Hôm 25/7, bà Hiroko Tamura (60 tuổi), vợ ông Osamu, cũng đã bị bắt sau khi lực lượng chức năng tìm thấy đầu của thi thể trong căn nhà của họ.
Cảnh sát cho rằng, Runa đã tự thực hiện vụ giết người, và sau đó chặt đầu ông Hiroshi Ura, một nhân viên văn phòng (62 tuổi) tại khách sạn.
Bác sĩ Osamu bị tình nghi đã giúp con gái mang cái đầu bị chặt ra khỏi khách sạn. Mặc dù, ông không vào trong khách sạn, nhưng ông đã đưa và đón con gái tại khách sạn trước và sau khi gây án.
Bà Hiroko bị bắt vì nghi ngờ cố tình cất giấu đầu nạn nhân trong nhà.
Theo các nhà điều tra, không có dấu vết người thứ ba vào trong phòng, trước khi nhân viên khách sạn phát hiện xác nạn nhân. Do đó, cơ quan chức năng tin vụ giết người do một mình Runa thực hiện.
Toàn bộ đồ đạc của nạn nhân gồm giấy tờ tùy thân, điện thoại và quần áo đã bị mang ra khỏi phòng. Tới nay, cảnh sát chưa tìm thấy những đồ vật này. Họ nghi ngờ chính Runa đã lấy đồ của nạn nhân.
Nguyên nhân dẫn tới cái chết của ông Ura được cho là do sốc mất máu.
Ông Ura vào khách sạn lúc 22h50 ngày 1/7 với Runa. Cô này đã rời đi một mình vào lúc 2h sáng 2/7. Khi vào khách sạn, Runa mặc quần áo màu trắng, nhưng lúc trở ra lại mặc bộ đồ màu đen, và còn cầm theo một chiếc balo cỡ lớn cùng vali.
Ông Osamu là trưởng khoa tâm thần của bệnh viện đa khoa ở thành phố Sapporo. Nhiều người cho biết, ông Osamu là người chân thành, tích cực làm tình nguyện viên, và tư vấn cho những người nợ nần chồng chất.
Hôm 24/7, khi hay tin ông Osamu bị bắt, giám đốc bệnh viện đa khoa cho hay toàn bộ nhân viên bệnh viện đã bị sốc trước vụ việc.
Động cơ giết người của Runa và cha mẹ cô này vẫn chưa được làm rõ. Các nhà điều tra cho rằng, Runa đã quen biết trước với nạn nhân.
Mặc dù có vẻ như Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ không cùng nhau xuống phố để khám phá ẩm thực Hà Nội, nhưng CNN vẫn đưa ra gợi ý về 5 món mà các du khách, không chỉ riêng các nhà lãnh đạo, nên thử khi đến Hà Nội.
1. Chả cá
Chả cá. (Ảnh: Dan Tham) |
Món ăn này đã được gia đình họ Đoàn nghĩ ra cách đây hơn 130 năm. Chả làm từ cá (thông thường là cá da trơn như cá lăng, cá quả...) thái miếng đem tẩm ướp, nướng trên than rồi rán lại trong chảo mỡ, thả thêm rau thì là, hành hoa cắt khúc. Chả cá thường được ăn kèm với bún và mắm tôm.
Người Hà Nội coi chả cá là đặc biệt tới nỗi có hẳn một con phố ở thủ đó mang tên món ăn này - đó chính là phố Chả Cá nằm ở quận Hoàn Kiếm. Dọc con đường nhộn nhịp, có tới hàng chục cửa hàng bán chả cá, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là nhà hàng chả cá Lã Vọng của gia đình họ Đoàn nằm ở số 14, phố Chả Cá.
2. Bánh tôm
Bánh tôm. (Ảnh: Christina Choi/CNN) |
Thành phần chính của bánh tôm Hà Nội chính là tôm nước ngọt hoặc tôm đánh bắt từ Hồ Tây và bột mì. Tôm được tẩm bột rồi thả xuống chảo mỡ rán chín, khi ăn cuốn với rau xà lách và chấm vào nước chấm chua ngọt làm từ nước mắm, ớt và nước cốt chanh.
Bánh tôm được cho là bắt đầu phổ biến vào những năm 1930. Khi ngày càng nhiều người biết đến bánh tôm, Hà Nội đã tập hợp nhiều cửa hàng nhỏ lại và mở một nhà hàng lớn nằm ngay trên đường Thanh Niên mang tên Bánh tôm Hồ Tây.
Ngày nay, cửa hàng này vẫn thu hút rất nhiều thực khách tới để vừa thưởng thức món bánh giòn tan, thơm ngậy vừa nhâm nhi ly bia hơi mát lạnh và ngắm cảnh hồ thơ mộng.
Bún cá
Bún cá. (Ảnh: Dan Tham) |
Bún cá là sự kết hợp của bún, nước dùng, cá rán, cà chua, rau thì là, tía tô.
Vào giờ ăn trưa ở Hà Nội, bạn có thể tìm thấy món bún cá ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, theo Mark Lowerson, người sáng lập Hanoi Street Tours, bún cá ở phía tây phố cổ của một người tên Văn là ngon nhất, ý nhắc tới quán bún cá Văn ở 105 Quán Thánh.
"Đây là một trong những quán ngon nhất Hà Nội", ông Mark nói với CNN Travel. "Có hai loại bún, bạn có thể chọn cá hấp hoặc cá rán". "Bạn có thể thêm các gia vị có sẵn trên bàn vào món ăn", ông Mark nói. "Một chút chanh, một chút giấm, ớt và rau sống để tạo ra sự hài hòa giữa chua, cay, mặn, ngọt".
4. Bún riêu cua
Bún riêu cua. (Ảnh: Dan Tham) |
Nước dùng của bún riêu cua có vị chua của giấm bỗng và màu đỏ au của gạch cua, cà chua và dầu điều. Thành phần của món bún này không thể thiếu những miếng đậu phụ thái nhỏ chiên giòn. Tùy từng khu vực, có thể thêm thịt bò, thịt lợn, ốc hoặc cá vào món bún riêu. Khi ăn, cho thêm chanh, ớt, hoa chuối và rau sống.
Quán bún riêu mà CNN gợi ý chính là quán cô Thu ở Ngõ Thọ Xương, gần Nhà thờ Lớn.
5. Cà phê trứng
Cà phê trứng. (Ảnh: CNN) |
Cà phê trứng được làm từ trứng đánh bông lên rồi hòa quyện cùng cà phê. Thường cốc cà phê sẽ được đặt trong một bát nước ấm để giữ cho đồ uống luôn nóng. Thực khách có thêm một chiếc thìa nhỏ để thưởng thức bọt kem bên trên giống như món khai vị trước khi uống cà phê.
Quán cà phê lâu đời và nổi tiếng nhất Hà thành phục vụ thức uống này chính là Cafe Giảng ở 39 Nguyễn Hữu Huân.
Sầm Hoa
" alt=""/>CNN gợi ý 5 món nhất định phải thử khi tới Hà NộiĐây là lần đầu tiên ở Việt Nam có một công trình nghiên cứu khoa học có hệ thống và ứng dụng thành công về công nghệ chiết tách VCO từ dừa tươi theo phương pháp ly tâm, không sử dụng nhiệt độ cao, không sử dụng hóa chất.
Hệ thống dây chuyền sản xuất VCO |
Theo đánh giá của Hiệp hội dừa châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam là một quốc gia có năng suất và chất lượng trái dừa cao nhất trong khu vực cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, trình độ sản xuất các sản phẩm về dừa còn thủ công nên chất lượng sản phẩm còn thấp, cạnh tranh trên thị trường yếu. Vào thời điểm năm 2011-2012 giá dừa thấp nhất khoảng 40.000 đồng/12 trái dừa, người dân có xu hướng không gắn bó với cây dừa nữa.
Đoàn công tác Bộ KH&CN cùng với các nhà khoa học thuộc Viện Ứng dụng Công nghệ đã đi khảo sát về tình hình sản xuất chế biến dừa vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó lấy Bến Tre làm trọng tâm vì Bến Tre là “Thủ đô của dừa”.
Kết quả khảo sát thực tế sản xuất dầu dừa tinh khiết tại Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới (Bến Tre) cho thấy năm 2013, Công ty này sản xuất VCO theo công nghệ ép từ cơm dừa khô (copra) đã qua sấy với năng suất đạt 100-200 tấn/năm. Chất lượng VCO theo công nghệ này đạt mức độ trung bình, chủ yếu tiêu thụ trong nước vì chưa đáp ứng được yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế, nên chưa xuất khẩu được vào Mỹ hoặc có xuất khẩu chỉ tiểu ngạch, giá trị thấp.
Mong muốn của Công ty Lương Quới nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung là đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng VCO đạt chuẩn quốc tế theo APCC đáp ứng yêu cầu của thị trường Mỹ và EU.
Từ thực tế trên, Lãnh đạo Bộ KH&CN đã giao TS. Nguyễn Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Sinh học Thực nghiệm thuộc Viện Ứng dụng Công nghệ chủ trì thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu chiết tách dầu dừa tinh khiết bằng công nghệ không gia nhiệt”. Đây là nhiệm vụ thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.
GS.TS. Hoàng Văn Phong (bên phải), TS. Nguyễn Phương (bên trái) cùng đoàn công tác Bộ KH&CN làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Bến Tre và kiểm tra dây chuyền VCO |
Từ đó, nhà khoa học và doanh nghiệp đã có tiếng nói chung và kết quả đã thành công trong đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất VCO. Tổng kinh phí đầu tư dây chuyền thiết bị là 22,9 tỷ, trong đó ngân sách nhà nước là 7,3 tỷ đồng, đối ứng của doanh nghiệp là 15,6 tỷ đồng.
Dây chuyền sản xuất ứng dụng công nghệ không gia nhiệt đã đi vào hoạt động tháng 8/2017, với năng suất đạt 5.000.000 lít/năm (1.000 lít VCO/1 giờ) tương đương 15.000 trái dừa/giờ, khoảng 75 triệu trái dừa/năm, chiếm 13% tổng sản lượng dừa của toàn tỉnh Bến Tre (năm 2016, toàn tỉnh Bến Tre diện tích dừa 70.000ha, năng suất 595 triệu trái /năm). Chất lượng sản phẩm VCO đạt tiêu chuẩn quốc tế (theo APCC) đã được cấp US FDA đáp ứng được yêu cầu của thị trường Mỹ và BRC food vào thị trường EU.
Theo Thống kê của Hiệp hội dừa Bến Tre, năm 2016 Việt Nam xuất khẩu 193 tấn VCO/năm (VCO công nghệ ép lạnh). Nay với dây chuyền năng suất 5.000 tấn/năm tăng năng lực xuất khẩu lên 26 lần.
Nhờ đổi mới công nghệ đã nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm VCO từ trái dừa tăng trên 1.000 USD/ tấn sản phẩm (công nghệ ép lạnh 4.000USD/tấn, công nghệ mới trên 5.000 USD/ tấn). Doanh thu đạt 750 tỷ đồng/năm.
“Theo Hiệp hội Dừa Châu Á Thái Bình Dương (APCC), nhu cầu thế giới về VCO là 3 triệu tấn/năm có xu hướng tăng 10%/năm. Như vậy, với việc đổi mới công nghệ cho sản phẩm VCO, Bến Tre – Việt Nam đã có thị phần VCO trên trường quốc tế. Điều quan trọng là Việt Nam đã áp dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến, nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm từ trái dừa, hướng tới giảm xuất khẩu nguyên liệu thô”, TS. Nguyễn Phương cho hay.
Nhờ đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất trên đã giúp nâng cao 25% giá trị cho sản phẩm dầu dừa tinh khiết khi xuất khẩu. Đó chỉ là một trong rất nhiều những dự án cho thấy các doanh nghiệp trong nước đã và đang đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao một cách bài bản và bền vững.
Nguyễn Thảo
" alt=""/>Hiệu quả từ tách chiết dầu dừa bằng công nghệ không gia nhiệt