…
Lính cứu hoả tình nguyện cũng được khuyến khích tham dự các hội thảo, học hỏi từ các chuyên gia và đọc thêm tài liệu tham khảo. Các cơ quan cứu hoả thường đề nghị người tình nguyện tham gia đào tạo thường xuyên để ghi nhớ quy trình và cập nhật những tiến bộ của ngành.
Vì sao đa số lính cứu hỏa ở Pháp, Mỹ là tình nguyện viên, đóng góp vô giá?