Thiết bị điều khiển là Amazon Alexa, là “trợ lý” đắc lực giúp chủ nhân ngôi nhà khi đang bận nấu ăn, tắm, giặt hay phơi quần áo… chỉ cần ra lệnh, mọi thiết bị sẽ “vâng lời” theo ý muốn. Những ngôi nhà đang sử dụng giải pháp smarthome của Lumi từ trước có thể lắp đặt thêm thiết bị với giá 2.450.000 đồng.
Nhà thông minh điều khiển bằng giọng nói của Lumi được bảo mật theo chuẩn quốc tế SSO Oauth 2.0. Khi tiếp nhận câu lệnh, sever của Amazon sẽ xử lý và gửi mã lệnh đến sever của Lumi.
Hiện tại, Lumi là công ty duy nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực nhà thông minh đáp ứng được yêu cầu kiểm tra khắt khe của Amazon (hiện ứng dụng Lumi Smarthome Skill đã được đăng tải trên Skill Store Amazon).
" alt=""/>Lumi tích hợp công nghệ nhận dạng giọng nói của Amazon vào nhà thông minhBức thư là toàn bộ những cáo buộc của cựu nhân viên Richard Jacobs, một luật sư và từng là giám đốc tình báo toàn cầu của Uber nhưng đã bị sa thải vào hồi tháng Tư vừa qua.
Trong thư, Jacobs cáo buộc Uber đang chứa chấp một bộ phận đặc biệt, chịu trách nhiệm gián điệp, trộm cắp bí mật thương mại, hối lộ các quan chức nước ngoài và thực hiện nhiều hành vi vi phạm khác.
Cụ thể, Uber đã có các hoạt động bất hợp pháp mang tính chất hệ thống nhằm chiếm đoạt bí mật thương mại của nhiều công ty khác thông qua việc nghe trộm và thu thập dữ liệu. Thậm chí, các thông tin thu thập sẽ được chuyển trực tiếp tới CEO Travis Kalanick.
Trả lời trang TechCrunchvề những cáo buộc của cựu nhân viên Richard Jacobs, một phát ngôn viên của Uber khẳng định: "Mặc dù chúng tôi chưa chứng minh được tất cả những tuyên bố trong bức thư này có đúng hay không, nhưng chúng tôi sẽ cạnh tranh một cách trung thực và công bằng, và trên hết bằng chính những ý tưởng và công nghệ của chúng tôi".
Bức thư dài 37 trang của Richard Jacobs mô tả SSG và nhóm Marketplace Analytics (MA) thuộc Uber giống như một tổ chức chuyên thu thập bí mật thương mại, và thông tin cạnh tranh không lành mạnh từ đối thủ,… Jacobs cũng khẳng định, tổ chức này thường dùng các ứng dụng chat mã hóa và các thiết bị đặc biệt, chống việc bị lộ thông tin.
Trong khi đó, một bài viết trên trang Gizmodomới đây cũng nhấn mạnh, Uber đã âm thầm đánh cắp dữ liệu của các đối thủ thông qua hệ thống thu thập tự động. Và tính tới nay, Uber đã nắm trong tay hàng triệu bản ghi trái phép. Ngoài ra, Uber còn bị cáo buộc giám sát đường dây diện thoại để nắm bắt lợi thế và điểm yếu của các đối thủ.
Bức thư cũng tố cáo, Uber đã ngầm cài cắm gián điệp thu thập thông tin tình báo quan trọng nhằm chống lại các công ty taxi và một số chính trị gia địa phương.
Trong email gửi tới toàn bộ nhân viên vào hôm 29/11, giám đốc pháp lý Tony West đã lên tiếng khẳng định: "Không hề có chuyện như vậy xảy ra ở Uber. Chúng tôi không cần phải theo dõi đối thủ mới có được lợi thế cạnh tranh. Chúng tôi hoàn toàn tốt hơn thế. Chúng tôi sẽ cạnh tranh và giành chiến thắng vì công nghệ, ý tưởng của chúng tôi tốt hơn và Uber có những con người thật sự giỏi hơn".
Tuy vậy những cáo buộc mới nhất của cựu nhân viên Richard Jacobs chắc chắn sẽ khiến nhiều người hoài nghi, làm phức tạp thêm tình hình và tổn hại tới danh tiếng của Uber. Hãng taxi công nghệ Uber gần đây phải đối mặt với vụ kiện của Waymo và cáo buộc cài tay trong, đánh cắp bí mật thương mại. Nếu phán quyết nghiêng về phía Waymo, Uber có nguy cơ phải trả khoản tiền bồi thường lên tới 1,86 tỷ USD.
Hồi tháng 11, thẩm phán Quận William Alsup, Mỹ đã hoãn phiên toàn giữa Uber và Waymo chỉ một ngày trước khi bức thư tố cáo của cựu nhân viên Jacobs bị lan truyền. Phiên tòa dự kiến sẽ bị trì hoãn tới tháng 2/2018 nhằm hỗ trợ nhóm pháp lý Waymo tiếp cận và khai thác thông tin từ phía Jacobs.
Trong một tuyên bố với trang TechCrunch, phát ngôn viên của Waymo khẳng định, họ đã có trong tay nhiều bằng chứng liên quan đến việc Uber đánh cắp bí mật thương mại của Waymo, bao gồm cả việc sao chép công nghệ LiDAR.
" alt=""/>Cựu nhân viên Uber cáo buộc công ty đang hoạt động gián điệp, hối lộ và tấn công mạngTại tọa đàm “Làm gì để bảo đảm an toàn thông tin trong cơ quan nhà nước” do ICTnews tổ chức mới đây, đánh giá về thực tế đào tạo nhân lực an ninh mạng tại Việt Nam, ông Triệu Trần Đức, Tổng Giám đốc CMC Infosec cho rằng hiện nay tín hiệu tích cực là có nhiều sinh viên ngày càng quan tâm đến ngành học an ninh, an toàn thông tin (ATTT).
“Ngành học an ninh, an toàn thông tin đang mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ với thu nhập cao hơn so với một số ngành nghề CNTT khác”, ông Triệu Trần Đức nói.
Tuy nhiên, theo chuyên gia này, bên cạnh cơ hội nghề nghiệp đang rộng mở thì thực tế vấn đề đào tạo còn nhiều hạn chế. Một số chương trình đào tạo về an ninh, an toàn thông tin tại Việt Nam còn chưa cập nhật kịp với tình trạng thực tế đang diễn ra, dẫn tới thực trạng các sinh viên sau khi ra trường vẫn chưa thể làm được việc.
“Tôi cho rằng phải tăng cường chất lượng đào tạo càng sớm càng tốt. CMC Infosec sẵn sàng hợp tác với các đơn vị đào tạo để tư vấn về nội dung và các kịch bản đào tạo, nhằm đưa chất lượng bắt kịp với trình độ thế giới”, ông Đức bày tỏ.
Chung quan điểm với ông Triệu Trần Đức, các đánh giá của giới công nghệ trong thời gian qua cũng cho rằng việc đào tạo an ninh mạng tại Việt Nam phần lớn còn thiếu tính thực tiễn về kiến thức, phương pháp học, các trường chưa có điều kiện để sinh viên có thể thực hành do đây là một ngành còn mới, tốc độ thay đổi chóng mặt.
Quan trọng hàng đầu chính là vấn đề về phương pháp học, sinh viên đang thụ động mà chưa có kỹ năng học chủ động.
" alt=""/>Đào tạo an ninh mạng chưa theo kịp thực tế