Nhận định, soi kèo Arouca vs Farense, 22h30 ngày 23/2: Khách rơi tự do
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Daejeon Hana Citizen vs Ulsan HD FC, 12h00 ngày 23/2: Tiếp tục sa sút -
Đại sứ Nga có tác phẩm xuất sắc viết về bảo vệ tư tưởng của ĐảngThiếu tướng Đoàn Xuân Bộ tại buổi gặp gỡ báo chí. Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ, Tổng biên tập Báo QĐND, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết, hầu hết các tác phẩm tham dự đã bám sát chủ đề, chất lượng tương đối đồng đều, nhiều bài thể hiện rõ tính phát hiện, đề cập vấn đề mới trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch; phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Ban tổ chức thống nhất lựa chọn 30 tác phẩm xuất sắc để trao 3 loại giải: Giải cho báo Trung ương; giải cho báo địa phương; giải cho tạp chí. Trong đó có: 3 giải Nhất, 6 giải Nhì, 9 giải Ba và 12 giải Khuyến khích.
Đặc biệt, Ban tổ chức quyết định tặng thưởng cho 1 tác phẩm xuất sắc do Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam - ngài Gennady Stepanovich Bezdetko gửi dự thi và khen thưởng 3 tập thể cơ quan báo chí có nhiều tác phẩm chất lượng.
GS.TS Hoàng Chí Bảo GS.TS Hoàng Chí Bảo đánh giá cao cuộc thi khi thu hút sự tham gia của người nước ngoài, ông mong những cây bút trẻ, nhiệt huyết sẽ góp mặt nhiều hơn nữa.
“Để có các bài chính luận thu hút được người đọc, cần tích lũy kiến thức và viết bằng cả trái tim dành cho Đảng. Nếu người viết đã có đức tin thì sẽ thuyết phục được độc giả. Viết bằng trái tim thì dù thể loại chính luận khô khan, nhưng vẫn có sức lay động”, GS.TS Hoàng Chí Bảo cho biết.
Lễ tổng kết, trao giải và phát động cuộc thi được tổ chức ngày 26/4/2023 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Tác giả 37 tuổi giành giải Xuất sắc cuộc thi viết cho thiếu nhiThí sinh Đào Trung Uyên (37 tuổi, Phú Yên) đã đạt giải Xuất sắc nhất cuộc thi sáng tác truyện đồng thoại năm 2022 với chùm tác phẩm "Mây nhỏ tìm chỗ khóc" và "Vai diễn đầu tiên của Rùa".">
-
Những chuyện đời thường thú vị của nhà báo Nguyễn Phú TrọngVietNamNet giới thiệu bài viết "Những chuyện đời thường thú vị của nhà báo Nguyễn Phú Trọng" do nhà báo Quốc Phong, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Thanh Niên chấp bút. Bài viết được đăng tải trên chuyên mục Đời sống vào ngày 9/2/2024. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng học khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (khoá 8). Ông tốt nghiệp cử nhân năm 1967 và được phân công về làm biên tập viên của Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản). Tháng 8/1991, ông đảm nhiệm chức Tổng biên tập Tạp chí.
Không dùng xe công cho việc cá nhân
Nhà giáo Nguyễn Hùng Vĩ, cựu sinh viên khoá 18 (1973-1977) khoa Ngữ văn là bạn đồng môn, đồng khoá với tôi hồi đại học. Hôm mới đây, anh có kể cho tôi nghe về những ngày anh là giảng viên bộ môn Văn học dân gian nhưng lại được phân công kiêm nhiệm trợ lý công tác sinh viên của khoa. Vì thế, anh đã có dịp được tiếp xúc và làm việc với nhà báo Nguyễn Phú Trọng, khi đó là Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản. Anh kể:
- Tớ từng chở ông cụ (nhà báo Nguyễn Phú Trọng) đi vào khoa mình dạy suốt 2 năm, 1990 và 1991. Lúc đó tớ chưa có xe máy nên ngày ngày vẫn đạp xe đi làm. Khoa Ngữ văn khi đó giảng dạy cho sinh viên một chuyên đề về báo chí có tên là Nghiệp vụ báo chí. Chuyên đề này trước đây do cố nhà báo kỳ cựu Quang Đạm, nguyên ủy viên Bộ biên tập báo Nhân Dân đứng lớp. Sau khi cụ Quang Đạm vào TP.HCM thăm họ hàng và bạn bè thì không tìm ra ai để dạy nữa.
Phó giáo sư Bùi Duy Tân của anh em mình một hôm nói với tớ: Anh Phú Trọng, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, từng viết một cuốn sách gọi là "Nghiệp vụ viết báo". Bây giờ Vĩ ra gặp, mời anh Trọng về dạy xem có được không?
Tớ ra gặp và được anh Phú Trọng bảo: Được trở về phục vụ khoa ta thì còn gì bằng nữa, anh sẵn sàng!
Anh còn mời tớ 'em cứ chủ động ra sớm, ăn cơm cùng anh chị để vào trường cho kịp giờ giảng, đỡ lo nấu'. Bởi anh biết vợ tớ bận đi làm, không về trưa mà thằng con mới 3 tuổi thì gửi nhà trẻ nên cũng là cảnh buổi trưa "cơm nguội"...
Người viết bài này có hỏi: Vậy khoa ta trả thù lao giờ lên lớp cho anh Phú Trọng có khá không?
Thầy Hùng Vĩ hồi tưởng:
- Cụ có lấy tiền hay không thì bây giờ tớ cũng không biết nữa. Chắc là không. Vì tiền giờ lên lớp thì khi tổng kết năm học mới tính, thậm chí có khi sang năm sau mới tính cho năm trước. Ngày đó, trường chậm lương 2 tháng cũng là thường. Sau này, mình mời ông Nguyễn Xuân Kính dạy chuyên đề Văn học dân gian cũng đâu có tiền. Phải đến 1995, các giờ thừa, giờ mời mới được tính.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là cựu sinh viên khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (người đứng thứ 2 từ trái sang, chụp tháng 2/1965, ở ký túc xá Mễ Trì, Hà Nội) Từ đó, mỗi tuần cứ 2 buổi, tớ ra phố chở anh bằng xe đạp vào Thượng Đình để anh lên lớp. Lớp thì ở tầng 4 nhà Liên hợp, nhìn thẳng sang nhà máy Thuốc lá Thăng Long. Giờ học buổi chiều lúc đó quy định vào lớp là 12h30 nên 11h tớ đã phải ra phố Nguyễn Thượng Hiền, thi thoảng ăn cơm cùng anh chị do vợ anh, chị Mận nấu rồi đưa anh đi.
Lần đầu thấy tớ chưa kịp ăn nên anh bảo, "cứ ăn cơm cùng anh chị rồi ta vào trường cho kịp". Tớ cũng khéo léo hỏi anh chuyện phương tiện đi lại về lâu dài xem thế nào thì anh nói luôn: Việc anh lên lớp thế này là do anh nhận lời riêng với khoa, là tư cách cá nhân. Mà đã là chuyện cá nhân thì không nên dùng xe công(lúc này Phó tổng biên tập Tạp chí đã có xe riêng, vì ngang cấp Phó Ban của Trung ương Đảng - NV).
Tớ chở anh Phú Trọng bằng xe đạp suốt cả Chuyên đề báo chí với 70 tiết mỗi năm và kéo dài như vậy 2 năm liền. Một tuần 2 buổi, mỗi buổi 3 tiết, đến tận năm 1991, anh Trọng vẫn dạy.
Khi ấy, lịch học 5 tiết mỗi buổi chia là 3/2. Phần 2 tiết thường cho các môn cơ bản và thầy cô của khoa giảng. Phần 3 tiết thường dành cho khách mời để họ hoàn thành nhanh hơn và cũng bõ một nửa ngày đi lại của giảng viên bên ngoài vào.
Sau này, khi đã ở cương vị Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn giữ phong cách đó. Đi dự hội lớp hồi đại học, không khi nào ông đi ô tô. Ông nhờ xe ôm do các bảo vệ chở đi chứ không phải bắt xe ngẫu nhiên ở ngoài đường.
"Có lần, qua trợ lý Nguyễn Huy Đông, tớ báo rằng ông Nguyễn Tiến Hải, nguyên Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, bạn thân của ông Nguyễn Phú Trọng ốm. Ông Nguyễn Phú Trọng công tác ở miền Nam ra liền đến thăm ông Hải ở bệnh viện bằng xe ôm do bảo vệ chở. Trước đó, Tết nào ông cũng đến thăm ông Hải bằng xe ôm"- nhà báo Vũ Lân, đồng môn với chúng tôi kể.
Những câu chuyện thú vị và đầy ý nghĩa mà những người bạn đồng môn với tôi kể lại liên quan đến nhà báo Nguyễn Phú Trọng thật giản dị và cảm động, cho thấy quan điểm rành rẽ chuyện công - tư và cũng rất nguyên tắc của một nhà báo sau này trở thành Tổng bí thư của Đảng.
>> Kỳ sau: Nhà báo Nguyễn Phú Trọng: Chia nhuận bút công bằng, luôn nghĩ đến người giúp việc
Sự dí dỏm, giản dị đến bất ngờ của Tổng Bí thưNgười lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước quả là một chính khách nổi trội về trình độ, bản lĩnh chính trị vững vàng, uy tín cao... và có lối sống rất đỗi giản dị, gần gũi.
"> -
Mazda ít được ưa chuộng trên thị trường toàn cầuMazda CX-5 là mẫu xe được nhiều khách hàng Việt ưa chuộng. Thế nhưng, tại các thị trường khác, Mazda lại đang gặp phải những thách thức liên quan đến định vị thương hiệu cũng như giới hạn về số lượng sản phẩm.
Dưới đây là một số lý do khiến Mazda ít được ưa chuộng và khó cạnh tranh với các đối thủ đồng hương như Toyota, Honda hay Nissan trên thị trường toàn cầu được .
Thiếu nhận thức về thương hiệu
Theo phân tích của Vehicle Freak, so với một số đối thủ như Toyota, Honda và Nissan, mức độ nhận diện thương hiệu Mazda thấp hơn trong suy nghĩ của đại đa số khách hàng. Điều này một phần là do ngân sách tiếp thị của Mazda nhỏ hơn, hạn chế về quảng cáo và quảng bá sản phẩm của mình.
Khách hàng ít biết đến thương hiệu Mazda khi có nhu cầu tìm mua xe mới do ngân sách dành cho PR và quảng cáo hạn chế. Kết quả là, khách hàng tiềm năng có thể không quen thuộc với thương hiệu Mazda. Khi người tiêu dùng đang cân nhắc lựa chọn một chiếc ô tô mới, họ có thể nghĩ đến những thương hiệu nổi tiếng khác như Toyota, Honda hoặc Ford hơn là xem xét đến một thương hiệu ít được biết đến như Mazda.
Một thách thức khác mà Mazda phải đối mặt với việc thiếu nhận thức về thương hiệu là quá trình tạo dựng danh tiếng vững chắc về chất lượng và độ tin cậy sẽ trở nên lâu hơn mặc dù họ nổi tiếng là một trong những nhà sản xuất ô tô có chất lượng cao.
Điều này có thể khiến Mazda gặp khó khăn trong việc tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh cũng như thuyết phục khách hàng chọn xe Mazda thay vì xe của các đối thủ.
Giới hạn số lượng sản phẩm
Mazda có số lượng sản phẩm ít hơn nhiều đối thủ cạnh tranh, điều này cho phép Mazda tập trung vào sản xuất xe chất lượng cao nhưng mặt trái là có thể hạn chế sự hấp dẫn đối với những khách hàng muốn tìm kiếm nhiều lựa chọn.
Theo CarBuzz, dòng sản phẩm cốt lõi của Mazda chủ yếu được phân chia giữa xe sedan/hatchback/roadster và Crossover. Ở mảng xe sedan/hatchback/roadster có Mazda2, Mazda3, Mazda6, MX-5, còn mảng xe Crossover có CX-3, CX-30, CX-5, CX-50 và CX-8 (một số thị trường gọi là CX-9).
Mẫu xe chạy điện Mazda MX-30 với số lượng bán quá ít và chỉ có mặt tại một số thị trường nhất định. Các dòng xe khác như MPV hay hiệu suất cao lại không có. Trong khi, các đối thủ của Mazda lại có cả có chiều rộng và chiều sâu trong dòng sản phẩm của họ.
Dải sản phẩm của Mazda hiện tại. Thách thức lớn nhất mà Mazda phải đối mặt khi số lượng mẫu xe giới hạn là việc thu hút những khách hàng đang tìm kiếm những tính năng hoặc phong cách cụ thể trên một chiếc xe. Ngoài ra, hãng cũng phải đối mặt với khó khăn trong việc theo kịp sở thích và xu hướng thay đổi của người tiêu dùng.
Thiếu dòng xe SUV cỡ trung và cỡ lớn
Một trong những thách thức chính mà Mazda phải đối mặt với dòng sản phẩm hiện tại là số lượng lựa chọn xe SUV tương đối hạn chế, đặc biệt là ở phân khúc cỡ trung và cỡ lớn. Trong khi, xu hướng SUV lại đang ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây và nhiều thương hiệu đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển và quảng bá các sản phẩm SUV của họ.
Mazda CX-90 dự kiến sẽ bán ra thị trường vào đầu năm 2024. Mazda hiện mới chỉ cung cấp các mẫu SUV gồm CX-3, CX-30, CX-5, CX-50 và CX-8/CX-9 nhưng chúng vẫn nhỏ hơn so với một số mẫu SUV cỡ trung và cỡ lớn do các thương hiệu khác cung cấp.
Sự thiếu hụt ở phân khúc SUV cỡ trung và cỡ lớn sẽ khiến Mazda gặp khó khăn hơn trong việc cạnh tranh với các đối thủ tại các thị trường nơi những chiếc SUV cỡ lớn được ưa chuộng, đồng thời bỏ lỡ cơ hội thu hút khách hàng mới và mở rộng thị phần.
Số lượng xe hybrid và xe điện giới hạn
Cùng với xu hướng SUV hóa, xe hybrid và xe điện cũng ngày càng trở nên phổ biến vì những dòng xe này mang lại hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu và lượng khí thải thấp hơn so với các mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống. Khi ngày càng nhiều người tiêu dùng quan tâm đến môi trường, nhu cầu về xe hybrid và xe điện sẽ tiếp tục tăng.
Mazda mới chỉ có duy nhất một mẫu xe điện. Trong khi đó, Mazda mới chỉ có duy nhất mẫu CX-50 là xe hybrid, còn MX-30 là xe điện mới bán ở một số thị trường nhất định. Với số lượng xe hybrid và xe điện còn hạn chế như vậy, Mazda có thể đánh mất doanh số và thị phần tiềm năng vào tay các đối thủ.
Sự hiện diện toàn cầu hạn chế
Mặc dù Mazda là một thương hiệu nổi tiếng ở Nhật Bản và một số thị trường châu Á khác nhưng sự hiện diện toàn cầu của Mazda tương đối hạn chế so với một số đối thủ cạnh tranh.
Mazda đang bán hàng kém hơn nhiều so với các đối thủ đồng hương Nhật Bản. Năm 2022, Mazda chỉ bán được hơn 1,1 triệu xe, trong khi các đối thủ đồng hương là Nissan bán được 3,2 triệu xe, Honda là 3,5 triệu xe và Toyota là 10,5 triệu xe. Sự chênh lệch đáng kể về doanh số bán hàng này một phần là do sự hiện diện toàn cầu của Mazda còn hạn chế, đặc biệt tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu hay Trung Quốc.
Từ bỏ thị trường cấp thấp
Trong vài năm trở lại đây, Mazda đã đưa ra quyết định chiến lược kinh doanh mới, đó là không theo đuổi thị trường cấp thấp. Điều này hợp lý vì tỷ suất lợi nhuận thấp và Mazda muốn định vị mình là một thương hiệu cao cấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Định vị trở thành thương hiệu cao cấp khiến các mẫu xe của Mazda tăng giá đáng kể so với các đối thủ. Đây được xem là một bước đi vững chắc trong dài hạn nhưng cũng vì thế giá bán của các mẫu xe Mazda tăng lên đáng kể khiến nhu cầu sở hữu của người dùng xe Mazda với chi phí vừa phải bị sụt giảm.
Điều đó cũng giúp giải thích tại sao nhiều thị trường ít thấy sự hiện diện của những mẫu xe gắn logo Mazda chạy trên đường như các thương hiệu phổ thông khác như Toyota, Honda, KIA hay Hyundai.
Ngô Minh (Theo Vehiclefreak, Carbuzz)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Mazda CX-90 trình làng hướng đến phân khúc xe sang đắt đỏMazda CX-90 là chiếc SUV 7 chỗ đầy đủ được hãng xe Nhật Bản phát triển riêng cho thị trường Mỹ với rất nhiều thứ mới mẻ, vận hành mạnh mẽ và hướng tới phân khúc xe sang.">