当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Al Safa(KSA) vs Jeddah, 22h15 ngày 19/2: Rơi xuống nhóm nguy hiểm 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Sociedad vs Midtjylland, 3h00 ngày 21/2: Vượt trội
Bác sĩ Hiếu và đồng nghiệp hội chẩn trước ca can thiệp
Vượt Trường Sơn khi còn trong… bụng mẹ
Trong hồi tưởng của PGS.TS Nguyễn Kim Nữ Hiếu, mùa xuân năm 1972 luôn trở về rõ nét bởi ngày đó khi đang là bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thì bà nhận được lệnh vào chiến trường Quảng Trị làm nhiệm vụ.
Thời điểm đó, Hiếu phát hiện mình có thai. Nhưng với tinh thần thép, bác sĩ Hiếu bàn với gia đình và quyết định vào chiến trường khốc liệt với sinh linh bé nhỏ đang mỗi ngày lớn dần trong bụng. Bà biết, nếu không đi lần này thì sau này sẽ không có cơ hội thứ hai để vào chiến tuyến.
Bác sĩ Hiếu phải khoác trên mình ba lô nặng đựng quần áo, thực phẩm, vai đeo súng. Mỗi ngày vượt một quả núi, nhiều khi dốc núi thẳng đứng phải có đồng đội giúp đỡ mới đẩy lên được. Hàng tháng trời như thế, vào đến chiến trường Quảng Trị khốc liệt cũng là lúc các bác sĩ trong đoàn phát hiện ra bác sĩ Hiếu mang bầu, vì khi đó bụng bà đã lộ rõ.
Tháng 6/1972, khi cái thai trong bụng đã sang đến tháng thứ 7, bà được lệnh đưa cán bộ hành quân ra Bắc và hạ sinh cậu con trai Nguyễn Lân Hiếu sau đó 2 tháng. Thấy con được sinh ra với hình hài đầy đủ, khỏe mạnh, người mẹ mừng rơi nước mắt, bởi hơn ai hết bà lo sợ thời gian ở chiến trường bà và đồng đội thường xuyên dùng nước suối, rau rừng ở đúng vùng đất quân đội Mỹ rải chất độc da cam.
Sinh ra trong gia đình danh giá, là con trai của GS Nguyễn Lân Dũng, có ông nội và các chú, bác đều là những người nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực, từ nhỏ Nguyễn Lân Hiếu đã bộc lộ tố chất thông minh, cần cù. Thế nhưng, ước mơ ban đầu của cậu lại là trở thành họa sĩ. Hiếu từng say sưa với những nét vẽ và cây cọ, những mảng màu sáng tối mê hoặc. Nhưng đến một ngày định mệnh, cậu đã chọn cho mình một ngã rẽ khác.
Năm 17 tuổi, Hiếu chứng kiến bà ngoại mình đau đớn vì bệnh ung thư phổi. Những cơn đau của bà như xé gan ruột đứa cháu ngoại. Anh quyết định sẽ theo ngành y, theo con đường mà mẹ anh đi suốt thời thanh xuân, không ngần ngại đánh đổi cuộc sống bình yên để chọn cho mình một lý tưởng sống.
Bác sĩ Nguyễn Thế Lương, Phó Giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội, người gắn bó với Hiếu suốt những năm đại học nhắc đến cậu bạn thân bằng sự nể phục bởi nỗ lực không ngừng nghỉ của anh. Dù được sinh ra trong gia đình có điều kiện nhưng Hiếu không hề ỷ lại, miệt mài nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật cho đồng nghiệp, tận tâm với bệnh nhân.
![]() |
Bác sĩ Hiếu khám bệnh từ thiện cho trẻ vùng cao. |
Vươn tầm thế giới
Bác sĩ Hiếu đã có những sáng tạo trong can thiệp tim bẩm sinh bằng cách cải tiến dụng cụ để đạt mức độ ưu việt lớn nhất với người bệnh. Những dụng cụ của anh được đồng nghiệp quốc tế đánh giá cao và làm theo. Bác sĩ Hiếu tự tin cho rằng, Việt Nam không bị chậm so với thế giới. Số lượng bệnh nhân được can thiệp hiện đang đứng đầu trong số các nước Ðông Nam Á.
Danh tiếng của anh khiến nhiều đồng nghiệp đến từ các nước có nền y học tiên tiến trên thế giới ngưỡng mộ. Tại nhiều cuộc hội thảo quốc tế, bác sĩ Hiếu cung cấp cho các đồng nghiệp nước ngoài những kinh nghiệm, kiến thức mà anh thu nhận được về chuyên ngành tim bẩm sinh và tim cấu trúc. Anh luôn tin chắc một điều: “Các bác sĩ Việt Nam không những có khả năng hòa nhập với sự phát triển của y học thế giới mà còn có thể tìm ra hướng đi mới, đóng góp cho sự phát triển của Tim mạch học thế giới nói chung và Tim bẩm sinh học nói riêng”.
Với cương vị là chuyên gia tim mạch của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bác sĩ Hiếu cũng có điều kiện giảng dạy và trực tiếp điều trị tại các nước khác nhau với các hệ thống y tế rất khác biệt. Anh chia sẻ: “Lần đầu tiên tôi đặt chân lên Ấn Ðộ là năm 2006.
Ấn tượng lớn nhất của tôi sau chuyến đi không phải là những tòa nhà uy nghi hay đền Taj Mahal tráng lệ mà là những ánh mắt thật to tròn nhìn chúng tôi không chớp, là những bà mẹ tắm cho con ở những vũng nước mưa dưới chân gầm cầu cao tốc.
Tôi tự hứa với mình là phải quay trở lại đây, làm gì cho những đôi mắt hy vọng ấy. Và 10 năm qua tôi đã đến Ấn Ðộ hơn 20 lần với hơn 10 thành phố và hàng chục bệnh viện. Ðược chứng kiến sự thay đổi của đất nước hơn 1 tỷ dân trong những năm vừa qua. Có những thay đổi khiến tôi rất hạnh phúc như những bác sĩ tôi hướng dẫn đã trở thành các chuyên gia với số lượng can thiệp nhiều nhất Ấn Ðộ, tất nhiên là hơn số ca của tôi nhiều lần”.
![]() |
Bác sĩ Hiếu và trẻ vùng cao trong một lần đi khám từ thiện. |
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Bích Vân, Trưởng phòng Thanh tra (Ðại học Y Hà Nội) chia sẻ: “TS Hiếu đặc biệt trăn trở tìm hướng cải cách giáo dục y tế để bác sĩ Việt Nam có thể được đào tạo bài bản, chuyên sâu như Mỹ, Pháp. Hiếu đi nhiều nước, có nhiều mối quan hệ nên nắm bắt được xu hướng đào tạo, nhiệt tình trong việc tìm hướng đổi mới giáo dục y tế”.
Về vấn đề này, TS Hiếu cho rằng muốn bác sĩ phải thật giỏi nên cần tổ chức kỳ thi chung tốt nghiệp bác sĩ cấp quốc gia. Nếu đỗ mới được hành nghề. Giao cho các hội chuyên ngành cấp phép hành nghề để đánh giá được thực chất chuyên môn của từng bác sĩ thay vì để Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) thẩm định như hiện nay.
Với vai trò là đại biểu Quốc hội khóa 14, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ: “Tôi có điều kiện để tiếp xúc với đông đảo đồng bào và đồng nghiệp trong cả nước, vì vậy có thể biết được nhiều nguyện vọng của người dân cũng như các đồng nghiệp để kịp thời kiến nghị và tìm ra những giải pháp thiết thực đề xuất lên Quốc hội và Chính phủ”...
Ðằng sau vẻ ngoài điềm đạm, hiền lành, ít nói là sự quyết đoán, tận tâm trước mọi khó khăn của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu. Có cảm giác những ngày trong bụng mẹ, cùng mẹ vượt qua bao gian khó cho Nguyễn Lân Hiếu có được bản lĩnh vững vàng trước mọi hoàn cảnh.
Cách anh đối đãi với bệnh nhân như chính người thân trong gia đình khiến đồng nghiệp và học trò nể phục. Lời anh nói “Mỗi lần cứu chữa được một bệnh nhân, hay làm việc từ thiện nào đó tôi đều cảm thấy thật thoải mái và rất hạnh phúc”, không chỉ là lời tâm sự, nó chính là con đường sống mà anh đã chọn, với mong muốn giữ lại cho cuộc đời này những nhịp đập an yên trong mỗi trái tim...
Năm 1999, kết thúc thời gian học tập ở Pháp về nước, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là một trong những người đầu tiên thực hiện can thiệp tim bẩm sinh ở Việt Nam. Anh cũng là người đã thành lập các đơn vị điều trị bệnh tim bẩm sinh tại nhiều bệnh viện như Bạch Mai, Ða khoa Thanh Hóa, Nghệ An, Ðà Nẵng. Bác sĩ Hiếu đã đón nhận nhiều bằng khen, giải thưởng trong nước và quốc tế cho những thành tựu và cống hiến trong lĩnh vực tim mạch.
(Theo Tiền Phong)
" alt="“Phù thủy”chữa những trái tim lỗi nhịp"/>- Tại sao Nguyễn Hồng Nhung lại chọn thời điểm này về Việt Nam để thực hiện dự án âm nhạc?
Trước dịch tôi vẫn có thể đi lại để thực hiện những dự án của mình. Tuy nhiên điều không ai mong muốn là dịch bệnh bùng phát khiến cả thế giới lao đao. Tôi nghĩ bản thân mình cần phải vượt qua. Với một người nghệ sĩ, việc không có sản phẩm thật sự khủng khiếp. Ngoài việc không có thu nhập, bản thân tôi còn thấy mình bị trầm cảm khi không được hát, gặp gỡ khán giả.
Tôi quyết định về Việt Nam lần này vì nghĩ đây là thời điểm bản thân mình cần phải có hoạt động trở lại. Tôi muốn dùng thời điểm mà mọi người bắt đầu lấy lại cân bằng sau dịch bệnh để thực hiện dự án này.
- Dự án lần này có gì đặc biệt khiến chị tâm huyết đến vậy?
Đây là một dòng nhạc vô cùng mới và tôi chính là người tiên phong. Nhờ ca khúc Ngô đồng - nhạc phim Phượng Khấu được đón nhận nồng nhiệt nên tôi muốn theo đuổi dòng nhạc này. Tôi muốn đây sẽ là dòng nhạc giúp Nguyễn Hồng Nhung làm mới bản thân. Người nghệ sĩ luôn mong muốn tìm những thứ mới, màu sắc riêng để khán giả nhớ đến và tôi thấy đây chính là thời điểm may mắn của mình. Tôi hy vọng sau này khi nhắc đến dòng nhạc cổ phong, người ta sẽ nhớ đến Nguyễn Hồng Nhung. Sắp tới, tôi cũng có những dự án về nuôi dạy trẻ em tự kỷ tại Việt Nam và hy vọng nó sẽ lan toả được tới mọi người.
- Trong đợt dịch, chị phân chia thời gian thế nào để vừa thực hiện dự án này mà vẫn một mình chăm sóc được các con?
Thực chất phần lớn thời gian tôi đều dành cho các con và việc thu âm chỉ chiếm thời gian rất ít ỏi. Tôi dành thời gian cho bản thân và công việc hầu như vào buổi đêm, khi các con đã ngủ. Thời điểm dịch bệnh, tôi cũng phải chi tiêu hợp lý hơn vì không biết bao giờ mới có thể quay lại đi diễn.
Việc một mình nuôi dạy 2 con đã vất vả còn với tôi còn mệt gấp đôi vì có một bé bị bệnh tự kỷ. Có những lúc tôi thấy rất cô đơn và tự thấy cuộc sống của một người mẹ đơn thân thật sự quá sức với mình. Tuy nhiên khi nhìn các con vui vẻ, chơi ngoan, tôi thấy mình có động lực và mọi sự hy sinh của mình là xứng đáng.
- Để nuôi dạy và chăm sóc một bé tự kỷ thật sự rất khó khăn, chị có định hướng thế nào cho bé tương lai?
Tôi chỉ cần con khoẻ mạnh và luôn hạnh phúc, sau này ra sao thì vẫn chưa biết vì mọi thứ vẫn ở phía trước. Tuy nhiên bạn ấy có khả năng chơi trống khá tốt và tôi cũng muốn con phát triển năng khiếu này.
- Khán giả đã biết Nguyễn Hồng Nhung mới trải qua đổ vỡ lần 2 nhưng lý do khiến 2 người chấm dứt tình cảm dường như chị vẫn chưa bao giờ tiết lộ?
Trước đây tôi quen anh ấy vì cảm thấy mang đến tình yêu thương cho con mình. Tôi biết ơn điều đó! Tôi là một người rất dễ gần nhưng lại rất khó yêu. Tuổi thanh xuân đã qua, nếu sống cạnh một người nhưng không còn thấy vui liệu như vậy có phải hạnh phúc? Chính vì vậy nên tôi đã ngồi xuống và nói chuyện kết thúc cuộc tình này.
Tôi đã từng nghĩ đến việc con gái sẽ không có ba bên cạnh nhưng nếu không quyết định có lẽ sẽ không có tinh thần tốt để tiếp tục công việc. Tôi sẵn sàng nhìn vào sự thật đó và quyết định nói lời chấm dứt. Tôi cũng mong anh sẽ đi tìm được một hạnh phúc mới vì bản thân không còn mang lại cho họ tình yêu. Thương và biết ơn thì có nhưng nếu không có tình yêu sớm muộn gì một ngày nào đó cũng sẽ vỡ.
Tôi cũng biết được thông tin rằng anh ấy đã tìm được hạnh phúc mới. Một ngày nào đó có thể người đàn ông ấy sẽ quay lại nói lời cảm ơn tôi vì đã sớm kết thúc cuộc tình này.
- Chị là người chủ động nói lời chia tay?
Chính xác, tôi là người chủ động chia tay. Lý do chỉ là không còn tình yêu chứ không hề có sự xuất hiện của người thứ 3 hay lý do nào khác. Tôi nghĩ rằng thà làm mẹ đơn thân nhưng thoải mái về tinh thần còn hơn là sống với một người mình không còn yêu. Cảm xúc không thể nói được, đặc biệt với nghệ sĩ. Người ta hay nói người nghệ sĩ sống bản năng theo cảm xúc nên thường thất bại trong tình cảm, điều này có lẽ rất đúng.
Tôi buộc phải mạnh mẽ
- Phụ nữ quyết đoán, mạnh mẽ quá như chị sẽ thường thất bại trong tình yêu?
Tôi nghĩ mình bản chất không phải người mạnh mẽ mà buộc phải vào thế mạnh mẽ. Trên đời này có hai kiểu phụ nữ đó là người yếu đuối và người giả vờ mạnh mẽ. Nhiều người phụ nữ có thể sẽ nhắm mắt, lơ đi để tiếp tục sống giả dối với cảm xúc nhưng tôi thì không. Dù biết sẽ có những khó khăn, mệt mỏi nhưng tôi không ngại.
- Nhưng chị có nghĩ đến việc các con sẽ không có ba?
Tôi muốn cả hai chia tay trong êm đẹp và vẫn sẽ là những người bạn. Tuy nhiên lần này tôi cảm thấy thương Su Kem hơn vì thật sự cả hai chúng tôi không thể còn làm bạn. Với anh ấy, chia tay là chấm dứt hoàn toàn và không cần quan tâm đến con. Đó là điều khiến tôi day dứt nhất, tuy nhiên quyết định là ở họ nên tôi không thể ép buộc. Trong đợt dịch vừa qua, người đó thậm chí cũng không có một động thái quan tâm tới con. Tôi không buồn mà chỉ cảm thấy tội cho con mình.
Nhận định, soi kèo Naft Misan vs Al Karma SC, 18h30 ngày 20/2: Bất phân thắng bại
Một người bạn của Hồ Minh Tân nói với VietNamNet anh mắc bạo bệnh và tích cực điều trị được một thời gian. Nam diễn viên giữ tinh thần lạc quan, mong sớm hồi phục để tiếp tục trở lại diễn xuất. Tuy nhiên, 1 tuần qua sức khỏe anh suy yếu, đưa vào viện cấp cứu và vĩnh viễn ra đi.
"Tính Tân hiền lành, nhiệt huyết, rất có tâm với nghề. Chỉ tiếc bạn ấy lận đận sự nghiệp nên mọi người ít biết, bạn cũng làm nghề rất lặng lẽ. Đồng nghiệp ai cũng đau xót khi hay tin...", người này nói.
Thông tin Hồ Minh Tân mất khiến nhiều nghệ sĩ bất ngờ và bàng hoàng. Trên mạng xã hội, họ chia sẻ những bài viết bày tỏ sự tiếc thương dành cho nam diễn viên trẻ.
NSND Hồng Vân - người từng có nhiều kỷ niệm gắn bó và làm việc với Minh Tân - viết: "Nó khoe với tôi là nay nó khỏe rồi, chụp hình làm chứng, rồi nó hứa là cúng tổ năm nay nó lên sân khấu gặp U, gặp mọi người. Vậy mà lên trên này cấp cứu, rồi đi luôn cũng không nói ai tiếng nào. Buồn con quá Tân ơi. U thương con lắm, mau siêu thoát nha con trai ơi".
Một số đồng nghiệp trong nghề như: NSƯT Hữu Châu, đạo diễn Bá Quốc Vĩnh, diễn viên Minh Luân, Võ Đăng Khoa cũng hồi tưởng những kỷ niệm giữa mình và cố diễn viên.
Hồ Minh Tân sinh năm 1988, tại Ba Tri (Bến Tre). Anh có nhiều năm hoạt động tại sân khấu kịch Hồng Vân với các dự án như Tắt đèn là chạy, Xóm lũ… Ngoài ra, anh còn góp mặt trong một số dự án phim như Mẹ ghẻcủa đạo diễn Trương Dũng.
" alt="Diễn viên Hồ Minh Tân qua đời ở tuổi 34"/>Hành trình khuyến đọc suốt 6 tháng qua, ông cảm thấy hài lòng?
Những con số mà các báo đài đã đưa tin như 62 tủ sách đã được tặng, mỗi tháng tặng các bạn đọc cá nhân 220 cuốn sách, 91 chương trình “Reading Books Together”, hơn 30 chương trình livestream kết nối với các tác giả, dịch giả, chuyên gia,… là bề nổi, là các con số.
Thành công nhất là sự thay đổi thái độ, thói quen của bạn đọc đối với sách và văn hoá đọc, là số lượng thư, email, nhắn tin cá nhân tôi và BTC nhận được mỗi ngày bày tỏ biết ơn và kể về những thành công của bạn đọc khi họ đọc và ứng dụng sách vào cuộc sống, là những hình ảnh tràn ngập hạnh phúc và năng lượng của chính bạn đọc khi đọc, thu nhận được từ những tác phẩm yêu thích. Hạnh phúc đó vô cùng lớn với BTC cũng như là những người làm công tác xuất bản.
Khuyến đọc Việt Nam đang nằm ở đâu, thưa ông?
Công tác khuyến đọc ở Việt Nam chúng ta vẫn chưa thật sự tốt, cố gắng nhiều nhưng chưa đủ. Đấy là so với các nước trong khu vực chứ chưa nói với thế giới. Chúng ta chưa thật sự có những cơ quan truyền thông lớn chuyên tâm về văn hoá đọc, về khuyến đọc. Chúng ta vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các đơn vị xuất bản với các cơ quan báo chí truyền thông, ngay cả các kênh mạng xã hội vẫn chưa tận dụng tối đa. Nói thật là, tôi muốn có một sự chuyển đổi mạnh trong khuyến đọc.
Tất nhiên, ở Việt Nam cũng có rất nhiều người có đóng góp cho công tác khuyến đọc, tôi không thể kể hết tên được. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh đến một vài nhân vật mà theo cá nhân tôi không thể không nhắc đến. Đó là anh Nguyễn Kiểm, nguyên Cục trưởng cục Xuất bản, nguyên Phó chủ tịch thường trực hội Xuất bản. Anh Kiểm rất tâm huyết, cụ thể, toàn tâm toàn ý. Rồi anh Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Anh Hùng mê đọc sách và khuyến đọc rất tốt từ hồi còn làm ở Viettel. Khi lên Bộ trưởng, anh luôn mua sách tặng, khuyến khích mọi lãnh đạo gương mẫu đọc.
Tôi nhớ có năm, Mùng 6 tết anh đặt mấy trăm cuốn Phụng sự để dẫn đầuđể làm quà mừng tuổi lì xì năm mới trong phiên họp đầu tiên của Bộ. Anh mua cả ngàn cuốn Ikigai – đi tìm lý do thức dậy mỗi sáng để tặng. Anh luôn khuyến khích, động viên các đơn vị xuất bản, cấp dưới, bạn bè, người quen đọc và ứng dụng sách vào cuộc sống. Rồi anh Lê Hoàng, Phó Chủ tịch phụ trách phía Nam của Hội Xuất bản cũng là người cần mẫn trong công tác khuyến đọc,...
Ông nhận định, tương lai các hoạt động “Khuyến đọc Việt Nam” sẽ như thế nào?
Một việc cần phải làm là tổ chức Giải thưởng khuyến đọc Việt Nam. Giải thưởng này phải danh giá, ấn tượng, khích lệ, khuyến khích những cá nhân và tập thể hết mình phụng sự cho văn hoá đọc. Một việc nữa là kết nối các nước ASEAN với nhau để khuyến khích cùng đọc sách.
Năm nay và sang năm 2023, Việt Nam giữ chức Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xuất bản ASEAN. Tôi đã đề xuất khẩu hiệu ONE ASEAN và cũng đề xuất có giải thưởng ASEAN BOOK AWARDS, tức là Giải thưởng Sách ASEAN nhưng cần tìm cách triển khai.
Chúng ta cần mở thêm nhiều khoá đọc sách nhanh, đọc sách siêu tốc, nhiều chương trình truyền cảm hứng đọc. Rồi các hoạt động hướng đến đọc và ứng dụng nội dung sách vào cuộc sống và công việc,… Tôi mong một ngày gần nhất người Việt Nam trung bình sẽ đọc trên 10 cuốn sách mỗi năm.
Bùi Trà My
" alt="TS Nguyễn Mạnh Hùng: 'Tôi mong người Việt Nam một năm đọc 10 cuốn sách'"/>TS Nguyễn Mạnh Hùng: 'Tôi mong người Việt Nam một năm đọc 10 cuốn sách'