Nhận định, soi kèo Club Leon vs Juarez, 06h00 ngày 26/01: Điểm tựa sân nhà

Thế giới 2025-02-01 23:45:05 8
ậnđịnhsoikèoClubLeonvsJuarezhngàyĐiểmtựasânnhàlịch real   Nguyễn Quang Hải - 25/01/2025 08:56  Mexico
本文地址:http://member.tour-time.com/html/9f396507.html%20l
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Persijap Jepara vs Persela Lamongan, 19h00 ngày 27/1: Trận đấu tẻ nhạt

Nhiều người trẻ muốn được thừa kế sớm từ khi mới bước vào đời, từ chính khoản tiền dưỡng già của bố mẹ, mà không hiểu rằng người ra mới cần tiền nhất, tiêu tiền cho nhu cầu cá nhân nhiều nhất, là chỗ dựa vững chắc nhất. Khi sức khỏe, trí tuệ không còn, không có điều kiện làm ra tiền, trong khi nhu cầu chi tiêu rất lớn (chi mà không thu), cộng thêm tim đập, chân run, bệnh tật, ốm đau nhiều...

Những việc này không thể trì hoãn cũng không được mặc cả đắt rẻ, không dự đoán, không lường trước được khi nào ngã bệnh cũng không thể biết được mình sống đến khi nào 80-100 tuổi, chưa kể cần phải người phục vụ nên ngoài tiền chữa trị, sinh hoạt duy trì cuộc sống, phải có tiền phòng thân.

Khi già, quan hệ xã hội, bạn bè, kinh tế ít đi nên chuyện nhờ vả, hỗ trợ cũng khó khăn, chỉ có nguồn tiền dự phòng là duy nhất. Lúc này, con cái cũng đang mang trên mình gánh nặng gia đình riêng, ngoài con mình còn con dâu, con rể hoặc các thành viên khác, vì vậy làm sao nhờ vả được, trừ một số trường hợp gia đình con kinh tế vững mạnh và có được người bạn đời cùng hiếu nghĩa.

Người xưa có câu; "Nhà của cha là nhà của con nhưng nhà của con không phải là nhà của cha". Với cha mẹ, con là tất cả, còn con chỉ có chưa tới 50% giá trị tài sản gia đình riêng con thôi, luật hôn nhân gia đình thể hiện rõ. Khi tôi nghỉ kinh doanh về vườn, vợ chồng tôi gọi các con lại để họp mặt gia đình, định sẽ chia cho các con toàn bộ công ty, mỗi đứa một căn nhà (đều đang cho thuê). Vợ chồng tôi chỉ giữ lại hai căn nhà: một để ở, một cho thuê lấy tiền sinh hoạt.

>> Tôi chẳng biết làm gì với căn nhà thừa kế nhận năm 60 tuổi

Nhưng các con dứt khoát không nhận. Theo các con, nhà để cho thuê giúp bố mẹ nâng cao đời sống, nuôi ông bà, giúp đỡ anh em, làm những gì mình muốn. Con gái tôi quyết không nhận gì, nhường toàn bộ phần công ty cho anh trai tiếp tục duy trì hoạt động, coi như giữ lại đứa con tinh thần cho bố mẹ. Các con nói với tôi rằng đã nhận đủ từ công nuôi nấng, ăn học, tạo dựng sự nghiệp, mua nhà cửa trước nay rồi. Giờ cuộc sống của các con đã tạm ổn định, có thể tự lực, tự chủ tài chính, nên tài sản còn lại dành cho bố mẹ để hưởng thụ.

Quả thật, khi về nghỉ hẳn, tôi mới thấy tiêu tiền thật tốn kém. Vợ chồng tôi, bố mẹ tôi, mỗi người đều có ba, bốn bệnh nền, lại không có lương hưu hoặc chế độ gì, nên mỗi tháng thu cả trăm triệu tiền cho thuê nhà mà vẫn không có dư. Những điều đó khi còn làm việc tôi không để ý, giờ mới thấy hụt hẫng. Chưa kể, thỉnh thoảng đi du lịch, hoặc có công việc gì lớn, hay bệnh nặng phải nằm viện, các con tôi phải tự chi trả mỗi lần vài chục triệu đồng là bình thường.

Chính nhờ vậy, đại gia đình tôi luôn vui vẻ thoải mái. Tôi nhiều lần " thập tử nhất sinh" rồi lại qua được, vợ tôi mổ tim 30 năm nay vẫn ổn định, bố tôi bị K nhưng 100 tuổi vẫn làm thơ, chỉ mẹ tôi vì bệnh hiểm nghèo bao năm tới khi bệnh viện bó tay gần đây mới phải ra đi. Tiền không phải là tất cả, nhưng tiền sẽ mua được gần như tất cả, nhiều người sẽ phản đối suy nghĩ đó nhưng với tôi là đúng.

Có thể mỗi người mỗi hoàn cảnh nhưng số tiền trong túi sẽ phản ánh cuộc sống bạn lúc già. Mong các bạn cố gắng tích lũy tiền từ khi còn trẻ tới lúc còn có thể để giúp mình đủ sức nuôi dạy, hỗ trợ con cái và giữ cho cuộc sống của mình viên mãn hạnh phúc tới lúc cuối cuộc đời.

* Bạn sẽ dành tài sản cho con làm vốn hay để chúng tay trắng vào đời?

Bài viết gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc ấn vào box bên dưới.

">

Ung dung dưỡng già vì con cái từ chối nhận thừa kế sớm

 

Các món bánh như bánh mì hay pizza cần được ăn nóng để ngon miệng và hương vị được giữ lại trọn vẹn. Một trong những cách làm nóng các loại bánh này là dùng lò vi sóng.

Bạn chỉ cần cho đĩa đựng pizza hoặc bánh mì và một ly thuỷ tinh chứa nước lọc vào lò vi sóng để hơi nước bốc lên đảm bảo độ ẩm trong lò, giúp bánh không bị khô. Quay vi sóng ở mức nhiệt cao nhất trong 30 - 45 giây là có ngay một miếng bánh ấm nóng, thơm ngon.

Món canh, súp

Mẹo hâm nóng lại đồ ăn an toàn, đúng cách, giữ nguyên dinh dưỡng như vừa được nấu - 3
 

Các món canh hoặc súp dư thường được cất trong tủ lạnh. Khi lấy ra và muốn món ăn nóng trở lại, bạn nên hâm bằng lò vi sóng để đảm bảo dinh dưỡng cho món ăn.

Cho canh hoặc súp ra tô thuỷ tinh và quay trong lò vi sóng ở mức nhiệt vừa trong 3 phút. Cứ mỗi 60 giây bạn tạm ngưng, mở lò và dùng muỗng khuấy nhanh vài vòng. Vậy là bạn đã có tô canh hoặc súp hấp dẫn, ngon lành.

Cơm, xôi

Mẹo hâm nóng lại đồ ăn an toàn, đúng cách, giữ nguyên dinh dưỡng như vừa được nấu - 4
 

Cách hâm nóng cơm, xôi cũng tương tự như các món canh. Nếu như hâm nóng cơm hoặc xôi dư bạn đã để trong tủ lạnh thì bạn nên cho lên trên 1 - 2 viên đá nhỏ để bề mặt cơm, xôi không bị khô.

Đồ nướng

Mẹo hâm nóng lại đồ ăn an toàn, đúng cách, giữ nguyên dinh dưỡng như vừa được nấu - 5
 

Đối với các món nướng như thịt heo, thịt bò hay cá, bạn nên quét một lớp mỏng dầu ăn lên bề mặt món ăn, sau đó đặt vào đĩa thủy tinh và cho vào lò nướng.

Bật chế độ hâm nóng ở mức nhiệt độ vừa (không quá 120 độ C) và thời gian khoảng 5 - 7 phút tuỳ vào kích cỡ của thịt, cá. 

Đối với rau củ

Bạn cho rau củ lên đĩa thuỷ tinh. Đối với rau củ nướng, bạn xịt hoặc quét một ít dầu ăn lên bề mặt. Đối với các loại rau củ luộc, bạn đặt thêm 1 - 2 viên đá nhỏ. Sau đó, cho đĩa rau củ vào lò vi sóng ở mức nhiệt cao trong 2 - 3 phút là được.

Các lưu ý khi sử dụng lò vi sóng hâm nóng đồ ăn:

Không đựng thức ăn bằng các vật nhựa vì đồ nhựa sẽ bị biến dạng, đồng thời khi nhựa nóng chảy sinh ra nhiều chất có hại cho cơ thể.

Không dùng các vật kim loại vì có thể phát ra tia lửa điện bên trong lò, rất dễ gây cháy hoặc nổ.

Không nên đậy nắp khi hâm nóng các thực phẩm lỏng như canh, súp, sữa,... vì trong quá trình gia nhiệt, chất lỏng nóng lên dẫn đến áp suất bên trong tăng, có thể làm nứt vỡ các đồ đậy nắp.

Nếu hâm nóng các thức ăn đóng hộp, bạn cũng nên chọc một vài lỗ trên vỏ hộp.

Không nên hâm nóng trứng bằng lò vi sóng. Vì khi cho trứng chín (kể cả trứng sống) vào lò, điện từ trường tác động làm cho nước trong lòng trắng và lòng đỏ trở nên nóng nhanh và giãn nở mạnh, hình thành một áp suất lớn dẫn đến gây nổ.

Sau khi hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng, bạn nên mở cửa lò 15 - 30 phút để thoáng khí, bớt mùi hôi. Ngoài ra, bạn có thể vệ sinh lò vi sóng để giữ lò luôn sáng bóng như mới.

2. Hâm thức ăn bằng lò nướng

Mẹo hâm nóng lại đồ ăn an toàn, đúng cách, giữ nguyên dinh dưỡng như vừa được nấu - 6
 

Cách này sẽ phù hợp hơn với các món nướng, món chiên.

Để hâm nóng thức ăn trong lò nướng, bạn cần đặt món ăn trong các dụng cụ chịu nhiệt cao như khay bằng silicon chuyên dụng, nhôm, inox, hoặc thủy tinh, sứ chịu nhiệt.

Để ổn định nhiệt độ, trước khi hâm nóng 15 phút bạn cần làm nóng lò nướng ở mức nhiệt 150 độ C.

Cho món ăn vào lò nướng và làm nóng trong 10 - 20 phút tuỳ món ăn. Trong khi hâm, bạn nhớ canh lò để món ăn không bị cháy khét.

Đối với các món bánh: Để bánh không bị khô bề mặt, bạn nên bọc lại bằng 1 lớp giấy bạc hoặc giấy nến.

3. Hâm nóng thức ăn bằng cách đun sôi

Mẹo hâm nóng lại đồ ăn an toàn, đúng cách, giữ nguyên dinh dưỡng như vừa được nấu - 7
 

Cách này phù hợp hơn với các món kho, món xào, món canh.

Bạn cho thức ăn vào các túi nylon, hộp thuỷ tinh hoặc hộp nhựa chịu nhiệt. Bạn cần đảm bảo nắp đậy kín để nước không tràn vào nhé.

Sau đó cho các túi hoặc hộp này vào trong nồi nước đang sôi. Lượng nước trong nồi nên từ 1/2 - 2/3 chiều cao của nồi.

Bạn hâm nóng trong 10 - 15 phút tuỳ vào lượng món ăn. Sau đó, bạn chỉ cần tắt bếp, mở túi hoặc nắp hộp ra và bày món ăn ra đĩa thôi.

4. Hâm nóng thức ăn bằng nồi hấp

Mẹo hâm nóng lại đồ ăn an toàn, đúng cách, giữ nguyên dinh dưỡng như vừa được nấu - 8
 

Cách hâm nóng bằng nồi hấp áp dụng được cho tất cả các món ngoại trừ món chiên và nướng. Vì cách hấp sẽ không đảm bảo được độ giòn ngon của món ăn.

Bạn đặt tô đựng đồ ăn hoặc xếp thức ăn trực tiếp lên xửng và hấp khoảng 10 - 15 phút ở lửa vừa. Bạn nên đậy kín tô hoặc cứ 3 - 5 phút thì mở nắp nồi 1 lần để nước đọng trên nắp không rơi xuống làm ảnh hưởng đến món ăn.

Theo Gia đình & Xã hội

Muốn rã đông cá nhanh, không tanh, không nát hãy áp dụng bí quyết này

Muốn rã đông cá nhanh, không tanh, không nát hãy áp dụng bí quyết này

Nếu rã đông không đúng cách có thể khiến cho cá bị nát, nhạt thịt làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn sau khi chế biến.

">

Mẹo hâm nóng lại đồ ăn an toàn, đúng cách, giữ nguyên dinh dưỡng như vừa được nấu

Nhận định, soi kèo Santos Laguna vs Club America, 08h05 ngày 26/1: Khách vẫn làm chủ

Đọc bài viết "Băn khoăn vì tháng nào vợ chồng tôi cũng chia đều tiền sinh hoạt", tôi cho rằng không thể cào bằng mọi thứ. Nếu hai vợ chồng mới cưới, cùng đi làm thì mọi thứ chia đôi không sao. Nhưng khi người vợ đã phải nghỉ thai sản, hoặc đi làm sau khi có con, mọi chuyện sẽ rất khác.

Với những công việc nhàn nhã, thì sau khi nghỉ thai sản người mẹ đi làm và vẫn có thể hưởng nguyên lương. Nhưng với công việc áp lực cao (như một số bộ phận ở ngân hàng), người phụ nữ đi làm sau sinh dễ bị thuyên chuyển đến bộ phận khác, hoặc làm việc với một khối lượng công việc thấp hơn, lương thấp hơn, vì không thể làm thêm giờ nhiều như trước. Vậy lúc này mọi thứ vẫn chia đôi, liệu có công bằng với người phụ nữ không?

Đàn ông sau khi kết hôn hầu như chỉ phải hy sinh một chút tự do, chứ không phải hy sinh sự nghiệp như phụ nữ. Nên việc đàn ông gánh vác kinh tế trong gia đình nhiều hơn một chút cũng không có gì là quá đáng cả. Còn nếu tính toán chi ly, tôi thấy, việc nhà ở các gia đình người vợ làm nhiều hơn, giỗ Tết cũng chỉ thấy nàng dâu về nhà chồng lo cơm nước, thắp hương ông bà, chứ con rể không phải làm điều đó với nhà vợ; bố mẹ chồng ốm, con dâu thường phải đến chăm, trong khi bố mẹ vợ ốm, con rể chỉ đến thăm rồi về.

>> Áp lực 'mang tiền về cho vợ'

Tôi cho rằng, hai vợ chồng nên lập ra một quỹ chung, đóng góp vào đó để chi tiêu, và minh bạch sinh hoạt phí cũng như các khoản trả nợ, trả lãi, tiền tiết kiệm chung, đầu tư chung vào đó, để hai bên biết được trong nhà có bao nhiêu tiền. Nhiều gia đình đã lục đục vì mô hình vợ lo sinh hoạt phí, chồng lo trả nợ hoặc tiết kiệm; đến lúc vợ giảm lương, nghỉ làm vì sinh con, bảo chồng đưa tiền sinh hoạt phí nhưng chồng lại kỳ kèo. Có người còn nói: "Tiền chợ sao nhiều thế?".

Tất nhiên, sau khi đóng góp đủ phần quỹ chung đó, hai người có thể giữ lại quỹ riêng, hoặc tiền thưởng, tiền làm thêm vượt ra thu nhập hàng tháng người kia thì có giữ riêng. Nếu tiền ai nấy tiêu sẽ rất thiệt thòi cho người phụ nữ sau khi có con, vì công việc của họ sẽ không được như trước nữa.

Tóm lại, vợ chồng sống chung với nhau là bao bọc, yêu thương, san sẻ, và lo lắng cho nhau, chứ không phải tính toán với nhau từng đồng, từng cắc. Nếu kiểu tiền ai nấy tiêu, hay chia đều chằn chặn, đến lúc có con, người vợ không đi làm, hoặc bị giảm lương sẽ nảy sinh mâu thuẫn ngay.

Anh LQ

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bàitại đây.Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

">

Đòi hỏi phụ nữ chia đều sinh hoạt phí với chồng

Đồng thời, nó cũng phơi bày mặt xấu của các vị phụ huynh lắm tiền - những nhà tài trợ chính cho trường.

Mat toi cua ngoi truong danh cho con cai tang lop uu tu o New York anh 1

Trường cấp 3 tư nhân Dalton School quy tụ những cậu ấm cô chiêu ở khu vực Manhattan (New York).

Dễ dàng đặt chân vào đại học top đầu

Khi Jim Best, hiệu trưởng của Dalton School, thông báo rằng trường sẽ không tổ chức các lớp học trực tiếp vào mùa thu năm ngoái vì tình hình dịch bệnh, các cha mẹ không khỏi thất vọng, lo sợ con cái mình tụt lại phía sau.

Điều đáng nói, nhiều trường tư dành cho con cái tầng lớp thượng lưu ở Manhattan vẫn mở cửa trong thời gian đó.

Đến đầu tháng 10, những email thể hiện sự bức xúc bắt đầu được gửi đến hiệu trưởng. Một nhóm gồm 20 bác sĩ có con em học tại trường viết rằng họ "thất vọng và mong nhà trường suy nghĩ lại về mô hình học trực tuyến đang áp dụng".

"Vui lòng cho chúng tôi biết các điều kiện để lũ trẻ được quay lại lớp. Theo hiểu biết của chúng tôi, một số trường tư khác vẫn hoạt động như bình thường", bức thư viết.

Sau đó không lâu, hơn 70 phụ huynh khác ký đơn xin mở lại trường. "Lũ trẻ nhà tôi rất buồn, bối rối và cảm thấy cô đơn" là lý do nhóm cha mẹ đưa ra.

Mat toi cua ngoi truong danh cho con cai tang lop uu tu o New York anh 2

Đông học sinh trường tư đặt chân vào các đại học top đầu của Mỹ mỗi năm là điều không hiếm gặp. Tranh minh họa: WSJ.

Sau khi tốt nghiệp, hiếm có trường hợp nào học sinh trong trường lại không đặt chân vào các đại học top đầu của Mỹ. Theo thống kê, số học sinh theo học tại trường tư chỉ chiếm 2% lượng học sinh ở xứ cờ hoa.

Nhưng có đến 24% số học sinh ghi danh vào Đại học Yale là học sinh trường tư. Tại Đại học Princeton, tỷ lệ là 25%. Tại Đại học Brown, tỷ lệ còn cao hơn: 29%. Tất cả đều là những ngôi trường thuộc hàng danh tiếng nhất thế giới.

Trong 5 năm qua, 1/3 học sinh tốt nghiệp ở Dalton School đặt chân vào các trường thuộc khối Ivy League.

Tiền đi đôi với quyền

"Tuy nhiên, những ngôi trường tư này vô tình truyền đi các giá trị của giai cấp thống trị, khi con cái nhà giàu được tạo điều kiện hết mức nhờ các khoản hỗ trợ tài chính hào phóng của cha mẹ", Caitlin đánh giá.

"Nhưng điều khiến những trường này thực sự trở nên lố bịch là sự khẳng định rằng họ là động cơ công bằng và thậm chí là 'tính toàn diện'. Một ngôi trường với học phí 50.000 USD/năm cũng chỉ là món đồ tiêu dùng đắt tiền đối với những người giàu có", Caitlin nói thêm.

Từng có kinh nghiệm giảng dạy tại trường tư dành cho tầng lớp ưu tú, Caitlin cho hay mình từng vướng vào rắc rối với phụ huynh. Một lần, một học sinh bị cô cho điểm A-. Ngay sau đó, mẹ của học sinh này đến trường và làm gay gắt mọi chuyện.

"Tôi giải thích rằng điểm này sẽ không làm hạ điểm trung bình của cậu bé, nhưng người mẹ không quan tâm", cô kể lại.

Mat toi cua ngoi truong danh cho con cai tang lop uu tu o New York anh 3

Trường tư đắt đỏ là nơi các bậc cha mẹ giàu có chi ra những khoản tiền hỗ trợ hào phóng. Ảnh: Gossip Girl.

Năm học sau, câu chuyện lặp lại y hệt với cùng lý do tương tự. "Tôi biết tôi đã chấm điểm công bằng. Nhưng điều đó khiến các vị phụ huynh giàu có không vui".

Khi nói chuyện với các giáo viên trường tư thục ngày nay, bản thân cô không còn cảm thấy được ủng hộ. Ban giám hiệu làm nhiệm vụ xoa dịu phụ huynh nhưng hiếm khi hướng dẫn giáo viên về cách đối phó trong các tình huống khó xử.

"Không ai ở trường thông báo cho tôi biết rằng những phụ huynh này là nguồn tài trợ chính", Caitlin nói.

Coi giáo viên như nhân viên

Michael Thompson, tác giả cuốn sách Understanding Independent School Parents (Tạm dịch: Hiểu về phụ huynh của những học sinh trường tư), từng đề cập rằng các bậc cha mẹ có địa vị, quyền lực thường nói chuyện với thầy cô của con mình như cách họ giao tiếp với nhân viên cấp dưới.

"Mối quan hệ giữa phụ huynh trường tư và giáo viên dạy con cái họ ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Các nhà quản lý và giáo viên đang dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào nhu cầu, mối quan tâm của phụ huynh", Thompson viết trong phần giới thiệu.

15 năm sau, Thompson cho rằng vấn đề đang càng trở nên tồi tệ hơn.

Mat toi cua ngoi truong danh cho con cai tang lop uu tu o New York anh 4

Vào thời điểm con cái học cuối cấp, cha mẹ giàu có muốn giáo viên, huấn luyện viên và cố vấn học tập hoàn toàn tập trung vào việc giúp họ tạo ra một bảng điểm mà Đại học Harvard không thể từ chối. Ảnh: The Atlantic.

"Vào thời điểm con cái học cuối cấp, cha mẹ giàu có muốn giáo viên, huấn luyện viên và cố vấn học tập hoàn toàn tập trung vào việc giúp họ tạo ra một bảng điểm mà Đại học Harvard không thể từ chối. Họ vốn được vây quanh bởi các nhân viên, những người họ giao việc mỗi ngày. Trong mắt họ, giáo viên là nhân viên dù không làm việc cho họ", Rober Evans, một nhà tâm lý học khác, bày tỏ.

"Nhiều người trong số các phụ huynh không thể buông bỏ nỗi sợ hãi rằng con cái họ sẽ bị bỏ lại phía sau", Evans nói.

Mặt khác, theo nhà tâm lý học này, các bậc cha mẹ giàu có làm mọi cách để con cái luôn thuộc top dẫn đầu còn vì bối cảnh xã hội, nền kinh tế nhiều biến động và lo sợ con họ sẽ phải chịu nhiều khó khăn hơn. Nỗi lo hưởng nền giáo dục tốt nhất vẫn không thể đảm bảo sự nghiệp rộng mở hiện hữu.

“Đây là một hệ thống siết chặt người nghèo, đào thải tầng lớp trung lưu và biến những đứa trẻ giàu có trở thành lớp thanh thiếu niên kiệt sức, lo lắng và căng thẳng tột độ, những người tin rằng tương lai của họ phụ thuộc vào việc lọt vào nhóm rất nhỏ được các trường đại học top đầu chấp thuận", Daniel Markovits, giáo sư tại trường Luật Yale, đánh giá.

Theo Zing

Kỳ thủ cờ vua bỏ học năm 14 tuổi trở thành tỷ phú trẻ nhất Ấn Độ

Kỳ thủ cờ vua bỏ học năm 14 tuổi trở thành tỷ phú trẻ nhất Ấn Độ

Ở tuổi 14, bạn bè và gia đình Nikhil Kamath có thể đưa ra hàng tỷ lý do để chỉ ra rằng việc bỏ dở con đường học tập của anh là sai lầm.  

">

Mặt tối những ngôi trường sang chảnh cho con nhà giàu

友情链接