Nguyên liệu
![]() |
Để làm caramel ngon theo công thức mới bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
6 trứng gà
510ml sữa tươi có đường
50g đường cát
15 lá dứa
Làm caramel: 210g đường cát, nước, nửa quả chanh
Cách làm:
Lá dứa rửa sạch, cho 90ml nước vào xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt.
Trứng lấy 6 lòng đỏ và 5 lòng trắng, nếu dùng trứng gà công nghiệp thì lấy 6 lòng đỏ 4 lòng trắng. Vì lượng lòng trắng của trứng gà công nghiệp nhiều hơn.
![]() |
Cho đường và đổ một lượng nước vừa đủ làm sền sệt phần đường. Đun trên bếp với lửa nhỏ.
Khi thấy đường bắt đầu chuyển màu cánh gián, thì tắt bếp, vắt 1 thìa cà phê nước cốt chanh vào, khuấy đều lên.
Lưu ý: bạn nhắc ngay nồi caramel ra khỏi bếp nóng bởi phần đường rất dễ bị cháy nếu ở nhiệt độ cao.
Cho sữa tươi lên bếp đun nhỏ lửa, khi sữa bắt đầu lăn tăn ở thành nồi thì ngay lập tức tắt bếp.
![]() |
Múc caramel ra từng khuôn. Mỗi khuôn chỉ cho 1 lượng nhỏ đủ láng 1 lớp mỏng ở đáy khuôn.
Trứng đánh tan. Từ từ đổ phần sữa ấm vào nồi, vừa đổ vừa khuấy đều.
Tiếp tục đổ 90ml nước cốt lá dứa vào vừa đổ vừa khuấy nhẹ nhàng.
![]() |
Lọc hỗn hợp qua rây.
Múc hỗn hợp trứng sữa vào khuôn.
Cho nồi hấp lên bếp, khi nước bắt đầu bốc hơi thì đặt caramel lá dứa vào. Trùm 1 miếng vải mỏng để nước ở vung nồi không nhỏ xuống bánh. Hấp lửa nhỏ.
Thời gian hấp khoảng 15 – 30 phút phụ thuộc vào kích thước khuôn bạn sử dụng. Kiểm tra bánh chín bằng cách cho tăm xiên thử nếu tăm khô ráo thì bánh đã chín. Lấy bánh ra để nguội rồi bỏ vào tủ lạnh cho mát trước khi ăn.
![]() |
Nếu bạn thấy món caramel truyền thống thì có thể thử làm món caramel lá dứa này nhé! Chắc chắn bạn sẽ không còn “ám ảnh” sợ mùi tanh của trứng chưa hêt nữa. Món caramel lá dứa mềm, mướt, màu xanh mát mắt. Vị bánh thơm thơm mùi sữa, trứng mùi thanh thanh mát mát của lá dứa rất đặc biệt.
![]() |
Chúc bạn thành công!
(Theo Trí Thức Trẻ)
" alt=""/>Muốn làm caramel ngon, bạn không thể bỏ qua công thức này!Nguyên liệu làm cá kho chuối xanh
![]() |
Nguyên liệu cơ bản làm món cá kho chuối xanh |
- Cá quả (cá lóc): 700g (có thể thay bằng cá trắm hay những loại cá bạn yêu thích)
- Chuối xanh: 5 quả
- Thịt lợn (nên chọn thịt ba chỉ): 400g
- Đường để chưng nước hàng
- Gia vị: Muối, mì chính, nước mắm, hạt tiêu, ớt.
Cách làm cá kho chuối xanh
![]() |
- Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): Cá quả mua về đánh vảy, mổ bỏ ruột, bỏ mang, rửa sạch rồi xát với muối đem rửa lại lần nữa với nước và xắt khúc vừa ăn.
![]() |
Thịt lợn rửa thật sạch, thái thành từng miếng vừa ăn.
![]() |
Chuối xanh tước vỏ xanh bên ngoài rồi thái lát mỏng vừa ăn. Sau đó đem chuối ngâm vào chậu hỗn hợp nước muối, giấm pha loãng để chuối không bị thâm đen.
Chưng nước hàng: Đun nóng nồi (nổi nhỏ), sau đó cho lượng đường vừa đủ vào nồi. Đun hỗn hợp tới khi đường chuyển sang màu cánh gián, đổ từ từ khoảng 3 thìa nước vào ngay lập tức (cẩn thận nước bắn), sau đó đổ nốt phần nước còn lại vào và lắc nồi để được một hỗn hợp đồng nhất.
![]() |
- Bước 2: Cho cá đã xắt khúc vào bát to, rắc gia vị rồi xóc đều và đem ướp khoảng 30 phút cho cá ngấm gia vị.
Cho thịt lợn vào bát to với 2 thìa cà phê mì chính, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê nước mắm trộn đều, ướp khoảng 30 phút cho thịt lợn ngấm gia vị.
- Bước 3: Bắc chảo lên bêp, cho dầu ăn vào chảo đun nóng già rồi thả cá lóc vào chiên sơ qua cho cá vàng đều.
- Bước 4: Xếp chuối xanh vào nồi, đến cá rán và cuối cùng là thịt ba chỉ. Sau đó cho nước hàng vào nồi sao cho nước ngập xâm xâm mặt cá, cho thêm ớt, hạt tiêu, một chút nước mắm (vì các nguyên liệu đã ướp gia vị nên không cho nhiều khiến món ăn bị mặm) rồi đặt lên bếp đun với lửa to.
![]() |
- Bước 5: Đun cho đến khi nào phần nước kho trong nồi sôi thì cho phần mỡ rán cá thừa vào để món cá kho thơm ngon, hấp dẫn. Sau đó, hạ nhỏ lửa tiếp tục đun tới khi nào cá chín mềm, ngấm gia vị, phần nước kho sánh, sền sệt lại thì tắt bếp.
Gắp cá kho chuối xanh ra đĩa và thưởng thức.
Món cá kho chuối xanh sẽ ngon nhất nếu ăn cùng cơm nóng.
Chúc các bạn thành công với món cá kho chuối xanh này nhé!
(Theo Dân Việt)
" alt=""/>Món ngon: Cách làm cá kho chuối xanh ngon đậm đàNSƯT Trần Lực sinh năm 1963 tại Hà Nội. Với vẻ ngoài điển trai, lãng tử, Trần Lực được nhiều người yêu thích khi còn là diễn viên. Anh nổi tiếng cùng thời với các người đẹp NSND Thu Hà, NSƯT Chiều Xuân, NSND Lê Khanh...
Sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật nổi tiếng ở Hà Nội, bố Trần Lực là NSND Trần Bảng, mẹ là NSƯT chèo Trần Thị Xuân, ông nội là nhà văn Trần Tiêu (em trai của nhà văn Khái Hưng).
Trước khi nổi tiếng, Trần Lực từng làm diễn viên trong đoàn Tổng cục Hậu cần nhưng đa phần là vai quần chúng. Vào năm 1983, anh tham gia học lớp đạo diễn sân khấu và tu nghiệp 7 năm ở Bulgaria.
Sau khi về nước, anh chuyển sang điện ảnh và trở thành nam diễn viên nổi tiếng, ghi dấu trong lòng các khán giả truyền hình qua những vai diễn trong các phim Chuyện tình bên dòng sông, Hoa ban đỏ, Người yêu đi lấy chồng, Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong... Sau này, Trần Lực chuyển nghề đạo diễn và gây ấn tượng qua các phim: Chuyện nhà Mộc, Tết này ai đến xông nhà,Đời chè, Cocktail cho tình yêu...Gần chục năm nay Trần Lực chuyển hướng sang đạo diễn sân khấu, sáng lập nhóm sân khấu Lực Team và mang đến cho khán giả nhiều vở kịch hấp dẫn từ nội dung đến cách dàn dựng. Mới nhất, có thể kể đến vở Búp bêdo NSƯT Trần Lực đạo diễn, dựa trên kịch bản của Lê Hoàng.
Đạo diễn Trần Lực cho biết anh chủ trương dùng ánh sáng âm u, có chút “hù dọa” để làm nổi bật diễn xuất hình thể của diễn viên. Đặc biệt đạo diễn nêu ý tưởng sẽ có hai kíp diễn với những cách thể hiện khác nhau cho mỗi suất diễn. “Các vở diễn của Lực Team luôn luôn thay đổi, không chỉ ở việc thay đổi diễn viên mà vẫn vở kịch và diễn viên ấy - mỗi đêm sẽ mang lại một cảm xúc khác biệt. Đó chính là thế mạnh của sân khấu, nhất là sân khấu ước lệ - biểu hiện. Kịch ước lệ - biểu hiện có thể tạo nên những nhân vật mà tính tư tưởng có thể không đồng nhất với ngoại hình và bằng kỹ thuật diễn xuất kết hợp hình thể, diễn viên chuyển tải tư tưởng, tính cách của nhân vật”, NSƯT Trần Lực chia sẻ.Tập trung làm đạo diễn khiến nhiều người dần quên đi một diễn viên Trần Lực điển trai, lãng tử đến tận năm 2021, nam nghệ sĩ mới lại quay lại với vai Trịnh Công Sơn trong phim điện ảnh Em và Trịnh.
Để có thể hóa thân thành nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, NSƯT Trần Lực phải tập nói giọng Huế, học tiếng Pháp và nghiên cứu từ thần thái cho đến cách ăn nói, đi đứng... thậm chí còn phải nuôi tóc dài, giảm 10 kg để giống nhân vật nhất.
Có ngoại hình, tài năng, NSƯT Trần Lực nổi tiếng đào hoa, “sát gái” trong làng điện ảnh. Anh có chuyện tình nhiều trắc trở. Trần Lực gặp gỡ người vợ đầu tiên khi đang học tại Bulgaria, còn cô theo học piano. Cả hai có một cậu con trai tên Trần Hoàng.Sau khi hôn nhân đổ vỡ, Trần Lực đi bước nữa khi con trai cả đã lớn. Anh kết hôn với một biên tập viên Đài truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên cuộc hôn nhân này chỉ kéo dài vỏn vẹn ba năm. Nguyên nhân được nam nghệ sĩ tiết lộ do cả hai quá bận rộn trong công việc, không có nhiều thời gian dành cho đối phương.
Sau hai cuộc hôn nhân không như ý, khi ngoài tuổi 40 Trần Lực mới gặp người vợ hiện tại - Mỹ Trang. Sau khi kết hôn, Mỹ Trang chuyển từ phương Nam ra Hà Nội sinh sống và làm việc. Tuy vậy NSƯT Trần Lực rất ít chia sẻ về vợ trên trang cá nhân. Có thể nói anh khá kín tiếng về người bạn đời của mình.
Trên trang cá nhân, nam nghệ sĩ hay chia sẻ khoảnh khắc về các con trai và cháu trai. Năm 2019, Trần Hoàng kết hôn và chào đón con đầu lòng, Trần Lực lần đầu lên chức ông nội.
Ở độ tuổi 60, NSƯT Trần Lực tỏ ra bằng lòng với gia đình đông đúc và hạnh phúc bên các con, cháu.
(Theo Tiền Phong)