Đóng góp chung vào thành tựu phát triển đất nướcĐại hội Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (honda zoomerhonda zoomer、、。
Đóng góp chung vào thành tựu phát triển đất nước
Đại hội Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) lần thứ V nhiệm kỳ 2021 - 2025 vừa được tổ chức ngày 19/3.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết,ểngiaothếhệlãnhđạoVINASAnhậnnhiềusứmệnhmớhonda zoomer Chính phủ đánh giá rất cao việc VINASA tham gia hoạch định các chính sách của nhà nước để thúc đẩy phát triển, ứng dụng CNTT và chuyển đổi số.
Phát biểu tại đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận nỗ lực, sự sáng tạo của cộng đồng phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam, với vai trò nòng cốt quy tụ của VINASA, cũng như nỗ lực của Bộ TT&TT, đặc biệt trong nhiệm kỳ này, đã đóng góp chung vào những thành tựu phát triển của đất nước.
VINASA không chỉ góp phần vào gia tăng doanh số của ngành công nghiệp CNTT, ngành phần mềm Việt Nam mà còn tham gia hoạch định các chính sách của nhà nước để đẩy mạnh phát triển, ứng dụng CNTT và thực hiện chuyển đổi số.
Chia sẻ với Đại hội, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, cộng đồng doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam đã lớn mạnh, trở thành một tổ chức xã hội nghề nghiệp vững mạnh với hơn 400 doanh nghiệp thành viên.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao Bằng khen cho các doanh nghiệp hội viên VINASA đã có đóng góp vào sự phát triển của ngành CNTT-TT Việt Nam trong nhiệm kỳ vừa qua.
Qua gần 20 năm hoạt động, hiện VINASA đã hoàn thiện được hệ sinh thái toàn diện.
Trong nhiệm kỳ IV của Ban chấp hành VINASA, ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT tiếp tục là ngành có tốc độ phát triển cao, dẫn đầu và đóng góp quan trọng vào sự phát triển, hiện đại hóa của các ngành kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội.
Cụ thể, ngành công nghiệp ICT Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng trung bình 26,1%/năm, trở thành một trong những ngành kinh tế có doanh thu lớn, đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước.
Năm 2020, doanh thu ước đạt 120 tỷ USD, trong đó doanh thu công nghiệp phần mềm và nội dung số đạt trên 6 tỷ USD, gấp 2 lần so với doanh thu năm 2015. Năng suất và giá trị sản lượng lao động trong ngành cũng cao hơn các ngành kinh tế khác từ 3 – 10 lần, mức cao nhất đạt trên 20.000 USD/người/năm. Tỷ lệ hàm lượng giá trị Việt Nam trong doanh thu của ngành đạt tới 90 – 95%.
Đội ngũ doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT đã lớn mạnh nhanh chóng. Những công ty lớn với quy mô trên dưới 1.000 lao động được bổ sung nhiều tên tuổi mới.
Trẻ hóa nhân sự, 4 định hướng lớn
Ban chấp hành và Ban lãnh đạo VINASA đã có sự trẻ hóa toàn diện, với sự tham gia của nhiều doanh nhân trẻ đang dẫn dắt các doanh nghiệp ICT hàng đầu Việt Nam. Trọng trách Chủ tịch VINASA nhiệm kỳ mới được trao cho Tổng giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa.
Cùng với việc thành lập Hội đồng sáng lập VINASA, Hiệp hội này cũng vừa thực hiện trẻ hóa Ban lãnh đạo.
Ông Khoa cho biết, Hiệp hội sẽ tập trung vào 4 định hướng lớn: Xây dựng các hệ sinh thái công nghệ; Phát triển các nền tảng (Platform); Chú trọng chiến lược AI; Tham gia phát triển nguồn nhân lực CNTT, thông qua việc triển khai 3 lĩnh vực đào tạo chính gồm công nghệ, chuyển đổi số, smartcity.
Ban lãnh đạo VINASA đã vạch rõ 12 hoạt động trọng tâm thời gian tới, bao gồm: Chính sách; Chính phủ số; Thành phố thông minh; Thúc đẩy startup công nghệ; Công nghệ AI; Chuyển đổi số doanh nghiệp; Chuyển đổi số nông nghiệp; Chuyển đổi số du lịch; Đào tạo chuyển đổi số, thành phố thông minh, AI…; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng vị thế trên trường quốc tế; Phát triển Hiệp hội trong và ngoài nước; Truyền thông, marketing cho ngành và doanh nghiệp.
Tân Chủ tịch VINASA Nguyễn Văn Khoa chia sẻ về định hướng phát triển và kế hoạch hoạt động của Hiệp hội trong chặng đường mới.
Nhắn nhủ với Ban chấp hành mới của VINASA, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: Bằng các công cụ CNTT, Ban Chấp hành mới cần đặc biệt chú ý đến nhiệm vụ quy tụ những trí thức, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, tham gia tư vấn hoạch định chính sách cho Chính phủ trong thời kỳ mới.
Nhắc lại vai trò, sứ mệnh tiên phong đổi mới của ngành Bưu điện 30 năm trước, Phó Thủ tướng nhận định hiện nay là thời điểm ngành TT&TT được trao lại sứ mệnh tiên phong đổi mới để nắm bắt cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong đó, VINASA, cộng đồng doanh nghiệp phần mềm, dịch vụ CNTT phải nhận trọng trách tiên phong thúc đẩy chuyển đổi số với tư duy mới, cách làm mới.
Phó Thủ tướng dẫn chứng, trước đây, nói đến ứng dụng CNTT chúng ta thường làm từ chỗ hiện đại như các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM hay những ngành như tài chính, ngân hàng làm xuống, nhưng thực tiễn vừa qua cho thấy cách làm mới hiệu quả hơn. Đó là, làm hai mũi từ trên xuống và từ chỗ khó nhất lên giống như một bản nhạc cần người lĩnh xướng nhưng có lúc cần tất cả cùng hát theo. Và khi làm đồng loạt sẽ tạo sức mạnh đoàn kết lớn nhất, cùng ngồi lại với nhau tìm giải pháp để đạt được mục tiêu phấn đấu thật cao trong khoảng thời gian thật ngắn.
“Bằng cách đấy chúng ta có thể thực hiện được những việc vốn hoạch định trong 10 năm thì rút xuống 5 năm, trong 5 năm xuống 2 năm và 2 năm xuống 1 năm. Thậm chí, thực tiễn thời gian qua ở một số nơi khi làm theo cách này thì từ 5 năm rút xuống chỉ còn 1 năm”.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị, trong nhiệm kỳ này, bên cạnh việc hướng ra thị trường nước ngoài, VINASA và các doanh nghiệp thành viên cần có nhiều giải pháp thiết thực, dễ sử dụng, hướng đến số đông để giải những bài toán đặt ra trong thực tế nhằm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, ứng dụng CNTT đem lại tác động, thay đổi tích cực trong xã hội.
Tiếp nối khát vọng hưng thịnh quốc gia bằng công nghệ
Phát biểu tại Đại hội, người đứng đầu ngành TT&TT đặt nhiều kỳ vọng với Hiệp hội, mong muốn VINASA và cộng đồng doanh nghiệp tự nhận lãnh sứ mệnh đóng góp quan trọng vào công cuộc thay đổi thứ hạng quốc gia trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vào mục tiêu biến Việt Nam thành quốc gia thông minh nhất thế giới, đưa đất nước trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao sau 25 năm tới…
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, ngọn cờ mà thế hệ lãnh đạo mới của VINASA vừa nhận không thay đổi, đó là khát vọng hưng thịnh quốc gia, khát vọng chinh phục thế giới bằng công nghệ, là tinh thần tiên phong đi đầu.
Đề cập đến sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo VINASA, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: Lại có một người mới 45 tuổi nhận ngọn cờ để đi tiếp. Ngọn cờ ấy không thay đổi, đó là khát vọng hưng thịnh quốc gia, khát vọng chinh phục thế giới bằng công nghệ, là tinh thần tiên phong đi đầu. Nhưng sẽ là sứ mệnh mới, sứ mệnh chuyển đổi số quốc gia, sứ mệnh Make in Vietnam, sứ mệnh biến Việt Nam thành quốc gia số, quốc gia thông minh nhất, sứ mệnh đi ra toàn cầu đóng góp cho sự phát triển của nhân loại, sứ mệnh tạo lên những tên tuổi lớn ảnh hưởng toàn cầu, sứ mệnh Việt Nam hùng cường thịnh vượng để không kẻ thù nào dám đến xâm phạm, để Việt Nam luôn có hoà bình.
“VINASA khởi đầu một chặng đường mới sau 20 năm, nhưng hãy giữ lấy triết lý ban đầu của những người sinh ra nó, đó là khát vọng tiên phong trong sự nghiệp hưng thịnh quốc gia bằng công nghệ số, nhưng cũng nhận lấy những sứ mệnh mới để góp phần đưa Việt Nam thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 khi nước Việt Nam mới tròn 100 tuổi”, Bộ trưởng nhắn nhủ.
Bộ trưởng cũng khẳng định, trong chặng đường sắp tới, VINASA luôn có Bộ TT&TT bên cạnh, vừa là người dẫn dắt, tạo ra không gian mới, môi trường mới để phát triển, tạo điều kiện cho phát triển, là chỗ dựa và là người đồng hành tin cậy.
Ra mắt Ban lãnh đạo VINASA nhiệm kỳ mới
Ban chấp hành và Ban lãnh đạo mới của VINASA nhiệm kỳ V (2021-2025) vừa được bầu và chính thức ra mắt. Ban lãnh đạo VINASA gồm có Chủ tịch là ông Nguyễn Văn Khoa – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần FPT; cùng 8 Phó Chủ tịch: ông Lê Xuân Hòa, Phó Chủ tịch VINASA; ông Lữ Thành Long, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần MISA; ông Lâm Nguyễn Hải Long, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên Phần mềm Quang Trung; bà Nguyễn Thị Thu Giang - Tổng Thư ký VINASA; ông Mai Duy Quang - Giám đốc TFI Accelerator; ông Ngô Diên Hy, Tổng Giám đốc Công ty CNTT VNPT; ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn công nghệ BKAV; ông Nguyễn Mạnh Hổ, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel TS) .
Trịnh Thu Vinh có cơ hội giành huy chương bắn súng ở nội dung 25m súng ngắn thể thao nữ hôm nay (Ảnh: Reuters).
Tại chung kết, 8 xạ thủ sẽ so tài kỹ năng bắn nhanh (10 giây cho mỗi viên đạn). Theo đó, các xạ thủ không chỉ phải bắn vào vị trí 10 điểm mà còn đòi hỏi phải bắn được từ 10,2-10,9 điểm thì được tính là 1 điểm, còn bắn từ 0-10,1 điểm vẫn bị tính là 0 điểm.
Sau 20 viên đầu tiên, một vận động viên (VĐV) đứng thấp nhất sẽ bị loại. Từ lúc này, các VĐV chỉ bắn 5 viên đạn mỗi lượt thi để tính điểm và loại dần cho đến khi tìm ra nhà vô địch (huy chương vàng và huy chương bạc bắn tổng cộng 50 viên).
Chia sẻ về tính khốc liệt của chung kết nội dung 25m súng ngắn thể thao, bà Nguyễn Thị Nhung, nguyên HLV trưởng đội tuyển bắn súng Việt Nam nhận định: "Theo luật bắn súng, khi vào bắn chung kết, các VĐV chỉ thi đấu bài bắn nhanh, một loạt 5 viên 3 giây 7 giây, trong đó 7 giây giữ súng và 3 giây bắn.
Khi bắn 10.2 điểm sẽ tính là 1 điểm (hit). Tại bài bắn vòng loại, Thu Vinh bắn 30 viên được 14 viên tâm (tức 10.2 trở vào). Do vậy, chúng ta thấy được độ khó của nội dung này khi vào chung kết. Có thể bắn rất nhiều điểm 10 mà không được tính điểm".
Những đối thủ của Thu Vinh ở chung kết chiều nay rất đáng gờm là Veronika Major (số 7 thế giới người Hungary), Jiin Yang (Hàn Quốc, hạng 2 thế giới, giành 2 HCV cấp độ châu lục lẫn thế giới trong năm nay), Camille Jedrzejewski (Pháp, hạng 3 thế giới, vô địch World Cup 2024), Nan Zhao (Trung Quốc, xạ thủ 20 tuổi đang xếp hạng 8 thế giới, có 5 lần giành HCB World Championship hay World Cup thời gian qua), Haniyeh Rostamiyan (Iran, hạng 9 thế giới) và thần đồng bắn súng Ấn Độ Manu Bhaker.
Ở môn bơi, kình ngư Nguyễn Huy Hoàng đứng thứ 28/31 ở vòng loại bơi 800m tự do nam và không thể vào chung kết. Vận động viên người Quảng Bình sẽ thi đấu vòng loại nội dung 1.500m tự do nam vào 16h25 hôm nay (3/8) với hy vọng tạo nên bất ngờ.
Sau 5 ngày thi đấu, thể thao Việt Nam đã có 11/16 vận động viên chia tay Olympic Paris là Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Hoàng Thị Tình (Judo), Võ Thị Kim Ánh, Hà Thị Linh (judo), Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng) và Đỗ Thị Ánh Nguyệt, Lê Quốc Phong (bắn cung), Phạm Thị Huệ (rowing), Võ Thị Mỹ Tiên (bơi), Trần Thị Nhi Yến (điền kinh).
Ngoài Trịnh Thu Vinh và Nguyễn Huy Hoàng thi đấu hôm nay, đoàn Việt Nam còn 3 vận động viên chưa xuất trận. Tay đua Nguyễn Thị Thật thi đấu đua xe đạp đường trường nữ vào ngày 4/8 còn đô cử Trịnh Văn Vinh thi đấu cử tạ hạng dưới 61kg nam vào ngày 7/8. Đến ngày 8/8, tay chèo Nguyễn Thị Hương thi đấu vòng loại canoeing nội dung thuyền đơn nữ 200m.
Nguyễn Đức Tuân từng tạo nên chiến tích vô địch bóng bàn nội dung đơn nam tại SEA Games 31 (Ảnh: Tiến Tuấn).
Đúng như kỳ vọng của người hâm mộ, trở lại sau thời gian dài nghỉ thi đấu vì chấn thương, tay vợt Nguyễn Đức Tuân (người từng tạo ra chiến tích bằng chức vô địch đơn nam tại SEA Games 31) đã có màn tái xuất ấn tượng khi giúp đội tuyển bóng bàn Hải Dương giành giải nhất toàn đoàn với 2 Huy chương vàng (HCV), 3 Huy chương bạc (HCB) và 1 Huy chương đồng (HCĐ).
Đáng chú ý, cả hai tấm HCV của Hải Dương đều có sự góp công lớn của Nguyễn Đức Tuân, khi anh cùng với Đoàn Bá Tuấn Anh và Nguyễn Duy Phong giành HCV nội dung đồng đội và cùng với tay vợt nữ Bùi Ngọc Lan giành HCV nội dung đôi nam nữ. Ở nội dung đơn nam, đáng tiếc Đức Tuân chỉ giành HCB khi để thua tay vợt số 1 Việt Nam là Nguyễn Anh Tú ở trận chung kết.
Ở nội dung đồng đội nữ, đội tuyển TPHCM với đội hình gồm 3 tay vợt mạnh Mai Hoàng Mỹ Trang, Nguyễn Khoa Diệu Khánh, Nguyễn Bạch Thanh Thư giành HCV sau chiến thắng thuyết phục 3-0 trước đội tuyển nữ Quân Đội.
Mai Ngọc và Anh Hoàng góp công lớn giúp CAND-T&T giành giải nhì toàn đoàn tại giải vô địch các đội mạnh quốc gia 2024 (Ảnh: Mạnh Quân).
Tại giải đấu này cũng ghi nhận hai tay vợt từng vô địch SEA Games 32 ở nội dung đôi nam nữ là Trần Mai Ngọc và Đinh Anh Hoàng thi đấu ấn tượng khi giúp đội tuyển Công an Nhân dân và T&T giành giải nhì toàn đoàn.
Ở nội dung đôi nam, Đinh Anh Hoàng và Lê Đình Đức đánh bại bộ đôi Nguyễn Đức Tuân và Đoàn Bá Tuân để giành HCV. Trong khi đó, Trần Mai Ngọc và Nguyễn Thùy Kiều My giúp CAND-T&T giành HCV đôi nữ khi thắng nghẹt thở trước bộ đôi Nguyễn Khoa Diệu Khánh và Nguyễn Bạch Thanh Thư với tỷ số 3-2.
Ở nội dung đơn nam, tay vợt số một Việt Nam Nguyễn Anh Tú tiếp tục giữ vững phong độ để giành HCV, trong khi Nguyễn Khoa Diệu Khánh tiếp tục vô đối ở nội dung đơn nữ khi đánh bại người đồng đội ở đội tuyển TPHCM ở trận chung kết.
Mai Ngọc và Kiều My của CAND-T&T giành HCV nội dung đôi nữ (Ảnh: Việt Anh).
Ngay sau giải vô địch các đội mạnh quốc gia, đội tuyển bóng bàn Việt Nam sẽ tập trung để chuẩn bị tham dự giải vô địch bóng bàn Đông Nam Á diễn ra tại Bangkok (Thái Lan) từ ngày 17/11 đến 25/11.
Theo đó, đội tuyển nam sẽ gồm các tay vợt Nguyễn Anh Tú, Nguyễn Đức Tuân, Đinh Anh Hoàng, Đoàn Bá Tuấn Anh và Nguyễn Đăng Hiệp. Đội tuyển nữ sẽ gồm 5 tay vợt Nguyễn Khoa Diệu Khánh, Nguyễn Thị Nga, Mai Hoàng Mỹ Trang, Trần Mai Ngọc và Nguyễn Bạch Thanh Thư.
U17 Triều Tiên gây sốc khi đánh bại U17 Iran với tỷ số 4-1 (Ảnh: AFC Asian Cup).
Đáng chú ý, U17 Iran là đội bóng từng lọt vào bán kết U17 châu Á 2023 và thắng cả U17 Brazil tại U17 World Cup 2023. Thế nhưng khi đối đầu với U17 Triều Tiên , đại diện của Tây Á tỏ ra lép vế và bị thủng lưới liên tiếp 4 bàn sau 90 phút thi đấu chính thức. Phải đến phút bù giờ, U17 Iran mới có được bàn thắng danh dự nhờ pha lập công của Erfan Khodadadian.
Với chiến thắng trước Iran, U17 Triều Tiên hiện có 9 điểm để giữ ngôi đầu bảng A và gần như chắc chắn đã giành một suất dự VCK U17 châu Á 2025 tại Saudi Arabia.
Kết quả này cũng gián tiếp giúp U17 Việt Nam được hưởng lợi khi tạm thời xếp trên U17 Iran và U17 Lào trong 10 đội đang xếp nhì bảng tại giải đấu. Theo quy định của vòng loại U17 châu Á 2025, 10 đội đứng đầu bảng và 5 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sẽ giành vé dự VCK U17 châu Á 2025.
Trong trường hợp không thể giành ngôi đầu bảng I, U17 Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các đội nhì bảng khác để tìm kiếm tấm vé vớt.
U17 Việt Nam hiện đứng thứ 8 trong 10 đội xếp nhì bảng ở vòng loại U17 châu Á 2025.
Neymar rời sân chỉ sau 30 phút thi đấu cho Al Hilal ở AFC Champions League (Ảnh: Getty).
Tiền đạo người Brazil đã phải tập tễnh rời sân 30 phút, khi anh vào sân thay người ở hiệp hai trong chiến thắng 3-0 của Al Hilal. Trước đó, các bác sĩ đã cảnh báo anh về khả năng gặp vấn đề về cơ, khi Neymar trở lại sau chấn thương đứt dây chằng chéo đầu gối hồi tháng 10 năm ngoái.
"Tôi sẽ làm một số xét nghiệm và hy vọng không có gì quá nghiêm trọng. Điều này xảy ra sau một năm không thi đấu là bình thường, các bác sĩ đã cảnh báo tôi rồi, vì vậy tôi phải cẩn thận và chơi nhiều phút hơn", tiền đạo người Brazil nói thêm về tình hình sức khỏe của mình.
Kể từ khi rời Paris Saint Germain để gia nhập Al Hilal với mức phí lên tới 90 triệu euro vào tháng 8 năm ngoái, Neymar mới chỉ chơi tổng cộng 7 trận cho đội bóng của Saudi Arabia.
Trong suốt sự nghiệp của mình, đầu gối và mắt cá chân của Neymar là những nơi thường xuyên bị chấn thương đáng kể, điều này có thể là điềm xấu đối với Al Hilal.
Nhiều người hâm mộ đã bày tỏ về tình trạng chấn thương liên miên của Neymar. "Có lẽ đã đến lúc chúng ta phải chấp nhận sự thật rằng cơ thể anh ấy không còn phù hợp với bóng đá chuyên nghiệp nữa", một người hâm mộ nói.
"Neymar lại chấn thương nữa sao? Bóng đá thật tàn khốc", người thứ hai bình luận.
Một người khác lại bày tỏ: "Tôi cảm thấy rất buồn cho anh chàng này. Tôi chỉ hy vọng chấn thương này không quá nghiêm trọng".
最新评论