Hàng nghìn thiết bị được lưu trữ trong nhà kho bí mật của Intel tại Costa Rica, phục vụ cho việc nghiên cứu bảo mật. Ảnh: Intel.
“Chúng tôi phải thực sự truy cập eBay và tìm kiếm trên nền tảng này”, Mohsen Fazlian, trưởng bộ phận bảo mật và đảm bảo sản phẩm của Intel cho biết.
Vấn đề của Intel xuất phát từ một mối quan tâm lớn trong quy trình phát triển sản phẩm. Đó là công nghệ kế thừa có thể mang đến rủi ro về bảo mật.
Các công ty liên tục cải tiến sản phẩm của họ, tăng cường tốc độ và sức mạnh cho thiết bị, nhưng không phải lúc nào khách hàng cũng nâng cấp thường xuyên. Vì vậy, nhiều dòng chip cũ vẫn được sử dụng rộng rãi, có nguy cơ bị tấn công.
Giải pháp của Intel là tạo ra một nhà kho bí mật ở Costa Rica, nơi công ty đã có cơ sở nghiên cứu và phát triển, lưu trữ toàn bộ công nghệ của mình, nhằm cung cấp các thiết bị để thử nghiệm từ xa.
Sau khi lập kế hoạch từ giữa năm 2018, Long-Term Retention Lab của Intel đã bắt đầu hoạt động vào nửa cuối năm 2019.
Cơ sở này lưu trữ khoảng 3.000 phần cứng và phần mềm, được ra mắt trong vòng 10 năm qua. Intel có kế hoạch mở rộng vào năm tới, tăng gần gấp đôi không gian, từ khoảng 1.300 m2 lên 2.500 m2, cho phép chứa 6.000 bộ phận máy tính.
Các kỹ sư của Intel có thể yêu cầu máy tính với cấu hình do họ lựa chọn. Sau đó, một kỹ thuật viên sẽ lắp ráp và mở cổng truy cập thông qua các dịch vụ đám mây. Phòng thí nghiệm hoạt động 24h/ngày, 7 ngày mỗi tuần. Mọi ca trực đều có khoảng 25 kỹ sư làm việc liên tục.
Giữ vai trò quan trọng trong nghiên cứu bảo mật
Long-Term Retention Lab cung cấp cho những bộ phận khác của Intel một cơ sở tập trung, an toàn, để thực hiện các bài kiểm tra bảo mật từ mọi nơi trên thế giới. Việc ra vào tòa nhà được kiểm soát chặt chẽ và phải có sự phê duyệt của các quản lý cấp cao.
Camera giám sát đặt khắp mọi nơi, liên tục theo dõi các thiết bị. Ngay cả vị trí của chúng cũng là bí mật, đại diện của Intel từ chối đề cập đến thông tin này.
![]() |
Intel sẽ mở rộng gấp đôi diện tích tại cơ sở, nâng sức chứa lên 6.000 thiết bị. Ảnh: Intel. |
Ông Fazlian nói rằng phòng thí nghiệm mang lại giá trị thương mại cho Intel. Nghiên cứu của công ty chỉ ra khách hàng có xu hướng mua công nghệ từ các nhà sản xuất chủ động thử nghiệm sản phẩm.
Theo Fawn Taylor, một lãnh đạo cấp cao của Intel, việc thành lập phòng thí nghiệm đòi hỏi phải đưa thiết bị khó tìm đến Costa Rica, thuê các kỹ sư và nhà khoa học máy tính có thể làm việc với thiết bị, đồng thời xây dựng quy trình hoạt động, bổ sung nhân sự quản lý.
Đôi khi, sự đóng góp đến từ các kỹ sư đã chuyển sang các dự án khác hoặc thậm chí rời công ty. Họ đã giúp tập hợp tài liệu kỹ thuật và trao đổi về những nội dung liên quan đến sản phẩm ra mắt từ nhiều năm trước, bà Taylor cho biết thêm.
Marcel Cortes Beer, một quản lý tại Long-Term Retention Lab, cho biết mỗi tháng họ nhận được khoảng 1.000 yêu cầu lắp ráp máy, phục vụ cho các bài kiểm tra bảo mật từ xa và nhận thêm 50 thiết bị mới hàng tuần.
Anders Fogh, kỹ sư cấp cao của Intel tại Đức, cho biết cơ sở này nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu trong công việc của ông, đặc biệt khi cố gắng tái tạo các lỗi bảo mật được những nhà nghiên cứu bên ngoài báo cáo về công ty.
“Tôi có thể tạo một bản sao chính xác của hệ thống mà các nhà nghiên cứu đã gửi đến. Cùng một CPU, phiên bản hệ điều hành, microcode, BIOS. Tất cả những điều này làm tăng cơ hội tái tạo sự cố”, Fogh nói thêm về vai trò của Long-Term Retention Lab.
Một cơ sở phần cứng độc lập cũng giúp cho các chuyên gia Intel tránh được nguy cơ hỏng hóc hệ thống và mất mát dữ liệu trong quá trình nghiên cứu lỗ hổng bảo mật.
Phòng thí nghiệm đã thay đổi quá trình phát triển sản phẩm của Intel. Tất cả công nghệ mới đều được phát triển kèm tài liệu và các điều kiện cho phép hỗ trợ tối đa 10 năm, sau đó gửi đến Long-Term Retention Lab trước khi phát hành ra bên ngoài.
“Hy vọng rằng tôi sẽ không bao giờ phải lên eBay để tìm phần cứng của Intel nữa”, Mohsen Fazlian cho biết.
(Theo Zingnews)
Ngoài hiệu năng, cách Apple tối ưu năng lượng của M1 Pro và M1 Max là điểm mà Intel và NVIDIA cần xem lại mình.
" alt=""/>Bên trong nhà kho bí mật của Intel tại Costa RicaDự án xây dựng đường Chánh Hưng nối dài, huyện Bình Chánh – huyện Nhà Bè đã hoàn thành từ lâu nhưng chưa được thanh toán, quyết toán theo quy định, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý điều hành của Nhà nước liên quan đến vấn đề tài chính, ngân sách.
Theo UBND TP.HCM, việc chậm trễ, kéo dài công tác quyết toán dự án này là do các doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ góp vốn như đã cam kết.
Do đó, UBND TP.HCM yêu cầu tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị của 3 doanh nghiệp, là: Công ty TNHH Xây dựng Kinh doanh Nhà Đại Phúc (nay là Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Nhà Đại Phúc), Công ty CP Phát triển hạ tầng Sài Gòn và Công ty CP Đầu tư Kinh doanh nhà (Công ty Intresco), khẩn trương nộp đủ số tiền đã cam kết đối với phần còn lại trước ngày 15/6/2020.
![]() |
Tuyến đường Chánh Hưng nối dài là trục đường chính đi qua dự án của 3 doanh nghiệp “quên” góp tiền làm đường. |
UBND Thành phố giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp cùng các sở ngành liên quan mời lãnh đạo 3 doanh nghiệp nói trên thông tin nội dung chỉ đạo, yêu cầu các doanh nghiệp đóng góp đủ. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật các nội dung liên quan đến thuế.
Theo tìm hiểu, dự án xây dựng đường Chánh Hưng nối dài được khởi công cuối năm 2004. Tuyến đường có chiều dài khoảng 3km, nối huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè có vốn đầu tư ban đầu khoảng 27,5 tỷ đồng. Tuy nhiên sau đó, UBND TP.HCM đã có quyết định điều chỉnh quy mô dự án và tăng mức đầu tư lên hơn 200,7 tỷ đồng, trong đó vốn xây lắp là 106,1 tỷ đồng.
Nguyên nhân khiến vốn đầu tư dự án đội lên gấp 8 lần là do quy mô công trình thay đổi. Cụ thể, cầu dài 123m tăng lên thành 222m, bề rộng đường từ 12m thành 40m với 4 làn xe ô tô, lắp cống thoát nước thay vì cho thoát nước tự nhiên, diện tích đền bù giải toả tăng từ 119.800m2 lên 42.000m2...
Lần gần đây đường Chánh Hưng nối dài được sửa chữa là vào cuối tháng 6/2018. Đoạn đường sửa chữa là từ Nguyễn Văn Linh đến Km1+00, do Khu quản lý giao thông đô thị số 4 làm chủ đầu tư.
Đường Chánh Hưng nối dài còn được gọi là đường Phạm Hùng, từ huyện Bình Chánh đến huyện Nhà Bè. Đây là trục đường chính đi qua 3 dự án bất động sản, đó là dự án Khu dân cư Đại Phúc Green Villas do Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Nhà Đại Phúc làm chủ đầu tư; dự án Khu dân cư T30 của Công ty CP Phát triển hạ tầng Sài Gòn và dự án Khu dân cư 6B Intresco do Công ty Intresco làm chủ đầu tư.
- Để xảy ra sự cố sạt lở bờ kè bảo vệ khu dân cư Tắc Sông Chà tại huyện Cần Giờ vào giữa năm 2018, TP.HCM đã xác định trách nhiệm của hàng loạt doanh nghiệp và các sở ngành.
" alt=""/>3 doanh nghiệp “quên” góp tiền làm đường, TP.HCM nhắc nhởĐoạn clip ghi lại cảnh chủ xe Toyota Supra liên tục lấy thân che chắn xế yêu trước mưa đá đang gây tranh cãi kịch liệt trên mạng xã hội tại Australia.
" alt=""/>Lái máy kéo đi trộm xe đạp, bị cảnh sát truy đuổi như phim hành động