Cứ 4 năm một lần, trong Đại hội toán học châu Âu, Hội toán học châu Âu trao 10 giải thưởng EMS.
![]() |
Thông báo 10 nhà toán học nhận được giải thưởng trên trang tin của Hội toán học châu Âu, trong đó có GS Phan Thành Nam. Ảnh chụp màn hình. |
Theo kế hoạch, giải thưởng sẽ được trao tặng tại kỳ đại hội toán học châu Âu năm 2020, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đại hội được lùi lại vào tháng 6/2021. Tại đại hội này, GS Phan Thành Nam sẽ thực hiện một bài giảng.
![]() |
Ảnh cá nhân kèm thông tin GS Phan Thành Nam được đăng tải trên trang của Hội Toán học châu Âu. |
Phan Thành Nam là giáo sư tại Khoa Toán học tại Đại học Ludwig-Maximlians, Đức. Lĩnh vực nghiên cứu của GS Nam là giải tích và vật lý toán, đặc biệt là cơ học lượng tử nhiều hạt, lý thuyết phổ, phép tính biến phân và phương trình đạo hàm riêng, giải tích số.
Trước đây, GS Nam là trợ lý giáo sư tại Đại học Masaryk (Cộng hòa Séc) và là thành viên IST tại Viện Khoa học và Công nghệ Áo.
GS Nam đã 2 lần được mời làm diễn giả tại hội nghị quốc tế về Vật lý toán (ICMP). Năm 2018, GS Nam đã được trao giải thưởng nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực Vật lý toán học bởi Hội quốc tế về vật lý ứng dụng và lý thuyết (IUPAP) cho các nhà nghiên cứu trẻ đạt kết quả tiên phong có chất lượng khoa học xuất sắc trong vật lý toán.
Giải thưởng EMS là giải thưởng chính thức của Hội toán học châu Âu, được xét 4 năm 1 lần, và được trao tặng tại đại hội toán học châu Âu. Mỗi kỳ sẽ có 10 nhà toán học được trao giải. Họ là những nhà toán học không quá 35 tuổi, có quốc tịch châu Âu hoặc đang làm việc tại châu Âu, có những đóng góp xuất sắc trong toán học. |
Thanh Hùng
- Trong bảng xếp hạng theo ngành học của QS, lần đầu tiên Việt Nam có hai đại diện vào tốp 500 nhóm ngành Toán học là ĐH Quốc gia Hà Nội và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
" alt=""/>Nhà toán học người Việt đạt giải thưởng toán học danh giá nhất châu ÂuTIN BÀI KHÁC
Mẹ ơi con sợ chết lắm!
Giờ đây, ước mơ của cô bé ấy dường như lại càng xa vời hơn, khi mẹ đã rơi vào hoàn cảnh thật bi đát.
Cô bé Phạm Thị Tuyết Nhi (sinh năm 2005 ở trọ tại số 2/22B khu phố 1, đường Bùi Dương Lịch, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân) đang mắc phải một căn bệnh nguy hiểm, ung thư vòm hầu.
Mẹ ơi bao giờ con khỏi bệnh |
8 tháng nay, bé Tuyết Nhi gần như phải sống chung với bệnh viện, rất ít khi được về nhà. Bởi lịch truyền thuốc dày đặc, cứ hết toa này lại nối toa khác. Sức khỏe của bé cũng lúc trồi lúc sụt, có những lúc tưởng chừng như không thể qua khỏi được.
Bé Tuyết Nhi phải cắn răng chịu những cơn đau tê tái từ tận trong xương tủy. Nhiều đêm hai mẹ con cùng thức trắng, bởi cô con gái đau quằn quại, mồ hôi vã ra như tắm. Mẹ dùng đủ thứ dầu xoa, nắn bóp cho con cả đêm, nhưng dường như tác động của chị cũng không làm con nguôi cơn đau.
Sau mỗi đợt điều trị hóa chất, tóc cô bé rụng lả tả. Mỗi sáng chải đầu cầm nắm tóc đưa cho mẹ cô bé chua xót. “Mẹ ơi tóc rụng nhiều thế này chắc mai mốt con trọc mất. Lỡ con có trọc mẹ ráng mua cho con bộ tóc giả nha. Bệnh con nặng lắm hả, con sợ chết lắm!”.
Con chỉ ước mong có một cây đàn cũ. |
Nghe những câu nói của con, chị không dám trả lời vì sợ bật thành tiếng khóc. Nắm tay con, bậm chặt hai môi rồi chị nói qua chuyện khác.
Chị Phạm Thị Lách nói rằng, đến lúc này chị không biết phải làm thế nào để có tiền cứu con. Các khoản tiền chi phí chữa bệnh cho Tuyết Nhi càng ngày càng nhiều và món nợ cũng lớn dần. Mỗi toa thuốc phải mua ngoài và tiền thanh toán từng đợt trong bệnh viện nhiều hơn gấp mấy lần số tiền chị kiếm được khi bé chưa bị bệnh.
Mẹ làm thuê ở trọ cứu con bằng cách nào?
Cuộc sống hôn nhân không được may mắn, chị Phạm Thị Lách ôm đứa con gái 3 tuổi về sống với mẹ. Cuộc sống ở Quảng Ngãi quá khó khăn, chị gửi con để vào TP.HCM tìm kiếm công việc. Hằng tháng, chị vẫn lo kiếm tiền gửi về phụ mẹ nuôi con. Ít năm sau, chị lập gia đình mới có thêm một con nhỏ năm nay mới 5 tuổi.
Chị và chồng đều là công nhân và phải thuê trọ, số tiền hai vợ chồng kiếm được có số lượng nhất định. Một phần chị lo chi phí cho cuộc sống gia đình, một phần gửi nuôi con nên hầu như làm tới đâu hết tới đó.
Chị Lách phải nghỉ làm để chăm con nên không còn thu nhập. |
Từ khi bé Tuyết Nhi bị bệnh chị Lách phải lo vay mượn nhiều nơi để đủ tiền thanh toán từng toa thuốc. Thời gian điều trị quá lâu, tiền vay mãi cũng hết, số phận của bé Tuyết Nhi trở nên rất mong manh.
Bệnh của bé phải điều trị thuốc hằng ngày cũng còn đang rất khó khăn, nếu như giờ không còn tiền điều trị tiếp sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Chia sẻ với chúng tôi chị Phạm Thị Lách than thở: “Nghĩ tới con tôi rầu thúi ruột. Tiền bạc giờ không kiếm ra, không biết phải làm cách nào để điều trị. Giá như đói khổ nhịn một vài bữa cơm chẳng sao, cháu bệnh thế này nhịn thuốc thì nguy lắm. Nhiều đêm, tôi suy nghĩ mãi làm cách nào để có tiền cứu con, rồi cuối cùng tôi cũng đi đến ngõ cụt. Thương cháu lắm, biết mẹ nghèo chẳng dám đòi hỏi gì”.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp chị Phạm Thị Lách ở trọ tại 2/22B khu phố 1, đường Bùi Dương Lịch, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân ĐT: 035 825 4284 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.175 bé Phạm Thị Tuyết Nhi Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
- Hai mẹ con nước mắt ngắn, nước mắt dài, con đau vì bệnh hành hạ, mẹ bất lực vì không có đủ tiền để cứu con. Cô con gái bé nhỏ của người mẹ trẻ ấy đang rất nguy kịch.
" alt=""/>Cô bé mắc bệnh hiểm nghèo và ước mơ cây đàn cũ