Hàng năm cứ đến ngày 12.8 âm lịch, giới làm nghệ thuật nói chung và giới nghệ sĩ nói riêng có nhiều hoạt động mang tính tâm linh để tưởng nhớ những bậc tiền bối trong nghề mà họ gọi chung là “Tổ nghiệp”. Giới nghệ sĩ đặt niềm tin mãnh liệt vào những vị tổ mà họ đang tôn thờ luôn phù trợ họ trên suốt chặng đường theo đuổi nghệ thuật. Tuy nhiên điều này cũng đã gây tranh cãi trong suốt thời gian qua.
|
Hoài Linh trong ngày khánh thành nhà thờ Tổ
|
Có rất nhiều truyền thuyết và giai thoại về tổ nghề sân khấu. Mỗi truyền thuyết là một câu chuyện khác nhau. Truyền thuyết phổ biến nhất là câu chuyện về hai vị hoàng tử mê hát được truyền miệng trong giới nghệ sĩ và trong dân gian. Chuyện kể rằng, có một vị vua nọ, hiếm muộn về đường con cái, nhưng trời đất đã thương tình ban ơn cho ông hai vị hoàng tử tuấn tú khôi ngô.
Tuy nhiên hai vị hoàng tử này lại không màng đến việc triều chính, họ chỉ suốt ngày đam mê coi ca hát. Trong một lần trốn vua cha đi xem hát, hai vị hoàng tử đã chết vào ngày 12.8 âm lịch. Sau khi chết linh hồn của hai hoàng tử luôn ở lại sân khấu và độ trì cho các nghệ sĩ trong suốt nghiệp cầm ca. Từ đó giới nghệ sĩ mượn hai vị hoàng tử này làm thần hộ trì cho nghề hát và ngày mất của hai vị trở thành ngày giỗ tổ nghề. Tuy nhiên truyền thuyết này vẫn còn nhiều tranh cãi và cách hiểu khác nhau trong giới làm nghệ thuật.
Một truyền thuyết khác cho rằng, tổ của nghề sân khấu là một người ăn mày, trong khi đó có truyền thuyết lại kể tổ của nghề là một đứa trẻ con… Mỗi truyền thuyết đều mang tính chất ước lệ, có chi tiết hợp lý, nhưng cũng có chi tiết hoang đường. Tuy nhiên, đối với giới nghệ sĩ, điều đó không quan trọng, mỗi người đều tôn thờ tổ nghiệp theo cách của riêng mình. Điểm chung nhất của họ là tin tưởng tuyệt đối vào “Tổ nghiệp”. Cứ mỗi lần lên sân khấu thì các nghệ sĩ đều đến bàn thờ tổ trong hậu trường thắp hương khấn vái mong tổ phù hộ.Nghệ sĩ Hoài Linh là một trong những người tin tưởng vào tổ nghiệp nhất. Anh cũng đã dành cả tâm huyết của mình để xây một khu đền thờ với kinh phí đến 100 tỉ đồng để thờ tam vị thánh tổ của nghề đồng thời cũng thờ rất nhiều nghệ sĩ có tên tuổi đã khuất.
Ngày giỗ tổ sân khấu ban đầu chỉ giới hạn trong giới cải lương, hát bội, tuồng, chèo. Nhưng trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngày giỗ tổ bắt đầu được đông đảo giới nghệ sĩ và những ngành nghề có liên quan đến nghệ thuật như phim ảnh, ca nhạc, kịch chọn làm ngày giỗ tổ.
Năm 2011, theo đề nghị của Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký và ban hành quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12.8 âm lịch làm ngày “Sân khấu Việt Nam”. Kinh phí để tổ chức ngày "Sân khấu Việt Nam" cũng được trích từ ngân sách nhà nước. Từ đó đến nay, ngày giỗ tổ sân khấu được tổ chức rầm rộ hơn trên mọi miền đất nước, đặc biệt là tại khu vực TP.HCM.
|
Lễ vật của các nghệ sĩ dâng lên tổ nghiệp trong ngày giỗ |
Gần đây, trên các diễn đàn mạng bắt đầu có những cuộc tranh cãi về tổ nghề và ngày giỗ tổ. Nhiều ý kiến đặt câu hỏi: Giới nghệ sĩ đang giỗ ai và ngày 12.8 âm lịch có phải đúng là ngày giỗ tổ sân khấu Việt Nam không?.
Một trong những ý kiến được tranh cãi nhiều nhất là của nhà báo N.H.S. Trong một trạng thái trên trang Facebook cá nhân, N.H.S viết có đoạn như sau: “Nghệ sĩ Việt đang ăn giỗ ai? Ngày xưa, theo truyền thống, cứ đến ngày 11 và 12.8 âm lịch, giới cải lương tổ chức off đoàn để ăn đám giỗ tổ nghề. Cái ngày giỗ ấy được copy từ ngày giỗ tổ Hồ Quảng. Ngày giỗ tổ Hồ Quảng là ngày giỗ chung của 4 nghề: ca kỹ, cướp, trộm và ăn mày (Thiên Địa Hội). Ông tổ này là Bạch Mi Thần. Vì cải lương là một phần giao thoa giữa ca cổ với ca kịch, giống với Hồ Quảng nên dân cải lương ngày xưa lấy luôn ông Bạch Mi Thần làm tổ nghiệp. Ông tổ thật sự của cải lương Việt chính là nhạc sĩ Cao Văn Lầu, giỗ ngày 13.8 dương lịch, tức 18.7 âm lịch. Bà tổ chính thống của hát chèo Việt là Huyền Nữ Phạm Thị Trân. Ngày giỗ bà là 18.2 âm lịch. Ngoài ra, còn 1 ông tổ hát tuồng của dân Việt cần được tưởng nhớ. Đó là Hiệp Biện Đại Học Sĩ Đào Tấn. Ngày giỗ của ông tổ này rơi vào ngày 15.7 âm lịch… Ngày xưa, do nhiều lý do khách quan, dân cải lương bị ngộ nhận về ông tổ nghề. Ngày nay, học giả sân khấu đông như kiến cỏ, hà cớ gì lại chọn cái ngày thờ ông tổ Trung Hoa làm ngày tôn vinh nghệ thuật sân khấu Việt?”.
Lập tức ý kiến của N.H.S bị phản ứng dữ dội từ giới nghệ sĩ Việt cùng các nhà báo chuyên viết về sân khấu, và cả những những khán giả yêu sân khấu cũng tỏ ra khá bất bình. Phản đối lại ý kiến này là nhà báo H.H.B, người có nhiều năm theo sát với sân khấu đã viết: “Tục lệ giỗ tổ của giới sân khấu xuất phát đầu tiên từ những gánh hát bội sơ khai hát rong trong dân gian, và chỉ xuất hiện hơn trăm năm nay. Lưu ý, hát bội thì rất khác với cải lương lẫn cải lương Hồ Quảng vì hai loại hình này xuất hiện sau hát bội. Lưu ý tiếp, mặc dù hát tuồng ở miền Bắc, miền Trung có từ thời Lý, Trần, sau này đến thời Nguyễn vào miền Nam thành hát bội tính ra cũng vài trăm năm nhưng nó chỉ dành cho vua quan, nhà giàu nên không có giỗ tổ. Nhắc lại, giỗ tổ sân khấu chỉ có cách đây hơn trăm năm khi xuất hiện những gánh hát bội sơ khai hát rong trong dân gian ở các đình chùa miếu mạo, đất chợ...
Tổ sân khấu được thờ gồm những ai. Xin thưa, các vị tổ này không mắc mớ gì đến những người đầu tiên làm nghề hát ở Việt Nam một cách cụ thể như tuồng, chèo, hát bội gì đó dù các vị này cũng được thờ chung cả trên bàn thờ tổ của nghệ sĩ. Nó càng không mắc mớ gì đến tổ Hồ Quảng… Thờ tổ sân khấu chính quy từ hát bội còn truyền lại như vầy: Trên cao đặt ngai Ông ở phía trái, ngai Bà ở phía phải. Dưới một bậc là bài vị tiên sư, Hội đồng lưỡng ban, Thập nhị công nghệ, Tiền hiền, Hậu hiền... Phía dưới nữa, bên trái thờ Bạch hổ (đầu cọp, biểu tượng tổ vai võ), bên phải thờ Linh Quan Thổ Địa (mặt ông Địa, biểu tượng tổ vai hề), phía dưới cùng là bàn thờ ông Ngỗ nghịch (vì thần yểm trị sự phá phách, gây rối nội bộ). Bên ngoài cửa rạp, dưới gốc cây to, hay hơi xa các bàn thờ kia là bàn thờ ông bà chủ quán, biểu tượng người ơn của bạn hát nghèo. Tức là bàn thờ tổ sân khấu thờ rất nhiều vị, kể cả những vị khai quốc công thần, khai thôn lập ấp và những nghệ sĩ tiền nhân nhiều đời”.
Diễn viên Lê Tuấn Anh, chồng của NSND Hồng Vân, cũng tỏ ra rất bức xúc trước những nhận định của một số người về tổ ngành sân khấu. Tuy đã xa nghệ thuật đến gần 20 năm nhưng anh cũng đã quyết định lên tiếng. Nghệ sĩ Lê Tuấn Anh nói: “Mấy hôm nay trên mạng Facebook có cuộc tranh luận về ông tổ và ngày giỗ tổ nghiệp của những người làm nghệ thuật. Có thể một số người họ nói không sai, nhưng có lẽ chưa hoàn toàn đúng với thực tế. Có vài dòng chia sẻ, lời bình luận dùng lời lẽ khá nặng nề để chỉ trích, miệt thị tổ nghiệp, đồng nghĩa việc xem thường anh chị em nghệ sĩ”.
Giải thích cho việc mình là một diễn viên điện ảnh nhưng vẫn tôn thờ tổ nghiệp nghề sân khấu, nghệ sĩ Lê Tuấn Anh lý giải: "Mình trong ngành điện ảnh, nhưng mình không thờ ông Tây Lumiere. Mình tin vào ông tổ nghề đậm nét Việt theo các bậc cha chú, đàn anh đi trước. Phim ảnh của VN trước đây và hiện nay vẫn luôn cộng tác với đông đảo những nghệ sĩ sân khấu, nên việc truyền niềm tin tốt đẹp hướng đến tổ nghiệp cho nhau có lẽ cũng không khó giải thích”.
Nghệ sĩ Lê Tuấn Anh kể lại: “Mình trước đây ăn cơm điện ảnh, rồi cũng ham vui tham gia kịch nghệ, góp mặt vào những chương trình giao lưu văn nghệ khắp mọi miền đất nước. Lúc mới vào nghề, thấy nhiều bậc cha chú, đàn anh đi trước luôn có niềm tin vào tổ nghiệp. Hằng năm, ngày giỗ tổ như ngày hội thực sự của những người làm nghệ thuật, đặc biệt là những người tham gia biểu diễn. Họ thành tâm dâng hương hoa, lễ vật... cầu mong tổ nghiệp luôn phù trợ cho mình, cầu xin cái "duyên", "sáng" khi đứng trên sân khấu, trong phòng thu âm, trước ống kính máy quay... cầu xin ơn tổ để khán giả luôn quan tâm, yêu thương mình, kể cả xin thật nhiều sức khoẻ để gắn bó lâu dài với nghề... Vào những ngày này, giới nghệ sĩ gần như tự hiểu, tự nhớ để nhanh đến những nơi tổ chức lễ giỗ mà biểu đạt lòng tôn kính... Nó hoàn toàn không giống như mấy lễ hội phong trào, cổ súy tích cực để buộc tưởng nhớ, suy tôn. Và cũng không chỉ có ở những ngày này, mà mình thấy hầu như các sân khấu, các đoàn văn nghệ thuộc miền Trung, Nam đều có bàn thờ tổ. Nghệ sĩ khi đến là thường thắp nhang khấn vái chào tổ rồi mới vô hoá trang, trước khi ra sân khấu lại đứng vái lần nữa để xin mọi sự suôn sẻ xin mình sẽ ra biểu diễn tốt. Ngoài yếu tố tâm linh, đó còn là sự biểu thị lòng tôn trọng khán giả của người nghệ sĩ. Và niềm tin ấy của các bậc đàn anh đã truyền lại cho những người như mình, dù lúc khá ấy mù mờ về tổ, tương truyền là hai vị hoàng tử đam mê ca kỷ, cũng nghe đến ông thần xa xôi nào đó, rồi lại nghe là người ăn mày... Nhưng hiểu rõ nét nhất là vinh danh những người nghệ sĩ lỗi lạc tiền bối, có nhiều cống hiến cho nghệ thuật, đặt những viên gạch đầu tiên cho con đường nghệ thuật khai thông và lưu truyền mãi mãi. Và dù thuở xa xưa tổ có là ăn mày hay là gì đi chăng nữa, họ vẫn có công và xứng đáng để tôn kính”.
Diễn viên Lê Tuấn Anh cũng tỏ ra rất tin tưởng vào tổ nghiệp, anh chia sẻ niềm tin của mình: “Tin vào tổ, kính trọng tổ... gần như là đạo của nhiều người làm nghệ thuật, của giới nghệ sĩ. Niềm tin đó đồng nghĩa với việc họ luôn phải trui rèn nghề nghiệp, cố gắng phấn đấu để khán giả công nhận và yêu thương. Những ngày giỗ tổ sân khấu tưng bừng như ngày hội để đồng nghiệp gặp gỡ vui vẻ bên nhau, không có sự phân biệt đẳng cấp, mọi người đều bình đẳng trước bàn thờ tổ, dù anh là một ngôi sao sáng chói hay chỉ là một nhân viên hậu đài kéo rèm. Và mọi sân si, đố kỵ, hiềm khích trước đó cũng có thể hoá giải, lượng thứ cho nhau trong ngày giỗ tổ.
Vậy đó, nếu lạm bàn về nguồn gốc, chính danh hay không của ông tổ nghề sân khấu thì có khác nào hoài nghi về ông Phật, vị Chúa... dù có Việt hoá thành ông Bụt, mẹ Quan Âm... thì các Ngài cũng có xuất xứ từ những nơi xa xôi đến để giúp con người ta hướng thiện, hiểu điều hay lẽ phải, siêng lành tránh dữ, tu tâm tích đức...”.
Lê Tuấn Anh còn nhắn gởi lời tâm huyết của mình tới NSƯT Hoài Linh: “Dù anh chưa đến được nơi em đã phải lao tâm khổ tứ, chắt bóp biết bao nhiêu năm tháng để miệt mài xây dựng nhưng anh nghe nhiều anh em bè bạn trầm trồ khen ngợi sau khi đến phụng cúng tổ nghiệp tại công trình uy nghi, tráng lệ mà em tâm nguyện phải thực hiện cho bằng được dù có phải mất hết cuộc đời mình như là cách trả ơn Tổ, tri ân khán giả, chia sẻ cùng đồng nghiệp thêm một điểm tâm linh để có thể đến cầu xin hoặc bày tỏ lòng biết ơn đối với tiền nhân. Qua mạng internet, nhìn hình ảnh em hoan hỉ với nụ cười hạnh phúc, anh và rất nhiều người vui theo. Vẫn còn vài hạng mục phải làm, em phải giữ gìn sức khoẻ để hoàn thành tâm nguyện, trông em ngày càng giống xác ve, kiệt sức đó em à.
Chúc mừng Hoài Linh cùng với lòng ngưỡng mộ, em đã không xây cung điện hồ bơi nguy nga, không sắm siêu xe để hưởng thụ, để chứng minh đẳng cấp. Em gặm khúc bánh mì khô khốc, nằm co ro ngủ bụi bờ trên mặt bàn, vạt chiếu, hết sức dung dị ở đời thường, luôn toả sáng khi nhập vai... bào kiệt sức mình để gom góp xây dựng ngôi nhà chung cho tất cả mọi người, cho những ai thành tâm muốn đến. Đó chính là đẳng cấp em à, đời này nói thì dễ, nhưng từ lời nói đến việc thực hiện là khoảng cách vợi vời. Một lần nữa, xin nhận từ anh lòng ngưỡng mộ và kính trọng”.
Thờ tổ nghề được coi là một truyền thống tốt đẹp có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam, điều đó thể hiện sự biết ơn của các thế hệ kế cận nhớ đến công lao của những bậc tiền bối hữu công, những vị sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề các đời sau. Riêng với giới nghệ sĩ Việt Nam, việc chọn tổ nghiệp để tôn thờ và chọn ngày để tỏ lòng biết ơn tổ nghiệp vẫn còn đang có rất nhiều tranh cãi và những quan điểm chưa thật sự thống nhất. Xem chừng việc tranh cãi này sẽ còn kéo dài trong nhiều năm sau nữa. Mặc khác những hoạt động tâm linh xuất phát từ truyền thuyết luôn là vấn đề nhạy cảm đối với cách nghĩ cách của từng người. Trong khi đó, bản thân các truyền thuyết về tổ nghề sân khấu luôn có những di bản bởi được truyền miệng từ người này sang người khác.
Được biết đến nay, ngoài quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận ngày “Sân khấu Việt Nam” là 12.8 âm lịch hàng năm, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam vẫn chưa có những cuộc hội thảo lớn, những công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về tổ nghề của ngành mình. Để từ cơ sở đó, giới nghệ sĩ căn cứ tổ chức các hoạt động giỗ tổ một cách thống nhất, tránh diễn ra những cuộc tranh cãi không đáng có, làm tổn hại đến tâm tư tình cảm của người nghệ sĩ và làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của nghề vốn có truyền thống rất lâu đời tại Việt Nam.
Theo Một thế giới" alt="Tranh cãi không dứt về ngày giỗ tổ sân khấu"/>
Tranh cãi không dứt về ngày giỗ tổ sân khấu
|
Toạ đàm chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng của những người khuyết tật khởi nghiệp thành công. |
Những người phụ nữ khuyết tật đã chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp của mình trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Ngày Phụ nữ khởi nghiệp năm 2020 với chủ đề “Khởi nghiệp sáng tạo - Kết nối thành công” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức.
Câu chuyện của Nguyễn Thị Thu Hiền (Hiền Suri) – chủ một doanh nghiệp sản xuất ghế đá Granito cho các trường học, bệnh viện đã khiến nhiều người cảm phục. Tốt nghiệp 2 trường đại học chuyên ngành Kế toán, chị Hiền mơ ước sau này sẽ mở công ty riêng.
“Sau khi tốt nghiệp, tôi làm cùng lúc 3 công việc, đúng chuyên ngành, nhưng mức lương nhận được chưa đến 3 triệu/ tháng. Lúc đấy, tôi mới nghĩ ‘ôi, thế này thì bao giờ mình mới giàu?’.”
Từ suy nghĩ mình muốn cho người khác cái gì thì mình phải có cái đó, chị quyết tâm chọn một con đường khác cho riêng mình.
“Tôi dừng công việc kế toán để khởi nghiệp. Năm 2010, tôi mở công ty chuyên sản xuất ghế đá cho các bệnh viện, trường học. Lúc tôi mở công ty, cả nhà, cả họ phản đối. Bố mẹ nói rằng tôi nên chọn một công việc an toàn. Nhưng lúc ấy, tôi đã trả lời rằng ‘con sẽ không đi theo suy nghĩ của đám đông. Con biết con làm được và chắc chắn làm được’”.
Khao khát làm giàu chính đáng, khao khát được trở thành người có giá trị là động lực giúp chị đi đến ngày hôm nay. Chưa dừng lại ở đó, năm 2011, chị mở dịch vụ kinh doanh Billiards Snocker – Coffee – một môn thể thao giải trí lành mạnh. Sau 7 năm ra đời, chị đã tổ chức được 3 mùa giải cho những người chơi bi-a nghiệp dư và có những phần thưởng giá trị cho người đạt giải. Đây là việc mà không phải người kinh doanh Billiards Snocker nào cũng làm được. Doanh nghiệp sản xuất ghế đá của chị cũng tạo việc làm cho 10 lao động với mức lương từ 5,5 - 6,4 triệu đồng/ tháng.
Ngoài công việc kinh doanh, Hiền Suri còn thích tham gia công tác thiện nguyện.
Để làm được những việc đó, chị luôn tâm niệm rằng đầu tư vào chính mình là đầu tư có lợi nhất. “Tôi luôn cố gắng duy trì trạng thái tốt ở cả 3 mặt: trí tuệ, sức khoẻ và tinh thần”.
Một bí quyết khác mà nữ doanh nhân chia sẻ, đó là: đừng chờ thời cơ đến, mà phải chủ động nắm bắt. “Hãy liên tục học hỏi và quên đi khuyết tật của mình. Nếu bạn chỉ nhìn vào nó, bạn sẽ chẳng làm được gì cả”.
|
Thầy giáo công nghệ thông tin "tí hon" Nguyễn Văn Hùng chia sẻ câu chuyện của mình. |
Cũng giống như Thu Hiền, thầy giáo tí hon Nguyễn Văn Hùng sinh ra kém may mắn hơn người khác. Nhưng khi có mặt trên sân khấu với những người phụ nữ khuyết tật thành công, Hùng tâm sự rằng: “Tôi thấy mình may mắn vì vẫn đi lại được bình thường và khoẻ mạnh như những người khác”.
Ngày nhỏ, khi nhìn thấy thầy cô đứng trên bục giảng, Hùng cũng từng mơ ước được là thầy giáo. “Nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm được, bởi vì ngoại hình tôi thế này thì dạy ai, dạy cái gì”.
Tốt nghiệp phổ thông, Hùng vào Sài Gòn học trung cấp Công nghệ thông tin. Sau đó, cậu bén duyên với Trung tâm Nghị lực sống. Ở đây, Hùng dạy cho những người khuyết tật như mình các kỹ năng công nghệ để họ có thể tự kiếm sống bằng sức lao động của mình.
“Tôi may mắn được các bạn quý mến. Có lẽ một phần do mình là người khuyết tật, phần khác mình cùng hoàn cảnh ở quê ra như các bạn nên hiểu được những tâm tư, suy nghĩ của các bạn”. Cứ thế, Hùng gắn bó với trung tâm cho đến nay mặc dù cậu có thể làm việc ở những nơi khác có mức thu nhập cao hơn. Nhưng cậu nói rằng, ở đây, cậu thấy mình có giá trị.
Hùng cũng bày tỏ mong muốn, gia đình người khuyết tật hãy tạo điều kiện cho con em mình được đi học, được tiếp xúc với cộng đồng nhiều nhất có thể để họ sớm tự lập và đứng vững bằng chính khả năng của mình.
Đó cũng là lý do khiến chị Nguyễn Lan Anh – người sáng lập, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng ACDC – đã từ bỏ những công việc an toàn khác để theo đuổi ước mơ.
Mang trong mình căn bệnh xương thuỷ tinh, chị Lan Anh được gia đình định hướng cho học sư phạm, biên dịch. Nhưng sau khi ra trường, công việc đầu tiên của chị là làm makerting cho một công ty. Rồi chị phát hiện ra xung quanh mình có nhiều người khuyết tật không may mắn có một công việc như chị. Suy nghĩ làm thế nào để giúp họ bắt đầu nhen nhóm trong chị. Rồi đến một ngày, chị từ bỏ công việc cũ để chuyển sang một công việc nhiều thử thách hơn.
“Đã có những lúc trong két sắt của trung tâm chỉ còn hơn 300 nghìn đồng. Đã có những lúc nghĩ rằng ‘hay mình quay về đi làm công ăn lương cho người khác’”.
Nhưng rồi chị và các đồng nghiệp đã chọn không lùi bước. Đến bây giờ, Trung tâm của chị đã lớn mạnh, đã quản lý những nguồn vốn hàng triệu đô la, có văn phòng ở các tỉnh thành trên cả nước, có mạng lưới kết nối ở ASEAN và các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
“Để làm được như thế không phải là dễ dàng và cũng không phải là tất cả công của mình. Chính những đồng nghiệp đã truyền cảm hứng cho mình. Có những lúc tưởng chừng như mình phải dừng lại, nhưng khi nhìn lại, mình thấy một tia hi vọng, một tình yêu, một sự thay đổi của bất kỳ ai xung quanh mình, thì đó chính là nguồn cảm hứng để mình có thể đi tiếp”.
Tuy nhiên, qua câu chuyện của chính mình và của những người khuyết tật khác, chị muốn gửi đi một thông điệp rằng: Dù người khuyết tật có nỗ lực thế nào đi chăng nữa, nhưng nếu không có con đường mở rộng cho họ thì cũng vô ích. Mong muốn của chị là các doanh nhân hãy mở rộng con đường, những cánh cửa để đón nhận những người khuyết tật tham gia vào thị trường lao động.
Chàng trai khởi nghiệp kiếm tiền tỷ năm nào cũng đi thi đại học
SN 1987, Nguyễn Văn Mão có sự nhạy bén với kinh doanh, chất lãng mạn của một nghệ sĩ thổi sáo và nhiều nét mơ mộng của một chàng sinh viên.
" alt="Chuyện khởi nghiệp của những con người đặc biệt"/>
Chuyện khởi nghiệp của những con người đặc biệt
Giọng ca 46 tuổi cho biết, anh không sử dụng bất cứ mạng xã hội nào nhưng nhiều khán giả chụp ảnh và đưa hình anh lên Facebook để đùa giỡn, anh đều yêu cầu xóa.Ngọc Sơn sinh năm 1970, tức năm nay đã 46 tuổi. Nhưng vài năm trở lại đây, anh không có dấu hiệu xuống sức mà ngược lại, càng biểu diễn "sung" hơn trên sân khấu.
Anh khoe mình đi diễn nhiều, hát live 100%, thân hình cũng đẹp hơn trước. Vừa nói, anh liên tục nhảy múa, thậm chí trổ tài ngồi theo kiểu tập yoga để chứng tỏ sự dẻo dai của bản thân.
Tôi mãi mãi ở tuổi 18
Ở tuổi gần 50, anh làm thế nào để giữ vững phong độ trên sân khấu?
- Cầu thủ trên thế giới thi đấu chuyên nghiệp bao năm cuối cùng cũng xổ bắp đùi. Ca sĩ cũng vậy, ai sinh ra cũng có dây thanh đới giống nhau, nhưng khi hát nhiều sẽ bị nới rộng, khiến giọng bị khàn. Nhưng Ngọc Sơn của đại gia đình (cách gọi khan giả - PV) lại khác, càng hát thì dây thanh đới càng chắc.
Giọng tôi tốt hơn ngày xưa, ông trời chứng nhận tấm lòng thành của tôi, cho tôi được hát trong hơn, trầm hơn, cao hơn, khoản ngọt ngào cũng thấm hơn trước. Tôi đi diễn đều đặn, từ miền Nam ra Bắc, từ những sự kiện lớn cho đến sân khấu bình dân, chuồng gà, hội chợ. Tần suất biểu diễn của Ngọc Sơn ngày càng cao, tất cả đều hát live mà vẫn đảm bảo chất lượng 100%. Điều này giúp tôi nghiệm ra một điều rằng sống trong cuộc đời đừng đụng chạm đến ai, tận tâm với công việc, sẽ không bị những thứ trên trần gian này kích thích, lôi kéo.
Ngoài ra, thân hình của tôi cũng cơ bắp hơn xưa. Nhiều người nghĩ tôi ăn chay sẽ ốm yếu, nhưng khi xem tôi hát họ phải thay đổi suy nghĩ. Bởi có sức khỏe tốt thì hát mới hay.
Vậy anh cảm nhận bản thân bị thời gian, tuổi tác tác động như thế nào?
- Tôi mãi mãi ở tuổi 18, vẫn nhảy rất sung. Ngày xưa nhảy qua nhảy lại còn cảm thấy mệt, nhưng giờ đây tôi càng nhảy càng máu, chương trình càng vui tôi càng nhảy thật nhiều. Micheal Jackson nhảy bằng đôi chân chứ tôi nhảy toàn thân. Tôi cầu mong mình luôn ở tuổi này để có thể cống hiến cho khán giả.
|
Ngọc Sơn: "Tôi mãi ở tuổi 18". Ảnh: HBN |
Nhiều ca sĩ sau khi nổi tiếng thường bỏ rơi tầng lớp khán giả bình dân, anh thì sao?
- Nhiều chương trình bắt tôi phải khoác áo vest lên người để phù hợp tính chất, nói thật tôi phải rèn luyện dữ lắm. Tôi bình dân từ trong máu, ai gọi tôi sến tôi càng thích. Khán giả càng bình dân tôi càng thương. Tôi sáng tác ra ca khúc Sến cũng vì vậy, "từ anh công nhân, chị bán hàng rong, anh bác sĩ đến chị phu đang quét đường. Đôi uyên ương bạn bè thân thương, những người tha phương cùng tôi hát câu nhạc sến" . Những người bình dân trải qua nhiều khó khăn trong vật chất, nên tinh thần của họ càng cần được chia sẻ.
Xin đừng gọi tôi là Vua nhạc sến
Anh nghĩ thế nào về ngôn từ "Vua nhạc sến" mà mọi người ưu ái dành cho mình?
- Mọi người gọi tôi bằng danh xưng nào cũng được. Tôi không dám nhận mình là vua cũng như kêu gọi những chương trình ca nhạc đừng gọi tôi như vậy, có quảng cáo thì hãy gỡ bỏ 3 từ này ra khỏi băng rôn. Tuy nhiên, họ nói phải để như thế để bán vé. Trên mạng, nhiều khán giả gọi tôi bằng nhiều mỹ từ như “tượng đài”, nhưng tôi chỉ muốn được xem như Ngọc Sơn thân thương, anh Ba của đại gia đình. Như vậy là tôi vui rồi.
Thích bình dân, nhưng anh lại sống trong căn biệt thự được trang hoàng như một tòa lâu đài. Điều này có vẻ mâu thuẫn?
- Đó là biểu tượng của đại gia đình nhạc sến trữ tình dành cho tôi, nhờ có tình yêu đó mà xây nên cùng với mồ hôi và công sức của chính mình. Tôi xem đây là biểu tượng của nhạc trữ tình, nên nhất định nó phải đẹp.
Danh ca Chế Linh khen anh là một trong những đại diện kế thừa dòng nhạc bolero. Anh nghĩ sao khi bolero đang trở lại và được ưa chuộng?
- Mỗi khi đi hát, tôi đều nói: “Ngọc Sơn đã trở lại trong vòng tay yêu thương của quý vị”, nhưng đấy chỉ là nói đùa thôi, tôi có đi đâu đâu mà trở lại. Như nhạc sến cũng vậy, lúc nào chẳng có những chiếc xe bán kẹo kéo phát khắp ngõ hẻm. Vấn đề là ngày xưa mọi người chưa nhìn nhận dòng nhạc này. Nhiều người nghe mà sợ người khác chê là sến. Giờ đây, nhạc sến được nhà nước, nhiều người trân trọng và coi như một dòng nhạc chính thống.
Vậy anh cảm thấy thế nào nếu có người nói nhạc Ngọc Sơn là lỗi thời?
- Tôi đâu chỉ có nhạc sến mà còn hát, sáng tác nhiều thể loại. Nhiều người hỏi tôi vì sao không chuyên tâm với một dòng nhạc? Tôi hỏi ngược lại, mình hát được nhạc cách mạng thì tại sao không? Khán giả yêu cầu cái nào, tôi làm cái đó.
|
Tôi không dám tự nhận mình là vua. Ảnh: HBN |
Hiện tại, cuộc sống của anh như thế nào?
- Con người ra đường làm sao tránh khỏi những va chạm, chơi với bạn bè cũng có người thế này, thế kia. Tính tôi từ trước đến nay không biết phản kháng, ai nói gì về mình cũng được. Tôi chỉ muốn dành hết sức khỏe, tâm trí cho nghệ thuật.
Tôi dở hơn mọi người là quá nhạy cảm, không chơi với ai, không ra đường. Ngoại trừ thời gian lên sân khấu, tôi ở nhà với mẹ để bảo toàn giọng hát.
Thay đổi về cách sinh hoạt, vậy tâm tính của anh biến chuyển như thế nào trong vài năm qua?
- Ngày xưa tôi trông ngầu vậy một phần cũng vì muốn tự bảo vệ mình trong giới giải trí. Thời thanh niên muốn tập tạ, rồi mặc áo ba lỗ để khoe cơ bắp. Còn bây giờ đã “lộ nguyên hình”, rất hiền lành. Thân hình dù có săn chắc hơn nhưng không dám mặc áo ba lỗ nữa. Tôi vẫn 18 tuổi chứ, nhưng ngây thơ theo một cách khác, hồn nhiên, vô tư nhưng phải sâu lắng và tế nhị để không làm mất lòng ai.
Tôi đang sống yên bình, hòa đồng vào vòng tay của đại gia đình. Ai cũng có chuyện này chuyện kia, nhưng tôi hiện tại chỉ muốn nhìn về phía trước chứ không nhìn cái cũ nữa. Những gì không tốt, ai chửi, tôi coi như không biết, không phản kháng mà đi tiếp về phía trước.
Tôi thấy nhiều người chuyện gì cũng đưa lên Facebook bàn tán là không hay. Tôi không sử dụng bất cứ mạng xã hội nào, có khán giả chụp ảnh rồi đưa lên Facebook đùa giỡn, tôi cũng bắt xóa ngay lập tức. Đừng đùa, tên tuổi Ngọc Sơn không dùng để đem ra giỡn mặt được.
Nhiều ca sĩ nổi tiếng bắt đầu tìm học trò để đào tạo, đến khi nào anh sẽ giới thiệu “truyền nhân” của mình?
- Tôi có 2 học trò người Nhật, hàng năm họ vẫn trở về với tôi, ngoài ra còn rất nhiều học trò, con nuôi như Dương Ngọc Thái, Quách Tuấn Du… Nhiều ca sĩ nổi tiếng nhưng dành sự quý trọng, gọi tôi là thầy, mong được chỉ bảo thêm.
Chuyện gì cũng là duyên, ai đến với ai, quý mến hay không cũng là duyên nợ. Con người phải biết tiên học lễ, hậu học văn, biết hạ xuống đúng lúc vì “hạ xuống bấy nhiều, người ta sẽ nâng bạn lên bấy nhiêu. Trèo lên bao nhiêu rồi cũng sẽ ngã xuống”. Đó luật của cuộc sống, càng khiêm tốn càng được quý trọng. Đó là điều tôi luôn dặn các đàn em, học được cái khiêm tốn rất khó, phải cố gắng vì tâm đức rất quan trọng.
Mỗi lần hát ca khúc Tình cha, anh đều rất xúc động và dân cao cảm xúc. Cảm giác của anh khi thể hiện ca khúc này trước và sau khi người cha yêu dấu của mình qua đời thay đổi như thế nào?
Con người muốn khỏe mạnh phải luôn biết thắp nhang, thờ tổ tiên và hăng say lao động. Tôi là người ca sĩ hết lòng cống hiến cho đại gia đình. Về tâm linh, lúc nào cũng thờ cha kính mẹ, biết ơn ân trên. Còn về bản thân, phải luôn ý thức lao động, tập tạ, tập tạ, tập thể hình, giữ gìn giọng hát thật tốt.
Về tình cha, tôi cũng như bao người khác luôn thương cha mẹ. Trong giờ phút cuối đời của cha, tôi vẫn ở bên cạnh để bơm oxi mà không biết ông đã trút hơi thở cuối cùng. Con người đến cuối cùng cũng phải ra đi. Nhưng tôi lại có tính dở hơn mọi người là quá nhạy cảm,. không chơi với ai, không ra đường. Ngoại trừ thời gian lên sân khấu, tôi ở nhà với cha mẹ để bảo toàn giọng hát. Ngoài ra, tôi còn có may mắn được đại gia đình thương, hát bất cứ điều gì cũng được ủng hộ.
Theo Zing
" alt="Đừng đem tên tuổi Ngọc Sơn ra đùa giỡn"/>
Đừng đem tên tuổi Ngọc Sơn ra đùa giỡn