Một trong những vấn đề mà Theerathon chia sẻ là vòng loại World Cup 2022, cũng như giấc mơ được đến Qatar.
![]() |
Theerathon mơ cùng Thái Lan dự World Cup 2022 |
Hiện tại, Thái Lan đang có 8 điểm, xếp thứ 3 bảng G vòng loại World Cup 2022. Tuyển Việt Nam dẫn đầu bảng đấu với 11 điểm.
Thái Lan còn 3 trận đấu với Indonesia, UAE và Malaysia để có thể tìm kiếm chiếc vé bước vào giai đoạn 3 vòng loại.
"Tôi hiểu rằng Qatar 2022 là cơ hội cuối cùng để thực hiện giấc mơ World Cup", Theerathon tâm sự trên trang chủ FIFA.
Theerathon đã bước sang tuổi 30. Vì thế, không còn cơ hội để anh nghĩ đến World Cup 2026 (đồng chủ nhà Mỹ, Mexico, Canada) - kỷ nguyên mới của ngày hội bóng đá thế giới, khi mở rộng lên 48 đội tuyển tham dự.
"Không dễ để giành chiến thắng ở giai đoạn hai vòng loại. Hiện tại, Thái Lan đang rơi vào tình đầy thách thức.
Nhưng chúng tôi có niềm tin vào chính mình, và cố gắng làm hết sức có thể, để giành được kết quả tốt nhất".
Trong trận đấu gần nhất của Thái Lan, khi hòa Việt Nam 0-0 trên sân Mỹ Đình, Theerathon đá hỏng quả phạt đền. Điều đó khiến anh hứng chịu không ít chỉ trích từ báo chí trong nước.
Vì Covid-19, bóng đá Thái Lan không thi đấu cho đến tháng 9. Điều này được cho là ảnh hưởng xấu đến sự chuẩn bị của "Voi chiến" trước 3 lượt cuối, giai đoạn hai vòng loại World Cup 2022.
Thiên Thanh
" alt=""/>Thái Lan: Theerathon Bunmathan mơ dự World Cup 2022Tuy nhiên môn Lịch sử cũng có 371 thí sinh đạt điểm 10.
Thống kê của VietNamNet từ dữ liệu điểm thi 62 tỉnh thành (thí sinh Đà Nẵng không thi đợt 1) do Bộ GD-ĐT cung cấp, điểm trung bình Lịch sử năm nay không đến nỗi quá "tệ".
Bình Dương có điểm trung bình môn Lịch sử là 6,157 điểm, đứng đầu trong 62 tỉnh, thành.
Tốp 10 địa phương có điểm trung bình Lịch sử cao nhất gồm: Bình Dương, Nam Định, An Giang, Hà Nam, Ninh Bình, Bạc Liêu, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Phòng, Thái Bình.
Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng Lịch sử, Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) nhìn nhận, nhiều học sinh chọn thi môn Lịch sử để xét tuyển tốt nghiệp chứ không phải xét đại học nên điểm cao hay thấp phụ thuộc vào mục đích thi của các em.
Tham khảo xếp hạng điểm trung bình môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT năm 2020 do VietNamNet thực hiện:
![]() |
![]() |
![]() |
Lê Huyền - Xuân Tiến
Nam Định, TP.HCM, Bình Dương là 3 tỉnh, thành có điểm trung bình môn Toán cao nhất. Đây cũng là 3 địa phương lọt vào top 10 nơi có điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT cao nhất năm 2020.
" alt=""/>10 địa phương có điểm trung bình môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT 2020 cao nhấtĐH Yale đã "dứt khoát phủ nhận cáo buộc này".
Hiệu trưởng ĐH Yale, ông Peter Salovey, cũng tuyên bố rằng nhà trường sẽ tiếp tục xem xét vấn đề chủng tộc trong quá trình tuyển sinh và nhắc lại cam kết của Yale đảm bảo sự đa dạng sắc tộc, văn hoá trong các khoá sinh viên tiếp theo.
![]() |
Đại học Yale |
Là điểm "nóng" trong nhiều năm
Vấn đề cân nhắc yếu tố chủng tộc trong tuyển sinh, một điểm nóng trong các cuộc chiến văn hóa của Mỹ, đã thu hút sự quan tâm của phụ huynh, sinh viên, các nhà giáo dục và các nhà hoạt động suốt nhiều thế hệ. Các trường danh tiếng là ĐH Brown và ĐH Dartmouth cũng từng bị điều tra sau khi một nhóm sinh viên người Mỹ gốc Á gửi cáo buộc tương tự.
Trước khả năng những cáo buộc tiến triển thành một vụ kiện, ban lãnh đạo của ĐH Yale được tư vấn nên tham khảo vụ kiện năm ngoái đối với ĐH Harvard khi họ tìm cách bảo vệ quy trình tuyển sinh của mình.
Gần đây nhất, vào năm 2019, Tòa án Quận đã bác bỏ tuyên bố của nguyên đơn rằng ĐH Harvard vi phạm luật dân quyền vì cân nhắc yếu tố chủng tộc trong quá trình tuyển sinh.
Mặc dù đồng ý “quy trình tuyển sinh của Harvard có thể không hoàn hảo”, thẩm phán kết luận sự chênh lệch về mặt thống kê theo chủng tộc giữa các nhóm ứng viên “không phải là kết quả của bất kỳ sự thù địch chủng tộc hay định kiến có ý thức nào”.
Trong số những học sinh được nhận vào ĐH Harvard năm 2019, 25,4% được xác định là người Mỹ gốc Á, 14,8% là người Mỹ gốc Phi, và 12,4% là người gốc Latinh. Phần còn lại, chiếm đa số, là học sinh da trắng.
Thẩm phán cũng nhận thấy ĐH Harvard đã “điều chỉnh một cách hạn chế” việc sử dụng yếu tố chủng tộc trong tuyển sinh để đạt được lợi ích cuối cùng là tạo ra một môi trường giáo dục đa dạng.
Tuy nhiên, nguyên đơn không chấp nhận phán quyết của toà và vụ kiện tiếp tục được chuyển lên Toà phúc thẩm. Bộ Tư pháp nằm trong số các tổ chức gửi bản đệ trình kêu gọi tòa phúc thẩm chấm dứt hệ thống tuyển sinh nhiều bất cập hiện tại của ĐH Harvard.
Vụ việc được nhiều người cho là có tác động sâu rộng tới quy trình tuyển sinh cho các trường đại học trên toàn quốc.
Hội Sinh viên vì tuyển sinh công bằng (SFFA) đã lập luận trong đơn đệ trình trước đó, cáo buộc ĐH Harvard cố gắng “tham gia vào việc cân bằng chủng tộc” bằng cách “áp dụng nhiều hình phạt phân biệt đối xử với các ứng viên người Mỹ gốc Á” như kỳ vọng điểm số hay thành tích học tập xuất sắc hơn. ĐH Harvard cũng bị cáo buộc “đã không xem xét các lựa chọn thay thế trung lập về chủng tộc một cách thiện chí — chưa nói đến việc sử dụng các lựa chọn thay thế khả thi”.
Một giải pháp khả thi do luật sư đề xuất yêu cầu ĐH Harvard và các trường đại học danh tiếng khác chấm dứt tuyển sinh vận động viên và con cái của cựu học sinh để bù lại những suất trúng tuyển cho học sinh da trắng đến từ gia đình khá giả.
Ngược lại, các trường đại học vẫn từ chối yêu cầu loại bỏ yếu tố chủng tộc khỏi quy trình tuyển sinh.
Hiệu trưởng ĐH Harvard, ông Lawrence S. Bacow, đã viết trong lá thư gửi học sinh: “Việc xem xét yếu tố chủng tộc, cùng với nhiều yếu tố khác, giúp chúng tôi đạt được mục tiêu tạo ra một đội ngũ sinh viên đa dạng, làm phong phú thêm kho tàng tri thức của mỗi sinh viên. Tất cả mọi người được nhận vào ĐH Harvard đều có một nét gì đó độc đáo để cống hiến cho cộng đồng của chúng ta. Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của sự đa dạng, và tất cả những gì nó đại diện cho thế giới”.
Mai Nguyễn
Đại dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát đã khiến một số trường đại học hàng đầu ở Mỹ phải thay đổi kế hoạch đối với kỳ học mùa thu sắp tới.
" alt=""/>Đại học Yale đối diện với cáo buộc thiên vị tuyển sinh