Táo Quân 2016: Vân Dung, Xuân Bắc gây 'sốc' khi hát opera
- Tham gia Táo Quân 2016,áoQuânVânDungXuânBắcgâysốckhihábxh đuc Vân Dung, Xuân Bắc đã có màn diễn tung hứng gâysốc khiến người xem cười ngất khi thể hiện giọng hát opera 'có một không hai'.
Chương trình Táo Quân 2016 - Gặp nhau cuối năm được ghi hình 2 buổi chínhthức, tối 29 và 30/1. Năm nay số lượng nghệ sĩ hài tham gia không nhiềugồm: Nghệ sĩ Vân Dung, NSƯT Quang Thắng, NSND Tự Long, NSƯTChí Trung, NSƯT Quốc Khánh, NSƯT Xuân Bắc, NSƯT Công Lý cùng diễn viên Bình Minh, ca sĩ Minh Quân.
![]() |
Từ trái qua: Quang Thắng, Vân Dung, Tự Long, Xuân Bắc, Công Lý và Chí Trung. |
Sau vài năm bị không ít khán giả đánh giá "năm sau không hay bằngnăm trước", Táo Quân 2016 đã tìm lại sự duyên dáng của mình tuy đôi chỗ vẫn còn rườm rà, thiếu cao trào.
Tuy vậy, thông qua lăng kínhhài hước, một loạt các vấn đề nổi cộm trong xã hội năm qua đã được đề cập để đằng sau mỗi tiếng cười lại là cả một câu chuyệnđáng suy nghĩ đối với mọi người.. Đó là hiện tượng thực phẩm bẩn tràn lan khắp mọi nơi, sự biến tướng của bán hàng đacấp...
![]() |
Xuân Bắc mô phỏng hình ảnh một "tay bán hàng đa cấp". |
Một trong những điểm nổi bật của Táo Quân 2016 chính là dùng tiếng cười trởthành một vũ khí lên án thực trạng nhận hối lộ, đút lót trong xã hộihiện ảnh hưởng trầm trọng đến niềm tin của người dân.
Bên cạnh đó, Táo Quân 2016cũng nói đến những khó khăn mà giới doanh nghiệp gặp phải, khi không những phảicạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài mà còn đau đầu bởi chính thủ tục "bôitrơn" trong nước.
![]() |
Công Lý - Xuân Bắc - cặp diễn ăn ý. |
Như mọi năm phần âm nhạc Táo Quân luôn là điểm đượcnhiều khán giả chờ đợi và yêu thích. Năm nay, hai ca khúc gây chú ý: Vợ người ta, Bố ơimình đi đâu thế được đưa vào.Bên cạnh những ca khúc hiện đại âm nhạc cổ điển vànhững làn điệu dân gian cũng được các Táo thể hiện trong phầnchầu của mình.
Hai nghệ sĩ Xuân Bắc, Vân Dung gây "sốc" khi thể hiện khả năng hát opera vôcùng duyên dáng và đáng yêu. Sự tung hứng đầy ăn ý của cặp nghệ sĩ mang lạinhững tiếng cười sảng khoái cho khán giả có mặt trong buổi ghi hình đầu tiên TáoQuân 2016.
![]() |
Vân Dung và Xuân Bắc hát opera. |
NSND Tự Long vẫn chứng tỏ là người nghệ sĩ đa tài khi thể hiệnkhả năng hát cải lương, chèo, dân ca... trong phần biểu diễn của mình. VaiTáo tinh thần của anh là một trong những vai diễn ấn tượng và sinh động nhất.
Táo Quân năm nay có sự đầu tư khá kỹ về âm nhạc với sự góp mặt của nhạc sĩ Đỗ Bảo, Xuân Phương, Lê Anh Dũng... Ngoài phần ghihình ở trường quay, khán giả xem truyền hình sẽ được xem phần Táo Quân ghi hình ngoại cảnh được lồng ghép áp dụngnhững kỹ xảo đẹp mắt.
Một số hình ảnh Táo Quân 2016:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Sơn Hà
Ảnh: ĐLNA - Đoàn Tuấn
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Rayo Vallecano, 2h30 ngày 25/4: Khó có bất ngờ
Sự kiện diễn ra ngay sau thỏa thuận hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh giữa UBND Bình Định và Tập đoàn Vingroup hôm 15/11. Theo FGF, đây là lần cho thuê số lượng xe lớn nhất từ trước đến nay.
Công ty Holitech dự kiến đưa xe điện vào vận hành tại Bình Định và một số tỉnh miền Trung. Việc này giúp người dân và khách du lịch tiếp cận dịch vụ di chuyển xanh, thông minh.
" alt="Holitech thuê 1.000 xe điện VinFast từ FGF" />Võ sĩ Nguyễn Văn Đương trở thành người đầu tiên giành được vé tham dự Olympic 2020 cho boxing Việt Nam sau 32 năm.
“Gà con thì nuôi đến bao giờ mới đấm nhau được”
Trở về phòng sau giờ tập, Nguyễn Văn Đương (SN 1996, vận động viên boxing Việt Nam) ngồi nhớ lại những truyền đạt của huấn luyện viên. Đương nói, anh đang sống những tháng ngày hạnh phúc nhưng sẽ không ngủ quên trong chiến thắng.
Sau khi biết mình giành vé chính thức dự Olympic Tokyo 2020 cho boxing Việt Nam sau 32 năm chờ đợi, anh vui đến không ngủ được. Bởi đó là cả một hành trình nỗ lực rất dài trên con đường Đương hiện thực hóa giấc mơ võ thuật của mình.
Anh nói, ngay từ khi còn rất nhỏ đã mê võ thuật nên khi được người anh họ rủ lên Hà Nội tập võ, Đương không chút chần chừ, xách ba lô theo ngay. Thế nhưng ngày đầu tiếp cận đam mê, Đương vấp ngay chướng ngại.
“Lúc đó, tôi thấp bé, nhẹ cân quá. 13 tuổi mà chỉ có 32 kg. Tôi nhỏ hơn rất nhiều so với các bạn cùng trang lứa. Thấy tôi, thầy nói với anh họ tôi rằng: “Mày dẫn lên cho thầy con gà con này thì nuôi đến bao giờ mới đấm nhau được”. Nghe vậy, tôi cũng buồn và sợ thầy sẽ không nhận”, tay đấm đến từ Bắc Giang kể.
Đương cho biết, để có thành công như ngày hôm nay, anh đã trải qua nhiều năm tháng khổ luyện cùng sự nỗ lực không ngừng. Thể hình không đạt yêu cầu, Đương chỉ được “cho tập 2 tháng hè để rèn sức khoẻ”. Tuy nhiên, cậu bé “ốm tong teo” đã tận dụng cơ hội này để chứng tỏ niềm đam mê bất tận và tố chất võ thuật với thầy của mình.
“Để đạt tiêu chuẩn, tôi phải lớn thật nhanh. Thế là tôi ăn, ăn rất nhiều rồi lao vào tập luyện. Cũng may, sức khỏe tôi tốt, lĩnh hội nhanh những kỹ thuật được thầy chỉ dạy… Cuối cùng, thầy cho tôi ở lại”, Đương kể thêm.
Tay đấm trẻ chia sẻ rằng, những năm đầu tham gia luyện tập boxing, anh chỉ nghĩ đến việc cố gắng để được nhận vào đội và chưa đặt mục tiêu gì trong tương lai. Thế nhưng, sau lần đầu tiên tham dự giải trẻ toàn quốc và giành huy chương vàng lứa tuổi 13-14 vào năm 2010, Nguyễn Văn Đương quyết định sẽ chọn boxing làm con đường đi đến tương lai của mình.
Tuy nhiên, ngay sau khi ý định ấy vừa lóe sáng, chàng trai trẻ lại tiếp tục vấp phải thử thách. Liên tục thua trận, Đương đánh rơi sự tự tin để rồi xin nghỉ tập vì cho rằng mình “không còn duyên với boxing”.
Trước đó, anh từng bị thầy chê là “gà con” vì thân hình nhỏ bé, không đủ tiêu chuẩn. Văn Đương kể: “Đó là các thất bại vào năm 2011, 2012. Tôi thấy mình không còn duyên với boxing nữa nên muốn dừng bước. Tôi trở về quê đi học và định thi vào một trường quân đội. Nhưng những ngày ấy, tôi vẫn rất nhớ các buổi tập, nhớ boxing”.
“Ngày nào tôi cũng tập chạy, tập kỹ thuật ra đòn dù xác định bỏ boxing… Lúc ấy, các thầy cũng liên tục động viên tôi tiếp tục… Cuối cùng, không chịu đựng nổi những ngày xa võ thuật, cảm thấy mình còn muốn tiếp tục tập luyện, thi đấu, tôi quay lại xin được tiếp tục tập luyện”, anh kể thêm.
Gà con hóa đại bàng
“Bật dậy” sau thất bại, Đương thấy mình tự tin hơn và luôn trong trạng thái sẵn sàng cho mọi buổi tập, mọi đối thủ. Ba tháng sau, Đương thi đấu ở giải quốc gia và giành huy chương đồng.
Thành tích này giúp Đương nhận ra rằng, chỉ cần nỗ lực hết mình với đam mê, sự tự tin trái ngọt sẽ đến. Đương bình tĩnh, lạnh lùng và cuồng nộ trên sàn đấu. Trước mọi đối thủ, Đương đều thể hiện bản lĩnh, tâm lý ổn định.
Sau những thất bại đầu tiên, anh đã trở lại rồi liên tiếp có thành tích tốt. Khi tiếng cồng khai cuộc vang lên, Đương sẽ lao vào đối thủ tấn công. Đương thừa nhận mình “cũng có một chút máu điên cuồng” khi đứng trên sàn đấu. Đó là lợi thế của anh. Đương thích việc dồn ép đối thủ.
Sự bản lĩnh trên sàn đấu cùng lối đánh máu lửa, Đương liên tục gặt hái thành công. Cuối cùng, chú “gà con” ngày nào bỗng chốc hóa đại bàng. Đương liên tiếp vượt qua những tay đấm tên tuổi để rồi giáp mặt Chatchai-decha Butdee - tượng đài của boxing Đông Nam Á.
Văn Đương kể, đó là trận đấu hay nhất trong sự nghiệp đeo găng của anh tính đến thời điểm này. Bởi so về mọi mặt, anh không hề có cơ hội để chiến thắng Chatcha trong trận so găng mang tính lịch sử. Thế mà bằng một cách thần kỳ nào đó, anh đã chiến thắng.
Đó là trận tứ kết vòng loại Olympic Tokyo 2020 hạng cân 57kg. Thắng trận này, Đương sẽ có được tấm vé giúp boxing Việt Nam dự Olympic sau 32 năm chờ đợi. Trước trận đấu, không ai dám tin tay đấm trẻ Việt Nam sẽ có được một chút lợi thế nào trước Chatchai.
Lối đánh áp sát, tấn công dồn dập ngay từ đầu là sở trường của tay đấm trẻ. “Vũ khí” này đã giúp anh đoạt vé tham dự Olympic 2020. Bởi khi Đương mới chập chững bước những bước đầu tiên trên con đường võ thuật, Chatchai đã đã giành huy chương vàng SEA Games 25 trên đất Lào. Anh cũng giành huy chương đồng giải nghiệp dư thế giới vào năm 2013, 4 huy chương vàng SEA Games cùng một lần vô địch châu Á vào năm 2015.
Có thể nói, khi Văn Đương còn chưa có một thành tích ấn tượng nào, Chatchai đã là tượng đài của boxing Đông Nam Á, vận động viên tiêu biểu của Thái Lan năm 2013. Tuy vậy vẫn như mọi khi, Đương nói anh không hề có chút áp lực hay căng thẳng khi chạm chán với đối thủ từng đấm gục mình nhiều lần trước đó.
Văn Đương kể: “Thực ra, khi lên võ đài với bất kỳ đối thủ nào, tâm lý tôi đều rất thoải mái. Đối với Chatchai, đây là đối thủ mạnh, hơn nữa đã từng thắng tôi nên tôi thấy rằng mình càng phải quyết tâm hơn. Tôi biết Chatchai rất mạnh nhưng cũng quen thuộc với tôi rồi”.
“Khi tập huấn ở Thái Lan, tôi “đấm nhau” khá nhiều với Chatchai nên biết được đối thủ mạnh ở chỗ nào, mình mạnh ở chỗ nào để tìm cách khắc chế đối phương, phát huy lợi thế bản thân. Hôm đó, tôi tự nhủ cứ đánh hết sức với tâm lý thoải mái, thua cũng không mất gì cả”, Đương kể thêm.
Võ sĩ Nguyễn Văn Đương nói, đến bây giờ, trận đấu mang tính lịch sử ấy vẫn khiến anh nhớ mãi. Với sự thoải mái ấy, khi tiếng cồng vang lên, Xuân Đương lao vào tấn công như vũ bão. Thế rồi cả khán đài ngỡ ngàng khi chứng kiến cảnh tượng tượng đài boxing Đông Nam Á gục xuống sàn trước tay đấm trẻ chỉ sau 13 giây.
Trọng tài đếm đến 8, Chatchai đứng vững, thủ thế, chuẩn bị cho trận đấu mới bắt đầu nửa phút trước. Thế nhưng, đó cũng là điều cuối cùng Chatchai làm được bởi sau đó ít giây, anh trúng cú móc ngang tay trái rất nặng từ Văn Đương rồi đổ gục.
Ngay lập tức, trọng tài tuyên bố Nguyễn Văn Đương thắng bằng điểm RSC (tương đương knock-out kỹ thuật ở quyền Anh chuyên nghiệp). Sau chiến thắng lịch sử, trở về phòng, Đương nhắn tin cho người thầy của mình và lâng lâng trong niềm hạnh phúc vỡ òa.
Văn Đương nói, đến bây giờ, anh vẫn hạnh phúc vì trận đấu hôm ấy. Bởi anh đã không phụ sự nỗ lực của bản thân cũng như sự tin tưởng, chỉ dẫn từ các huấn luyện viên.
Hiện, Đương đang nỗ lực tập luyện để hướng đến các giải đấu sắp tới, đặc biệt là Olympic và SEA Game. “Tôi luôn tin rằng, mọi cố gắng của chúng ta sẽ được đền đáp. Chỉ cần cố gắng, một ngày nào đó, chúng ta sẽ vượt qua những đối thủ, khó khăn đã từng đánh bại chúng ta”, Đương nói.
Anh cho biết, bản thân cũng đang tiếp tục nỗ lực để đạt kết quả tốt nhất cho mọi giải đấu, đặc biệt là Olympic và SEA Game sắp tới.
Trong sự nghiệp thi đấu boxing, Nguyễn Văn Đương từng đạt huy chương Vàng giải Cúp boxing các câu lạc bộ toàn quốc 2020; Huy chương Vàng giải vô địch boxing toàn quốc 2020; Huy chương Vàng SEA Games 30.
Anh cũng vô địch boxing châu Á vào năm 2015 và đạt huy chương Đồng giải boxing nghiệp dư thế giới năm 2013. Năm 2010, Nguyễn Văn Đương giành huy chương Vàng lứa tuổi 13-14 ngay lần đầu dự giải trẻ toàn quốc.
Ấn tượng nhất, năm 2020, Nguyễn Văn Đương đạt huy chương Đồng giải Châu Á và vượt qua vòng loại Olympic.
Nguyễn Văn Đương nằm trong top 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2021. Mời độc giả bấm vào đây để bình chọn cho các đề cử.
Xem thêm video: 20 năm mang đào cổ 'độc nhất vô nhị' vào Sài Gòn chiều lòng khách chơi Tết
Bài:Nguyễn Sơn
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Chàng trai chăn bò Bình Định: Sự nổi tiếng giúp tôi có thu nhập bất ngờ
Bất ngờ nổi tiếng, chàng trai chăn bò So Y Tiết có được những khoản thu nhập mà trước đây anh nằm mơ cũng không dám nghĩ đến.
" alt="Từng bị chê là ‘gà con’, 9X làm được điều boxing Việt Nam chờ đợi suốt 32 năm" />Các sinh viên nữ tại Trung Quốc mở chiến dịch vận động xóa bỏ ngày con gái vì nghĩ dịp kỷ niệm này tạo cơ hội cho hành vi phân biệt giới tính và quấy rối tình dục, theo Sixth Tone.
Trước ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày 7/3 ở Trung Quốc được coi là dịp không chính thức dành tặng cho các cô gái. Dịp lễ này bắt đầu từ những năm 1990, xuất phát từ Đại học Sơn Đông, sau được tổ chức ở các trường đại học khác.
Phân biệt giới tính
Theo thời gian, ngày con gái thành sự kiện phổ biến ở Trung Quốc, tổ chức công phu hơn so với ngày 8/3. Vào dịp này, các biểu ngữ màu đỏ được các nhóm sinh viên nam treo đầy xung quanh sân trường đại học, ghi những câu bày tỏ sự trân trọng với phái nữ, hoặc cả những câu đùa mang nghĩa phân biệt giới tính.
Tại Trung Quốc, ngày 7/3 là ngày lễ không chính thức dành cho các cô gái. Ảnh: SCMP.
"Hôm nay, khuôn ngực lớn của tôi chờ đón bạn", "Con gái của bạn sẽ có đến 26-27 ông bố từ lớp chúng ta", "Chúng ta đang kỷ niệm ngày con gái nhưng sớm thôi sẽ trở thành kỷ niệm ngày làm cha của bọn tôi". Trong vài năm gần đây, các tấm băng rôn với các thông điệp như vậy khiến nhiều nữ sinh thấy khó chịu, thay vì vui vẻ.
Không ít sinh viên nữ ở Trung Quốc thấy chán nản, cảm thấy dịp 7/3 ít tôn vinh quyền phụ nữ mà thay vào đó là thể hiện định kiến giới và quấy rối tình dục.
Năm 2019, một nữ sinh tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc đã đốt biểu ngữ được treo trong khuôn viên trường vào ngày con gái để phản đối. Năm 2018, nhóm nữ sinh viên thuộc Đại học Sơn Đông đứng trước một số biểu ngữ và trực tiếp chỉ ra câu nói được in là "quấy rối tình dục".
Phản ứng dữ dội vẫn tiếp tục trong năm nay. Joanne, một sinh viên ở Bắc Kinh, đã thiết kế hai tấm áp phích có nội dung “Thay vì nước hoa và son môi, chúng tôi thích bình đẳng, tự do, độc lập và tôn trọng” và “Nói không với phân biệt giới tính”.
"Sau nhiều năm chứng kiến các câu đùa cợt từ nam giới, tôi và các bạn khác từ nhiều trường đã chuẩn bị biểu ngữ cho riêng mình để thúc đẩy các giá trị nữ quyền", Joanne nói với Sixth Tone.
Vào ngày 7/3, những biểu ngữ màu đỏ có nội dung chúc mừng các sinh viên nữ được treo đầy xung quanh các trường đại học. Không ít câu chúc khiến các nữ sinh khó chịu. Ảnh: Sixth Tone.
Joanne nói các biểu ngữ thông thường miêu tả phụ nữ là đối tượng tình dục, hoặc vốn dĩ phụ thuộc vào nam giới. “Thành thật mà nói, chúng tôi không xúc động mà chỉ cảm thấy bị xúc phạm", cô nói.
Tính đến thứ 8/3, bài đăng trên nền tảng Weibo với hình ảnh các biểu ngữ của nhóm nữ sinh đã được chia sẻ hơn 34.000 lần.
Trả lại ý nghĩa cho ngày 8/3
Theo Joanne, mục tiêu của chiến dịch là chống lại sự kỳ thị và trả lại ý nghĩa thực sự cho ngày 8/3, mà theo những lời nói đùa biến tướng, ra đời để kỷ niệm những ai mất đi trinh trắng trong ngày con gái.
“Nhiều người nghĩ rằng chúng tôi quá cực đoan và nói rằng ý định ban đầu của ngày con gái là tốt. Nhưng có thực sự vậy không? Đó còn là sự xúc phạm đến những người tiên phong về quyền phụ nữ, những người đã chiến đấu để có công việc bình đẳng, trả lương công bằng và quyền phá thai", nữ sinh cho hay.
Nhóm 3 nữ sinh đứng phản đối trước biểu ngữ ghi dòng chữ "Con gái của bạn sẽ có đến 26-27 ông bố". Ảnh: Sixth Tone.
Cùng với Joanne, nhiều cô gái từ các trường đại học trong nước tham gia chiến dịch hưởng ứng trả lại ý nghĩa ngày phụ nữ.
Trên mạng Douban, một nữ sinh chia sẻ hình ảnh bức tường graffiti được dựng trong sân trường, ghi đầy các khẩu hiệu chê bai thói gia trưởng ăn sâu ở Trung Quốc.
Một sinh viên khác cho biết những băng rôn mang nghĩa phân biệt giới tính ở đã được báo cáo với ban giám hiệu và thay thế bằng thông điệp phù hợp hơn.
"Chúng tôi không gây rắc rối. Chúng tôi chỉ hy vọng nhiều sinh viên nam sẽ nhận ra một số trò đùa mà họ coi là buồn cười chỉ khiến phụ nữ khó chịu", bài đăng viết.
Zhang Yinhan, đang theo học ngành nhiếp ảnh tại Đại học Thanh Hoa, nói với Sixth Tonerằng các sinh viên nam mua tặng bạn học nữ món quà nhỏ như hoa và đồ ăn nhẹ vào ngày này.
“Tôi nghĩ rằng việc công nhận những đóng góp của phụ nữ là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, khi các nam sinh sử dụng ngôn từ không phù hợp, điều đó cho thấy rằng chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để đạt được bình đẳng giới”, Zhang nói.
Theo Zing
Lý do nữ sinh Nhật luôn mặc váy ngắn đi học dù mùa đông
Bất chấp mùa đông Nhật Bản có tuyết rơi dày và nhiệt độ xuống thấp, chuyện những nữ sinh nước này vẫn mặc váy ngắn đến trường không phải là điều lạ lẫm.
" alt="Nữ sinh Trung Quốc yêu cầu bỏ ngày con gái vì thấy bị xúc phạm" />Gia đình Tiến sỹ Vũ Quốc Huy ở Anh.
Thông thường các gia đình khi bắt đầu có con nhỏ sẽ cố gắng chuẩn bị Tết sao cho càng giống Việt Nam càng tốt để cho các con hiểu được văn hóa cội nguồn.
Học sinh ở Anh đi học có 3 kỳ và thường gia đình tôi sẽ cho các cháu về Việt Nam dịp Tết nếu may mắn ngày Tết gần với kỳ nghỉ ở trường. Năm nay nếu không có Covid thì các cháu chắc sẽ được đón Tết ở Việt Nam.
Để cả nhà cảm nhận được chút Tết thì nhà tôi có làm lễ cúng Ông Táo và Tất Niên. Từ hôm cúng Ông Táo cho tới mùng 1 Tết, vợ chồng tôi cho các cháu nói chuyện với ông bà ở Việt Nam nhiều hơn, cho xem các chương trình ca nhạc chào xuân, gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Anh.
Ở Anh có cộng đồng người Việt khá lớn nên hầu hết mọi thứ cần thiết cho một bữa tất niên đều có thể mua được. Bánh chưng, giò, măng,... đều có thể mua dễ dàng hoặc mua nguyên liệu về tự làm. Khó nhất là tìm được một cây hoa giống cây mai, cây đào nhà mình. Nước Anh có nhiều hoa giống hoa đào nhưng cây thường to nên cũng không tiện hái cành. Ngày 30 Tết cả nhà rộn ràng nói chuyện với gia đình ở Việt Nam, chuẩn bị Tết, lì xì, đặc biệt năm nay vì Covid nên cả gia đình đều ở nhà nên không khí cũng ấm cúng hơn.
Năm 2020 cả thế giới chìm trong đại dịch và những gia đình người Việt tại Anh trở nên khá đặc biệt vì Việt Nam là nước chống dịch tốt nhất thế giới còn Anh Quốc là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm cao nhất thế giới.
Khi đại dịch bùng lên rất nhiều người quen, đặc biệt là các bạn du học sinh, chào tạm biệt chúng tôi và nước Anh. Tuy vậy các gia đình có con nhỏ như nhà tôi thì vẫn ở lại vì còn công việc và học tập của vợ chồng và con cái. Đã 11 tháng tôi làm việc từ nhà và nước Anh hiện đang phong tỏa nghiêm ngặt nên cuộc sống có rất nhiều thay đổi.
Hai vợ chồng tôi đều làm online và các con thì học online toàn bộ. Chúng tôi cố gắng tìm hiểu các hoạt động khác nhau để giúp các con được phát triển tốt về cả sức khỏe và học tập. Trong tuần thì mỗi ngày tôi chỉ ra ngoài nửa tiếng đi dạo và tập thể dục.
Cuối tuần cả nhà ra công viên chơi vì mọi địa điểm văn hóa, giải trí đều đóng cửa. Tuy buồn vì đại dịch đã hạn chế rất nhiều hoạt động của cả gia đình, tôi thấy vui vì cả nhà có nhiều thời gian cho nhau hơn. Từ ngày có Covid các con học piano online với thầy giáo nhiều và chơi tốt hơn.
Các con còn sáng tạo ra việc mở cửa sổ chơi piano cho người qua đường nghe và gây quỹ từ thiện. Bằng việc chơi đàn hàng ngày trong một tuần, hai bé đã gây quỹ được hơn 100 bảng (khoảng 4 triệu VNĐ). Hơn thế nữa, điều ngạc nhiên nhất và cũng xúc động nhất cho cả nhà là có một bức thư nhỏ (trong ảnh) được thả vào hòm gây quỹ. Bức thư có thể tạm dịch sang tiếng Việt như sau:
Thân gửi các nhạc công piano đáng yêu. Các cháu chơi nhạc thật tuyệt vời. Tiếng đàn piano của các cháu giúp tâm hồn cô thêm tươi vui và xúc động. Cám ơn các cháu đã chia sẻ tài năng với tất cả hàng xóm quanh đây. Cô sống ở đường Cleveland Gardens và có thể nghe các giai điệu từ tiếng đàn của các cháu hàng ngày. Thật tuyệt vời! Cô Heather.
Tôi luôn suy nghĩ tích cực, cố gắng học tập và phát triển trong mọi hoàn cảnh. Khi mọi việc từ học tập đến công việc đều chuyển lên online, tôi nghĩ đây chính là cơ hội để giảm khoảng cách về giáo dục và công việc, thu nhập giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển.
Các học sinh ở Việt Nam có thể học như ở Anh và các bạn muốn làm việc từ xa hoặc tìm đối tác với các nước khác cũng có nhiều cơ hội hơn. Vợ chồng tôi luôn muốn giúp đỡ các học sinh ở Việt Nam được hưởng nền giáo dục ở Anh dù là học online hay du học nên vợ tôi đã mở một cầu nối về giáo dục được hơn 3 năm.
Tôi nhận thấy học sinh Việt Nam rất thông minh nên nếu có cơ hội được tiếp xúc cách học tập và phương pháp tư duy mềm như học sinh Anh thì các em sẽ bộc lộ được nhiều tài năng.
Nhân dịp năm mới tôi xin chúc bạn đọc mạnh khỏe, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.
Vũ Quốc Huy (Tiến sỹ Đại học Oxford - từ London, Vương Quốc Anh)
Tết giúp ta sống sâu sắc hơn
ThS Nguyễn Hiếu Tín chia sẻ với VietNamNet về cách kiến tạo Tết an vui, sống tử tế.
" alt="Gia đình tiến sỹ Việt đón Tết ở Anh" />4 triệu chứng ở chân cảnh báo bệnh tiểu đường đã nghiêm trọng
Do tổn thương dây thần kinh và máu không lưu thông tốt, người mắc bệnh tiểu đường có thể bị loét, nhiễm trùng… ở chân." alt="Bé 4 tuổi đi cấp cứu với tiên lượng tử vong do biến chứng nặng đái tháo đường" />Đoàn Đức Minh là cựu học sinh lớp 12A1, trường THPT Đào Duy Từ, tỉnh Thanh Hóa. Nam sinh đỗ ngành Y khoa, Đại học Y Dược Thái Bình với 29,85 điểm khối D07 (Toán, Hóa, Anh). Trong đó, điểm Toán là 8,8, Hóa 9,75, Tiếng Anh 9,8, cùng 1,5 điểm ưu tiên.
"Đây là động lực giúp em tự tin trong những năm tới ở đại học", nam sinh nói.
So với điểm chuẩn ngành Y khoa (26,17), Minh thừa hơn ba điểm nhưng vẫn tiếc nuối vì lỡ điểm 10 môn Hóa.
Minh kể hoàn thành bài thi trong 1/3 thời gian, sau đó xem lại 3-4 lượt song không phát hiện lỗi. Mãi tới khi có điểm, em làm lại đề và phát hiện chọn sai ngay câu đầu tiên.
"Đó là bài học cho em", Minh chia sẻ.
" alt="Nam sinh Thanh Hóa đỗ thủ khoa Đại học Y Dược Thái Bình" />
- ·Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs NAC Breda, 23h45 ngày 24/4: Những kẻ khốn khổ
- ·Con gái xúc động gặp lại cha ruột sau 61 năm chia ly
- ·Những kỹ năng sống giúp con trở thành một người có trách nhiệm
- ·Cách làm bánh cam sữa nướng tuyệt ngon kết hợp với trà cứ gọi là mê li
- ·Nhận định, soi kèo Thể Công Viettel vs Sông Lam Nghệ An, 19h15 ngày 25/4: Tâm lý buông bỏ
- ·Nữ sinh Trung Quốc yêu cầu bỏ ngày con gái vì thấy bị xúc phạm
- ·KOL nhập vai ca sĩ, đầu bếp mở màn Tech Talk
- ·Nhật Kim Anh ra mắt MV 'Tết phơi phới'
- ·Nhận định, soi kèo TPHCM vs Hà Tĩnh, 19h15 ngày 25/4: Bắn hạ Chiến hạm đỏ
- ·Tai biến thẩm mỹ: Đừng dại "mách nhau làm đẹp" ở cơ sở trôi nổi
Cặp đôi đã thấy những hậu quả của việc "gần nhau".
Viktoria Pustovitova 28 tuổi và Alexander Kudlay 33 tuổi quyết định xích tay mình lại với nhau trong vòng 3 tháng như một thử thách tình yêu. Cặp đôi tuyên bố rằng họ đã làm mọi thứ cùng nhau hết sức thành thạo, từ rửa bát, nấu thức ăn đến đi vệ sinh và lái xe hơi.
Tuy nhiên, Viktoria phát hiện trên cổ tay mình bắt đầu xuất hiện những vết loét đau đớn do sợi dây xích ma sát và phải tìm đến sự trợ giúp y tế.
Alexander cho biết: "Chúng tôi đã bôi thuốc mỡ nhưng không mang lại kết quả gì. Đó là một cơn ác mộng".
Tay của Viktoria bị loét khá nghiêm trọng. Cặp đôi đến từ Kharkiv, Ukraine đã đến bệnh viện và Viktoria được yêu cầu đeo băng kín cổ tay. Bác sĩ da liễu Tatyana Egorova cảnh báo cặp đôi rằng họ có thể phải hủy bỏ thử thách tình yêu đầy tham vọng của mình.
"Đây là những vết loét do tiếp xúc lâu với kim loại, các mô da bị kẹp liên tục đã dẫn đến rối loạn tuần hoàn", bác sĩ cho biết.
Dù Viktoria và Alexander có thể hoàn thành hầu hết các công việc hàng ngày cùng nhau, họ kể rằng việc sử dụng nhà vệ sinh trong nhà hàng hoặc nơi công cộng vẫn xảy ra một chút vấn đề.
Viktoria thích sử dụng nhà vệ sinh nữ nhưng đã có nhiều lời phàn nàn khi cô ấy đưa cả Alexander vào cùng. Cặp đôi cũng từ chối tiết lộ chi tiết về đời sống tình dục của mình khi bị xích lại với nhau.
"Chúng tôi không nói về điều này", cặp đôi cho biết.
Thử thách tình yêu, cô gái nhập viện sau 3 tháng tự xích mình và bạn trai. Cặp đôi kể rằng công việc của cả hai vẫn ổn khi Alexander bán phụ tùng xe hơi trực tuyến trong khi Viktoria đang huấn luyện tại nhà trong thời gian đóng cửa xã hội.
Alexander cho biết thử thách bất thường này là ý tưởng của anh. Người đàn ông 33 tuổi tuyên bố bạn gái đã từng dọn ra ngoài sau "cuộc cãi vã nhỏ nhặt" và đó là khi anh nảy ra ý tưởng này.
Alexander giải thích: "Tôi nói đùa rằng anh sẽ trói em lại. Cuối cùng thì chúng tôi đã làm như vậy. Lúc đầu Viktoria không đồng ý nhưng tôi đã thuyết phục được cô ấy".
Dây xích của họ được hàn vào nhau. Điều đó có nghĩa là họ sẽ cần nhờ đến sự giúp đỡ của các dịch vụ khẩn cấp để được giải thoát khỏi nhau.
Tôi băn khoăn trước đề nghị làm tình nhân của chồng cũ
Có lẽ tôi thèm vòng tay của chồng ôm chặt mình khi ngủ. Cảm xúc cứ thế, tôi thấy mình vẫn lụy tình, nhớ nhung chồng cũ.
" alt="Thử thách tình yêu, cô gái nhập viện sau 3 tháng tự xích mình và bạn trai" />Gần 10 năm qua, ông Kính tình nguyện nhặt rác, khơi thông dòng chảy giúp người dân không bị ngập nước. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Gần 10 năm vớt rác, khơi thông ống cống
Đồng hồ điểm 12h trưa, ông Vương Văn Kính (SN 1947, ngụ phường Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức, TP.HCM) mới nổ máy xe, trở về nhà. Trước hiên nhà, ông cởi vội chiếc áo đẫm mồ hôi, treo lên đầu tủ rồi nói mình mới đi sửa chữa những miệng cống, hố ga hư hỏng trên địa bàn.
Gần 10 năm nay, ông Kính liên tục vớt rác, thông cống ở một số kênh trên địa bàn phường Hiệp Bình Chánh. Ông kể, trước đây, người dân phường Hiệp Bình Chánh sống trong cảnh ngập nước nặng nề.
“Cách đây nhiều năm, độ tháng 9 âm lịch là khu vực này ngập nước nghiêm trọng. Những tháng này, bà con phải đi lại bằng ghe rất cực khổ. Mỗi lần đưa con đi học, tôi cũng phải chèo ghe sát vào bậc thềm, cho xe máy lên ghe rồi đẩy ra đường lớn”, ông Kính kể.
“Mùa nước nổi” ở giữa phố kéo dài đến Rằm tháng Giêng âm lịch. Năm nào, người dân nơi đây cũng ăn Tết trong cảnh nước ngập đến đầu gối, vật dụng, nhà cửa đều hư hỏng.
Khi chính quyền làm đê, đắp cống ngăn triều cường, ông xung phong tham gia đội quản lý đê nhân dân.
Ông Kính tự hào “khoe” mình thuộc tổ Quản lý đê nhân dân. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Tham gia lực lượng này, dù đã cao tuổi, ông Kính vẫn xung phong nhận nhiệm vụ đi kiểm tra cống, đê ngăn triều cường.
Ông chia sẻ: “Mỗi đợt triều cường, tôi đều có lịch đóng cửa cống ngăn triều cường. Nhiệm vụ của tôi là đi kiểm tra, chỗ nào dòng chảy bị kẹt thì xử lý, chỗ nào ngập phải bơm nước ra cho người dân”.
Trực tiếp quản lý đê điều, ông Kính phát hiện khu dân cư bị ngập nước do rác thải làm nghẹt cống, khiến nước không thể thoát đi. Thấy vậy, ông lại tình nguyện trầm mình dưới dòng nước đen vớt rác, khơi dòng để chống ngập.
Ông nói: “Tôi nhận ra, hiện nay, tình trạng ngập là do nước rút không kịp bởi các miệng cống bị rác thải bịt chặt. Dòng chảy bị bóp nghẹt khiến nước không thể rút đi. Để giải quyết tình trạng này, một mặt tôi cùng chính quyền địa phương vận động người dân không xả rác bừa bãi. Mặt khác, tôi tình nguyện đi nhặt, vớt rác”.
Nhiều năm quản lý đê, cống, ông Kính luôn đoán biết thời điểm, vị trí ống cống bị nghẹt trong những trận mưa lớn, triều cường dâng cao. Những lúc như thế, dù mưa lớn, đêm khuya, ông cũng một mình chạy xe đến các vị trí mà ông đoán biết sẽ ngập, nghẹt để vớt rác, khơi dòng.
Nhiều năm qua, ông Kính trầm mình dưới nước để nhặt rác, khơi thông dòng chảy. (Ảnh nhân vật cung cấp). “Nghe đơn giản vậy thôi nhưng công việc này rất nguy hiểm. Nếu không có kinh nghiệm có thể gặp nguy bất cứ lúc nào. Nước lớn mà cống bị nghẽn thì thế nào cũng ngập. Lúc nước đang lớn, lội xuống miệng cống vớt rác, khơi dòng thì vô cùng nguy hiểm”, ông chia sẻ thêm.
Đánh cược với “tử thần”
Ông Kính nói, hệ thống cống thoát nước tại địa phương có đường kính rất lớn. Mỗi khi mưa to, dòng nước chảy qua cống rất nhiều tạo ra lực hút cực lớn. Nếu không bị nghẽn, sau cơn mưa lớn hoặc triều cường, các điểm ngập nước tại địa bàn sẽ rút hết nước sau 10-15 phút.
Tuy nhiên, trong thực tế, mỗi khi mưa lớn, các ống cống tại đây đều không thể “hoàn thành nhiệm vụ” của mình. Các miệng cống bị rác thải sinh hoạt chặn cứng, dòng nước ứ đọng, tắc nghẽn. Những thời điểm này, ông Kính luôn có mặt kịp thời, tìm hướng xử lý, bất chấp nguy hiểm.
Sau lần gặp nạn do bất cẩn, bây giờ, ông Kính luôn sử dụng cây để vớt rác tại các miệng cống thoát nước. (Ảnh nhân vật cung cấp). Ông Kính kể: “Để nước rút nhanh, tôi phải dọn sạch rác, khơi thông dòng chảy. Tôi thường dùng xà beng nạy nắp cống lên rồi trèo xuống dưới làm sạch. Việc này nguy hiểm lắm. Lỡ không may, nắp cống đóng lại hoặc dọn rác không biết cách làm dòng nước bất ngờ được khơi thông, tạo lực hút mạnh, hút mình vào trong là chết chắc”.
Ngay cả bản thân ông, dù có gần 10 năm kinh nghiệm, ông cũng suýt mất mạng trong một lần khơi dòng trước miệng cống thoát nước. Lần ấy, thấy miệng cống bị rác, bãi cỏ làm tắc nghẽn, miệng cống chìm dưới dòng nước đục nên ông chủ quan.
Ông kể: “Do nước đục tôi không nhìn rõ miệng cống và nghĩ rằng rác không nhiều, chỉ cần dùng chân đạp bãi cỏ vào miệng cống là nó sẽ bị nước cuốn đi, dòng chảy được khơi thông. Nào ngờ, tôi mới dùng chân đạp nhẹ, miệng cống hút mạnh bãi cỏ, cuốn luôn tôi vào trong”.
“Trong lúc nguy ngập, tôi quờ quạng, nắm được cây tràm người ta đóng cừ rồi cố níu người lại. Nước cuốn mạnh đến nỗi, quần áo tôi bị trôi tuột đi hết. Nếu không vớ được cái cây, tôi bị cuốn vào trong ống cống, va đập với thành ống thì chỉ có chết”, ông kể thêm.
Ông Kính được chính quyền TP.HCM tặng nhiều bằng khen. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Sau tai nạn ấy, ông đùa rằng mình đã rút ra được bài học “xương máu”. Bây giờ, chỗ nào nước triều cường thổi ra, ông mới dám xuống gỡ rác. Việc khơi dòng trước miệng cống, ông cũng sử dụng cây sào dài để vớt chứ không dùng chân, tay như trước.
Ngoài ra, để giảm thiểu các trường hợp buộc phải xuống cống khơi dòng cực kỳ nguy hiểm, ông Kính chọn việc đi nhặt rác mỗi ngày. Ông nói rằng, việc này sẽ ngăn được rác chặn dòng chảy, góp phần chống ngập.
Mỗi ngày, ông đều đi dọc theo các con kênh, cống thoát nước… nhặt rác. Việc liên tục trầm mình dưới cống, kênh nước ô nhiễm khiến cơ thể, tay chân ông lở loét, mưng mủ…
Ghi nhận hành động nhân văn nói trên, UBND TP.HCM đã tặng ông Kính nhiều giấy khen, bằng khen.
Người cựu binh 6 năm vớt rác, nhặt kim tiêm trên kênh Sài Gòn
Mưa lớn, nước kênh dâng đen ngòm, rác thải theo dòng nước kéo vào nhà dân. Thấy vậy, người cựu chiến binh tình nguyện vớt rác, nhặt kim tiêm, khơi dòng kênh đen.
" alt="Ông lão 10 năm đi chống ngập, từng suýt chết vì nước cuốn" />Tôi và anh quen nhau được hơn 1 năm. Ban đầu, ấn tượng của tôi về anh chỉ là một người đàn ông hiền lành, bình thường. Nhưng anh chủ động theo đuổi khiến tôi dần cảm động và nảy sinh tình cảm.
Trong suốt thời gian hẹn hò, anh khiến tôi không thể chê được ở điểm nào khi thể hiện mình là con người lịch sự, chăm chỉ và cầu tiến. Dù thu nhập không quá cao nhưng anh không tiếc tôi bất cứ thứ gì. Những hôm tôi ốm, mệt cũng một tay anh chăm sóc, lo lắng.
Hẹn hò được một thời gian ngắn, tôi đưa anh về ra mắt. Thấy bạn trai của con gái nhanh nhẹn, chân thành nên gia đình tôi rất quý mến.
Sau lần ra mắt thuận lợi, anh đã nói đến chuyện xây dựng tương lai bằng một đám cưới. Nhưng vì chưa hiểu hết về nhau nên tôi hơi chần chừ. Tôi muốn về nhà anh để tìm hiểu kỹ hơn. Khi tôi đưa ra đề nghị, anh khá bối rối.
Lo sợ có gì khuất tất, tôi càng thúc giục việc về nhà anh ra mắt. Cuối cùng, anh cũng hẹn ngày đưa tôi về.
Gia đình anh sống trong căn nhà 2 tầng khang trang. Bên cạnh là gia đình của người chú ruột – một ngôi nhà cấp bốn khá cũ. Bố mẹ anh rất niềm nở, mến khách. Anh giới thiệu hai bác là công chức về hưu. Nhà anh có 2 chị gái đã đi lấy chồng và em trai đang làm thợ điện nước. Gia đình không quá giàu có nhưng đầy đủ mọi tiện nghi, ấm cúng khiến tôi khá hài lòng.
Sau chuyến thăm đó, chúng tôi về thành phố. Tôi quyết định đồng ý với lời cầu hôn của anh và dự định sẽ làm đám cưới vào giữa năm 2021.
Vừa rồi, tôi có chuyến công tác ở quê anh. Từng ra mắt gia đình anh và lại có chút đặc sản được đối tác biếu, tôi muốn mang đến tặng 2 bác. Vì vậy tôi cứ đến thẳng nhà mà không báo cho anh biết.
Thật lòng, chuyến viếng thăm bất ngờ này cũng là cơ hội để tôi tìm hiểu rõ hơn về gia đình chồng tương lai.
Nhưng lần về quê bất ngờ này, tôi mới phát hiện ra những gì anh nói trước đây là giả dối. Căn nhà 2 tầng - anh giới thiệu là nhà mình, thực ra là nhà của người chú. Ngôi nhà cấp 4 xập xệ, cũ kỹ bên cạnh mới là nhà anh. Hoàn cảnh gia đình anh cũng không được như những gì anh “vẽ” lên. Bố mẹ anh đều làm nông nghiệp, cuộc sống khá thiếu thốn. Thu nhập của 2 bác không đủ sinh hoạt, phải trông chờ một phần vào số tiền con trai gửi về.
Tôi quay lại thành phố và chất vấn anh. Lúc này, anh mới thừa nhận, những gì anh nói trước đây đều không đúng.
Anh thấy gia đình tôi đầy đủ, khá giả, sợ tôi chê cảnh nghèo khó, không đồng ý làm vợ anh. Vì vậy anh đành nhờ bố mẹ và gia đình chú ruột giúp mình. Anh nói không có ý lừa dối tôi, anh làm thế cũng chỉ vì quá yêu và sợ mất tôi.
Hiện tôi đã biết hết sự thật thì anh cũng chẳng thể nói được gì hơn. Mọi việc đều do tôi quyết định nhưng anh hứa, nếu lấy nhau anh sẽ lo cho tôi cuộc sống đầy đủ, không thiếu thốn gì.
Tôi rơi vào tình huống dở khóc dở cười. Bất cứ cô gái nào cũng muốn được về làm dâu một gia đình đầy đủ, sung túc nhưng không có nghĩa anh nghèo, tôi sẽ từ chối anh. Vậy mà anh lại tìm cách lừa dối tôi để sau khi sự đã rồi – đám cưới xong xuôi, anh mới nói thật mọi chuyện.
Anh vẫn đang chờ câu trả lời của tôi nhưng tôi vô cùng bối rối. Một người bạn tôi khuyên rằng, anh làm như vậy vì quá yêu và tôi nên cho anh cơ hội. Nhưng tôi thấy lo lắng. Cuộc hôn nhân ban đầu đã lừa dối nhau như vậy, sau này còn nhiều chuyện khác, liệu anh có thật lòng với tôi?
Xin các độc giả cho tôi lời khuyên.
Đắn đo nói sự thật với người yêu cũ sau 8 năm bí mật sinh con
Bị người yêu chối bỏ trách nhiệm, tôi nỗ lực sinh con một mình. Nay cháu đã lớn, anh ta xin tôi tha thứ để bố con có thể nhận mặt nhau.
" alt="Cảnh tượng khó tin sau lần bất ngờ về thăm nhà người yêu" />Hôm qua, sau khi về quê lên, chồng tôi bảo, anh đã hẹn mua của ông chú họ con lợn gần 80kg. Ngày 27 tháng 12 âm lịch, cả nhà sẽ về quê để đụng lợn, gói bánh chưng, bó giò…, lo Tết cho ông bà nội.
Con lợn gần 80kg sẽ chia làm 4 phần, nhà tôi lấy 3 phần, chú họ 1 phần.
Tôi kêu trời kêu đất vì thịt lợn đang đắt đỏ. Gần 60kg thịt lợn sẽ tốn một mớ tiền to. Hơn nữa, bố mẹ chồng tôi đã già, ngày Tết cũng chỉ có vợ chồng tôi và 2 con ở cạnh. Các anh chị em còn lại chỉ đáo qua, tập trung ăn 1 hoặc 2 bữa rồi lại về lo Tết nhà mình.
Đồ ăn thức uống năm nào cũng thừa mứa, lãng phí. Mùng 5 Tết, chúng tôi trở lại Hà Nội, trong tủ của ông bà vẫn chất đầy giò, thịt…
Mẹ chồng tôi lại gói gói, ghém ghém bắt tôi mang đi cho các cháu ăn. Khổ nỗi, đồ ăn để lâu không còn ngon, chúng không chịu đụng đũa. Vợ chồng tôi phải bảo nhau ăn suốt tháng Giêng, thậm chí sang tận tháng Hai mới hết.
Thêm vào đó, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chồng tôi làm du lịch nên gần như thất nghiệp cả năm, suốt ngày ở nhà. Khi buồn chán, anh lại nhậu nhẹt với bạn bè. Tôi làm ở công ty xuất nhập khẩu, bình thường lương thưởng khá nhưng năm nay thì kém toàn tập. Các khoản thưởng đều bị cắt. Thậm chí có tháng tôi chỉ được nhận nửa lương.
Tôi khuyên chồng nên tính toán lại việc chi tiêu Tết.
Theo tôi, đồ ăn thức uống chỉ nên mua vừa đủ cho 1, 2 ngày. Vì dù ở quê nhưng mùng 2 Tết, chợ đã mở. Lúc đó, gia đình muốn ăn gì, tôi sẽ đi chợ để mua. Như vậy, vừa tránh lãng phí, đồ ăn lại tươi ngon.
Thế nhưng chồng tôi gạt đi. Anh còn nổi nóng nói rằng, những năm trước thế nào thì năm nay cứ thế, không bàn cãi nhiều. Cả năm có ngày Tết, mua sắm, ăn uống và biếu xén họ hàng, làng xóm cho đàng hoàng, vui vẻ. Đồ ăn dù có thừa đổ đi cũng phải nghĩ là điều may mắn. Mua sắm nhỏ giọt thì cả năm eo hẹp.
“Đó là tư tưởng bảo thủ của anh. Nhưng năm nay chúng ta không có tiền. Gần Tết rồi mà trong túi không có nổi vài triệu. Anh định mua sắm bằng gì?”, tôi cãi lại bằng giọng bức xúc.
Chồng tôi bất ngờ nổi điên, anh mắng tôi thậm tệ rồi yêu cầu tôi phải đi xoay tiền.
Anh bảo, ở quê, bố mẹ anh vẫn luôn tự hào vì con cái giỏi giang, đàng hoàng. Anh lại là con cả nên không thể vì một năm khó khăn mà thắt chặt chi tiêu để bố mẹ phải lo nghĩ…
Tôi rất bức xúc nhưng không biết làm thế nào để thay đổi tư tưởng của chồng.
Có ai gặp phải tình trạng giống gia đình tôi không? Xin hãy cho tôi lời khuyên trong tình huống này. Tôi xin cảm ơn.
Tết Nguyên đán 2021 đang đến gần. Kế hoạch đón Tết của gia đình bạn năm nay có gì khác biệt? Hãy chia sẻ với chúng tôi những câu chuyện, kỷ niệm vui buồn xung quanh Tết của gia đình bạn tại khung bình luận bên dưới hoặc gửi bài về địa chỉ mail: bandoisong@vietnamnet.vn. Trân trọng cảm ơn." alt="Thất nghiệp cả năm, Tết 2021 chồng đòi đụng con lợn gần 80kg" />
- ·Nhận định, soi kèo Turan Tovuz vs Samaxi, 22h00 ngày 25/4:
- ·MC VTC bén duyên phim: 'Tôi chỉ như bông hạt mới nảy mầm'
- ·14 dấu hiệu chứng tỏ chàng muốn tính chuyện lâu dài với bạn
- ·Arteta, Odegaard bị chê vì mừng quá khích
- ·Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Rayo Vallecano, 2h30 ngày 25/4: Khó có bất ngờ
- ·Người đàn ông chế tạo xe cứu hỏa trong hẻm nhỏ
- ·Bài cúng mùng 2
- ·Tranh cãi nồi chiên không dầu sinh ra chất gây ung thư
- ·Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Wellington Phoenix, 12h00 ngày 26/4: Những người khốn khổ
- ·45.000 hộp sữa Vinamilk hỗ trợ trẻ em cách ly tại Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng