Nhận định, soi kèo Persewar Waropen vs Persegres Gresik United, 13h30 ngày 4/2: Trái đắng sân nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Persewar Waropen vs Persegres Gresik United, 13h30 ngày 4/2: Trái đắng sân nhà -
Bức ảnh cả nhà tốt nghiệp trở thành hiện tượng mạngBức ảnh gia đình tốt nghiệp trở thành hiện tượng mạng xã hội ngay sau khi được đăng tải Ông bố Mario Myles sẽ tốt nghiệp ngành Thạc sĩ Giáo dục đặc biệt, ĐH Xavier vào ngày 7/5 tới, trong khi bà mẹ Shenitria Myles sẽ tốt nghiệp Trường Luật New Orleans, ĐH Loyola vào ngày 21/5. Còn con trai họ, cậu bé Mario MJ Myles Jr. sẽ tốt nghiệp trường mầm non Lake Forest vào ngày 23/5.
Chị Shenitria, 26 tuổi cho biết bức ảnh dự định chỉ để dành tặng ông bà của MJ, nhưng không ngờ khi chị đăng trên Facebook, nó đã trở thành động lực cho nhiều bà mẹ khác cũng đang đi học. Bà mẹ của cậu bé 5 tuổi này mới đang là sinh viên năm thứ 2 ở ĐH Xavier khi gặp chồng mình. Chị cho biết đã nhận được ít nhất 100 tin nhắn mỗi ngày từ các bà mẹ khắp nơi trên thế giới.
“Vẫn có những gia đình đang làm việc rất chăm chỉ, cố gắng hết sức mình để điều đó xảy ra, và bức ảnh giống như là một thành quả” – chị chia sẻ với tờ ABC News.
Myles cho biết sau khi cô và người chồng 28 tuổi tốt nghiệp, họ dự định sẽ làm việc trong khu vực đang sinh sống.
“Đó là quãng thời gian 6 năm trời, không có người thân nào trong bán kính 7 giờ lái xe. Tất cả chỉ có sự cố gắng, nhưng những vất vả đó đã được đền bù xứng đáng”.
“Có những lúc tôi không ngủ, không ăn, giống như đó là ngày mà tôi từ bỏ” – Myles, tác giả cuốn sách “Balancing Adversity” chia sẻ.
“Có những lúc tôi trở về nhà, nằm xuống ghế và MJ nói ‘Ồ, mẹ phải dậy thôi. Mẹ phải dậy học bài đi’ bởi vì thằng bé đã quá quen với việc cả hai chúng tôi trở về nhà và lao vào công việc. Con trai thậm chí giúp tôi cố gắng hơn nữa”.
- Nguyễn Thảo(Theo ABC News)
Xem thêm:
Obama từ chối phát biểu tại lễ tốt nghiệp của con gái"> -
Đua nhau dùng xe điện, dân chung cư thành người ‘thiệt thòi’ nhấtVấn đề nan giải khi người sống chung cư dùng xe điện
Sau khi đặt mua chiếc xe điện, điều tiếp theo mà Jules Stewart làm là hỏi người quản lý toà chung cư nơi bà sống về việc lắp đặt điểm sạc điện trong hầm để xe.
Jules Stewart, 60 tuổi, là một người chuyên viết diễn văn. Bà cho biết bà sẵn lòng thanh toán hoá đơn và không cần bất cứ thứ xa xỉ gì như Tesla Powerwall hoặc sạc ba pha. Bà chỉ cần một phích cắm để sạc xe qua đêm.
Stewart nói: "Đó là một ổ sạc 240V bình thường. Tôi không nghĩ chủ sở hữu xe sẽ bận tâm vì họ cuối cùng họ sẽ có điện trong nhà để xe, thứ mà trước đây không có. Vì vậy, đó là điều có lợi dành cho họ".
Nhưng từ khi đưa ra yêu cầu vào tháng 12, bà đã không nghe ngóng thêm được gì, mặc dù đã theo dõi đến 2 lần.
Nhà của Stewart là một trong số 25 căn hộ thuộc khu chung cư được xây dựng từ thập niên 60. Vì vậy, người quản lý chung cư sẽ phải xác nhận với ủy ban quản lý khu dân cư xem bà ấy có được phép lắp đặt phích cắm hay không, trước khi yêu cầu chủ sở hữu cho phép".
Giáo sư Cathy Sherry, thuộc khoa luật và tư pháp Đại học New South Wales, cho biết có nhiều khó khăn cản trở những người sống trong chung cư sử dụng xe điện, lắp đặt các tấm pin mặt trời hoặc chuyển từ khí đốt sang điện để nấu ăn và sưởi ấm.
Vấn đề tài chính chỉ là một trong số rất nhiều trở ngại khác. Và đối với những người đi thuê, tức khoảng một nửa số người sống trong các căn hộ trên toàn Australia, họ có thể không vượt qua được những rào cản.
Báo cáo Australasian Strata Insights năm 2020 của Trung tâm Nghiên cứu Tương lai Thành phố UNSW cho thấy Australia có 340.601 khu chung cư trên khắp cả nước, là nơi sinh sống của 2,2 triệu người.
Sherry cho biết hệ thống dân cư, quản lý tập thể các phần tài sản chung, thường đi ngược lại việc ra quyết định tối ưu.
Chỉ có chủ sở hữu mới có thể bình chọn trong các ủy ban dân cư. Trong nhiều trường hợp khi nói đến những cải tiến giúp giảm lượng khí thải, nhưng lại tốn kém tiền bạc trong ngắn hạn, mối quan tâm của những người sống trong căn hộ và các nhà đầu tư có thể mâu thuẫn với nhau.
Hơn 1/10 căn chung cư trên khắp Australia bị các nhà đầu tư bỏ trống. Ở Tây Australia, Queensland và Nam Australia, tỷ lệ này là gần 1/5.
Sherry nói: "Các nhà đầu tư thường chỉ muốn tiền. Đâu là động lực cho những người sở hữu đầu tư bất động sản mà họ thậm chí không cho thuê để thực hiện nâng cấp xanh trong một tòa nhà chung cư?".
Nathan Hage tại một điểm sạc xe điện trong hầm một toà chung cư ở Sydney, Australia. Ảnh: The Guardian.
Lợi ích tài chính khi làm điều đúng đắn
Tòa nhà Zinc ở Alexandria, Sydney là minh chứng cho những gì các toà chung cư có thể làm.
Nathan Hage, 45 tuổi, là nhân viên logistic của chuỗi cung ứng và là người phục vụ trong ủy ban dân cư của tòa nhà. Ông cho biết khi toà chung cư được xây dựng vào năm 2005, các nhà phát triển đã không chú ý đến tính bền vững.
Hai thập kỷ trôi qua, tòa nhà 45 căn hộ có 10 bộ sạc xe điện ở tầng hầm, với công suất đáp ứng nhu cầu gia tăng. Ngoài ra, 24kW điện mặt trời được lắp đặt trên mái nhà và 70kW khác sẽ được lắp bổ sung trong thời gian tới.
"Đã có những người đến thăm, đứng trong bãi đỗ xe, nhìn vào bộ sạc xe điện và nói: Ông làm việc này bằng cách nào?", Hage nói.
Quá trình này đã được hỗ trợ bởi một số tiện ích, ví dụ như thiết bị có kích thước bằng một chiếc máy tính được lắp đặt trong buồng điện của tòa nhà, cho phép phân phối năng lượng mặt trời một cách công bằng giữa các căn hộ.
Hage nói rằng ông đã gặp may mắn ở phần khó nhất là thuyết phục các chủ sở hữu căn hộ khác cùng cam kết.
Ông nói: "Mỗi bước bạn thực hiện đều trở nên thú vị hơn vì các lợi ích tích lũy lẫn nhau. Một khi bạn thực hiện bước nhảy vọt để sử dụng năng lượng mặt trời, bạn sẽ chi tiêu ít đi để có thể đủ khả năng đầu tư nhiều tiền hơn vào các cải tiến năng lượng mặt trời và những thứ khác".
Hiện ông cho biết tòa nhà đang xem xét các lựa chọn về pin và thay thế hệ thống cấp nước nóng bằng gas.
Mỗi công trình sẽ có những nhu cầu khác nhau
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, quá trình này còn khó khăn hơn nhiều. Brent Clark là giám đốc điều hành của Wattblock, một công ty tư vấn làm việc với các ủy ban dân cư để cải thiện tính bền vững của các khu chung cư. Ông nói rằng uỷ ban quản lý dân cư là một phần quá trình điện khí hóa bị trì trệ.
Clark nói: "Hãy coi các tầng lớp người dân là cấp thứ tư của chính phủ. Bạn đã có liên bang, tiểu bang, địa phương và sau đó là các tầng lớp dân cư. Những tòa nhà đó sẽ không khử carbon theo ý muốn của chính người dân, họ cần sự trợ giúp từ các cấp chính phủ thứ nhất, thứ hai và thứ ba để giúp họ trên con đường khử carbon, điện khí hóa".
Clark cho rằng cư dân của các tòa nhà đã cũ là những người phải đối mặt với nhiều thách thức lớn nhất. Mỗi tòa nhà sẽ có những nhu cầu khác nhau, nên không có một giải pháp chung cho tất cả.
Tuy nhiên, Clark cho biết các tòa nhà cũ có khả năng sẽ bị buộc phải tăng ít nhất gấp đôi hoặc gấp ba công suất để đáp ứng nhu cầu trong tương lai của khách thuê. Nhiều cư dân chung cư cũng đang tìm kiếm các thiết bị sạc cho xe điện trong bãi đỗ xe của tòa nhà.
Ảnh: The Guardian
"Quả bom hẹn giờ" trong các tầng hầm chung cư
Dale Cohen, thư ký của ủy ban dân cư Richmont, ngoại ô Pyrmont nội thành của Sydney, cho biết hành động khử carbon trong các khu chung cư bị trì hoãn càng lâu thì càng trở nên cấp bách và tốn kém hơn.
Cohen, hiện là chủ sở hữu của một chiếc xe Tesla, đã từng lái một chiếc Mitsubishi plug-in hybrid vào năm 2017. Khi ấy, anh đã gặp ủy ban quản lý tòa nhà của mình để trao đổi về việc nâng cấp hỗ trợ sạc xe điện trong hầm để xe 3 tầng.
Anh bắt đầu tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu nhiều người bắt đầu lái xe điện hơn. Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả mọi người đều sạc cùng một lúc? Nguồn điện của tòa nhà có công suất bao nhiêu? Ai sẽ trả tiền? Và họ sẽ làm điều đó như thế nào?
Những câu hỏi của Cohen mất 5 năm mới có thể trả lời.
Một trong những thách thức cấp bách nhất là nhận được số phiếu cần thiết của ủy ban dân cư để thông qua bất kỳ thay đổi nào. Những thách thức được nới lỏng với các cải cách ở New South Wales, vùng lãnh thổ thuộc Australia và Tây Australia đã hạ thấp ngưỡng biểu quyết cần thiết của chủ sở hữu từ 75% xuống 50%.
Sau đó là các vấn đề về hậu cần và kỹ thuật liên quan đến việc trang bị thêm cho một một tòa nhà 9 tầng và chi phí thực hiện.
Cohen nói: "Để thực hiện một thay đổi chấn động và điện hóa mọi thứ trong tòa nhà của chúng tôi sẽ tốn hơn 500.000 USD. Chúng tôi cần 100% chủ sở hữu có xe điện để có thể thực hiện điều đó".
"Tôi đã từng nói trước đây rằng trong tầng hầm của các tòa nhà chung cư trên khắp đất nước có những quả bom hẹn giờ. Đó là thứ tôi nghĩ. Đó là vấn đề lớn như thế nào", anh nói.
Cohen cho biết tòa nhà của anh hiện đã được triển khai theo giai đoạn, sẽ cho phép ô tô điện để ở mọi nơi trong hầm khi nhu cầu tăng lên, một dự án sẽ có chi phí "hơn 100.000 USD".
Chris Duggan, giám đốc điều hành tại Hiệp hội Cộng đồng Dân cư Australia, cho biết sạc xe điện đã trở thành vấn đề đại diện cho tính bền vững và những rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra.
Duggan nói: "Theo truyền thống, chính sách phân biệt tầng lớp dân cư và chính sách nhà ở thường tập trung nhiều hơn vào chính sách mỗi căn hộ. Sẽ đến lúc sạc xe điện trở thành một yêu cầu về cơ sở hạ tầng".
Nếu những nâng cấp không được thực hiện, người thuê thậm chí thể hiện quan điểm bằng việc chuyển đi nơi khác. Những tòa nhà không thể cung cấp tiện nghi bền vững sẽ bị giảm giá trị.
Duggan nói rằng chính phủ cần triển khai một chiến dịch giáo dục để hướng dẫn các ủy ban quản lý tìm cách thay đổi và một chương trình tài trợ dành riêng cho từng tầng lớp dân cư để giúp trả tiền cho việc nâng cấp các tòa nhà cũ.
Sherry nói rằng các chính phủ "rất hiếm khi" bắt buộc tòa nhà chung cư hiện nay trang bị thêm tiện ích. Hầu hết các biện pháp đã thành công, chẳng hạn như lắp đặt hệ thống báo cháy và khóa cửa sổ để ngăn trẻ em ngã ra ngoài, đều có quy mô nhỏ và rẻ.
Bà Sherry cho rằng giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu sẽ phức tạp hơn nhiều. "Có hàng trăm nghìn kế hoạch ở Australia, không có lý do gì mà tất cả đều tốn sức cải tổ những thứ đã tồn tại. Họ cần sự ủy thác và hướng dẫn. Đó là thực tế".
(Theo Trí Thức Trẻ, The Guardian)
Tổng thống Mỹ khởi động kế hoạch sản xuất pin xe điện 3,1 tỷ USD
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố bắt đầu kế hoạch 3,1 tỷ USD để thúc đẩy sản xuất pin xe điện trong nước.
"> -
Đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử: 25 địa phương “về đích' sớmCả nước đã có 7.463 sản phẩm OCOP được xếp hạng 3 sao trở lên. (Ảnh: Vũ Kiên) Cùng với các kênh xúc tiến thương mại truyền thống, nhiều địa phương đã tích cực khai thác tiềm năng của kênh xúc tiến thương mại mới, đó là các sàn thương mại điện tử nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm OCOP.
Tại một hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức mới đây, ông Nguyễn Hữu Dực, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Hà Tĩnh rất chú trọng tới việc kết nối xúc tiến thương mại thông qua nền tảng số, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh bởi kênh này giúp tăng hiệu quả sản xuất, tiêu thụ nông sản và các sản phẩm OCOP. Thời gian qua, được sự hỗ trợ của Bộ TT&TT cùng chính quyền tỉnh, bà con ở Hà Tĩnh đã từng bước chuyển đổi số thông qua các nền tảng số, giúp tăng hiệu quả quản lý quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc, gắn với thương mại điện tử”.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Kạn cũng đánh giá rất cao hiệu quả của việc đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử. Các sản phẩm OCOP của địa phương được nhanh chóng đưa lên các sàn Postmart (của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam), Vỏ Sò (Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel), Sen Đỏ (Tập đoàn FPT)…
Tháng 2 vừa qua, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã ký ban hành Quyết định số 350 về Kế hoạch “Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn năm 2022”. Theo đó, đặt ra mục tiêu đến hết năm 2022, 100% sản phẩm OCOP đáp ứng tiêu chí 3 sao trở lên sẽ được đưa lên hai sàn Postmart và Vỏ Sò.
Thế nhưng, nhiều địa phương đã hoàn thành sớm mục tiêu này. “Tính đến nay, 25 địa phương đã đưa 100% sản phẩm OCOP từ 3 sao lên các sàn thương mại điện tử Postmart, Vỏ Sò. Cụ thể gồm: An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Đồng Tháp, Điện Biên, Đồng Nai, Hà Nam, TP.HCM, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Long An, Ninh Bình, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Huế, Cà Mau, Hậu Giang. Như vậy là các địa phương này đã “về đích” sớm hơn rất nhiều so với mục tiêu Bộ TT&TT đề ra”, ông Dương Tôn Bảo, Phó Vụ trưởng Vụ Bưu chính, Tổ phó Tổ Công tác 1034 - Bộ TT&TT nhấn mạnh.
Điển hình như tỉnh Thái Nguyên, 129 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên đã sẵn sàng tiếp cận khách hàng trong nước và quốc tế thông qua sàn thương mại điện tử. Để có được kết quả này, phải kể đến nỗ lực của hai doanh nghiệp bưu chính vận hành sàn thương mại điện tử Postmart, Vỏ Sò.
Ông Nguyễn Quốc Trường, Giám đốc Chi nhánh Viettel Post Thái Nguyên bày tỏ: “Cán bộ, nhân viên Viettel Post đã thường xuyên phối hợp tập huấn cho bà con cách thức kinh doanh trên sàn thương mại điện tử theo cả hình thức online và offline, đến tận cấp xã, thôn để cầm tay chỉ việc. Sắp tới, chúng tôi muốn có thêm những buổi làm việc chuyên đề cùng với các hộ sản xuất ngồi lại với nhau, giải quyết các bài toán một cách kỹ hơn, giúp cho việc đưa sản phẩm lên sàn Vỏ Sò có nhiều người mua hơn và thanh toán được nhanh gọn hơn”.
Bà Nguyễn Thúy Ngọc, Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Thái Nguyên khẳng định: “Trong năm 2022, chúng tôi sẽ đẩy mạnh quảng bá, kinh doanh các sản phẩm OCOP Thái Nguyên trên sàn Postmart. Đồng thời, tiếp tục mở rộng các hộ sản xuất kinh doanh tiêu biểu trên địa bàn để đưa được nhiều nông sản hơn nữa lên sàn thương mại điện tử, hỗ trợ nông dân trong việc thực hiện kinh tế số”.
Bình Minh
">