![](<p class=)
– Nhân kỷ niệm 125 năm hình thành Đà Lạt, sự kiện "Phố bên đồi" lần 3 mang đến một triển lãm với hơn 125 tác phẩm của hơn 50 nghệ sĩ, chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực nghệ thuật.Ba 'mỹ nhân động Thiên Thai' chất vấn mẹ đẻ 'Quỳnh búp bê'
'Hot girl ca cổ' công khai kết hôn đồng giới trên truyền hình
Nhà hát Kịch khích lệ tinh thần NSND Anh Tú đang bệnh nặng
Chiều 27/11, ban tổ chức chương trình Phố bên đồi có cuộc gặp gỡ báo giới tại TPHCM. Sau hai mùa tổ chức thành công, mùa thứ ba với chủ đề “Sống lại vàng son" nhận được sự kỳ vọng khi tổ chức đúng dịp chào mừng 125 năm hình thành thành phố Đà Lạt.
![{keywords} {keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/11/28/00/hon-50-nghe-si-tham-gia-su-kien-ki-niem-125-nam-thanh-pho-da-lat.jpg) |
Đại diện ban tổ chức trả lời câu hỏi từ các phóng viên. Sự kiện dự kiến thu hút 45.000 lượt khách thăm quan, được kỳ vọng sẽ giúp định vị và phát triển hình ảnh thành phố Đà Lạt như một điểm đến văn hóa mới của Đông Nam Á. |
Chương trình đặc biệt quy tụ hơn 125 tác phẩm nghệ thuật, với sự tham gia của hơn 50 tên tuổi uy tín trong ngành nghệ thuật đương đại trong nước và quốc tế. Trong đó, những cái tên tiêu biểu như: Nhạc sĩ Ngô Hồng Quang, Nguyên Lê, Phạm Hải Âu, Thu Minh (Đà Lạt),... sẽ là những gương mặt đại diện cho mảng âm nhạc đến giao lưu và trình diễn trong các ngày diễn ra sự kiện.
Theo đại diện ban tổ chức, chương trình diễn ra trong ba tháng, dự kiến thu hút 45.000 lượt khách thăm quan đến Đà Lạt. Sự kiện với mục đích chính là giúp mọi người tìm lại những ký ức xưa của thành phố sương mù thông qua tranh và các hoạt động nghệ thuật cộng đồng khác.
![{keywords} {keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/11/28/00/hon-50-nghe-si-tham-gia-su-kien-ki-niem-125-nam-thanh-pho-da-lat-1.jpg) |
Hình ảnh khách thăm quan tại triển lãm mùa hai. |
Ông Nguyễn Trung Hiền, người sáng lập chương trình cho biết: "Phố bên đồi là hạt giống chúng tôi đã gieo trồng suốt ba năm qua và kỳ vọng sự lớn mạnh của nó sẽ góp phần giúp định vị hình ảnh của Đà Lạt như một điểm đến văn hóa mới của Đông Nam Á.
Qua lăng kính mẫn cảm của nghệ sĩ, chúng tôi muốn Đà Lạt được nhìn rộng hơn những điều quen thuộc: những căn biệt thự cổ kính, căn nhà nhỏ nép bên triền đồi, những con dốc nhỏ dựng đứng hút tầm mắt,... Từ đó, cái nhìn của công chúng về Đà Lạt cũng được mở rộng, có sự đối sánh gần – xa, xưa – nay”.
Phố bên đồi được thành lập vào năm 2016. Chương trình với hình thức hoạt động nghệ thuật đương đại, cộng đồng và du lịch với mong muốn nâng cao nhận thức của mọi người về bảo tồn di sản, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Năm nay, chương trình sẽ diễn ra từ tháng 12/2018 đến tháng 2/2019.
Tuấn Chiêu
![Nhà hát Kịch khích lệ tinh thần NSND Anh Tú đang bệnh nặng](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/11/24/16/nsnd-anh-tu-benh-nang-lai-tiep-tuc-vao-vien-cap-cuu.jpg?w=145&h=101)
Nhà hát Kịch khích lệ tinh thần NSND Anh Tú đang bệnh nặng
Ngày 4/12, Nhà hát Kịch Việt Nam sẽ tổ chức diễn vở kịch "Bão tố Trường Sơn" tại Cung Hữu nghị, Hà Nội để động viên NSND Anh Tú vượt qua giai đoạn chữa bệnh khó khăn.
" alt="Hơn 50 nghệ sĩ tham gia sự kiện kỉ niệm 125 năm thành phố Đà Lạt"/>
Hơn 50 nghệ sĩ tham gia sự kiện kỉ niệm 125 năm thành phố Đà Lạt
Lao đao vì chuyện lồng tiếng cho Trư Bát GiớiTrong Tây Du Ký phân cảnh “Trừ yêu quái ở nước Ô Kê”, lồng tiếng cho nhân vật Trư Bát Giới là diễn viên Triệu Quảng Sam - người đảm nhận vai nhà sư từ chối cho thầy trò Đường Tăng ở lại chùa. Để chân thật nhất, ông còn đích thân ra chuồng lợn để “trải nghiệm cuộc sống”.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/03/21/10/4-giong-long-dap-nan-nen-mot-tru-bat-gioi.jpg)
|
Trư Bát Giới trong “Tây Du Ký” |
Trong phân cảnh này, đạo diễn Dương Khiết vẫn chưa hoàn toàn hài lòng. Một trong những nguyên nhân chính là Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới hóa trang quá bẩn, mặc dù rất chân thực nhưng có thể khán giả sẽ khó lòng chấp nhận. Về phần lồng tiếng, bà cũng cho rằng chưa ổn vì âm thanh quá giống lợn, Triệu Quảng Sam không phù hợp.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/03/21/10/02-tay-du-ky.jpeg) |
Triệu Quảng Sam là người lồng tiếng cho Trư Bát Giới trong cảnh “Trừ yêu quái ở nước Ô Kê”. |
Trong cảnh phim “Trộm ăn quả nhân sâm”, Mã Đức Hoa đích thân lồng tiếng cho Trư Bát Giới, thậm chí còn thu âm trực tiếp. Tuy nhiên sau đó, đạo diễn âm thanh Phùng Cảnh Sơn không đồng ý bởi lẽ khi Mã Đức Hoa nói, đặc biệt là với lời thoại dài, khiến người xem có cảm giác như đang xem nhạc kịch.
Đây cũng là vấn đề mà nhiều diễn viên Tây Du Ký 1986 thường mắc phải. Nhiều năm gắn bó với sân khấu nhạc kịch, thay đổi giọng điệu không phải chuyện ngày một ngày hai mà các diễn viên có thể làm được. Bản lồng của Mã Đức Hoa bị thay thế, nhưng vẫn còn một số đoạn nhỏ trong phân cảnh này là giọng lồng của ông, còn lại phần lớn đều có sự can thiệp sửa đổi của kỹ thuật.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/03/21/10/03-tay-du-ky.jpeg) |
Mã Đức Hoa lồng tiếng cho phân cảnh “Trộm ăn quả nhân sâm" |
Đạo diễn âm thanh Phùng Cảnh Sơn lựa chọn diễn viên nổi tiếng Lý Pha. Ông có một giọng nói trầm vang, đồng thời cũng có kinh nghiệm lồng tiếng cho nhiều nhân vật. Ngoài ra, Lý Pha ăn uống cũng rất tốt, rất phù hợp với một Trư Bát Giới tham lam.
Đạo diễn âm thanh Mã Cảnh Sơn và đạo diễn Dương Khiết đều rất hài lòng với phần lồng tiếng của ông. Như vậy, Lý Pha chính thức trở thành diễn viên lồng tiếng đầu tiên cho nhân vật Trư Bát Giới nhưng phụ đề phim lại viết nhầm tên ông thành Lý Ba.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/03/21/10/04-tay-du-ky.jpg) |
Tên của Lý Pha bị viết nhầm thành Lý Ba trên phụ đề phim |
Do công việc chính bận rộn, Lý Pha phải xin nghỉ khi ở giai đoạn cuối của phim. Lại một lần nữa, đoàn phim băn khoăn chọn người cho vị trí diễn viên lồng tiếng. Mã Cảnh Sơn đề xuất ba ứng cử cho vị trí này là: Triệu Quảng Sam, Mã Đức Hoa, Vương Ngọc Lập. Người được chọn chính là Vương Ngọc Lập.
Vương Ngọc Lập là diễn viên thuộc Đoàn Kịch nói thực nghiệm, rất có kinh nghiệm lồng tiếng. Trong phim, ông đảm nhận lồng tiếng cho rất nhiều nhân vật, nổi tiếng nhất phải nhắc đến chính là Như Lai Phật Tổ, ngoài ra ông còn diễn chính vai Lý Thiên Vương.
Vương Ngọc Lập có khả năng 'hóa trang' cho âm thanh, tuy nhiên ông không thể nào tìm thấy “cảm giác nhân vật” trong khi bản thân ông lại cầu toàn, không chỉ muốn bản lồng của mình giống của Lý Pha mà còn phải giống Trư Bát Giới thực mới được.
Nỗ lực cả ngày mà không được, bỗng trong lúc ăn cơm, ông đột nhiên bật ra: “Giọng của Trư Bát Giới có phải là kiểu vừa ăn vừa uống đúng không?”. Cuối cùng, ông cũng đã thuận lợi hoàn thành bản lồng tiếng của Trư Bát Giới trong những tập cuối cùng của Tây Du Ký thay Lý Pha.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/03/21/10/05-tay-du-ky.jpeg) |
Vương Ngọc Lập đóng vai Lý Thiên Vương, lồng tiếng cho Như Lai Phật Tổ và Trư Bát Giới. |
Khán giả nếu để ý có thể nhận thấy sự khác biệt trong giọng của Trư Bát Giới: Một Trư Bát Giới với giọng trầm ấm Lý Pha, một Trư Bát Giới giọng điệu rền vang Vương Ngọc Lập.
Ngoài ra, Trâu Hách Uy - diễn viên lồng tiếng cho nhân vật Cao Thái Công của Cao Lão Trang - cũng từng lồng tiếng cho Trư Bát Giới.
Giọng của Trâu Hách Uy được đánh giá là khá đặc biệt. Giọng của Trư Bát Giới (trong hình dạng của một thanh niên cường tráng) và Cao Thái Công chính do Trâu Hách Uy đảm nhận. Thêm nữa, phân cảnh Trư Bát Giới đuổi bắt Cao tiểu thư trong hang động, lồng âm là Trâu Hách Uy, nhưng cảnh sau, khi Trư Bát Giới ngã và vực dậy lại chuyển thành giọng lồng của Lý Pha.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/03/21/10/06-tay-du-ky.jpeg) |
Trư Bát Giới trong phân cảnh ở Cao Lão Trang |
Tựu chung lại, phải cần đến 4 diễn viên mới có thể hoàn thành xong phần lồng tiếng cho Trư Bát Giới, gồm có: Lý Pha, Mã Đức Hoa, Trâu Hách Uy và Vương Ngọc Lập, nếu tính cả diễn viên 'thử' lồng tiếng thì có thêm Triệu Quảng Sam.
Đạo diễn Dương Khiết tiết lộ, khi chọn diễn viên cho Trư Bát Giới, bà đã trăn trở rất nhiều và quyết định chọn một diễn viên có kỹ năng hát tuồng, có khả năng diễn xuất bằng ánh mắt.
Ứng cử viên đầu tiên được Dương Khiết lựa chọn chính là Tôn Quế Nguyên (Viện Hý Kịch Trung Quốc) - người đã từng thể hiện rất thành công vai diễn Trư Bát Giới trong một vở tuồng trước đó. Tuy nhiên sau đó, do Đoàn kịch không thể tìm người khác thay ông khi có tiết mục cần biểu diễn nên Tôn Quế Nguyên không thể tham gia diễn xuất.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/03/20/22/nhan-vat-co-tao-hinh-phuc-tap-nhat-trong-tay-du-ky-6-nguoi.jpeg) |
Trư Bát Giới trong "Tây Du Ký" |
Mã Đức Hoa vốn là một diễn viên hề của Viện hý kịch Côn Sơn phương Bắc. Phần thử vai của ông cho vai diễn Trư Bát Giới được đánh giá rất tốt, nhưng đạo diễn Dương Khiết vẫn muốn xem xét một vài người nữa trước khi quyết định.
Mã Đức Hoa quyết giành bằng được vai diễn này nên đã tìm đến bạn của mình là Lý Thành Nhu nhờ nói chuyện với đạo diễn. Cuối cùng, Mã Đức Hoa chính thức được nhận vào vai Trư Bát Giới.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/03/20/22/nhan-vat-co-tao-hinh-phuc-tap-nhat-trong-tay-du-ky-6-nguoi-1.jpeg) |
Mã Đức Hoa trong tạo hình Trư Bát Giới |
Một diễn viên đóng 20 vai
Mã Đức Hoa, Diêm Hoài Lễ, Hạng Hán, Lý Kiến Thành là những người có đóng góp rất lớn trong Tây Du Ký. Chỉ cần xong vai, họ liền đi thay ngay trang phục để vào lồng tiếng hoặc làm diễn viên phụ, chăm chỉ miệt mài. Khuyết điểm trong phân cảnh ở Cao Lão Trang khiến khuôn mặt thật của ông được lộ hoàn toàn nên khi vào vai phụ, nhiều người nhìn ra ngay là “Trư Bát Giới tranh thủ đóng thêm”.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/03/20/22/nhan-vat-co-tao-hinh-phuc-tap-nhat-trong-tay-du-ky-6-nguoi-2.jpeg) |
Mã Đức Hoa trong phân cảnh ở Cao Lão Trang. |
Giai đoạn cuối của Tây Du Ký 1986, Mã Đức Hoa khi đang tham gia biểu diễn tại Học viện Nghệ thuật Giải Phóng Quân thì bất ngờ rơi từ dây thép trên cao xuống, gãy xương và không thể tham gia diễn xuất trong vòng 100 ngày khiến tiến độ làm phim vì thế cũng bị ngưng trệ.
Không còn cách nào khác, một số thành viên trong đoàn đề nghị tạm thời thay thế Mã Đức Hoa bằng Lý Kiến Thành - người đảm nhận vai hoạn quan độc ác trong phân cảnh “Trừ yêu nước Ô Kê”. Lý Kiến Thành là một diễn viên của Đoàn Công nhân văn hóa Dương Châu.
Sau đó, nhờ khả năng diễn xuất của mình, ông đã chính thức tham gia vào bộ phim và đảm nhận hơn 20 vai diễn lớn nhỏ khác nhau trong phim, được đánh giá là một diễn viên đa năng.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/03/20/22/nhan-vat-co-tao-hinh-phuc-tap-nhat-trong-tay-du-ky-6-nguoi-3.jpeg) |
Lý Kiến Thành từng tham gia vào hơn 20 vai diễn lớn nhỏ trong “Tây Du Ký”. |
Vóc dáng của Lý Kiến Thành và Mã Đức Hoa tương đương nhau. Sau khi hóa trang, Lý Kiến Thành thực sự khiến Dương Khiết bàng hoàng vì quá giống Mã Đức Hoa và đã giúp Mã Đức Hoa thể hiện thành công trong phân cảnh Quạt Ba Tiêu. Ngoài ra, những phân đoạn nhỏ Trư Bát Giới cưỡi mây cũng do Lý Kiến Thành vào vai.
Diễn xuất của Lý Kiến Thành từng khiến Dương Khiết có ý định để ông tiếp tục diễn. Tuy nhiên, Mã Đức Hoa lành bệnh và quay trở lại với công việc, Lý Kiến Thành lại trở lại với vai trò là diễn viên phụ. Giữa Mã Đức Hoa và đạo diễn Dương Khiết từng xảy ra mâu thuẫn vì chuyện này.
Thanh Nhàn
![Kiếp vai phụ Mã Đức Hoa 'Trư Bát Giới' may mắn vợ đẹp, con tỷ phú](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/03/25/17/kiep-vai-phu-ma-duc-hoa-tru-bat-gioi-may-man-vo-dep-con-ty-phu.jpg?w=145&h=101)
Kiếp vai phụ Mã Đức Hoa 'Trư Bát Giới' may mắn vợ đẹp, con tỷ phú
– Cả đời đóng phim chỉ thành danh qua vai “Trư Bát Giới” song Mã Đức Hoa có cuộc sống viên mãn, giàu có khiến nhiều người ghen tỵ.
" alt="Chuyện ly kì chưa từng biết về 'Tây Du Ký 1986'"/>
Chuyện ly kì chưa từng biết về 'Tây Du Ký 1986'
![](<p class=)
– Sáng 23/11, buổi khai mạc triển lãm "Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn" diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Sau 30 năm kể từ ngày nữ họa sĩ đầu tiên của Việt Nam qua đời, đây là lần đầu tiên các tác phẩm của bà mới được triển lãm rộng rãi trong nước.Diễn viên Quốc Tuấn: Bé Bôm hôn đàn trước khi đi ngủ
Ngọc Sơn quỳ gối khi được mẹ tặng xe 3 tỷ mừng sinh nhật tuổi 50
Angela Baby khoe hình với con giữa tin đồn ly hôn Huỳnh Hiểu Minh
Sau nhiều năm cất công sưu tầm và gìn giữ, đầu năm 2018, vợ chồng cháu trai của cố họa sĩ - ông Lê Tất Luyện và bà Thụy Khuê quyết định đưa các tác phẩm của bà về Việt Nam. Theo chia sẻ từ đại diện Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, có tổng cộng 29 tác phẩm được trưng bày trong triển lãm lần này. Trong đó có 26 bức tranh với chất liệu lụa, sơn dầu, phần còn lại là những tư liệu về cuộc đời bà Lê Thị Lựu. Tất cả bộ sưu tập đều được sáng tác trong khoảng giai đoạn từ 1940 đến năm 1988. Đây là giai đoạn họa sĩ sống và làm việc ở Pháp đến cuối đời.
![{keywords} {keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/11/24/02/tac-pham-cua-hoa-si-le-thi-luu-lan-dau-trien-lam-trong-nuoc.jpg) |
Ông Trịnh Xuân Yên - Phó giám đốc phụ trách Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM tiếp nhận tác phẩm từ bà Thụy Khuê. |
Có mặt tại buổi triển lãm và phát biểu khai mạc, bà Thụy Khê - cháu dâu cố họa sĩ nghẹn ngào bày tỏ bà đã chờ đợi suốt 30 năm để được từ Pháp trở về trao tặng vật giá trị cho quê hương. Thụy Khuê nói mình và chồng đã theo đuổi công tác sưu tầm tranh ảnh suốt 40 năm qua nên vì thế khi trao tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, bà mong mỏi lãnh đạo Bảo tàng hãy gìn giữ lâu hơn nữa để thế hệ con cháu sau này có thể được biết đến.
![{keywords} {keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/11/24/02/tac-pham-cua-hoa-si-le-thi-luu-lan-dau-trien-lam-trong-nuoc-1.jpg) |
Hình ảnh bà Lê Thị Lựu thời trẻ. |
Bên cạnh việc trao tặng, bà Thụy Khuê cũng bày tỏ trăn trở rằng tại sao bảo tàng ở Việt Nam lại thiếu vắng nhiều tác phẩm nghệ thuật của các danh họa trong nước.
“Nơi đầu tiên một khách du lịch đến khi ghé thăm một đất nước không phải là các cao ốc chọc trời hay trung tâm thương mại, mà chính là bảo tàng. Chỉ có bảo tàng là nơi lưu giữ những giá trị còn sót lại của dân tộc. Tôi hy vọng đây là bước khởi đầu. Tôi nghĩ rằng các tác phẩm của các danh họa Việt Nam phải về với chính nguồn cội của nó”, bà phát biểu.
Trước buổi triển lãm, Hội đồng Khoa học mở rộng Bảo tàng Mỹ thuật cũng đã có những công tác đánh giá và cho rằng bộ sưu tập có ý nghĩa lớn về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, đồng thời có giá trị kinh tế lớn trên thị trường tranh.
![{keywords} {keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/11/24/02/tac-pham-cua-hoa-si-le-thi-luu-lan-dau-trien-lam-trong-nuoc-2.jpg) |
“Mẹ địu con” - Một trong số những tác phẩm tiêu biểu của bà Lê Thị Lựu đươc trưng bày tại triển lãm. |
Bà Lê Thị Lựu sinh ngày 19/1/1911. Không chỉ là một nữ họa sĩ Đông Dương đầu tiên của người Việt Nam, bà còn được ghi nhận có nhiều đóng góp cho việc giảng dạy hội họa cho các thế hê sau, đồng thời góp vào di sản mỹ thuật Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị.
Về phong cách vẽ, Lê Thị Lựu được giới chuyên môn nhìn nhận là họa sĩ hiếm hoi lột tả được hai sắc thái đối lập trong tranh, vừa có sự nhẹ nhàng, mềm mại, lại vừa dữ dội, bạo liệt. Điểm đặc sắc trong tranh Lê Thị Lựu là sự giao thoa giữa kỹ thuật vẽ tranh lụa và tranh màu nước. Nữ họa sĩ hay tập trung vẽ người. Các nhân vật của bà chủ yếu là phụ nữ với những chuẩn mực cổ điển: Mặt trái xoan, cân đối, hài hòa.
Ngoài việc trưng bày bộ sưu tập, nhân dịp này Bảo tàng Mỹ thuật còn xuất bản cuốn "Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn" của tác giả Thụy Khuê. Sách cung cấp thêm cho độc giả hiểu rõ về cuộc đời, sự nghiệp của họa sĩ Lê Thị Lựu và cả một số họa sĩ cùng thời với bà sinh sống và sáng tác tại Pháp.
Tuấn Chiêu
![Triển lãm 107 ảnh xuất sắc nhất cuộc thi ảnh Di sản VN 2018](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/11/02/21/9.jpg?w=145&h=101)
Triển lãm 107 ảnh xuất sắc nhất cuộc thi ảnh Di sản VN 2018
107 tác phẩm ảnh xuất sắc nhất với các chủ đề phong phú về đất nước và con người Việt Nam được trưng bày trong Triển lãm Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam – Vietnam Heritage Photo Awards 2018.
" alt="Tác phẩm của họa sĩ Lê Thị Lựu lần đầu triển lãm trong nước"/>
Tác phẩm của họa sĩ Lê Thị Lựu lần đầu triển lãm trong nước