Diễn ra từ 15 - 20/2/2017 tại Trung tâm triển lãm mỹ thuật 29 Hàng Bài HN, triển lãm là hành trình trải nghiệm những gì mắt thấy tai nghe, những nội tâm thầm kín và cả cái Tôi của tác giả.
Tranh, đối với Phan Hiền Nhân là cách để biểu lộ nhân sinh quan, để dãi bày những tâm sự về cuộc sống. Trong tranh của anh, xúc cảm về thời gian và không gian được hòa trộn, mượn thứ sức mạnh biểu đạt của hình khối và sắc màu để hoài thai, hiện diện. Những con mắt trần gian, những hình hài xiêu vẹo, những mảng khối chồng lấn lên nhau… đó là cách Nhân dùng để diễn đạt sự chân thật sâu thẳm của cõi mơ, cùng như những day dứt về sự dối trá, hư ảo hay huyễn hoặc mà đôi khi con người tự gán với chính bản thân mình trên cõi tạm trần thế.
![]() ![]() |
Tác phẩm trong triển lãm "Thức đợi mơ" |
Từ những thảng hoặc kí ức thời thơ ấu nơi miền quê nghèo Bắc Bộ, tới sự vật lộn của thời sinh viên khi đứng giữa ngã ba đường của những quyết định. Từ niềm xót thương dành cho những đứa con của thời đại, tới nỗi giận dữ trước cơn giông miền nhiệt đới sắp bủa vây xuống những mảnh đời xứ sở. Từ giấc mơ đến thực tại, từ phản ứng dữ dội của tuổi trẻ đến cái tĩnh lặng của người đàn ông đã đi qua nửa đời người, Phan Hiền Nhân trải lòng mình trong những bức tranh được chọn lọc giới thiệu lần này.
Là họa, là thơ, là sắc màu, là cảm xúc… thứ ngôn ngữ nghệ thuật mà Nhân thể hiện dù đã phần nào định hình một phong cách, một cá tính nhưng vẫn ẩn chứa những điểm bất ngờ, hứa hẹn những lối rẽ bất ngờ khi người nghệ sỹ đạt đến một cảnh giới, một trạng thức khác…
"Ta ngồi vẽ nhạt cơn mơ/ Nghe hồn lơ lửng phía chờ trăng lên/ Nỗi buồn không dám gọi tên/ Bóng rêu phong đổ nghiêng đền đài xưa/ Nét nào trộn nắng vào mưa/ Nét vê cho đủ nét thừa mình ra/ Nét cuồng nổi trận phong ba/ Nửa chừng đã thấy mây nhoà nhạt mây/ Xung quanh mầu sắc bủa vây/ Ngỡ trên da thịt mình đầy mảng bong/ Mai rồi lựa gió mà hong/ Biết đâu xác tục lẫn trong mùi thiền"- (“Thức đợi cơn mơ” – Phan Hiền Nhân).
![]() ![]() |
Triển lãm "Thức đợi mơ" chủ yếu là tranh sơn dầu |
T.Lê
" alt=""/>Thức đợi mơ của Phan Hiền NhânTham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên và nhiều lãnh đạo cơ quan ban ngành khác cùng đông đảo người dân.
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ VH-TT&DL, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tiếp tục hợp tác chặt chẽ với tỉnh Nam Định và các địa phương xây dựng Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” |
Đại diện khách quốc tế có bà Susan Vize, Quyền Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội.
Bà Susan Vize cảm thấy hạnh phúc khi được dự buổi Lễ vinh danh này. "Từ chỗ bị hạn chế do hiểu nhầm, cấm đoán, những giá trị của di sản này đã được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ. Có được điều này là nhờ sự cố gắng của Chính phủ Việt Nam và đặc biệt là niềm tin và quyết tâm của những người tham gia Thực hành di sản này", bà Susan Vize phát biểu.
Bà Susan Vize cũng khẳng định, việc UNESCO ghi danh một di sản không phải là điểm kết thúc mà là khởi đầu cho một hành trình mới. Bởi để có được sự bền vững trong công tác bảo vệ và phát huy di sản chưa bao giờ là công việc dễ dàng, vì vừa phải bảo vệ giữ gìn các giá trị truyền thống vừa phải tiếp thu các giá trị hiện đại. Hơn nữa, điều tối quan trọng là phải thu hút được sự tham gia của các bên liên quan, đó là cộng đồng nắm giữ và thực hành di sản, con cháu của họ phải là trung tâm của việc gìn giữ và bảo vệ này.
Bà Susan Vize trao danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại của UNESCO cho Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt |
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" là di sản chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, được cộng đồng sáng tạo trao truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện quan điểm về ứng xử giữa con người với con người, con người và thiên nhiên, trong đó đề cao vai trò của người phụ nữ, người mẹ trong cuộc sống gia đình và xã hội. Các thực hành trong tín ngưỡng còn phản ánh sự tích hợp nhiều loại hình văn hóa truyền thống của dân tộc, dung hòa sắc thái văn hóa của đồng bào các dân tộc tạo nên một bức tranh đa màu sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định rằng, đón nhận sự kiện văn hóa "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là niềm vui chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã khẳng định những giá trị mang tính toàn cầu của di sản, đó là đóng góp của dân tộc ta vào sự phong phú, đa dạng.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đề nghị Bộ VHTT&DL, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tiếp tục hợp tác chặt chẽ với tỉnh Nam Định và các địa phương có di sản này sớm xây dựng Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản để "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" cùng các di sản văn hóa phi vật thể khác của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế vinh danh luôn được tỏa sáng.
Tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Tỉnh Nam Định cùng các tỉnh, thành phố liên quan và Bộ VHTT&DL phối hợp chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước, tiếp tục nghiên cứu làm phong phú thêm giá trị của di sản; tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng để họ tự hào và tích cực tham gia bảo vệ, phát huy giá trị tốt đẹp của di sản, đồng thời loại bỏ các hủ tục có tác động tiêu cực tới đời sống cộng đồng xã hội và làm sai lệch gía trị di sản, để "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" luôn xứng đáng là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại.
Tình Lê
" alt=""/>Nam Định đón bằng công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu là Di sản của nhân loạiTrong chương trình Gặp nhau cuối năm 2016, Táo Xã hội Chí Trung là người có nhiều câu nói hài hước nhất. Một trong những phát ngôn mà khán giả nằm lòng là "Giàu thì nó ghét, đói rét thì nó khinh, thông minh thì nó tìm cách tiêu diệt".
Trong buổi lên chầu ở thiên đình, Táo Xã hội còn lý luận: "Nước trong thì không có cá, người tốt quá thì không ai chơi".
Khi báo cáo tình hình kinh tế xã hội dưới hạ giới với Ngọc Hoàng, Táo Xã hội phát biểu "nghèo bền vững, tham nhũng giữ ở mức ổn định".
Đề cập đến tình trạng thực phẩm bẩn ở mức báo động, Táo Xã hội dùng những cụm từ như "cá urê, rau dầu nhớt, chè phân lân".
Nghệ sĩ Vân Dung quen thuộc với khán giả truyền hình qua vai Táo Giáo dục. Năm ngoái, cô có màn tung hứng ấn tượng với Táo Kinh tế qua những câu thoại "Nó phải là con bố nó, thì giọng nó mới đanh thép như thế được".
Cô Đẩu Công Lý có phát ngôn kinh điển khi chê bai "nhan sắc" của Thiên Lôi.
Nam Tào dặn dò Bắc Đẩu: "Trước mình cần một chỗ đứng, bây giờ mình cần đứng đúng chỗ đó".
Một câu nói gây cười khác của Nam Tào trong chương trình Táo quân 2016 là "Bưởi, lê, táo rồi cũng thành mướp. Chỉ có bánh giầy vẫn mãi là bánh giầy thôi".
Quốc Khánh gắn bó với chương trình từ những ngày đầu tiên. Trong Táo quân 2017, chuẩn bị lên sóng vào tối 30 Tết, vai diễn Ngọc Hoàng nghiêm khắc hơn các mùa trước.
Táo Kinh tế Quang Thắng được khán giả nhớ nhất với câu "Con gà có trước hay quả trứng có trước, mày phải đi hỏi con gà, sao lại hỏi tao?".
Theo Zing
" alt=""/>Những câu thoại đầy sức nặng của Táo quân 2016