您现在的位置是:Thể thao >>正文
Sắp có sàn giao dịch hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học
Thể thao5288人已围观
简介Thông tin trên vừa được Cục Thông tin KH&CN quốc gia thuộc Bộ KH&CN chia sẻ tại buổi gặp mặt...
Thông tin trên vừa được Cục Thông tin KH&CN quốc gia thuộc Bộ KH&CN chia sẻ tại buổi gặp mặt báo chí ngày 18/11 giới thiệu sự kiện khai trương sàn giao dịch thông tin công nghệ và thiết bị (gọi tắt là sàn giao dịch công nghệ),ắpcósàngiaodịchhỗtrợthươngmạihóakếtquảnghiêncứukhoahọgiải anh trưng bày sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
![]() |
Đại diện Cục Thông tin KH&CN quốc gia giới thiệu về sự kiện khai trương sàn giao dịch công nghệ tại buổi gặp mặt báo chí ngày 18/11. |
Ông Vũ Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia cho biết, để triển khai hoạt động Sàn giao dịch công nghệ trực tiếp tại tầng 1, 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm (Hà Nội) và trực tuyến tại địa chỉ Techmartvietnam.vn từ ngày 25/11, Cục đã phối hợp với một số đơn vị như Hội Tự động hóa Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, Hội hàng Việt Nam chất lượng cao, Hiệp hội Doanh nhân Việt - Âu... để chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
Sàn giao dịch công nghệ là tổ chức trung gian của thị trường KH&CN nhằm kết nối các bên cung - cầu công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trưng bày, trình diễn, triển lãm, xúc tiến giao dịch sản phẩm, hàng hóa KH&CN, góp phần phát triển thị trường KH&CN.
Cùng với việc ra mắt Sàn giao dịch thông tin công nghệ và thiết bị, vào sáng 25/11, tại đây sẽ khai trương các gian trưng bày, giới thiệu hàng trăm sản phẩm KH&CN của những cán bộ khoa học nữ thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, 25 doanh nghiệp nữ khởi nghiệp sáng tạo thuộc các lĩnh vực Y - Dược, Công nghệ sinh học, Tự động hóa, CNTT, Vật liệu…
Cùng với đó, các gian hàng của Hội Tự động hóa Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp KH&CN Việt Nam, Chi hội Doanh nhân Việt - Âu với nhiều sản phẩm, hàng hóa KH&CN uy tín trên thị trường Việt Nam và quốc tế của doanh nghiệp thuộc các hiệp hội cũng được giới thiệu.
Đại diện Cục Thông tin KH&CN quốc gia cho biết thêm, trong khuôn khổ sự kiện còn có nhiều phiên hội thảo, tọa đàm về kết nối, xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ với nhiều chủ đề thời sự và cấp thiết của cộng đồng khoa học và doanh nhân như: chuyển đổi số, xúc tiến thương mại hàng hóa, chia sẻ kinh nghiệm thành công, thất bại trong quá trình khởi nghiệp sáng tạo...
Sàn giao dịch thông tin công nghệ và thiết bị trực tuyến tại địa chỉ Techmartvietnam.vn |
Đáng chú ý, trong 3 ngày từ 25 – 27/11, sàn giao dịch công nghệ không chỉ trưng bày, trình diễn trực tiếp các sản phẩm, hàng hóa KH&CN mà còn giới thiệu cơ sở dữ liệu của hàng trăm công nghệ chào bán trên trang Techmartvietnam.vn; hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN với hàng trăm nghìn bản ghi về công bố khoa học trong nước và quốc tế của các tác giả Việt Nam, hàng vạn báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN được thực hiện bằng ngân sách nhà nước, hàng triệu kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới thông qua các cơ sở dữ liệu KH&CN quốc tế, tạo cơ sở tri thức cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo và sản xuất kinh doanh.
Tiêu biểu như cơ sở dữ liệu về sáng chế, giải mã công nghệ, công cụ lập bản đồ sáng chế giúp dự báo xu hướng phát triển công nghệ, phân tích thị trường tiềm năng và đối thủ cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nhanh công nghệ phù hợp cũng như rút ngắn thời gian nghiên cứu đổi mới công nghệ, sản phẩm một cách hiệu quả.
Sau 3 ngày trưng bày sản phẩm hàng hóa KH&CN, sàn giao dịch công nghệ sẽ tiếp tục hoạt động thường xuyên để giới thiệu các sản phẩm, hàng hóa KH&CN và tổ chức các hoạt động trình diễn, kết nối, xúc tiến chuyển giao công nghệ và hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế.
Vân Anh
![Tọa đàm “Thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào cuộc sống”](https://ict-imgs.vgcloud.vn/2020/12/24/14/toa-dam-thuc-day-chuyen-giao-ket-qua-nghien-cuu-khoa-hoc-cong-nghe-vao-cuoc-song.jpg?w=145&h=101)
Tọa đàm “Thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào cuộc sống”
Ngày 24/12, chuyên trang ICTnews, báo VietNamNet tổ chức tọa đàm chủ đề “Thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào cuộc sống” với sự tham dự của đại diện Bộ KH&CN, Viện CNTT&TT thuộc PTIT và Công ty VNPT Technology.
Tags:
相关文章
Soi kèo phạt góc Sevilla vs Barcelona, 03h00 ngày 10/2
Thể thaoLinh Lê - 08/02/2025 22:18 Kèo phạt góc ...
【Thể thao】
阅读更多Quảng Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số
Thể thaoĐầu tư đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, chuyển đổi số. Ảnh Đ.ANH UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông, cùng các sở, ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện sớm thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Sở Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, bảo đảm đầu tư tập trung, đúng mục tiêu, có hiệu quả.
Ngoài ra, tham mưu thực hiện kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin đối với các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong phạm vi quản lý.
Đồng thời đôn đốc chủ đầu tư thực hiện trách nhiệm gửi báo cáo hoàn thành sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định.
Đề xuất UBND tỉnh cân đối, bố trí, bảo đảm kinh phí thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước để quản trị, vận hành và bảo trì các hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu là sản phẩm của dự án/nhiệm vụ đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
Các sở, ban, ngành, địa phương quan tâm, chú trọng nâng cao trình độ, năng lực của lãnh đạo quản lý, cán bộ trực tiếp làm công tác đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số.
Đặc biệt, đôn đốc, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, tập huấn công tác quản lý đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước phục vụ chuyển đổi số trong và ngoài nước.
Từng cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường sử dụng công cụ số, nền tảng số phục vụ công tác quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số.
Theo L.VŨ(Báo Quảng Nam)
">...
【Thể thao】
阅读更多Đảm bảo cho học sinh nội trú yên tâm như ở nhà
Thể thao-Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã nói như vậy với các đại biểu dự hội nghị tổng kết 10 năm trường Phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2008 – 2018 diễn ra ngày 18/12 tại Yên Bái. Rà soát, quy hoạch lại hệ thống
Trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) là loại hình trường công lập, chuyên biệt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường dành cho thanh, thiếu niên các dân tộc thiểu số với mục tiêu tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có trình độ cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN).
Trường PTDTNT có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở vùng DTTS, MN.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của các trường nội trú trong việc giáo dục, bảo đảm an toàn và yêu thương học sinh như gia đình thứ hai của các em. Hiện trên cả nước có có 315 trường PTDTNT ở 49 tỉnh, thành phố với tổng số 109.245 học sinh nội trú (HSNT). Trong đó, có 59 trường PTDTNT cấp tỉnh, 256 trường cấp huyện, có 03 trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD&ĐT.
Quy mô trung bình của trường cấp tỉnh khoảng 600 học sinh, trường cấp huyện khoảng 290 học sinh. Đến nay, số trường PTDTNT được công nhận đạt chuẩn quốc gia đã đạt khoảng 40%.
Chất lượng giáo dục của các trường PTDTNT ngày càng được nâng cao, từng bước khẳng định vị thế là trường hàng đầu về chất lượng giáo dục ở vùng DTTS, MN.
Mô hình trường này cũng đã khẳng định được vai trò to lớn trong việc tạo nguồn đào tạo cán bộ, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ở vùng DTTS, MN, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới và hải đảo trong suốt giai đoạn vừa qua.
Tại hội nghị, nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập của mô hình trường PTDTNT đã được các đại biểu đề cập như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học còn hạn chế, thiếu đồng bộ; chất lượng và hiệu quả đào tạo của hệ thống trường PTDTNT chưa cao; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chưa được bồi dưỡng thường xuyên các chuyên đề về giáo dục đặc thù phù hợp với nhiệm vụ nuôi, dạy học sinh ở trường PTDTNT; một số chính sách, chế độ đối với trường PTDTNT còn chưa phù hợp, thiếu một số chính sách đặc thù cần thiết...
Đặc biệt, mô hình trường PTDTNT đang gặp nhiều bất cập trong vấn đề tuyển sinh, quy hoạch mô hình phù hợp với thực tiễn, xu thế phát triển của xã hội và thực hiện mục tiêu tạo nguồn đào tạo cán bộ cho một số dân tộc có nguồn nhân lực thấp (gồm 16 dân tộc có dân số dưới 10.000 người và một số dân tộc: Kháng, Gia Rai, Ba Na, Mông, Thái, Khmer, Raglai, Xtiêng, Khơ Mú, Co, Giẻ Triêng).
Để trường PTDTNT mang lại được hiệu quả giáo dục như mục tiêu, một số ý kiến cho rằng, trong giai đoạn 2018-2028, cần thiết phải có những định hướng giải pháp phù hợp với tinh thần đổi mới giáo dục và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở vùng DTTS, MN hiện nay.
Trong đó, việc rà soát, quy hoạch và sắp xếp lại hệ thống các trường PTDTNT trên cơ sở đáp ứng các điều kiện (tiêu chí) theo quy định về tuyển sinh, cơ sở vật chất, đội ngũ là một việc làm cần thiết và cấp bách để tránh lãng phí và mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác tạo nguồn đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ở vùng DTTS, MN, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới và hải đảo.
Mô hình trường PTDTNT cần thay đổi
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, mô hình truyền thống của trường PTDTNT đã và đang phát huy hiệu quả rất lớn, thực hiện được mục tiêu là nơi tạo nguồn nhân lực cho đồng bào dân tộc thiếu số. Chất lượng nhiều trường không thua kém các trường THPT chuyên, trường đại trà.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, mô hình trường PTDTNT sẽ cần thay đổi để khắc phục những tồn tại, hạn chế, đáp ứng tình hình thực tiễn đối với giáo dục dân tộc.
Định hướng phát triển về mô hình trường PTDTNT, Bộ trưởng chỉ rõ, ở cấp tỉnh tập trung nguồn lực cho một trường, ở cấp huyện có trường nội trú, bán trú, tránh tình trạng phân tán.
Cần rà soát các tiêu chí để xây dựng mô hình phù hợp trên tinh thần duy trì, phát triển mô hình truyền thống và chọn lựa một số mô hình chất lượng cao phù hợp.
Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất mô hình trường PTDTNT vùng; mở rộng mô hình giáo dục hòa nhập đối với giáo dục dân tộc ở những nơi phù hợp, kèm theo các mô hình này là các khung tiêu chuẩn định hướng phù hợp với từng vùng miền.
Về các điều kiện đảm bảo chất lượng, Bộ trưởng chỉ đạo, chương trình và kế hoạch giáo dục của hệ thống trường PTDTNT phải được xây dựng theo hướng tích hợp, kết hợp giữa dạy văn hóa, dạy kỹ năng, hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh DTTS.
Cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt trong các trường PTDTNT phải đảm bảo cho học sinh yên tâm như sinh hoạt trong gia đình. Các điều kiện như nhà nội trú, bếp ăn nội trú, nhà vệ sinh cần được quan tâm đầu tư, đáp ứng yêu cầu sinh hoạt của học sinh.
Nhấn mạnh vai trò của giáo viên bản địa dạy trong các trường nội trú, Bộ trưởng lưu ý, cần có phương án tăng cường đưa các sinh viên là người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp các trường sư phạm về dạy ở các trường nội trú.
Các thầy cô với lợi thế hiểu địa bàn, thông hiểu tiếng bản địa, hiểu tâm lý học sinh vùng dân tộc sẽ giúp nâng cao chất lượng ở các trường nội trú.
Về phía Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu để tham mưu, xây dựng các chính sách ưu đãi cho những giáo sinh người dân tộc có nguyện vọng về dạy ở các trường PTDTNT.
Trước đề xuất của một số đại biểu tại hội nghị về việc tăng định mức giáo viên phù hợp với đặc thù của trường PTDTNT trong thời điểm đang thực hiện chủ trương tinh giản biên chế như hiện nay, Bộ trưởng cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục nghiên cứu kỹ để có đề xuất phù hợp.
Các đề xuất về tăng định mức chi, chính sách tiền lương, phụ cấp cho giáo viên trường PTDTNT cũng sẽ được Bộ GD&ĐT tiếp thu để nghiên cứu và tham mưu, đề xuất với Chính phủ trên tinh thần, đáp ứng yêu cầu đặc thù của mô hình trường chuyên biệt này.
Minh Thu
">...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Western United, 13h00 ngày 9/2: Trái đắng sân nhà
- Tết Nguyên Đán, thầy giáo phụ vợ bán hàng, làm chân ship đồ
- Bức thư xúc động của bạn gái cũ gửi Toàn Shinoda
- Sau thu hồi 3,5 tỷ, Quảng Ngãi quyết định vẫn khen thưởng cho học sinh
- Nhận định, soi kèo Famalicao vs Vitoria Guimaraes, 03h30 ngày 9/2: Ca khúc khải hoàn
- Cầu lông tốc độ: Trào lưu mới của giới trẻ Việt
最新文章
-
Soi kèo phạt góc Bayern Munich vs Bremen, 02h30 ngày 8/2
-
- Clip 6 phút của Nguyễn Viết Vũ có thể sẽ thay đổi cách sống, hết lười biếng và trở thành con người mới. Clip cảm động dành cho người không hoàn hảo" alt="6 phút thức tỉnh hàng triệu người lười biếng">
6 phút thức tỉnh hàng triệu người lười biếng
-
Linh Nhi - con gái lớn của nhạc sĩ, ca sĩ Tú Dưa. Sản phẩm âm nhạc của Linh Nhi bao gồm 3 ca khúc, trong đó 2 ca khúc Mất ngủ, Ngày hôm ấy thật buồnđược sáng tác bởi nhạc sĩ Vũ Khắc Anh, ca khúc còn lại mang tên Em lại như thế rồicủa nhạc sĩ Reyvin.
Ba ca khúc trong sản phẩm âm nhạc của Linh Nhi đều là những bản ballad trầm buồn có giai điệu bắt tai, được ghi hình tại Trung Quốc. Đây cũng là phong cách âm nhạc Linh Nhi lựa chọn sẽ theo đuổi sau khi ra mắt với vai trò ca sĩ solo.
Lựa chọn tựa đề EP 06001706, Linh Nhi cho biết những con số đó có ý nghĩa là ngày sinh nhật của cô.
Có mặt trong buổi họp báo, ca sĩ, nhạc sĩ Tú Dưa chia sẻ, anh rất tôn trọng con gái nên chỉ đứng sau hỗ trợ, kết nối công việc giúp Linh Nhi. Còn lại mọi ý tưởng, chi phí thực hiện dự án âm nhạc này đều do con gái anh tự chủ.
Tú Dưa rất yêu thương và tôn trọng mọi quyết định của con gái lớn. "Những người bạn thân của tôi đều rất yêu thương Linh Nhi. Bạn ấy cũng có thuận lợi khi gia đình có công ty sản xuất âm nhạc. Ngoài ra, khi con gái tôi đi làm ở công ty của bố đã có nhiều trải nghiệm, tiết kiệm được kha khá tiền nên có thể tự chủ về tài chính. Có thể nói bố Tú chính là 'đại gia' của Linh Nhi", nhạc sĩ Tú Dưa giải thích vì sao anh để con gái tự chủ mọi thứ khi trở thành ca sĩ.
Tú Dưa từng chia sẻ, trong số 5 người con, Linh Nhi là cô con gái mà anh cảm thấy yên tâm nhất vì tự lập, ngoan ngoãn.
“Từ bé Linh Nhi đã bộc lộ năng khiếu về âm nhạc nhưng tôi chưa bao giờ muốn con đi theo nghề này. Tôi muốn con có một cuộc sống bình yên và hạnh phúc vì con đường nghệ thuật đôi khi rất chông gai không muốn con gái phải đương đầu với những thử thách như vậy. Nhưng tôi yêu và rất tôn trọng quyết định của con khi năm lớp 12, Linh Nhi tâm sự rất nghiêm túc muốn làm ca sĩ”, nam ca sĩ trải lòng.
Nói về bố, ca sĩ Linh Nhi cho biết, bố Tú Dưa chính là người luôn âm thầm đứng sau ủng hộ để cô có thể hoàn thành mơ ước ca hát.
"Từ bé, bố Tú rất ít khi mắng tôi. Bố luôn dạy tôi bằng lời nói, sự nhẹ nhàng. Tôi thậm chí thấy sợ sự nhẹ nhàng ấy hơn là bị mắng. Cũng có những lúc tôi bật khóc vì bị bố mắng hát chưa hay. Tuy nhiên, sau mỗi lần như vậy tôi lại thấy bản thân tiến bộ rất nhiều", Linh Nhi chia sẻ về bố.
Linh Nhi sinh năm 1999, tốt nghiệp khoa Thanh nhạc trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội. Cô có niềm đam mê lớn với âm nhạc ngay từ khi còn nhỏ. Ở tuổi 15 cô bắt đầu lên sân khấu lớn hát song ca cùng người bố Tú Dưa.
Giọng hát live của Linh Nhi:
Mỹ Hà
Ảnh: Hà Hải Dương Bằng Kiều, Tuấn Hưng ủng hộ Tú Dưa trở lại ca hát ở tuổi 43Trong buổi mini concert 'The Ballad' của Tú Dưa tối 5/12 tại Hà Nội, Bằng Kiều và Tuấn Hưng đều có mặt sớm chúc mừng người anh em thân thiết." alt="Con gái ca sĩ của Tú Dưa: 'Nhiều lúc tôi bật khóc vì bị bố mắng'">Con gái ca sĩ của Tú Dưa: 'Nhiều lúc tôi bật khóc vì bị bố mắng'
-
Meta của Mark Zuckerberg đầu tư hàng tỷ USD vào hạ tầng AI. Ảnh: Bloomberg Vào tháng 6, các nhà phân tích tại ngân hàng Goldman Sachs công bố báo cáo với tiêu đề mang tính hoài nghi: “Gen AI: chi rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu”.Họ chỉ ra ngành công nghệ cùng các ngành khác sẽ chi 1.000 tỷ USD cho hạ tầng AI, bao gồm chip và lưới điện, trong vài năm tới. Nó dẫn đến câu hỏi: Liệu số tiền lớn như vậy có kết quả hay không?
Báo cáo bao trùm hàng loạt quan điểm về việc liệu núi tiền bỏ ra có đem về lợi nhuận tương xứng không. Giáo sư kinh tế học Daron Acemoglu của Viện công nghệ Massachusetts (MIT) lập luận rằng, những thay đổi thực sự có ý nghĩa do AI mang lại sẽ không thể diễn ra sớm. Nói cách khác, lợi ích kinh tế từ sự bùng nổ AI có thể đến muộn hơn nhiều so với mong đợi của nhà đầu tư.
Nghiên cứu cũng đặt câu hỏi rằng, nguồn cung điện có thể theo kịp nhu cầu liên quan đến đào tạo và vận hành hệ thống AI hay không. Câu hỏi tương tự được đặt ra với những con chip cần để triển khai các mô hình AI này.
Bao giờ có kết quả?
Dù vậy, cũng có vài chi tiết lạc quan rút ra được từ báo cáo của Goldman Sachs. Các nhà phân tích cho rằng, cuối cùng AI sẽ tự động hóa 25% tất cả công việc tại Mỹ, từ đó làm cho năng suất lao động cao hơn, sản sinh ra những công việc và sản phẩm mới. Ngoài ra, số tiền chi cho AI cũng không quá vênh so với các khoản đầu tư công nghệ trước đây.
Tuy nhiên, Sequoia Capital – một trong những nhà đầu tư ban đầu vào OpenAI – khẳng định, các công ty AI cần nỗ lực làm việc để trả lại tất cả số vốn đổ vào hạ tầng. Chuyên gia David Cahn nhắc đến ước tính trước đó rằng, các doanh nghiệp AI phải kiếm được 200 tỷ USD để làm được điều đó.
Cahn nhấn mạnh đầu tư vào AI là xứng đáng song con đường phía trước sẽ rất dài.
Nhà phân tích công nghệ Benedict Evans trong một báo cáo tháng 7 đặt câu hỏi về các mô hình ngôn ngữ lớn “có thể là một cái bẫy”. Dù ChatGPT có vẻ giống một sản phẩm hoàn thiện nhưng thực tế không như vậy.
Evans nhìn thấy sự tương đồng giữa LLM và iPhone đầu tiên, cũng như sự ra đời của Internet: tiềm năng có sẵn nhưng cần có những thứ khác đồng thời xảy ra. Chẳng hạn, thời điểm iPhone ra mắt, chưa có 3G, chưa có ứng dụng, rất nhiều thứ phải làm trước khi web có thể cất cánh.
Ông nói thêm, chatbot hỗ trợ đắc lực cho những người cần tiết kiệm thời gian khi lập trình, tiếp thị, nhưng chúng chưa tiếp cận được các lĩnh vực khác.
Cũng trong tuần trước, OpenAI thông báo đang thử nghiệm công cụ tìm kiếm SearchGPT tại Mỹ. Trong khi đó, trang tin The Information đưa tin nhà phát triển ChatGPT có thể lỗ 5 tỷ USD năm nay dựa trên tính toán số liệu tài chính nội bộ và phỏng vấn với các nguồn tin. Theo The Information, chi phí vận hành của startup vào khoảng 8,5 tỷ USD, bao gồm 4 tỷ USD thuê máy chủ từ Microsoft và 3 tỷ USD đào tạo mô hình mỗi năm. Doanh thu cả năm rơi vào khoảng 3,5 đến 4,5 tỷ USD.
OpenAI kiếm tiền từ thu phí các công ty sử dụng mô hình của họ, cũng như thu phí người dùng 20 USD/tháng để truy cập phiên bản ChatGPT mạnh mẽ hơn. Google và Anthropic cũng có gói truy cập hệ thống AI với giá 20 USD/tháng, còn Cohere bán mô hình cho các khách hàng doanh nghiệp để lập trình hoặc phân tích dữ liệu.
The Information thừa nhận tính toán chỉ mang tính “đoán” nhưng nếu đúng, OpenAI cần phải huy động vốn trong 12 tháng tới.
TheoThe Guardian,ngay cả khi các hãng công nghệ đang chiến đấu để giành vị trí thống trị trên mặt trận AI, đầu tư hàng tỷ USD cho các hệ thống lớn, một mặt trận thứ hai đã được mở ra: giá. Sản phẩm mới nhất của OpenAI là GPT-4o mini, phiên bản rút gọn có sức mạnh tương đương GPT-3.5, nhưng giá rẻ hơn cả Google Gemini 1.5 Flash, Anthropic Claude 3 Haiku. Meta thậm chí còn cung cấp miễn phí Llama 3.1 405B.
Khi giới thiệu Llama 3.1, Zuckerberg chia sẻ: “Tôi tin rằng Llama 3.1 sẽ là điểm uốn trong ngành công nghiệp. Tôi hi vọng các bạn sẽ tham gia cùng chúng tôi trên hành trình này để đưa những lợi ích của AI đến mọi người khắp thế giới”. Đối với các nhà đầu tư và các hãng công nghệ khác, những lợi ích đó cần phải sản sinh lợi nhuận có ý nghĩa.
(Theo The Guardian, The Information)
" alt="Ván cờ bạc tỷ của Mark Zuckerberg bao giờ có kết quả?">Ván cờ bạc tỷ của Mark Zuckerberg bao giờ có kết quả?
-
Nhận định, soi kèo Stoke City vs Cardiff City, 22h00 ngày 8/2: Đối thủ khó nhằn
-
- Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ phó Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) giới thiệu nội dung và cách tổ chức dạy học tích hợp ở bậc THCS, một vấn đề mới của chương trình giáo dục phổ thông. Môn Lịch sử và Địa lí
Chương trình môn "Lịch sử và Địa lí" được thiết kế theo các phần Lịch sử và Địa lí tương đối độc lập; ở mỗi lớp 7, 8, 9 có 1 chủ đề chung (6-10 tiết). Vì vậy việc bố trí giáo viên dạy môn này cơ bản giáo viên không thay đổi so với chương trình hiện hành. Đối với các chủ đề chung, 2 giáo viên cùng dạy 1 lớp sẽ phối hợp với nhau để thực hiện.
Môn Khoa học tự nhiên
Cấu trúc nội dung:
Với các mạch kiến thức nêu trên, chương trình môn Khoa học tự nhiên của các lớp 6, 7, 8, 9 đều có 3 phần tương ứng với kiến thức thuộc lĩnh vực Vật lí, Sinh học, Hoá học được sắp xếp theo trình tự thời gian như sau:
Lớp 6: Hoá học (20%) - Sinh học (38%) - Vật lí (32%)
Lớp 7: Hoá học (24%) - Vật lí (28%) - Sinh học (38%)
Lớp 8: Hoá học (31%) - Vật lí (28%) - Sinh học (31%)
Lớp 9: Vật lí (30%) - Hoá học (31%) - Sinh học (29%)
Tổng số tiết của 3 môn Vật lí, Hoá học, Sinh học trong chương trình hiện hành là 595 tiết; tổng số tiết của môn Khoa học tự nhiên là 560 tiết, giảm 35 tiết so với chương trình hiện hành. Tỷ lệ thời lượng giữa các lĩnh vực có dao động chút ít so với chương trình hiện hành và không ảnh hưởng lớn đến cơ cấu giáo viên.
Phân công giáo viên phụ trách các mạch kiến thức:
- "Chất và sự biến đổi của chất": giáo viên Hóa học.
- "Vật sống" và "Trái đất và bầu trời" lớp 8, 9: giáo viên Sinh học.
- "Năng lực và biến đổi" và "Trái đất và bầu trời" lớp 6: giáo viênVật lí.
Tổ chuyên môn (bao gồm giáo viên Vật lí, Hóa học, Sinh học) phân công giáo viên phụ trách theo chủ đề như trên và dạy đồng thời ở nhiều lớp (thay vì phân công 1 giáo viên/môn/lớp như hiện nay).
Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn tập trung vào các chủ đề liên môn để bảo đảm sự phối hợp giữa các giáo viên cùng dạy ở 1 lớp đối với các chủ đề có kiến thức liên quan.
Về thời lượng, số tiết của môn Khoa học tự nhiên (3 tiết/tuần)ít hơn 35 tiết so với tổng số tiết của các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học trong chương trình hiện hành nên sẽ không có sự xáo trộn về số lượng giáo viên trong mỗi nhà trường. Chỉ khác trong sự phân công và xếp thời khóa biểu mà thôi.
Phương án thực hiện chương trình với đội ngũ giáo viên hiện hành
Như vậy, ở mỗi lớp, các chủ đề thuộc mỗi lĩnh vực Vật lí, Hoá học, Sinh học do giáo viên có chuyên môn tương ứng phụ trách và được thực hiện gọn trong mỗi nửa học kì.
Việc chia mỗi năm học thành 2 học kì (Period), mỗi kì thành 2 nửa (Semester) cũng được thực hiện phổ biến ở các nước trên thế giới.
Về kiểm tra, đánh giá, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng lại Thông tư 58 về đánh giá học sinh để bảo đảm sự phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
Kết quả đánh giá của mỗi chủ đề theo phân bố như trên được tính vào kết quả cuối cùng của môn học theo tỷ lệ % tương ứng.
(Cách tính điểm theo % nội dung kiến thức này cũng được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới).
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình mới
Theo lộ trình, đến năm học 2021-2022, chương trình áp dụng đến cấp THCS và lần lượt đến năm học 2024-2025 sẽ áp dụng đến lớp 9.
Như vậy sẽ có 6 năm để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên như sau:
1. Đối với giáo viên hiện hành, việc bồi dưỡng tập trung vào việc nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên để thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Trước hết là tập trung bồi dưỡng 25% số giáo viên để dạy lớp 6 và cuốn chiếu cho các năm tiếp theo. Bộ khuyến khích và có chế độ cho các giáo viên tự nguyện đăng kí học thêm các học phần bổ sung kiến thức chuyên môn để có thể đảm nhận từ 2 phân môn, tiến tới đảm nhận toàn bộ chương trình môn học.
2. Đối với đào tạo giáo viên mới, các trường sư phạm đã xây dựng chương trình đào tạo giáo viên cấp THCS để dạy học môn Khoa học tự nhiên và môn Lịch sử và Địa lí. Giáo viên mới sẽ thay dần khi giáo viên hiện hành nghỉ hưu.
Nguyễn Xuân Thành (Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT)
3 hướng dạy tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, dạy học tích hợp là điểm mới, đòi hỏi sự thay đổi trong tổ chức dạy học.
" alt="Dạy học tích hợp có đáng lo?">Dạy học tích hợp có đáng lo?