![](<p>Xe Kei có tên gọi bắt nguồn từ Kei jidosha, có nghĩa là xe hạng nhẹ trong tiếng Nhật. Những chiếc xe sedan, xe tải, bản tải siêu nhỏ đều được gọi chung là xe Kei.</p><p>Tại quốc gia này những chiếc xe nhỏ gọn rất được ưa chuộng vì chúng phù hợp với điều kiện )
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/06/19/11/nhu-ng-chie-c-xe-kei-tho-i-ky-da-u-a-nh-flickr.jpg) |
Những chiếc xe Kei thời kỳ đầu. Ảnh: Flickr |
Sau Thế chiến thứ 2 Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, để khởi động lại nền kinh tế Bộ Thương mại Quốc tế và Công nghiệp Nhật Bản (MITI) đã chủ trương thúc đẩy phát triển loại phương tiện kích thước nhỏ để tiết kiệm nhiên liệu và chi phí sản xuất.
Ban đầu dòng xe siêu nhỏ tăng trưởng khá chậm, một phần do động cơ xe bị hạn chế ở dung tích 150cc bốn thì hoặc 100cc hai thì.
Tuy nhiên, việc cho phép tăng dung tích động cơ lên 360cc vào năm 1955 cho cả động cơ bốn và hai kỳ đã tạo ra bước ngoặt thực sự. Chiếc Suzuki Suzulight đi vào lịch sử ngành xe hơi Nhật Bản với tư cách là chiếc xe Kei đúng nghĩa đầu tiên.
Ra mắt vào năm 1955, Suzuki Suzulight được bán dưới 3 phiên bản Suzulight SS (sedan), Suzulight SL (xe tải van) và Suzulight SP (xe bán tải). Dòng xe Suzulight đã được bán trong hơn 10 năm cho đến khi dừng sản xuất vào năm 1969.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/06/19/11/chie-c-suzuki-suzulight-mo-ra-tho-i-da-i-mo-i-cho-do-ng-xe-kei-a-nh-suzuki.jpg) |
Chiếc Suzuki Suzulight mở ra thời đại mới cho dòng xe Kei. Ảnh: Suzuki |
Cùng với Suzuki Suzulight, nhiều chiếc xe Kei khác cũng được tung ra thị trường. Trong phải kể đến chiếc Subaru 360, đây là chiếc xe đầu tiên của thương hiệu này và cũng là một trong những mẫu xe Kei bán chạy nhất trong lịch sử với doanh số hơn 300 nghìn chiếc. Doanh nhân người Mỹ Malcolm Bricklin là người đã thành lập chi nhánh Subaru tại Mỹ vào năm 1968 chỉ để phân phối Subaru 360. Với dung tích động cơ 356cc, công suất 16 mã lực và chở được 4 người, Subaru 360 là đối thủ đương đầu trực tiếp với mẫu xe con bọ Volkswagen Beetle.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/06/19/11/subaru-360-la-ma-u-xe-kei-ba-n-cha-y-da-u-tien-trong-li-ch-su-a-nh-subaru.jpg) |
Subaru 360 là mẫu xe Kei bán chạy đầu tiên trong lịch sử. Ảnh: Subaru |
Với sự phát triển của xe Kei, những sản phẩm sau này càng trớ nên tinh tế hơn. Chiếc Honda N360 ra mắt vào năm 1967 cũng là một sản phẩm xuất sắc. Động cơ 354cc của chiếc xe này thực chất được lấy từ chiếc mô tô Honda CB450 nhưng được làm nhỏ lại để tuân thủ theo quy định. Honda N360 được mệnh danh là chiếc xe Mini Cooper của người Nhật.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/06/19/11/honda-n360-la-mini-cooper-cu-a-nguo-i-nha-t-a-nh-honda.jpg) |
Honda N360 là Mini Cooper của người Nhật. Ảnh: Honda |
Phiên bản Honda N600 với động cơ lớn hơn đã được chế tạo với mục đích xuất khẩu và là chiếc xe chính thức đầu tiên của Honda được bán sang thị trường Mỹ. Tuy bị thất bại trên thị trường quốc tế nhưng N600 đã làm tiền đề để mở đường cho sự thành công của Honda Civic vào năm 1973.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/06/19/11/honda-n600-la-chie-c-xe-honda-da-u-tien-xua-t-kha-u-sang-my-a-nh-honda.jpg) |
Honda N600 là chiếc xe Honda đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ. Ảnh: Honda |
Vào đầu thập niên 70, do sự thay đổi trong chính sách sở hữu tài sản của chính phủ Nhật, đồng thời quy định kiểm soát lượng khí thải chặt chẽ hơn, ngành công nghiệp xe hơi của Nhật tạm thời trầm lắng xuống. Honda và Mazda tạm thời dừng sản xuất xe Kei chở khách, chỉ duy trì dòng xe Kei bán tải.
Đến năm 1976, chính phủ Nhật cho phép tăng kích thước của dòng xe Kei dài hơn, rộng hơn đồng thời nâng hạn mức dung tích động cơ lên 550cc, dòng xe này lại sôi động trở lại.
Theo quy định mới, kích thước của xe Kei có thể dài thêm 20cm và rộng thêm 10cm so với trước. Các nhà sản xuất có thể chế tạo những mẫu xe rộng rãi hơn, thoải mái hơn, phù hợp với thị hiếu của thị trường châu Âu.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/06/19/11/vie-c-no-i-quy-di-nh-ve-do-ng-co-ki-ch-thuo-c-giu-p-xe-kei-phu-ho-p-hon-vo-i-thi-truo-ng-quo-c-te-a-nh-motoring-research.jpg) |
Việc nới quy định về động cơ, kích thước giúp xe Kei phù hợp hơn với thị trường quốc tế. Ảnh: Motoring Research |
Vào năm 1990, Nhật Bản tiếp tục nới quy định, cho phép xe Kei tăng hạn mức dung tích lên 660cc và kích thước dài thêm 10cm. Và thời đại bùng nổ của xe Kei chính thức bắt đầu. Rất nhiều mẫu xe Kei dung tích 660cc chất lượng xuất sắc đã được các hãng xe Nhật bán ra thị trường.
Vì quy định hạn chế chỉ áp dụng với kích thước thân xe và dung tích động cơ, để sản phẩm trở nên nổi bật, các nhà sản xuất đua nhau tùy biến xe Kei để tạo ra phong cách riêng. Những chiếc xe này có thể được trang bị dẫn động cầu sau, dẫn động 4 bánh, thêm bộ tăng áp, siêu nạp, hộp số tự động, hộp số vô cấp CVT...
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/06/19/11/xe-kei-chie-m-ti-tro-ng-lo-n-trong-thi-truo-ng-xe-hoi-nha-t-ba-n-a-nh-newscom.jpg) |
Xe Kei chiếm tỉ trọng lớn trong thị trường xe hơi Nhật Bản. Ảnh: Newscom |
Đến năm 2011, Subaru, một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực này đã ngừng sản xuất xe Kei sau 54 năm gắn bó. Mẫu xe Kei Stella của Subaru được chuyển nhượng lại cho Daihatsu.
Tuy nhiên, thị trường xe Kei tại Nhật vẫn có bước phát triển thần kỳ. Năm 2013, xe Kei chiếm tới 30% doanh số xe được bán ra tại Nhật, và đạt kỷ lục 40% vào năm 2014.
Dù vậy, chính phủ Nhật Bản đang lo ngại rằng các hãng xe tại quốc gia này đang quá phụ thuộc vào thị trường nội địa mà bỏ quên thị trường quốc tế. Vì vậy, vào năm 2015 Nhật Bản đã quyết định áp mức thuế cao với dòng xe tí hon này.
Cho tới nay, dòng xe Kei đã trải qua một chặng đường dài trong văn hóa giao thông của người Nhật. Dù điều kiện kinh tế đã khá giả hơn so với thời hậu thế chiến rất nhiều, thế nhưng người Nhật vẫn ưa chuộng loại xe tí hon, có công suất chỉ đủ dùng như chính lối sống tối giản của họ.
Ngân Vũ(theo Motoring Research)
Bạn đang hài lòng hay thất vọng với xế cưng của mình? Hãy chia sẻ bài viết trải nghiệm về chiếc xe của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
![10 trào lưu độ xe nổi tiếng Nhật Bản](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/04/21/10/3-mot-chiec-honda-civic-type-r-duoc-do-de-dua-time-attack-anh-instagram.jpeg?w=145&h=101)
10 trào lưu độ xe nổi tiếng Nhật Bản
Nhật Bản có nền văn hóa xe hơi đa dạng nhất trên thế giới. Mọi người đều biết về trào lưu chơi xe drift ở Nhật qua bộ phim Fast and Furious: Tokyo drift, nhưng thực tế, văn hóa độ xe ở nước này còn thú vị hơn.
" alt="Xe Kei, đại sứ văn hóa của người Nhật"/>
Xe Kei, đại sứ văn hóa của người Nhật
Nhà nhỏ hơn 15m2 không được xây mới Kiến trúc nhà liên kế trong đô thị hiện hữu tại TP.HCM được quy định bởi Quyết định 135/2007/QĐ-UBND ngày 8/12/2007 và được sửa đổi, bổ sung một số điều bằng Quyết định 45/2009/QĐ-UBND ngày 3/7/2009 (quy định về kiến trúc nhà liên kế).
Quy định nói trên đưa ra các yêu cầu về kiến trúc, diện tích và kích thước lô đất xây dựng, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao, cầu thang lên sân thượng, tầng hầm, ban công… của loại hình nhà liên kế trong đô thị hiện hữu.
Lô đất đủ chuẩn áp dụng quy định này có diện tích không nhỏ hơn 36m2, chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng không nhỏ hơn 3m.
Quy định còn áp dụng cho những lô đất có mặt tiền đường, nếu có diện tích dưới 15m2 hoặc chiều rộng mặt tiền đường nhỏ hơn 3m thì chỉ được cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng, không được xây mới;
Nếu lô đất diện tích từ 15m2 đến dưới 36m2, có chiều rộng mặt tiền đường và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên thì được cải tạo, sửa chữa theo quy mô số tầng hiện hữu hoặc xây dựng tối đa 2 tầng, chiều cao toàn công trình không quá 13,4m với đường có lộ giới từ 20m trở lên và không quá 12,2m với đường có lộ giới từ 12m đến dưới 20m.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/10/01/12/quy-dinh-chong-cheo-de-xuat-bo-quy-dinh-ve-kien-truc-nha-lien-ke-o-tp-hcm.JPG) |
Hơn 10 năm triển khai, việc áp dụng các quy định về kiến trúc nhà liên kế ở TP.HCM bộc lộ nhiều hạn chế. |
Với những lô đất nằm trong hẻm, nếu có diện tích dưới 15m2, chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 3m chỉ được cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng, không được xây mới; nếu chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên thì được cải tạo, sửa chữa hoặc xây mới quy mô 1 tầng, chiều cao không quá 8,8m…
Với đặc điểm đô thị hoá trên nền đô thị hiện hữu, dân số nhập cư đặc biệt cao và không gian dự trữ cho phát triển trong khu vực nội đô khá hạn chế, hình thái đô thị TP.HCM dần chuyển đổi với đặc trưng các lô đất xây dựng nhà liên kế trở nên phổ biến.
Kể từ khi được ban hành đến năm 2012, quy định về kiến trúc nhà liên kế trong đô thị hiện hữu giúp người dân TP.HCM nắm bắt thông tin quy hoạch kiến trúc trong quá trình chuẩn bị đầu tư xây dựng. Hỗ trợ cơ quan chuyên môn trong việc quản lý cấp phép xây dựng loại hình nhà liên kế, nhất là tại các khu vực chưa được phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000.
Giai đoạn 2012 – 2019, công tác phủ kín quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn TP.HCM cơ bản hoàn thiện, quy định về kiến trúc nhà liên kế được lồng ghép trong nội dung phê duyệt của các đồ án quy hoạch phân khu.
Quy định chồng chéo
Qua rà soát, Sở Quy hoạch – Kiến trúc (QH-KT) Thành phố nhận thấy việc áp dụng quy định về kiến trúc nhà liên kế có một số hạn chế, dẫn đến thông tin hướng dẫn, cấp phép không phù hợp thông số quy hoạch được duyệt; các căn cứ để ban hành quy định đã hết hiệu lực, bị bãi bỏ, thay đổi nội dung.
Từ đầu năm 2019 đến nay, một số văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch, xây dựng, kiến trúc mới ban hành đã cập nhật, điều chỉnh nội dung cụ thể liên quan đến công tác quản lý, thiết kế xây dựng loại hình nhà liên kế.
Theo ông Nguyễn Thanh Nhã – Giám đốc Sở QH-KT Thành phố, ở góc độ kiến trúc, quy định về kiến trúc nhà liên kế là cơ sở để xử lý các trường hợp lô đất có hình dạng đặc biệt, kích thước nhỏ không đủ chuẩn và điều kiện tiếp cận giao thông hạn chế. Còn dưới góc độ quản lý quy hoạch, quy định này là cơ sở tham khảo trong công tác lập, thẩm định quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị trong giai đoạn sắp tới.
Hướng rà soát để ban hành quy định mới thay thế cho quyết định về kiến trúc nhà liên kế là không phù hợp với quy định hiện hành, đặc biệt là Luật Kiến trúc và Nghị định 85/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết nội dung Luật Kiến trúc.
Bởi nghị định nói trên đã có các quy định chung và chi tiết đối với kiến trúc các loại hình công trình, trong đó có nhà liên kế trong đô thị hiện hữu với nhiều nội dung chuyên môn cụ thể.
Do vậy, việc chắt lọc các nội dung phù hợp của quy định về kiến trúc nhà liên kế để đưa vào quy chế quản lý kiến trúc đô thị của TP.HCM sắp tới là có thể thực hiện được, tránh tình trạng có nhiều quy định pháp luật cùng áp dụng cho một loại hình nhà liên kế.
Giám đốc Sở QH-KT cho rằng, việc rà soát, đánh giá quy định về kiến trúc nhà liên kế để xây dựng lộ trình bãi bỏ quy định này cũng như đề xuất hướng xử lý, quản lý về kiến trúc nhà liên kế phù hợp với tình hình thực tế là cần thiết.
Do đó, Sở QH-KT đề xuất UBND Thành phố cho dừng công tác rà soát, dự thảo quyết định thay thế quy định về kiến trúc nhà liên kế; giao Sở tổ chức tổng kết việc áp dụng quy định này trong thời gian qua, báo cáo các vướng mắc liên quan đến thực tế quản lý quy hoạch cấp phép trên địa bàn và phương hướng áp dụng trong thời gian tới;
Tiếp tục áp dụng quy định về kiến trúc nhà liên kế đến hết ngày 31/12/2021 trước khi Luật Kiến trúc có hiệu lực; giao Sở lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị TP.HCM theo quy định của Luật Kiến trúc để làm cơ sở quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng.
![TP.HCM rà soát 24 dự án nhà ở có nguồn gốc đất công](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/09/17/10/tp-hcm-ra-soat-24-du-an-nha-o-co-nguon-goc-dat-cong.jpg?w=145&h=101)
TP.HCM rà soát 24 dự án nhà ở có nguồn gốc đất công
Để có cơ sở bổ sung vào kế hoạch phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020, UBND TP.HCM chỉ đạo các sở ngành và UBND quận - huyện rà soát các dự án nhà ở có nguồn gốc đất do Nhà nước trực tiếp quản lý.
" alt="Quy định chồng chéo, đề xuất bỏ quy định về kiến trúc nhà liên kế ở TP.HCM"/>
Quy định chồng chéo, đề xuất bỏ quy định về kiến trúc nhà liên kế ở TP.HCM
Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT) TP.HCM vừa có báo cáo kết quả giám sát công tác bảo tồn di sản và cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố. Chương trình bảo tồn cảnh quan kiến trúc này được UBND TP.HCM ban hành từ năm 2013.Thống kê của Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc, hiện đơn vị này đã tập hợp được danh sách khoảng 1.550 biệt thự cũ trước năm 1975. Trong đó, 1.058 biệt thự cũ được kiểm kê và ghi nhận khoảng 560 địa chỉ không còn là biệt thự.
Sở QH-KT đã chuyển khoảng 500 hồ sơ cho Hội đồng phân loại biệt thự để đánh giá, phân loại theo bộ tiêu chí đã được UBND TP.HCM ban hành. Tháng 5/2020, UBND Thành phố công bố danh mục 151 biệt thự cũ trên địa bàn, được chia làm 3 nhóm.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/09/03/15/de-xuat-thu-hoi-trung-mua-biet-thu-cu-cua-tu-nhan-o-tp-hcm-de-bao-ton-1.jpg) |
Trên địa bàn TP.HCM có khoảng 1.058 biệt thự cũ đã được kiểm kê. |
Theo ông Nguyễn Thanh Nhã – Giám đốc QH-KT TP.HCM, khi thực hiện khảo sát, kiểm kê các công trình biệt thự cũ, cơ quan quản lý gặp nhiều khó khăn, như: Không được vào trong nhà, chủ nhà không hợp tác, công trình bị che chắn tầm nhìn, công trình nằm trong hẻM, một số trường hợp không xác định được vị trí công trình do địa chỉ thực tế khác trong danh sách...
Ngoài ra, có tình trạng chủ nhà tự ý phá huỷ hoặc tháo dỡ công trình khi chưa được cơ quan chức năng cho phép. Điều này dẫn đến việc kiểm kê, đánh giá biệt thự cũ có sự thay đổi ở từng thời điểm, ví dụ khi kiểm kê công trình vẫn còn nhưng một thời gian sau đó công trình đã bị tháo dỡ.
Để tránh trường hợp chủ biệt thự tự ý phá dỡ, chia cắt biệt thự trái luật, đặc biệt là các biệt thự sẽ bảo tồn thuộc nhóm 1 và nhóm 2, Sở QH-KT đã có công văn đề nghị UBND 24 quận, huyện phối hợp, hỗ trợ tăng cường công tác quản lý xây dựng.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/09/03/15/de-xuat-thu-hoi-trung-mua-biet-thu-cu-cua-tu-nhan-o-tp-hcm-de-bao-ton.JPG) |
Biệt thự tại số 3 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, một trong 52 biệt thự cũ được phân loại nhóm 1. |
Quá trình quản lý, Sở QH-KT và các quận huyện đề xuất 2 khu vực tại thành phố cần bảo vệ không gian kiến trúc biệt thự, đó là:
Đặc khu biệt thự được giới hạn bởi các đường Lê Quý Đôn – Tú Xương – Lê Ngô Cát – Ngô Thời Nhiệm, thuộc phân khu 4 (khu thấp tầng) của Đồ án quy hoạch phân khu Khu trung tâm hiện hữu Thành phố 930ha.
Và khu biệt thự làng Đại học Thủ Đức tại phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, được giới hạn bởi các đường Xa lộ Hà Nội – Võ Văn Ngân – Dân Chủ - Đặng Văn Bi. Khu vực này đã được duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 và quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc từ năm 2017.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/09/03/15/de-xuat-thu-hoi-trung-mua-biet-thu-cu-cua-tu-nhan-o-tp-hcm-de-bao-ton-2.jpg) |
Chủ các biệt thự cũ nhóm 1 phải giữ nguyên trạng ban đầu, không được phá dỡ nếu chưa có kiểm định đã hư hỏng nặng hoặc có nguy cơ sụp đổ của Sở Xây dựng. |
Đối với các biệt thự cũ phân loại nhóm 1 do đây là những biệt thự có giá trị lịch sử và hiện không còn nhiều, Sở QH-KT đề xuất UBND Thành phố cần có chủ trương thu hồi hoặc trưng mua nếu của tư nhân;
Nghiên cứu chính sách hỗ trợ về kinh phí duy tu, bảo dưỡng, giao đất với chế độ ưu đãi… theo kế hoạch của thành phố để có điều kiện bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của các biệt thự này.
Theo phân loại, các biệt thự cũ nhóm 1 phải giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao. Chủ các biệt thự cũ này không được làm thay đổi nguyên trạng ban đầu, không phá dỡ nếu chưa hư hỏng nặng và có nguy cơ sụp đổ theo kết quả kiểm định của Sở Xây dựng.
![Quận nào ở TP.HCM có nhiều biệt thự cũ nhất?](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/05/15/15/quan-nao-o-tp-hcm-co-nhieu-biet-thu-cu-nhat.JPG?w=145&h=101)
Quận nào ở TP.HCM có nhiều biệt thự cũ nhất?
- TP.HCM vừa có quyết định phân loại 151 biệt thự cũ trên địa bàn thành 3 nhóm, trong đó có quận sở hữu gần 100 biệt thự cũ.
" alt="Đề xuất thu hồi, trưng mua biệt thự cũ của tư nhân ở TP.HCM để bảo tồn"/>
Đề xuất thu hồi, trưng mua biệt thự cũ của tư nhân ở TP.HCM để bảo tồn