您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Thương mại điện tử “cứu' nông dân Trung Quốc
Bóng đá96人已围观
简介Những quyết định thay đổi cuộc đờiVào năm 2018,ươngmạiđiệntửcứunôngdânTrungQuốtintuc24 Chen Jiubei -...
Những quyết định thay đổi cuộc đời
Vào năm 2018,ươngmạiđiệntửcứunôngdânTrungQuốtintuc24 Chen Jiubei - một nông dân sống tại Badagong - thị trấn hẻo lánh ở tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc đã đưa ra một quyết định táo bạo có thể sẽ thay đổi cuộc đời của chính bản thân và cả những người dân trong thị trấn của cô, đó là livestream bán hàng qua sàn thương mại điện tử Taobao.
Các buổi livestream của Chen chủ yếu xoay quanh nội dung về công việc đồng áng, nấu ăn và nói về các sản phẩm mình bán và nó nhanh chóng trở nên phổ biến. Chen đã thu hút được 40.000 người theo dõi chỉ trong hơn một năm và bắt đầu thường xuyên bán trực tuyến các vụ thu hoạch ngô và gạo theo mùa của mình.
![]() |
Thương mại điện tử “cứu" nông dân Trung Quốc |
Những người dân ở Badagong thấy Chen bước đầu gặt hái được nhiều thành công và họ tìm đến sự giúp đỡ của cô để bán trái cây. Nhiều người trong số những nông dân này thuộc diện “dưới mức hộ nghèo”, thu nhập ròng bình quân đầu người hàng năm là 2.300 nhân dân tệ (NDT), nhưng Chen cho biết giờ đây họ kiếm được tới 3.000 NDT lợi nhuận hàng tháng thông qua các buổi livestream của cô, rất nhiều người dân trong làng đã thoát khỏi đói nghèo.
Chen cho biết hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã cải thiện rõ rệt cuộc sống của mình. Thịt, cá trước đây được xem là món ăn xa xỉ chỉ ăn trong các dịp lễ Tết thì giờ đây gia đình cô đã có thể có trong mỗi bữa ăn hàng ăn. Đến mùa thu hoạch vụ mùa, cô đã có thể thuê nhân công thay vì tự làm như trước đây. “Mẹ tôi từng làm việc rất vất vả, nhưng giờ đây với số tiền tôi kiếm được, bà ấy đã có thể nghỉ ngơi”, Chen chia sẻ.
Những “ngôi làng Taobao”
Làng Badagong không phải là ngôi làng duy nhất được hưởng lợi từ việc bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Những “ngôi làng Taobao” ngày càng xuất hiện nhiều ở Trung Quốc, giúp đời sống của người nông dân ở nơi đây được cải thiện đáng kể.
“Làng Taobao” (Taobao Village) là cụm từ để chỉ những ngôi làng có ít nhất 100 hộ kinh doanh trực tuyến trên một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc - Taobao, tạo ra doanh thu 100 triệu nhân dân tệ (NDT) trở lên.
Theo dữ liệu từ AliResearch, sau 10 năm, mô hình làng Taobao đã mang lại lợi nhuận cho khoảng một nửa tổng dân số nông thôn ở Trung Quốc. Tính đến tháng 8/2019, có tổng cộng 4.310 ngôi làng Taobao ở 25 tỉnh thành.
Tổng doanh thu do các làng Taobao tạo ra lên tới 700 tỷ NDT trong một năm. Tổng số cửa hàng trực tuyến của nông dân đang hoạt động trên Taobao đã tăng gần 10 lần lên 660.000 vào năm 2018, từ 70.000 vào năm 2014. Vào năm 2019, 63 ngôi làng Taobao nằm ở những khu vực nghèo khó nhất của Trung Quốc đã tạo ra khoảng 2 tỷ đồng NDT doanh số thương mại điện tử.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và AliResearch cho thấy thu nhập trung bình hộ gia đình ở làng Taobao gấp ba lần thu nhập của những hộ gia đình nông thôn bình thường, tương đương với thu nhập hộ gia đình thành thị. Báo cáo cũng cho biết thương mại điện tử ở các vùng nông thôn góp phần giảm bất bình đẳng thu nhập và tạo cơ hội làm việc tốt hơn cho phụ nữ và thanh niên, tạo ra 6,8 triệu công việc trong một năm cho người dân nông thôn.
Tại sao các sàn thương mại điện tử vào cuộc?
Các công ty đã chỉ ra rằng họ ngoài mục đích sẽ giúp xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn, còn hướng tới mục tiêu “đưa nông sản quê lên phố” giúp người tiêu dùng có thể mua trực tiếp các sản phẩm tươi sống, chuẩn nông mà không cần thông qua bên trung gian như trước đây.
Nhu cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp trên khắp Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện những năm gần đây. Từ năm 2014 đến năm 2017, thương mại điện tử ở nông thôn đã tăng gần 7 lần, từ 180 tỷ NDT lên 1,24 nghìn tỷ NDT.
Theo Bộ Thương mại, trong lễ hội mua sắm Ngày Độc thân của Alibaba được tổ chức vào tháng 11 năm 2019, doanh thu nông sản mang lại đạt 7,4 tỷ NDT, tăng 64% so với năm trước.
Thứ trưởng Bộ Thương mại Wang Bingnan cho biết, thương mại điện tử của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng ở các vùng nông thôn và đã bao phủ tất cả 832 quận nghèo trên toàn quốc, tạo điều kiện cho các khu vực nghèo phát triển các mô hình kinh doanh mới.
Doanh số bán lẻ trực tuyến ở các khu vực nông thôn đã tăng từ 180 tỷ NDT năm 2014 lên 1,7 nghìn tỷ NDT vào năm 2019. Tổng doanh thu bán lẻ trực tuyến các sản phẩm nông nghiệp đạt 397,5 tỷ NDT vào năm 2019, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước, giúp hơn ba triệu nông dân tăng thêm thu nhập.
“Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng một công cụ kỹ thuật số để phục hồi nông thôn và một cơ sở hạ tầng nông thôn mới được thúc đẩy bởi công nghệ”, Li Shaohua, Phó chủ tịch Alibaba chia sẻ.
Cũng theo ông Li, các chiến lược bao gồm liên kết các khu vực thành thị và nông thôn ở Trung Quốc, giúp người tiêu dùng thành thị tiếp cận với nhiều sản phẩm nông nghiệp hơn, đồng thời giới thiệu các sản phẩm thành thị đến các làng quê nông thôn để giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Đến năm 2022, Alibaba hy vọng rằng doanh số bán các sản phẩm nông nghiệp trên nền tảng của mình có thể vượt 400 tỷ NDT mỗi năm.
Những “cuộc đua” trong tương lai
Alibaba không phải là nền tảng duy nhất chú ý đến thương mại điện tử nông thôn. Pinduoduo, nền tảng thương mại điện tử lớn thứ ba về bán hàng ở Trung Quốc, cũng đã đưa ra các sáng kiến xóa đói giảm nghèo ở nông thôn như Duo Duo Farms, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp tổng hợp nhu cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp và kết nối trực tiếp nông dân với các thương gia và người tiêu dùng muốn mua hàng của họ. Trong khi đó, nhà bán lẻ thương mại điện tử JD.com cũng đã thúc đẩy nông nghiệp, tung ra các sáng kiến như JD Farm sử dụng công nghệ như kết nối vạn vật (IoT), AI và blockchain để các trang trại có thể áp dụng cách tiếp cận dựa trên dữ liệu nhờ đó cải thiện hiệu quả năng suất.
Chính quyền các địa phương tại Trung Quốc cũng đang “háo hức” tham gia vào cuộc đua này, với việc chung tay cùng những người có tầm ảnh hưởng (KOL) để quảng bá sản phẩm địa phương, điển hình như chính quyền Vũ Hán phát trực tiếp chương trình bán mì khô, tôm càng, lá trà và cam vào tháng 4 năm 2020 sau khi thành phố ngừng hoạt động do dịch Covid-19.
Bán hàng trực tiếp (livestream) sẽ là một công cụ quan trọng cho người nông dân giới thiệu sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Theo "Báo cáo phát triển thị trường tiêu dùng Trung Quốc năm 2020" do Viện Nghiên cứu Bộ Thương mại phát hành, trong nửa đầu năm 2020, đã có hơn 10 triệu chương trình phát sóng thương mại điện tử trực tiếp, với hơn 50 tỷ người xem và hơn 20 triệu sản phẩm được bày bán. Xu hướng này đã lan rộng đến cả các vùng nông thôn và có một sự phát triển nhanh chóng. Doanh thu của mạng lưới sản phẩm nông nghiệp quốc gia trong ba quý đầu năm 2020 đạt 288,41 tỷ NDT, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hương Dung(Tổng hợp)
![Startup TMĐT Việt gọi vốn triệu USD, cách mạng hóa việc bán hàng trực tuyến](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/01/13/03/nen-tang-ban-hang-online-on.jpg?w=145&h=101)
Startup TMĐT Việt gọi vốn triệu USD, cách mạng hóa việc bán hàng trực tuyến
Đây là nền tảng thương mại điện tử được phát triển với mục đích kết nối các cá nhân tự kinh doanh với các nhãn hàng, từ đó mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm trực tuyến.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Kapaz vs Neftchi Baku, 19h00 ngày 5/2: Tin vào chủ nhà
Bóng đáHư Vân - 05/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...
【Bóng đá】
阅读更多Bộ TT&TT đề xuất quản lý và sử dụng KOL tại Việt Nam
Bóng đá...
【Bóng đá】
阅读更多Diễn viên Thanh Hương, Thu Quỳnh hội ngộ diễn thời trang
Bóng đáDiễn viên Thu Quỳnh trình diễn bộ sưu tập của NTK Hà Duy. Thu Quỳnh sải bước cùng mẫu nhí. Diễn viên Thanh Hương tạm rời xa các nhân vật quen thuộc trên màn ảnh VTV để thể hiện xuất sắc vai trò người mẫu tại Vietnam Kids Fashion Week 2023. Cô dẫn dắt mẫu nhí sải bước tự tin. Từng tham gia cuộc thi nhan sắc ở quê nhà Hải Dương nên Thanh Hương có kinh nghiệm catwalk. Diễn viên Thanh Hương, cô giáo Đinh Hương - chuyên gia đào tạo mẫu nhí, BTV Minh Trang trên sàn catwalk. Diễn viên Trương Phương tự tin sải bước cùng mẫu nhí. TikToker Anh Đào. Vietnam Kids Fashion Week 2023 là chương trình phi lợi nhuận, nhằm mang đến sân chơi thời trang trẻ em lành mạnh, chất lượng cho các người mẫu nhí. Tại đây, mẫu nhí được khuyến khích tỏa sáng với vẻ đẹp tự tin, trong sáng, hồn nhiên phù hợp với lứa tuổi. Mẫu nhí Bảo Hà ấn tượng ở Tuần lễ thời trang Hàn QuốcBảo Hà diện trang phục của NTK Nguyễn Công Trí trong Tuần lễ thời trang Seoul, Hàn Quốc.">
...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Persis Solo vs Persebaya Surabaya, 19h00 ngày 7/2: Khó tin chủ nhà
- Đẩy mạnh các nhiệm vụ trong đề án xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học
- Du học ngành DLKS Thụy Sĩ: 4 ưu điểm nổi trội
- Không thể chất lượng nếu cứ đào tạo tiến sĩ kiểu tại chức
- Soi kèo góc Liverpool vs Tottenham, 3h00 ngày 7/2
- Đang hát, NSND Xuân Bắc phải chuyển mic nhờ NSND Tự Long cứu
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Pachuca vs Club Leon, 09h00 ngày 6/2: Đánh chiếm ngôi đầu
-
- Theo quy chế đào tạo tiến sĩ mà Bộ GD-ĐT đang soạn thảo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, nghiên cứu sinh muốn bảo vệ luận án tiến sĩ buộc phải có bài báo khoa học quốc tế. Tại buổi tọa đàm về nâng cao chất lượng tiến sĩ mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết đào tạo tiến sĩ là đào tạo các nhà nghiên cứu chứ không phải đào tạo kỹ năng nghề nghiệp.
Do vậy, luận án tiến sĩ phải là công trình khoa học, phải có cái mới và phải được đăng tải trên các tạp chí quốc tế để được phản biện.
NCS muốn bảo vệ luận án tiến sĩ buộc phải có bài báo khoa học quốc tế. "Lâu nay chúng ta chưa quan tâm chuyện này. Chỉ có công bố trong nước và vài báo cáo tại các hội nghị do đó mới chỉ đánh giá được trong nước. Muốn vươn ra thế giới, hội nhập thì phải công bố quốc tế" - Thứ trưởng Ga cho hay.
Chia sẻ quan điểm này, GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐHQGHN cho rằng, hiện nay, theo quy định thì các NCS chỉ cần có 2 bài báo đăng tải trên các tạp chí được Hội đồng Chức danh GS Nhà nước công nhận là "đạt yêu cầu" tiến sĩ.
"Có những NCS có 7 bài báo nhưng đều là các bài tại các hội nghị nhưng hội đồng vẫn cho bảo vệ vì có 2 hội nghị là hội nghị cấp quốc gia được HĐCDGSNN công nhận" - ông Đức nói.
GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký HĐCDGSNN cho biết, theo kinh nghiệm nước ngoài, trong quá trình làm nghiên cứu sinh và được cấp bằng tiến sĩ thì dứt khoát phải có phát minh, phải tạo ra cái mới dù ở mức độ khác nhau.
"Ở Đông Âu muón bảo vệ luận án tiến sĩ về KHCN thì ít nhất phải có 2 bài ISI" - GS Nhung nói.
Do đó, theo GS Nhung, NCS muốn bảo vệ luận án tiến sĩ phải có công bố quốc tế. Các ngành Khoa học tự nhiên và công nghệ thì ít nhất phải có 2 bài báo quốc tế ISI. Các ngành KHXH thì không thể cứng nhắc như vậy được nhưng có thể có ít nhất 1 bài.
"Tôi thấy KHXH ở các nước cũng đòi hỏi bài báo khoa học ghê gớm lắm. Tiến tới các ngành KHXH của chúng ta cũng phải đăng 1 bài bằng tiếng Anh trên các diễn đàn, tạp chí uy tín thế giới. Chẳng hạn như nghiên cứu về giáo dục, kinh tế thì phải đăng trên tạp chí quốc tế" - GS Nhung nói.
GS Nguyễn Đình Đức cũng khẳng định, ở nước ngoài, các ngành như tâm lý và KHXH&NV cũng phải có đủ 2 công bố quốc tế. Vì thế, NCS trong các ngành KHXH&NV sẽ khó hơn, thời gian làm tiến sĩ có thể dài hơn. Tuy nhiên, theo GS Đức, đây là cách từng bước để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, sắp tới, việc quy định số lượng bài báo công bố quốc tế của NCS sẽ có dải từ thấp đến cao chứ không phải yêu cầu cứng với tất cả các lĩnh vực.
"KHTN thì dễ công bố bài báo quốc tế hơn là KHXH, Khoa học Kỹ thuật và các lĩnh vực khác. Do vậy sẽ có những quy định cho phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam" - Thứ trưởng Ga cho hay.
"Với những ngành, lĩnh vực đăng trên tạp chí nước ngoài khó thì phải đăng tạp chí trong nước nhưng khuyến khích đăng trên các tạp chí bằng tiếng nước ngoài".