Trong những tập của phần 2 mới phát sóng, NSƯT Thanh Quý có rất nhiều phân cảnh cảm xúc, trong đó nổi lên là những cảnh bà khóc khi đuổi Vân Trang ra khỏi nhà hay dựa cửa nấc lên từng hồi sau khi mẹ Trang quay lại xin nhận con gái. Bên cạnh diễn xuất của NSND Minh Hoà và Huyền Lizzie, những phân cảnh cảm xúc nặng với diễn xuất của NSƯT Thanh Quý thành tâm điểm của bộ phim. Trên các diễn đàn, những phân cảnh liên quan đến NSƯT Thanh Quý đều thu hút nhiều bình luận khen ngợi của khán giả.
Xuất hiện trong chương trình trò chuyện cuối tuần của Chuyển động 24h trên VTV1 trưa 24/4, NSƯT Thanh Quý nói bà không dùng Facebook nhưng đi chợ gặp khán giả "họ nói rằng hôm qua cô làm cho con hết nước mắt đấy". Khi MC Thuỵ Vân hỏi vai bà Nga giống NSƯT Thanh Quý nhất ở điểm nào, nữ diễn viên cho biết: "Nếu chấm thang điểm 10, bà Nga 10 điểm thì tôi chỉ được 5 thôi vì sự tảo tần, chăm chỉ kém, rồi sự ngọt ngào tôi cũng hơi kém. Nhưng tôi cũng có tính nóng nảy như bà Nga, tức là không giữ được".
Nữ diễn viên Huyền Lizzie (vai Trang) nhận xét về NSƯT Thanh Quý: "Mẹ diễn quá đỉnh, bảo tự nhận xét thì đương nhiên mẹ không nhận xét về mẹ rồi. Còn với Huyền, được đóng chung với mẹ mình cảm thấy may mắn vì những phân đoạn đóng chung được đẩy lên cao trào. Mẹ hỗ trợ cho diễn viên trẻ rất nhiều, có phân đoạn xin quay đi quay lại mẹ khóc rất là mệt rồi nhưng mẹ vẫn khóc lại để cho bọn em diễn. Con dạt dào cảm xúc là nhờ mẹ, lúc đầu diễn bị khớp vì thoại sâu nhưng khi diễn với mẹ đã đẩy cảm xúc lên".
Khi MC Thuỵ Vân yêu cầu NSƯT Thanh Quý nhận xét về Huyền Lizzie, nữ diễn viên cho biết bà đóng phim với Huyền từ năm 2012. "Ngày ấy Huyền rất ngây thơ, non nớt. Rất mừng là giờ làm phim với Huyền thấy Huyền ngày càng trưởng thành và chững chạc lên, càng ngày vào phim càng ngọt lên. Con, chị Khánh, em Vân tạo nên cho mẹ cảm xúc yêu thương giống như những đứa con của mình".
NSƯT Thanh Quý từng chia sẻ khi đóng phim bà thương Trang đến quặn lòng, như cô là con ruột của mình. Có quá nhiều cảnh cảm xúc nặng thực sự để lại nhiều dấu ấn cho bà. "Có cảnh quay xong tôi không về nhà được nữa, đang đi đường phải rẽ vào chỗ nào đó bên đường ngồi uống cốc cafe cho tĩnh lại. "Tôi thương bà Nga vô cùng vì có những chọn lựa khiến bà đau đớn vô cùng", NSƯT Thanh Quý chia sẻ.
Đã thử sức với nhiều dạng vai nhưng NSƯT Thanh Quý cho biết bà luôn ước mơ đóng vai bà Nguyễn Thị Lộ, một nữ sĩ tài danh có cuộc đời bi kịch. "Những vai nằm trong văn học được định hình trong suy nghĩ mọi người thì làm sao vừa lòng được tất cả là điều khó. Tôi cho là nhân vật trong văn hoá và lịch sử là khó nhất, là sự thách đố với người diễn viên", bà nói.
Quỳnh An
" alt=""/>NSƯT Thanh Quý: So với bà Nga 'Thương ngày nắng về' tôi chỉ được 5 điểmVới kịch bản đồ sộ, trong gần 2 tiếng, người xem có thể trở về quá khứ, hòa vào những thăng trầm suốt chiều dài lịch sử của TP.HCM để hiểu đến tận cùng và yêu hơn mảnh đất này.
Đây cũng là lần đầu tại Việt Nam, câu chuyện lịch sử của Sài Gòn - Gia Định - TP.HCM được kể qua 5 chương nghệ thuật: Khẩn hoang, Xây thành, Trên bến dưới thuyền, Thương cảng phồn vinh, Rực rỡ thành phố bên sông.
Chương trình có sự tham gia của 700 diễn viên và nghệ nhân dân gian cùng ê-kíp các đạo diễn, chuyên gia, cố vấn, nghệ sĩ hàng đầu trong lĩnh vực nghệ thuật.
Ban tổ chức kỳ vọng Dòng sông kể chuyện sẽ trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, nổi bật của TP.HCM gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các di sản và bản sắc văn hóa, lịch sử riêng biệt.
Tổng đạo diễn chương trình Lê Hải Yến cho biết, sân khấu thực cảnh được thiết kế 3 lớp: phần trên cạn, phần rìa sông và phần nổi trên sông, tổng chiều dài 140m (chiều dài hơn cả SVĐ quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội). Sân khấu "khổng lồ" này sẽ là nơi thực hiện các phần biểu diễn chính với nhiều lớp lang.
"Thời gian và thời tiết gây khó khăn cho ê-kíp. Chúng tôi chỉ có 30 ngày để thực hiện, thời tiết thất thường khiến việc dàn dựng, tập luyện ở sân khấu thực cảnh khó khăn, bị kéo dài.
Đội ngũ diễn viên thường xuyên phải tập luyện trong điều kiện trời trở mưa đột ngột, đội ngũ sân khấu cũng phải xử lý rất nhiều vấn đề với đặc thù khi dàn dựng trên sông Sài Gòn - một ngày 2 lần nước lên/xuống. Cùng với đó là phải tính toán làm sao không ảnh hưởng tới lộ trình lưu thông cho một lượng tàu thuyền rất lớn vẫn hoạt động. Mặc dù chúng tôi đã có sự tư vấn của các chuyên gia khí tượng thủy văn, hiểu về con nước sông Sài Gòn nhưng thực tế vẫn có nhiều vấn đề nảy sinh”, Tổng đạo diễn Lê Hải Yến cho biết.
Theo chia sẻ của đơn vị thực hiện, trong vòng 1 tháng, chương trình đã tuyển chọn, huy động gần 700 diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên. Họ được chia lịch tập theo tốp 200 - 300 người.
“Ban đầu, trước những khó khăn, vất vả do tập luyện ngoài hiện trường, nhiều diễn viên bỏ cuộc vì không chịu được áp lực. Tôi thông cảm vì sân khấu trải dài từ trên bờ đến mặt nước, trong không gian rộng lớn, phải xử lý cùng lúc nhiều vấn đề kỹ thuật phức tạp. Kích thước sân khấu dài hơn cả sân vận động, riêng việc di chuyển đã mệt, lại phải vác đạo cụ. Nhưng khi được ê-kíp giải thích, nhiều người tự hào vì được kể câu chuyện lịch sử của cha ông nên hào hứng tập luyện”, Tổng đạo diễn Lê Hải Yến kể.
Các nghệ sĩ tập luyện:
Khi các phương pháp trên vẫn không thể chiến thắng được cơn buồn ngủ, Chính buộc phải ghé vào trạm xăng dầu. Tại đây, anh dừng xe, tắt máy, gục đầu lên vô lăng, tranh thủ chợp mắt ít phút.
Đến tối, Chính pha bình nước trà Bắc thật đặc để uống cho đỡ buồn ngủ. Khi cảm thấy cơ thể đã mệt mỏi, thiếu ngủ, anh dừng lại để ngủ nghỉ. Bởi, anh ý thức được việc mình luôn đối mặt với những nguy hiểm và có trách nhiệm giữ an toàn cho bản thân, người tham gia giao thông.
Tuy vậy, việc ngủ trong ca bin xe tải chở hàng giữa đêm vắng cũng cần có những kinh nghiệm nhất định. Nếu không, tài xế dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng tấn công để trộm cắp tài sản, hàng hóa.
Chính chia sẻ: “Bây giờ không còn tình trạng cướp, xin đểu, móc túi trên xe nữa. Tuy nhiên, tình trạng trộm cắp tài sản tài xế, hàng hóa trên xe tải vẫn còn. Lợi dụng lúc tài xế ngủ say hoặc lơ là, đối tượng xấu sẽ xịt thuốc mê vào cabin.
Đợi tài xế ngủ mê, chúng sẽ phá cửa rồi lên trộm đồ, lấy hàng hóa. Do vậy, tôi cũng luôn chủ động nghỉ ngơi trong cảnh giác. Trước khi ngủ, tôi khóa chặt cửa, chỉ cần nghe tiếng động là tỉnh dậy ngay”.
Là lái xe chuyên nghiệp, lâu năm, Chính cũng có kinh nghiệm trong việc chọn nơi an toàn để nghỉ ngơi giữa đêm. Nam tài xế thường dừng xe nghỉ ngơi tại những trạm xăng dầu của Nhà nước, có mức độ an ninh cao.
Anh cũng tìm cách đỗ gần chốt cảnh sát giao thông đang làm việc. Theo anh, đây là những nơi dừng xe đảm bảo an toàn cho các tài xế chạy xe đường dài.
Làm bạn với nỗi cô đơn
Suốt nhiều năm qua, trong các chuyến đi của mình, ngoài hàng hóa, hành lý của Chính chỉ là đôi bộ quần áo, gói trà Bắc và nỗi cô đơn. Anh nói rằng cô đơn là điều tất yếu trong cuộc đời của người tài xế chạy xe đường dài.
Chính đã lập gia đình, có con nhỏ. Công việc của một tài xế lái xe tải không cho phép anh có nhiều thời gian gần vợ con.
Mỗi ngày, anh chỉ có thể tranh thủ những lúc nghỉ ngơi ít ỏi của mình để gọi về thăm gia đình. Thậm chí, vào những ngày quan trọng, có ý nghĩa với gia đình, anh và vợ con chỉ có thể chia sẻ với nhau qua tin nhắn, cuộc gọi chớp nhoáng.
Anh tâm sự: “Nghề lái xe đường dài có niềm vui là được đi nhiều nơi, biết nhiều chỗ. Nhưng đổi lại, chúng tôi thường phải làm bạn với nỗi cô đơn.
Tôi nhớ lần mình ra Bắc một mình. Trong lúc dừng xe để lau kính, tôi bất cẩn té ngã phải nhập viện điều trị. Thời gian nằm viện giữa đất khách, không một bóng người thân, bạn bè bên cạnh, tôi tủi thân vô cùng”.
Tuy vậy, sự cô đơn ấy cũng khiến Chính cảm thông hơn với những người đang trên đường về quê, đoàn tụ gia đình. Thế nên vào những ngày lễ, Tết, mỗi khi thấy sinh viên, người lao động nghèo không bắt được xe hay lỡ chuyến xe về quê, anh đều tìm cách giúp đỡ.
Thông thường, khi thấy những người này đứng chờ xe trong đêm, Chính đều dừng lại hỏi thăm. Khi biết về hoàn cảnh của họ và đi chung đường, anh sẽ mời họ lên xe để chở về miễn phí.
“Tôi cho nhiều người đi cùng lắm. Có người khi xuống xe cũng đưa tiền nhưng tôi nhất định không nhận. Bởi ngày còn bé, tôi từng cùng bố lếch thếch đứng đợi xe giữa đêm nên hiểu cảm giác của họ. Giúp được họ, tôi rất vui”, Chính chia sẻ.
Không chỉ phải làm bạn với sự cô đơn, Chính cho rằng người tài xế còn chịu nhiều thị phi khó giải thích bằng lời. Một trong số này là việc người đời thường gán tài xế với các tật xấu như ngoại tình, sử dụng chất cấm, chất kích thích.
Tuy vậy, Chính tự khẳng định mình là “người chồng ngoan”, luôn giữ trong tim tình yêu thương gia đình cháy bỏng. Anh không bao giờ sa đà vào những điều không đúng đắn và được vợ con tin tưởng, ủng hộ dẫu liên tục xa nhà.
Chính nói: “Với tôi, người tài xế luôn phải đối mặt với những hiểm nguy và đánh đổi cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần để có những hành trình an toàn cho hành khách, hàng hóa. Thế nên, nghề lái xe là một nghề đáng trân trọng”.
*Ảnh nhân vật cung cấp